Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 23 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Lê Đình Lợi

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 23 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Lê Đình Lợi

I- Mục tiêu học sinh cần đạt:

1. Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính

- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm

- Mô tả. cấu tạo và hoạt động của la bàn.

2. Kỹ năng:

- Xác định được các từ cực của nam châm

- Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác

- Biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.

3. Tình cảm, thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập và trong khi tiến hành thí nghiệm.

II-Chuẩn bị cho giờ dạy học:

1. Chuẩn bị của GV:

- Thiết bị dạy hoc:

- Thiết bị thí nghiệm: 1 thanh nam châm thẳng, 1 thanh nam châm chữ U, 1 kim nam châm, 1 la bàn.

2. Chuẩn bị của HS:

- Kiến thức, bài tập:

- Đồ dùng học tập:

 

doc 36 trang hapham91 4130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 23 đến 35 - Năm học 2019-2020 - Lê Đình Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:27/10/2019
Tiết 23: 
tổng kết chương I: điện học
I- Mục tiêu học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:	
- Tự ôn tập và tự kiểm tra về những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của các nội dung: Công suất điện; Điện năng – Công của dòng điện; Định luật Jun – Len xơ; An toàn điện
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng để giải các bài tập có liên quan.
3. Tình cảm, thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị cho giờ dạy học :
1. Chuẩn bị của GV :
2. Chuẩn bị của HS :
- Kiến thức, bài tập : Ôn tập các nội dung: Công suất điện; Điện năng – Công của dòng điện; Định luật Jun – Len xơ; An toàn điện
- Đồ dùng học tập: Bản đồ tư duy của chương I: Điện học làm theo nhóm chuẩn bị ở nhà.
III- Tiến trình giờ học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Lý thuyết
Mục tiêu: HS ôn tập và nhớ lại các kiến thức đã học về các nội dung : Công suất điện; Điện năng - Công của dòng điện; Định luật Jun - Len xơ; An toàn điện
GV : Yêu cầu HS hoàn thành nội dung lý thuyết của tiết học theo hệ thống câu hỏi :
?: Viết các công thức tính công suất điện ?
?: Viết các công thức tính công của dòng điện ?
?: Viết hệ thức của định luật Jun – Len xơ ?
GV : Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày bản đồ tư duy của nhóm mình.
Một HS lên bảng hoàn thiện nội dung lý thuyết theo yêu cầu của GV.
HS : Theo dõi bài làm của bạn và bổ sung để hoàn thiện lý thuyết của tiết học.
HS : Đại diện nhóm lên trình bày. 
HS ở dưới quan sát nhận xét ý tưởng của nhóm bạn.
I. Lý thuyết :
1. Công suất điện :
2. Điện năng - Công của dòng điện :
Hiệu suất sử dụng điện năng : 
3. Định luật Jun - Len xơ 
Q=I2Rt (J)
Q=0,24I2Rt (Cal)
4. An toàn điện :
Hoạt động 2 : Bài tập vận dụng.
Mục tiêu : HS vận dung lý thuyết để giải các bài tập có liên quan.
GV : Yêu cầu HS đọc và tóm tắt đầu bài bài tập 19 SGK
?: Yêu cầu HS lên bảng trình bày bài giải của mình.
GV : Yêu cầu HS đọc và tóm tắt đầu bài bài tập 20 SGK
?: Yêu cầu HS lên bảng trình bày bài giải của mình.
HS : Đọc và tóm tắt đầu bài
Tóm tắt:
B(220V - 1 000W); 
U = 220V; 
v1 = 2l ị m = 2kg;
