Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 1 đến 29 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 1 đến 29 - Năm học 2021-2022

Bài 2. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết Internet là gì, những lợi ích của Internet

- Biết một số dịch vụ trên Internet: Tổ chức và khai thác thông tin trên Internet, tìm kiếm thông tin trên Internet, hội thảo trực tuyến, đào tạo qua mạng, thương mại điện tử và các dịch vụ khác.

- Biết làm thế nào để kết nối Internet.:

2. Kỹ năng: Biết khai thác và ứng dụng Internet vào trong học tập và lao động.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, có sự hiểu đúng về Mạng Internet,

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực:

- Phát triển năng lực tự học

- Năng lực tìm hiểu về mạng internet.

b. Phẩm chất: Tích cực và tự tin trong học tập, nghiên cứu mạng máy tính.

Internet

II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu. máy tính có kết nối Internet

2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. Tìm hiểu các thông tin về mạng IV. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức: (01 phút).

2. Kiểm tra miệng: (03 phút).

Câu hỏi: Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau và lợi ích giữa mạng có dây và mạng không dây?

3. Tiến trình dạy học: (40 phút).

 

docx 145 trang Hoàng Giang 03/06/2022 4631
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 1 đến 29 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:
01
Ngày soạn: 
05/9/2021
Tuần dạy:
01
Lớp dạy: 
9A2, 9A3, 9A1
CHƯƠNG I: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 1: TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
 - Biết khái niệm mạng máy tính, biết các thành phần của mạng.
 - Biết một số loại mạng máy tính, các mô hình mạng.
- Biết lợi ích của mạng máy tính.
 2. Kĩ năng
- Phân biệt được các kiểu kết nối mạng máy tính.
- Nhận biết được các thành phần của mạng.
- Biết những lợi ích của mạng máy tính đem lại.
3. Thái độ
- Kích thích sự ham học hỏi, rèn luyện thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Nhận thức được lợi ích của mạng máy tính trong đời sống và học tập.
4. Định hướng hình thành phẩm chất, năng lực 
a. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. Phát biểu được khái niệm mạng máy tính, nêu được các thành phần của mạng, một số kiểu mạng máy tính. Biết lợi ích của mạng máy tính. 
b. Phẩm chất: Tích cực và tự tin trong học tập, nghiên cứu mạng máy tính.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tivi, máy tính. Sách giáo khoa, sách giáo viên.
2. Học sinh: Chuẩn bị sách giáo khoa, vở.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: (01 phút).
2. Kiểm tra miệng: (04 phút).
Câu 1: Em hãy kể một số mạng liên quan đến máy tính mà em biết?
3. Tiến trình dạy học: (35 phút).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học.
b. Phương thức dạy học: Trực quan, cả lớp
c. Sản phẩm dự kiến: Phát biểu được khái niệm mạng máy tính, hiểu các kiểu kết nối mạng và hiểu được lọi ích mạng mý tính.
d. Năng lực hướng tới: Phát hiện và giải quyết vấn đề.
GV: Đưa ra một số hình ảnh liên quan đến mạng máy tính.
Yêu cầu học sinh tìm hiểu về mạng máy tính, kiểu mạng máy tính và lợi ích của mạng máy tính đem lại.
HS: Trả lời theo hiểu biết của các em nghiên cứu.
Vậy, để tìm hiểu mạng máy tính là gì, lợi ích của mạng máy tính thì ta nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức (30 phút)
Hoạt động 2.1: Khái niệm mạng máy tính
a. Mục tiêu
- Biết nhu cầu mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông
- Biết khái niệm mạng máy tính, biết các kiểu kết nối mạng cơ bản, biết các thành phần của mạng.
b. Phương thức dạy học: Hoạt động nhóm, hoạt động nhóm theo bàn
c. Sản phẩm: Phát biểu được khái niệm mạng máy tính và chỉ ra các thành phần của mạng.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. Phát biểu được khái niệm mạng máy tính, nêu được các thành phần của mạng, một số kiểu mạng máy tính.
