Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đức

Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đức

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết được tại sao phải bảo vệ thông tin máy tính, ý nghĩa của việc bảo vệ thông tin máy tính.

- Biết virus máy tính là gì. Tại sao virus là mối nguy hại cho an toàn thông tin máy

- Biết cách để phòng tránh virus máy tính

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các thông tin trên máy tính và internet.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù

- Biết cách bảo quản và sử dụng máy tính đúng cách.

- Biết các con đường lây lan của virus máy tính để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.

- Biết cách nghiên cứu các tình huống sự cố sảy ra trong quá trình sử dung máy tính, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.

- Biết bảo vệ máy tính và biết cách xử lí khi có sự cố máy tính sảy ra.

3. Phẩm chất:

- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.

- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

 

docx 6 trang Hoàng Giang 31/05/2022 7430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Nguyễn Đức
Số ĐT: 0977560830
Gmail: hsthcssonglo@gmail.com
Bài soạn: Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính - Tin học 9
Khối: 9
Khi soạn xong nhờ quý thầy cô gửi về gmail của QTV: hungthu8285@gmail.com
TÊN BÀI DẠY: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH
Môn học: Tin học, lớp: 9
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết được tại sao phải bảo vệ thông tin máy tính, ý nghĩa của việc bảo vệ thông tin máy tính.
- Biết virus máy tính là gì. Tại sao virus là mối nguy hại cho an toàn thông tin máy
- Biết cách để phòng tránh virus máy tính
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các thông tin trên máy tính và internet. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù
- Biết cách bảo quản và sử dụng máy tính đúng cách.
- Biết các con đường lây lan của virus máy tính để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp.
- Biết cách nghiên cứu các tình huống sự cố sảy ra trong quá trình sử dung máy tính, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.
- Biết bảo vệ máy tính và biết cách xử lí khi có sự cố máy tính sảy ra.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, SGK, máy tính, máy chiếu, phòng tin học, chuẩn bị hành ảnh minh họa.
2. Học sinh: Sgk, tim hiểu về virus máy tính.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: HS xác định được nội dung bài học.
b) Nội dung: HS đọc SGK, thảo luận, lắng nghe để tìm hiểu các nội dung và nhiệm vụ của bài học, trả lời các câu hỏi của GV.
- Các em hãy cho biết các dạng thông tin có trong máy tính?
- Hãy kể ra các tình huống máy tính bị trục trặc mà các em từng gặp trong quá trình sử dụng?
- Vì sao lại có các hiện tượng này?
c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Các em hãy cho biết các dạng thông tin có trong máy tính?
- Hãy kể ra các tình huống máy tính bị trục trặc mà các em từng gặp trong quá trình sử dụng?
- Vì sao lại có các hiện tượng này?
*HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV.
*Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của GV.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
GV: gọi một số HS trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đnh giá và đặt vấn đề vào bài mới.
- Các dạng thông tin trong máy tính: Văn bản, hình ảnh, âm thanh và các chương trình, 
- Một số trường hợp máy tính trục trặc: Máy tính không khởi động được, Không tìm thấy tài liệu, Các thư mục và tệp tin bị khoá không mở được, 
- Nguyên nhân; Có thể máy bị hư phần cứng, phần mềm hoặc bị vi rút tàn phá, 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: sau khi học xong bài học, HS biết:
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn thông tin máy tính.
- Virus máy tính là gì, các tác hại, các con đường lây lan của virus vad cách phòng tránh virus.
b) Nội dung: HS đọc SGK, suy nghĩ, thảo luận theo hướng dẫn của GV để hình thành kiến thức.
c) Sản phẩm: Các kiến thức của bài học.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu các nội dung của mục 1.
- HS: đọc mục 1: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.
*HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi của GV.
Nhóm 1, 2: Chỉ ra các yếu tố nào về công nghệ - vật lý ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính? Cách hạn chế ảnh hưởng của những yếu tố này?
Nhóm 3, 4: Yếu tố bảo quản và sử dụng ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính? Cách khắc phục?
Nhóm 5, 6: Virus máy tính ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính?
=> Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố đó chúng ta phải làm như thế nào?
*Sản phẩm học tập: Nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính. Cách khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố đó.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
GV: gọi đại diên HS các nhóm trình bày.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.
1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính
a) Yếu tố công nghệ - vật lí
- Máy tính được chế tạo bởi dây chuyền kỹ thuật nghiêm ngặt nhưng chất lượng vẫn bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngẫu nhiên.
- Các bộ phận của máy tính được sử dụng càng lâu thì độ tin cậy cũng như tính ổn định càng giảm.
- Các phần mềm máy tính, kể cả hệ điều hành không phải lúc nào cũng hoạt động ổn định và đúng như mong muốn (phần mềm bị lỗi).
b) Yếu tố bảo quản và sử dụng
 Việc sử dụng không đúng cách như khởi động, tắt máy tính hay thoát khỏi chương trình không hợp lệ cũng có thể dẫn tới việc bị mất thông tin.
c. Virus máy tính
Virus máy tính là một trong những nguyên nhân gây mất thông tin máy tính với những hậu quả nghiêm trọng
Kết luận: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự an toàn của thông tin máy tính. Để hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố đó, ta cần thực hiện các biện pháp đề phòng cần thiết, đặc biệt, cần tập thói quen sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính.
Hoạt động 2.2: Virus máy tính và cách phòng tránh
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ 1: Đọc Sgk => cho biết Virus là gì? Vật mang virus có thể là gì?
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các tác hại của virus?
- Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các con đường lây lan của virus?
- Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu cách phòng tránh virus?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc Sgk, suy nghĩ, thảo luận thực hiện lần lượt các nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
*Sản phẩm học tập:
- Khái niệm virus máy tính
- Các tác hại của virus máy tính
- Các con đường lây lan của virus
- Cách phòng tránh virus
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: gọi đại diện HS báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV: cho HS nhận xét, bổ sung sau đó GV đánh giá, nhận xét bổ sung và chốt kiến thức.
2. Virus máy tính và cách phòng tránh
a) Virus máy tính là gì?
- Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt. 
- Vật mang virus có thể là các tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, thiết bị nhớ flash,...).
b) Tác hại của virus máy tính
- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống (CPU, bộ nhớ, dung lượng đĩa cứng )
- Phá huỷ dữ liệu: Xóa, làm hỏng các tệp chương trình, dữ liệu.
- Phá huỷ hệ thống: làm giảm tuổi thọ hoặc định dạng lại ổ cứng 
- Đánh cắp dữ liệu: đánh cắp thông tin trên máy tính.
- Mã hoá dữ liệu để tống tiền.
- Gây khó chịu khác: làm ẩn các tệp, thư mục, làm thay đổi hoạt động bình thường của máy tính, 
c) Các con đường lây lan của virus
- Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus.
- Qua các phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu.
- Qua các thiết bị nhớ di động.
- Qua mạng nội bộ, mạng Internet, đặc biệt là thư điện tử.
- Qua "lỗ hỗng" phần mềm.
d. Phòng tránh virus
Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là: 
"Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng" 
1. Hạn chế việc sao chép không cần thiết và không nên chạy các chương trình tải từ Internet hoặc sao chép từ nguồn không tin cậy.
2. Không mở những tệp gửi kèm trong thư điện tử nếu có không rõ nguồn góc và nội dung thư.
3. Không truy cập các trang web không lành mạnh hoặc xuất xứ.
4. Thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm và hệ điều hành.
5. Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị virus phá hoại. 
6. Định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố lại cho HS các kiến thức trong bài học.
b) Nội dung: HS suy nghĩ, thảo luận trả lời các câu hỏi, bài tập GV yêu cầu.
c) Sản phẩm: hoàn thành câu hỏi, bài tập theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
1. Tại sap phải bảo vệ thông tin máy tính?
2. Hãy nêu các khả năng làm ảnh hưởng đến an toàn thông tin máy tính?
3. Virus máy tính có nguồn gốc từ đâu? Virus thường xuất hiện ở đâu? Những hiện tượng nào thường gặp khi máy tính bị nhiễm virus? Những phần mềm diệt virus phổ biến nào mà em biết?
4. Theo em, tại sao việc sao lưu dự phòng dữ liệu trên máy tính có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin?
5. Hoạt động nhóm hoàn thành bài tập trên phiếu học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc Sgk, suy nghĩ, thảo luận thực hiện lần lượt các nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
*Sản phẩm học tập:
Bài làm thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: gọi đại diện HS báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: cho HS nhận xét, đánh giá, bổ sung bài làm của bạn.
GV: chốt kiến thức.
1. Thông tin được lưu trữ trong máy tính là rất quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên.
- Máy tính có thể bị hỏng hoặc mất thông tin do nhiều nguyên nhân.
- Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc tầm quốc gia có thể gây ra hậu quả rất lớn.
Vì vậy việc bảo vệ thông tin máy tính là việc hết sức cần thiết.
2. Các khả năng làm ảnh hưởng đến an toàn thông tin máy tính
- Yếu tố công nghệ - vật lí: các yếu tố ngẫu nhiên, chất lượng, tuổi thọ của linh kiện, các lỗi phần mềm,..
- Do việc bảo quản không tốt, sử dụng không đúng cách phần cứng, phần mềm,..
- Do virus máy tính, 
3. Virus máy tính do con người tạo ra.
- Virus thường xâm nhập vào các tệp chương trình, các thiết bị nhớ, thư điện tử, 
- Khi máy tính bị nhiễm virus sẽ gặp một số hiện tượng như: máy chạy chậm, khởi động lại, mất mạng, mất dữ liệu, mất thông tin, bị tống tiền, gây ra các hiện tượng khó chịu, 
- Một số phần mềm diệt virus: BKAV, McAfee, Norton, Kaspersky, 
4. Việc sao lưu dự phòng dữ liệu trên máy tính có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin vì nó giúp làm hạn chế việc bị mất thông tin trên máy tính.
5. Đáp án
1-b, 2-c, 3-d, 4-e, 5-a, 6-f
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Củng cố cho HS các kiến thức về cách bảo vệ thông tin máy tính và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
b) Nội dung: HS đọc Sgk, tài liệu tham khảo trên báo chí, trên mạng internet để tìm hiểu các biện pháp bảo vệ thông tin máy tính và cách phòng tránh virus.
c) Sản phẩm: HS biết cách bảo vệ thông tin máy tính cho bản thân, gia đình và mọi người. Biết cách phòng tránh virus. Sử dụng và truy cập thông tin an toàn trên mạng, 
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, HS tự thực hiện ngoài giờ lên lớp, giáo viên kiểm tra ở tiết học sau.
---------------------------------------------------------
Phụ lục:
PHIẾU HỌC TẬP
Dưới đây là một số hậu quả và mô tả của nó khi một máy tính bị nhiễm vi rurus. Em hãy nối mỗi hậu quả ở cột bên trái với một mô tả tương ứng ở cột bên phải sao cho phù hơp
1. Dữ liệu phá hủy
a.Máy tính chạy rất chậm, bị treo hoạc tự động tắt máy hay ự động khởi động ..
2. Hệ thống bị phá hủy
b. Các tệp chương trình, dữ liệu, bị xóa hoặc hỏng là các tệp *.docx,*xlsx,*exe
3. Dữ liệu bị đánh cắp
c. Một số virus cố tình phá hủy hệ thống làm giảm tuổi thọ hoặc định dạng lại ổ cứng,..
4. Dữ liệu bị mã hóa để tống tiền
d. Nhiều loại virusđược tạo ra với mục đích đánh cắp các thông tin quan trọng được lưu trên máy tính
5. Tài nguyên hệ thống (CPU, ) bị tiêu hao
e. Một số virus như WannaCry mã hóa dữ liệu quan trọng của người dùng và yêu cầu họ phải trả tiền
6. Các hiện tượng khó chịu khác
f. Virus có thể thiết lập chế độ ẩn cho tệp tin hoặc thư mục, thay đổi cách thức hoạt động bình thường của phần mềm, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_9_bai_5_bao_ve_thong_tin_may_tinh_nam_ho.docx