 t10 = 250C; H=85% 
c =4200 J/kgK 
v2= 4l. t2=30 ngày
Giá điện 700đ/kWh
a) t1=? 
b).T= ?
c) gấp đôi dây điện trở bếp thì đun sôi 2l nước trong thời gian bao nhiêu ?
HS : lên bảng trình bày bài làm.
HS ở dưới quan sát, bổ sung nếu có sai sót.
HS : Đọc và tóm tắt đầu bài
Tóm tắt:
P=4,95kW; U=220V; Rd=0,4W 
t=6h.30ngày=180h
1kWh giá 700đ.
a) Tính U0 giữa hai đầu dây tại trạm? 
b) Tính tiền điện phải trả
c) Tính Q hao phí đường dây trong 1 tháng
HS : lên bảng trình bày bài làm.
HS ở dưới quan sát, bổ sung nếu có sai sót.
II. Bài tập vận dụng :
1. Bài tập 19 (SGK).
a) Vì bếp hoạt động với 
U = Uđm nên công suất tiêu thụ của bếp là P =1000W.
Nhiệt lượng có ích để đun sôi 2l nước là
Q1 = cm(t2-t1) 
= 4200.2. (100- 25) 
= 630 000 (J)
Nhiệt lượng toàn phần chính là nhiệt lượng do dòng điện sinh ra là:
b) Mỗi ngày tốn điện năng là: 
Mỗi tháng cần A=30.A1= 12,35 (kWh) 
Số tiền cần trả là 
T= 12,35 . 700 = 8645đ
c) Nếu gấp đôi dây điện trở bếp thì R dây giảm 4 lần. Từ công thức Q= suy ra t= mà Q và U không đổi nên t giảm đi 4 lần: 
t = 741: 4 = 185(s)
2. Bài tập 20 (SGK)
a)Cường độ dòng điện trên đường dây tải điện:
- U do điện trở dây tải : Ud=I.Rd=22,5.0,4=9 (V)
- U0 = Ud+U = 9+220 = 229 (V)
b) Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng
A =Pt = 4,95.6.30 = 891kW.h
Tiền điện dân trả là 891.700 = 623700đ
c) Lượng điện hao phí trên đường dây trong 1 tháng là: 
Ahf = I2Rdt = 36,5 kW.h
Hoạt động 3 : Củng cố - HDVN
?: Nhắc lại nội dung lý thuyết của bài.
GV : Về nhà làm bài tập 18 SGK.
HS : Nhắc lại nội dung lý thuyết của bài học.
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGƯỜI SOẠN	NGƯỜI DUYỆT
Lờ Thị Lan
 Ngày soạn:28/10/2019
Tiết 24: 
Nam châm vĩnh cửu
I- Mục tiêu học sinh cần đạt:
1. Kiến thức: 	
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính
- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm
- Mô tả. cấu tạo và hoạt động của la bàn.
2. Kỹ năng :
- Xác định được các từ cực của nam châm
- Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác
- Biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.
3. Tình cảm, thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập và trong khi tiến hành thí nghiệm.
II-Chuẩn bị cho giờ dạy học:
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy hoc:
- Thiết bị thí nghiệm: 1 thanh nam châm thẳng, 1 thanh nam châm chữ U, 1 kim nam châm, 1 la bàn.
2. Chuẩn bị của HS:
- Kiến thức, bài tập:
- Đồ dùng học tập:
III- Tiến trình giờ học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu chương II - Tổ chức tình huống học tập
GV yêu cầu 1 HS đọc mục tiêu chương II (SGK).
ĐVĐ: Như SGK.
HS đọc SGK để nắm được những mục tiêu cơ bản của chương II
Hoạt động 2: Nhớ lại kiến thức ở lớp 7 về từ tính của nam châm
Mục tiêu: Giúp HS ôn tập lại các kiến thức về nam châm đã được tìm hiểu ở lớp 7
GV tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ:
? Để kiểm tra một thanh kim loại có phải là nam châm không ta phải làm gì?
GV yêu cầu HS các nhóm làm thí nghiệm câu C1.
Yêu cầu HS các nhóm báo cáo kết quả TN.
GV nhấn mạnh lại: Nam châm có đặc tính hút sắt hoặc bị sắt hút.
HS nhớ lại kiến thức cũ :
HS: Trả lời câu hỏi của GV
Các nhóm tiến hành TN câu C1.
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
I- Từ tính của nam châm.