GV: Trình chiếu yêu cầu hoạt động nhóm (3 phút), trả lời câu hỏi:
GV trình chiếu bảng liệt kê các công việc trên máy tính, yêu cầu HS thảo luận nhóm chỉ ra công việc nào cần nối mạng máy tính?
Soạn thảo văn bản
Xem phim trên Youtube
Dùng Paint vẽ tranh
Xem tivi trên máy tính
Lập trình Pascal giải toán
Chat với bạn trên Facebook
HS: Hoạt động nhóm 3 phút ghi bảng phụ câu trả lời của nhóm.
- Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Câu trả lời mong muốn của giáo viên:
1. Xem phim trên Youtube,
2. Xem phim trên máy tính, 
3. Chat với bạn trên Facebook
- GV nhận xét.
GV: Nêu các công việc mà máy tính chạy độc lập có thể thực hiện được?
HS: Trả lời.
GV: Nêu các nhu cầu và công việc mà máy tính đơn lẻ không làm được?
HS: Trả lời.
GV: Củng cố và chốt kiến thức
- Soạn thảo văn bản (thư từ, thời gian biểu, )
- Tính toán
- Lập chương trình giải các bài toán
- Lưu trữ thông tin, 
+ Chia sẻ, trao đổi dữ liệu, phần mềm, 
+ Dùng chung máy in, máy quét, máy photo, 
+ Lưu trữ lớn, gộp sức mạnh của nhiều máy tính để cùng giải các bài toán khó, 
Mạng máy tính có thể giúp giải quyết các vấn đề (mà máy tính đơn lẻ không làm được) một cách nhanh chóng và thuận tiện.
GV: Em hãy hình dung mạng máy tính là hình nào dưới đây? 
GV chiếu các hình lên màn hình.
GV: Hoạt động nhóm (5 phút)
Câu hỏi 1: Em hiểu thế nào là mạng máy tính? các kiểu kết nối mạng cơ bản?
HS: Hoạt động nhóm nhỏ trong 5 phút, đại diện nhóm trả lời.
GV chốt kiến thức và ghi bản
GV: Giới thiệu các kiểu kết nối mạng cơ bản. Sơ lược ưu, nhược điểm từng kiểu: 
HS: Ghi nhớ kiến thức.
Câu hỏi 2: Phòng tin của trường mình thuộc kiểu kết nối nào?
HS: quan sát, lắng nghe và trả lời
GV Chiếu 1 số hình ảnh: các thành phần của mạng.
GV Hoạt động nhóm (4 phút): Gọi tên các thành phần của mạng và cho biết công dụng của từng thành phần.
HS: Hoạt động nhóm nhỏ trong 4 phút, đại diện nhóm trả lời.
GV: Chốt kiến thức và cho HS ghi bảng
Khái niệm mạng máy tính
a. Mạng máy tính là gì?
- Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng, 
- Có 3 kiểu kết nối mạng cơ bản: 
 + Kiểu trục,
 + Kiểu hình sao,
 + Kiểu vòng.
b. Các thành phần của mạng
- Thiết bị đầu cuối: máy tính, máy in, kết nối với nhau tạo thành mạng.
- Môi trường truyền dẫn: cho phép tín hiệu được truyền qua đó như: dây dẫn, sóng điện từ, 
- Các thiết bị kết nối mạng: vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch, dùng để kết nối với các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng
- Giao thức truyền thông: (Protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.
Hoạt động 2.2: Lợi ích của mạng máy tính
a. Mục tiêu: Biết lợi ích của mạng máy tính.
b. Phương thức dạy học: Hoạt động nhóm, hoạt động nhóm nhỏ.
c. Sản phẩm: Phát biểu lợi ích của mạng máy tính.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, sáng tạo. biết ứng dụng mạng máy tính vào thực tiễn cuộc sống.
GV: Nói tới lợi ích của mạng máy tính là nói tới sự chia sẻ (dùng chung) các tài nguyên trên mạng. 
Câu hỏi 3: Vậy lợi ích của mạng máy tính là gì?
Yêu cầu HS hoạt động nhóm (3 phút): 
HS: Hoạt động nhóm nhỏ trong 3 phút, đại diện nhóm trả lời.
GV chốt kiến thức cho HS ghi bài
Câu hỏi 4: Lấy ví dụ từng lợi ích của mạng máy tính?
HS lấy ví dụ
4. Lợi ích của mạng máy tính
- Dùng chung dữ liệu.
- Dùng chung các thiết bị phần cứng như máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa, 
- Dùng chung các phần mềm.
- Trao đổi thông tin.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, giải quyết câu hỏi phần khởi động.
Phương thức dạy học: Thảo luận nhóm.
Sản phẩm: Phát biểu được khái niệm mạng máy tính. Cho được ví dụ lợi ích mạng máy tính đem lại.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực sáng tạo.
GV đưa ra các hình ảnh liên quan đến mạng máy tính cho HS quan sát.
Câu hỏi: Mạng máy tính là gì? Các thành phần của mạng?
HS trả lời
Câu hỏi: Em hãy cho một số ví dụ minh họa về lợi ích của mạng máy tinh mà em biết?
HS cho ví dụ minh họa
Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau cho phép dùng chung các tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, các thiết bị phần cứng, 
Dùng chung các thiết bị phần cứng, chia sẻ thông tin dữ liệu.
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong thực tiễn.
Phương thức dạy học: Thảo luận nhóm.
Sản phẩm: Các ví dụ thực tiễn mà lợi ích của mạng máy tính đem lại.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 3 phút: Cho biết những lợi ích, tác hại của máy tính và mạng máy tính? Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi sử dụng máy tính hiệu quả?
HS thảo luận đưa ra các ví dụ và đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm dự kiến trả lời:
Lợi ích: Trong cuộc sống hàng ngày, máy tính cũng đã trở thành người phục vụ đắc lực. Các cửa hàng online sẵn sàng phục vụ bạn mọi lúc, mọi nơi. Đặt biệt là mạng Internet ra đời.
Tác hại: 
+Tư thế ngồi... 
+Bức xạ điện từ...
+Tác động đến thị giác.
+Mỏi các khớp tay.
+Sự lệ thuộc vào máy tính.
Bảo vệ sức khỏe khi sử dụng 
Hoạt động 5: Tìm tòi và mở rộng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế, giáo dục học sinh học tập suốt đời.
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại, cá nhân
c. Sản phẩm: Tìm hiệu các lợi ích của máy tính và mạng máy tính, cách bảo vệ sức khỏe khi sử dụng.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.
GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu những lợi ích, tác hại và cách khác phục những tác hại khi sử dụng máy tính và mạng máy tính mà em biết?
Học sinh thực hiện
Dự kiến trả lời. 
Lợi ích: Phục vụ trong nghiên cứu, học tập và trong sản xuất, kinh doanh.
Tác hại: Lệ thuộc vào máy tính và mạng máy tính, tác hại về mắt, tay, lưng
Khắc phục: Đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng trong phòng máy...thực hiện theo quy định hướng dẫn cá bài tập sức khỏe, vệ sinh phòng máy...
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1’)
	1. Tổng kết
	2. Hướng dẫn tự học ở nhà
	- Hoàn thành các bài tập trong SGK.
	- Tìm hiểu thêm những lợi ích của máy tính, mạng máy tính, tác hại của nó và biện pháp khác phục?.
Tiết PPCT:
02
Ngày soạn: 
05/9/2021
Tuần dạy:
01
Lớp dạy: 
9A2, 9A3, 9A1
Bài 2. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết Internet là gì, những lợi ích của Internet
- Biết một số dịch vụ trên Internet: Tổ chức và khai thác thông tin trên Internet, tìm kiếm thông tin trên Internet, hội thảo trực tuyến, đào tạo qua mạng, thương mại điện tử và các dịch vụ khác.
- Biết làm thế nào để kết nối Internet.:
2. Kỹ năng: Biết khai thác và ứng dụng Internet vào trong học tập và lao động.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, có sự hiểu đúng về Mạng Internet, 
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực: 
- Phát triển năng lực tự học
- Năng lực tìm hiểu về mạng internet.
b. Phẩm chất: Tích cực và tự tin trong học tập, nghiên cứu mạng máy tính.
Internet
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu. máy tính có kết nối Internet
2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. Tìm hiểu các thông tin về mạng IV. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: (01 phút).
2. Kiểm tra miệng: (03 phút).
Câu hỏi: Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau và lợi ích giữa mạng có dây và mạng không dây? 
3. Tiến trình dạy học: (40 phút).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Biết khái niệm về mạng internet
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại, thuyết trình
c. Sản phẩm dự kiến: Nắm được khái niệm internet
d. Năng lực hướng tới: phát hiện và giải quyết vấn đề.