1- Thí nghiệm.
Nam châm hút sắt hay bị sắt hút.
Hoạt động 3: Phát hiện thêm tính chất từ của nam châm
Mục tiêu: Trên cơ sở đã biết HS tìm hiểu thêm các tính chất mới của nam châm.
?: Yêu cầu HS đọc SGK để nắm vững yêu cầu của câu C2. Gọi 1 HS nhắc lại nhiệm vụ.
GV: Giao dụng cụ cho các nhóm, nhắc HS chú ý theo dõi để rút ra nhận xét.
?: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày từng phần của câu C2 và thảo luận chung cả lớp để rút ra kết luận.
? Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì?
GV: HS đọc phần thông báo SGK để ghi nhớ:
+ Quy ước kí hiệu tên cực từ, đánh dấu bằng màu sơn các cực từ của nam châm.
+ Tên các vật liệu từ.
GV: Giới thiệu các nam châm thường gặp trong phòng thí nghiệm và phát cho các nhóm học sinh quan sát.
HS : Cá nhân HS đọc SGK câu C2, nắm vững yêu cầu.
HS : Các nhóm thực hiện và trao đổi trả lời C2.
HS : Nêu được: C2
+ Khi đã đứng cân bằng kim nam châm nằm dọc theo hướng Bắc – Nam.
+ khi đã đứng cân bằng trở lại, nam châm vẵn chỉ theo hướng Bắc – Nam như cũ. 
HS: Nêu kết luận và yêu cầu HS ghi kết luận vào vở.
HS: Đọc SGK
2- Kết luận: 
Nam châm có đặc tính hút sắt. Bất kì nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do cực luôn chỉ về hướng Bắc là cực từ bắc, còn cực luôn chỉ về hướng Nam là cực từ Nam.
- Cực Nam : S hoặc màu xanh, trắng.
- Cực Bắc : N hoặc màu đỏ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự tương tác giữa hai thanh nam châm
Mục tiêu: Qua TN HS nắm được sự tương tác giữa hai nam châm.
GV: Cho học sinh làm các thí nghiệm, trả lời câu hỏi C3 và C4 rút ra nhận xét.
? Hãy rút ra kết luận về sự tương tác giữa hai
HS: làm TN theo nhóm để trả lời C3, C4.
C3: Cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cự Nam của thanh nam châm.
C4: Các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau
HS: Rút ra kết luận.
II- Tương tác giữa các cực của nam châm.
1 - Thí nghiệm: 
2- Kết luận: Hai thanh nam châm đặt gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.
Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học đé giảI các bài tập phần vận dụng.
Đọc và trả lời câu C5.
? Quan sát la bàn và nêu cấu tạo, công dụng của la bàn?
Các nhóm quan sát nam châm và trả lời câu C7.
Nhóm học sinh đọc và trả lời câu C8.
Củng cố: 
* Lưu ý HS nhầm lẫn kí hiệu N là của cực Nam
?: Cho hai thanh thép giống hệt nhau, 1 thanh có từ tính làm thế nào để phân biệt được hai thanh? 
Dặn dò: 
Học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập SBT
HS: Đọc và trả lời câu C5.
C5: Trên tay hình nhân có gắn kim nam châm đặt tự do, do đó kim tay hình nhân luôn chỉ hướng bắc - nam.
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi C6
HS: Hoạt động nhóm quan sát và trả lời các câu hỏi C7&C8.
C8: Cực gần với cưc bắc của nam châm treo là cực nam của nam châm cần xác định.
HS: Thảo luận và đưa ra câu trả lời.
III - Vận dụng:
C6: Cấu tạo chính của la bàn là kim nam châm quay quanh trục cố định.
La bàn dùng để xác định phương hướng dùng cho người đi biển, đi rừng, lấy hướng nhà ...
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGƯỜI SOẠN	NGƯỜI DUYỆT
Lờ Thị Lan
Ngày soạn:28/10/2019
Tiết 25: 
tác dụng từ của dòng điện - từ trường
I- Mục tiêu học sinh cần đạt:
 1. Kiến thức:
-Mô tả TN của Ơ - xtet để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.