GV: Bằng sự hiểu biết của mình em hiểu gì về internet
HS: Trả lời
GV: Đưa ra một số ví dụ có sử dụng internet
Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu Internet là gì? 
a. Mục tiêu: Biết Internet là gì, những lợi ích của Internet
hợp, nhận biết một số đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại, thuyết trình
c. Sản phẩm: Biết lấy ví dụ, nắm được thế nào là internet
d. Năng lực hướng tới: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và sử dụng hình thức diễn tả phù hợp
GV: Bằng tự tìm hiểu trước ở nhà em hiểu gì về mạng Internet?
HS: Trả lời
GV: Cho Hs tham khảo thông tin trong sgk. Em hãy cho biết Internet là gì?
HS: Đọc thông tin trong SGK
GV : Em hãy cho ví dụ về những dịch vụ thông tin đó? 
®GV tổng hợp, bổ sung (nếu cần)
HS: Trả lời
GV: Theo em ai là chủ thực sự của mạng internet?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, giải thích: Mỗi phần nhỏ của Internet được các tổ chức khác nhau quản lí, nhưng không một tổ chức hay cá nhân nào nắm quyền điều khiển toàn bộ mạng. Mỗi phần của mạng, có thể rất khác nhau nhưng được giao tiếp với nhau bằng một giao thức thống nhất( giao thức TCP/IP) tạo nên một mạng toàn cầu.
- Em hãy nêu điểm khác biệt của Internet so với các mạng máy tính thông thường khác?
HS: Các máy tính đơn lẻ hoặc mạng máy tính tham gia vào Internet một cách tự nguyện và bình đẳng
GV: Hai máy tính kết nối Internet ở vị trí cách xa nhau ví dụ như hai đầu trái đất thì có trao đổi thông tin được với nhau không?
HS: theo nguyên tắc có thể kết nối đc và trao đổi thông tin với nhau
GV: Nếu nhà em nối mạng Internet, em có sẵn sàng chia sẻ những kiến thức và hiểu biết có mình trên Internet không?Điều đó mang lại lợi ích gì ?
HS: Trả lời
GV: Có rất nhiều người dùng sẵn sàng chia sẻ tri thức, sự hiểu biết cũng như các sản phẩm của mình trên Internet. Theo em, các nguồn thông tin mà internet cung cấp có phụ thuộc vào vị trí địa lí không?
HS: Trả lời
®Nhận xét , chốt lại, giải thích: Khi đã gia nhập Internet, về mặt nguyên tắc, hai máy tính ở hai đầu trái đất cũng có thể kết nối để trao đổi thông tin trực tiếp với nhau.
Tiềm năng của Internet rất lớn, ngày càng có nhiều các dịch vụ được cung cấp trên Internet nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Vậy Internet có những dịch vụ nào à Giới thiệu mục 2.
1. Tìm hiểu Internet là gì?
- Internet là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới, cung cấp cho mọi người khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin khác nhau như Email, Chat, Forum, 
- Mạng Internet là của chung, không ai là chủ thực sự của nó.
- Các máy tính đơn lẻ hoặc mạng máy tính tham gia vào Internet một cách tự nguyện và bình đẳng. Đây là một trong các điểm khác biệt của Internet so với các mạng máy tính khác.
- Khi đã gia nhập Internet, về mặt nguyên tắc, hai máy tính ở hai đầu trái đất cũng có thể kết nối để trao đổi thông tin trực tiếp với nhau.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu một số dịch vụ trên Internet (15')
a. M a. Mục tiêu: Biết các dịch vụ trên mạng internet
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại, thuyết trình
c. Sản phẩm: Học sinh biết được một số dịch vụ
d. Năng lực hướng tới: Năng lực tìm hiểu về mạng internet.
GV: Em hãy liệt kê một số dịch vụ trên Internet?
HS: Trả lời
 GV: Minh họa bằng cách mở các trang Web
- Đầu tiên là dịch vụ tổ chức và khai thác thông tin trên Internet, đây là dịch vụ phổ biến nhất. Các em để ý rằng mỗi khi các em gõ một trang web nào đó, thì các em thấy 3 chữ WWW ở đầu trang web. Chẳng hạn như www.tuoitre.com.vn. Vậy các em có bao giờ thắc mắc mắc là 3 chữ WWW đó có ý nghĩa gì không. Các em hãy tham khảo thông tin trong SGK và cho biết dịch vụ WWW là gì?
- Nhận xét, bổ sung (nếu cần) Dịch vụ WWW phát triển mạnh tới mức nhiều người hiểu nhầm Internet chính là web. Tuy nhiên, web chỉ là một dịch vụ hiện được nhiều người sử dụng nhất trên Internet.
- Để tìm thông tin trên Internet em thường dùng công cụ hỗ trợ nào?
- Máy tìm kiếm giúp em làm gì?
®Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
GV: Em tìm thông tin bằng cách nào?
- Danh mục thông tin là gì?
- Khi truy cập danh mục thông tin, người truy cập là thế nào?
HS : Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
.Yêu cầu HS đọc lưu ý trong SGK
®Giải thích lưu ý và lấy ví dụ
HS: Trả lời
2. Một số dịch vụ trên Internet
a) Tổ chức và khai thác thông tin trên Internet.
- Word Wide Web (Web): Cho phép tổ chức thông tin trên Internet dưới dạng các trang nội dung, gọi là các trang web. Bằng một trình duyệt web, người dùng có thể dễ dàng truy cập để xem các trang đó khi máy tính được kết nối với Internet.
b) Tìm kíếm thông tin trên Internet
- Máy tìm kiếm giúp tìm kiếm thông tin dựa trên cơ sở các từ khóa liên quan đến vấn đề cần tìm.
- Danh mục thông tin (directory): Là trang web chứa danh sách các trang web khác có nội dung phân theo các chủ đề.
- Lưu ý: Không phải mọi thông tin trên Internet đều là thông tin miễn phí. Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến bản quyền của thông tin đó.
Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Biết thế nào là mạng lan, wan, điểm khác biệt giữa mạng in ternet
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại, thuyết trình
c. Sản phẩm đạt được: Hoàn thành các dạng bài tập
d. Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.
GV: Em hãy liệt kê một số dịch vụ internet và cho biết lợi ích khi sử dụng dịch vụ đó?
HS: Trả lời
Báo điện tử, máy tìm kiếm, thư điện tử, ...
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết tình hướng trong thực tiễn.
b. Phương thức dạy học: Thảo luận nhóm
c. Sản phẩm đạt được: Học sinh biết sưu tầm tranh ảnh trên mạng, biết mua bán trực tuyến, học trên mạng
d. Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.
GV: Sau khi sưu tầm được nhiều ảnh đẹp về phong cảnh quê hương em, nếu muốn gửi cho các bạn ở xa, em có thể sử dụng dịch vụ nào trên internet?
HS: Trả lời
Thư điện tử, zalo, fackbook...
Hoạt động 5:Tìm tòi và mở rộng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế, giáo dục học sinh học tập suốt đời.
b. Phương thức dạy học: đàm thoại, cá nhân
c. Sản phẩm đạt được: Biết được khi nào máy tính kết nối internet
d. Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.
GV: Làm thế nào để máy tính của em có thể kết nối được với mạng internet?
HS: Trả lời
GV: Em hiểu thế nào về câu nói internet là mạng của các mạng máy tính? 
HS: Trả lời
GV: Chốt lại
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1’)
1. Tổng kết
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Về nhà học bài, xem trước nội dung còn lại.
- Tìm hiểu thêm các ứng dụng khác trên Internet
Tiết PPCT:
03
Ngày soạn: 
19/9/2021
Tuần dạy:
02
Lớp dạy: 
9A2, 9A3, 9A1
Bài 2. MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Biết Internet là gì, những lợi ích của Internet
- Biết một số dịch vụ trên Internet: Tổ chức và khai thác thông tin trên Internet, tìm kiếm thông tin trên Internet, hội thảo trực tuyến, đào tạo qua mạng, thương mại điện tử và các dịch vụ khác.
- Biết làm thế nào để kết nối Internet.:
2. Kỹ năng: Biết khai thác và ứng dụng Internet vào trong học tập và lao động.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, có sự hiểu đúng về Mạng Internet, 
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực: 
- Phát triển năng lực tự học
- Năng lực tìm hiểu về mạng internet.
b. Phẩm chất: Tích cực và tự tin trong học tập, nghiên cứu mạng máy tính.
Internet
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu. máy tính có kết nối Internet
2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. 
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
a. Mục tiêu: Biết khái niệm về mạng internet
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại, thuyết trình
c. Sản phẩm dự kiến: Biết được 1 số ứng dụng của internet, và cài đặt internet
d. Năng lực hướng tới: phát hiện và giải quyết vấn đề.
GV: Internet là gì? Điểm khác biệt của mạng internet so với các mạng LAN, WAN.
HS: Trả lời
GV: Em hãy liệt kê một số dịch vụ trên Internet?
HS: Trả lời
GV: Ở bài trước các em đã được tìm hiểu về mạng máy tính, còn mạng thông tin toàn cầu Internet thì sao? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài hôm nay
Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức (25’)
Hoạt động 2.3: Một vài ứng dụng khác trên internet (10’)
a. Mục tiêu: Biết được một số ứng dụng của inter net như hội thảo, đào tạo, thương mại
hợp, nhận biết một số đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại, thuyết trình
c. Sản phẩm: Biết lấy ví dụ về ứng dụng in ternet
d. Năng lực hướng tới: Giao tiếp, tự học, sử dụng internet, hợp tác 
GV: Hàng ngày các em trao đổi thông tin trên Internet với nhau bằng thư điện tử (E-mail). Vậy thư điện tử là gì?
HS: Thư điện tử (E-mail) là dịch vụ trao đổi thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử.
GV: Sử dụng thư điện tử em có thể đính kèm các tệp (phần mềm, văn bản, âm thanh, hình ảnh,..). Đây cũng là một trong các dịch vụ rất phổ biến, người dùng có thể trao đổi thông tin cho nhau một cách nhanh chóng, tiện lợi với chi phí thấp.
HS: Ghi bài.
GV: Internet cho phép tổ chức các cuộc họp, hội thảo từ xa với sự tham gia của nhiều người ở nhiều nơi khác nhau, người tham gia chỉ cần ngồi bên máy tính của mình và trao đổi, thảo luận của nhiều người ở nhiều vị trí địa lí khác nhau. Hình ảnh, âm thanh của hội thảo và của các bên tham gia được truyền hình trực tiếp qua mạng và hiển thị trên màn hình hoặc phát trên loa máy tính.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
GV: Đào tạo qua mạng là dịch vụ như thế nào ?
HS: Người học có thể truy cập Internet để nghe các bài giảng, trao đổi hoặc nhận các chỉ dẫn trực tiếp từ giáo viên, nhận các tài liệu hoặc bài tập và giao nộp kết quả qua mạng mà không cần tới lớp.
GV: Nhận xét.
HS: Ghi bài.
GV: Thương mại điện tử là dịch vụ như thế nào ?
HS: Các doanh nghiệp, cá nhân có thể đưa nội dung văn bản, hình ảnh giới thiệu, đoạn video quảng cáo, sản phẩm của mình lên các trang web.
GV: Khi mua bán trên mạng một sản phẩm nào đó, người ta thanh toán bằng hình thức nào ?
HS: Bằng hình thức chuyển khoản qua mạng
GV: Nhờ các khả năng này, các dịch vụ tài chính, ngân hàng có thể thực hiện qua Internet, mang lại sự thuận tiện ngày một nhiều hơn cho người sử dụng: Ví dụ như gian hàng điện tử ebay trong SGK.
HS: Ghi bài.
GV: Ngoài những dịch vụ trên, còn có dịch vụ nào khác trên Internet nữa không ?
HS: Có. Là các diễn đàn, mạng xã hội hoặc trò chuyện trực tuyến, trò chơi trực tuyến.
GV: Trong tương lai, các dịch vụ trên Internet sẽ ngày càng gia tăng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng
HS: Ghi bài.
3. Một vài ứng dụng khác trên internet
a) Hội thảo trực tuyến
Internet cho phép tổ chức các cuộc họp, hội thảo từ xa với sự tham gia của nhiều người ở nhiều nơi khác nhau
b) Đào tạo qua mạng
Người học có thể truy cập Internet để nghe các bài giảng, trao đổi hoặc nhận các chỉ dẫn trực tiếp từ giáo viên, nhận các tài liệu hoặc bài tập và giao nộp kết quả qua mạng mà không cần tới lớp.
c) Thương mại điện tử
- Các doanh nghiệp, cá nhân có thể đưa nội dung văn bản, hình ảnh giới thiệu, đoạn video quảng cáo, sản phẩm của mình lên các trang web.
- Khả năng thanh toán, chuyển khoản qua mạng cho phép người mua hàng trả tiền thông qua mạng:
Ngoài ra còn các diễn đàn, mạng xã hội hoặc trò chuyện trực tuyến (chat), trò chơi trực tuyến (game online).
Hoạt động 2.4: Làm thế nào để kết nối internet (15')
a. Mục tiêu: Biết kết nối internet thông qua nhà cung cấp mạng và một số thiết bị kết nối
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại, thuyết trình
c. Sản phẩm: Học sinh biết các nhà cung cấp dịch vụ in ternet
d. Năng lực hướng tới: Năng lực tìm hiểu về mạng internet.
GV: Để kết nối được Internet, đầu tiên em cần làm gì?
HS: Cần đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet.
GV: Em còn cần thêm các thiết bị gì nữa không?
HS: Modem và một đường kết nối riêng (đường điện thoại, đường truyền thuê bao, đường truyền ADSL, Wi - Fi).
GV: Nhờ các thiết bị trên các máy tính đơn lẻ hoặc các mạng LAN, WAN được kết nối vào hệ thống mạng của ISP rồi từ đó kết nối với Internet. Đó cũng chính là lí do vì sao người ta nói Internet là mạng của các máy tính.
GV: Em hãy kể tên một số nhà cung cấp dịch vụ Internet ở việt nam?
HS: Tổng công ti bưu chính viễn thông việt nam VNPT, Viettel, tập đoàn FPT, công ti Netnem thuộc viện công nghệ thông tin.
GV: Nhận xét.
HS: Ghi bài.
GV: Cho hs tham khảo thông tin trong sgk. Đường trục Internet là gì?
HS: Đường trục Internet là các đường kết nối giữa hệ thống mạng của những nhà cung cấp dịch vụ Internet do các quốc gia trên thế giới cùng xây dựng
GV: Hệ thống các đường trục Internet có thể là hệ thống cáp quang qua đại dương hoặc đường kết nối viễn thông nhờ các vệ tinh.
HS: Ghi bài.
4. Làm thế nào để kết nối Internet
- Cần đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet.
- Nhờ Modem và một đường kết nối riêng (đường điện thoại, đường truyền thuê bao, đường truyền ADSL, Wifi) các máy tính đơn lẻ hoặc các mạng LAN, WAN được kết nối vào hệ thống mạng của ISP rồi từ đó kết nối với Internetà Internet là mạng của các máy tính.
 Đường trục Internet là các đường kết nối giữa hệ thống mạng của những nhà cung cấp dịch vụ Internet do các quốc gia trên thế giới cùng xây dựng.
Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức (5’)
a. Mục tiêu: Biết kết nối internet thông qua nhà cung cấp mạng và một số thiết bị kết nối
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại, thuyết trình
c. Sản phẩm: Học sinh lấy được một số ví dụ về internet, biết được nhà cung cấp dịch vụ
d. Năng lực hướng tới: Năng lực tìm hiểu về mạng internet.
GV: Sau khi sưu tầm được nhiều ảnh đẹp về phong cảnh quê hương em, nếu muốn gửi cho các bạn ở nơi xa, em có thể sử dụng dịch vụ nào trên Internet?
HS: Trả lời
GV: Em hiểu thế nào về câu nói Internet là mạng của các mạng máy tính.
HS: Trả lời
- Dịch vụ thư điện tử (E -mail)
- Nhờ Modem và một đường kết nối riêng (đường điện thoại, đường truyền thuê bao, đường truyền ADSL, Wi - Fi) các máy tính đơn lẻ hoặc các mạng LAN, WAN được kết nối vào hệ thống mạng của ISP rồi từ đó kết nối với Internet
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn (5’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết tình hướng trong thực tiễn.
b. Phương thức dạy học: Thảo luận nhóm
c. Sản phẩm đạt được: Nắm được lợi ích khi chọn dịch vụ mạng,mua bán trên mạng
d. Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.
GV: Khi đặt mua vé xem một trận bóng đá của đội em yêu thích qua internet, em đã sử dụng loại dịch vụ nào trên internet?
HS: Trả lời
GV: Các em đọc thêm phần tìm hiểu mở rộng...
Hoạt động 5:Tìm tòi và mở rộng (4’)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế, giáo dục học sinh học tập suốt đời.
b. Phương thức dạy học: đàm thoại, cá nhân
c. Sản phẩm đạt được: Biết được khi nào máy tính kết nối internet
d. Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.
GV: Em hiểu thế nào về câu nói internet là mạng của các mạng máy tính?
HS: Trả lời
GV: Chốt lại
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1’)
1. Tổng kết
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Về nhà học bài, xem trước nội dung còn lại.
- Tìm hiểu thêm các ứng dụng khác trên Internet
Tiết PPCT:
04
Ngày soạn: 
19/9/2021
Tuần dạy:
02
Lớp dạy: 
9A2, 9A3, 9A1
BÀI 3. TỔ CHỨC VÀ TRUY CẬP THÔNG TIN TRÊN INTERNET (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được cách tổ chức thông tin trên mạng Internet
- Biết phần mền trình duyệt trang web
- Các máy tìm kiếm thông tin trên mạng Internet
2. Kỹ năng: Biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng
3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, có sự hiểu đúng về Mạng Internet, 
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực: 
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp
- Năng lực tìm hiểu về mạng internet.
b. Phẩm chất: Tích cực và tự tin trong học tập, nghiên cứu mạng máy tính.
Internet
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu. máy tính có kết nối Internet
2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
a. Mục tiêu: Nắm được tổ chức thông tin trên internet, phần mềm trình duyệt web, máy tìm kiếm
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại, thuyết trình
c. Sản phẩm dự kiến: Biết được web, websize, máy tìm kiếm
d. Năng lực hướng tới: Giao tiếp, tự học, giải quyết vấn đề
GV: Mạng Internet là gì? Hãy cho biết một vài điểm khác biệt của mạng Internet với các mạng LAN,WAN.
HS: Trả lời
GV: Tiết trước chúng ta đã đi tìm hiểu các dịch vụ trên internet. Vậy làm thế nào để truy cập vào internet. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài mới.
- Mạng Internet là hệ thống kết nối máy tính và mạng máy tính ở quy mô toàn thế giới.
- Mạng LAN là mạng cục bộ, mạng WAN là mạng diện rộng 
Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức (25’)
Hoạt động 2.1: Tổ chức thông tin trên internet (10’)
a. Mục tiêu: HS nắm được cách tổ chức thông tin trên mạng Internet 
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại, thuyết trình
c. Sản phẩm: Phân biệt được web, websize, trang chủ
d. Năng lực hướng tới: Giao tiếp, tự học, sử dụng internet, hợp tác
GV: Cho hs tham khảo các thông tin trong SGK. Em hãy cho biết thế nào là siêu văn bản?
HS: Là dạng văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau và siêu liên kết đến văn bản khác.
HS bổ sung, gv nhận xét
HS ghi bài
GV: Trang web là gì?
HS: Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet.
HS bổ sung, gv nhận xét
HS ghi bài
GV: Cho hs đọc TT ở sgk
Website là gì?
HS: Suy nghĩ trả lời, bổ sung bạn 
GV: Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet. 
 Địa chỉ truy cập được gọi là địa chỉ trang web.
HS: Ghi bài
GV: Giới thiệu trang website chủ, địa chỉ của trang chủ, giới thiệu một số trang website
1.Tổ chức thông tin trên Internet
a. Siêu văn bản và trang web
 + Siêu văn bản: Là dạng văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau và siêu liên kết đến văn bản khác.
+ Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet. 
+ Địa chỉ truy cập được gọi là địa chỉ trang web.
b. Website địa chỉ website và trang chủ
+ Website là nhiều trang web liên quan được tổ chức dưới 1 địa chỉ.
+ Địa chỉ truy cập chung được gọi là địa chỉ của website.
Hoạt động 2.2: Truy cập web (15')
a. Mục tiêu: Biết phần mền trình duyệt trang web
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại, thuyết trình
c. Sản phẩm: Biết mở web và sử dụng trang web
d. Năng lực hướng tới: Giao tiếp, tự học, sử dụng internet, hợp tác
GV: Trình duyệt web là gì?
HS: Suy nghĩ, thảo luận trả lời
Là phần mền giúp con người truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên Internet
GV: Chốt cho hs nghi bài
GV: Giới thiệu một số phần mềm trình duyệt web: Exploer, Firefox.
Chức năng và cách sử dụng của các trình duyệt tương tự nhau.
HS: Nghiên cứu TT sgk
GV: Muốn truy cập một trang web ta làm thế nào?
HS: Suy nghĩ trả lời: Truy cập trang web ta cần thực hiện:
Nhập địa chỉ trang web vào ô đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_9_tuan_1_den_29_nam_hoc_2021_2022.docx