2. Kỹ năng:
 - Biết sử dụng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường.
3. Tính cảm, thái độ:
- Hình thành cho học sinh tính cẩn thận, trung thực trong học tập và khi tiến hành TN.
II-Chuẩn bị cho giờ dạy học:
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học:
- Thiết bị thí nghiệm: Giá thí nghiệm, nguồn điện, 1 kim nam châm, công tắc, dây dẫn, biến trở.
2. Chuẩn bị của HS:
- Kiến thức, bài tập: Ôn tập các tính chất của nam châm đã được tìm hiểu.
- Đồ dùng học tập:
III - Tiến trình giờ học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các tính chất của nam châm vĩnh cửu?
- Gọi HS chữa bài tập 21.2; 21.3 
Bài mới:
* Cho học sinh đọc phần đặt vấn đề SGK
HS : Trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 2: Phát hiện tính chất từ của dòng điện
Mục tiêu: HS biết được dòng điện cũng có từ tính.
Bố trí thí nghiệm như hình 22.1
?:Quan sát và trả lời câu hỏi C1
- GV lưu ý HS bố trí TN sao cho đoạn dây AB song song với trục của nam châm (kim nam châm nằm dưới dây dẫn), đóng công tắc quan sát hiện tượng xảy ra với kim nam châm. Ngắt công tắc, quan sát vị trí của kim nam châm lúc này.
? Thí nghiệm chứng tỏ điều gì?
HS: Hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm.
C1:Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm bị lệch đi. Khi ngắt dòng điện, kim nam châm quay về vị trí cũ.
HS rút ra kết luận
I- Lực từ
1- Thí nghiệm: 
2- Kết luận: 
Dòng điện qua dây dẫn có lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt gần dây dẫn, ta nói dòng điện có tác dụng từ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu từ trường.
Mục tiêu : HS nắm được khái niệm về từ trường.
GV : Yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiện, và thống nhất trả lời C3, C4.
? Thí nghiệm chứng tỏ không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có đặc điểm gì?
?: Từ trường tồn tại ở đâu?
HS: làm TN theo nhóm để trả lời C3, C4.
HS: Trả lời câu hỏi của GV:
- Có lực từ tác dụng lên kim nam châm.
- Xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện.
II- Từ trường.
1. Thí nghiệm
2. Kết luận
Từ trường là không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó. 
Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của nam châm cũng như dòng điện, kim nam châm đều định theo một hướng nhất định
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường
Mục tiêu: HS biết cách nhận biết từ trường
GV: Người ta không nhận biết trực tiếp từ trường bằng giác quan. Vậy có thể nhận biết từ trường bằng cách nào?
?: Muốn biết tại một nơi nào đó có từ trường hay không ta dùng dụng cụ nào ?
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của GV.
HS: Dùng kim nam châm.
3. Cách nhận biết từ trường 
- Dùng nam châm thử phát hiện từ trường. Nơi nào có lực từ tác dụng lên kim nam châm thử thì ở đó có từ trường.
Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học để giải các bài tập phần vận dụng.
Học sinh tự trả lời các câu hỏi từ C4 đến C6. 
Củng cố: 
?: Nêu tính chất của nam châm, Để nhận ra các cực của nam châm ta làm thế nào?
?: Nêu cấu tạo và công dụng của la bàn.
Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập SBT.
HS: Trả lời các câu hỏi SGK:
C4:Đặt kim nam châm lại gần dây, nếu kim lệch khỏi hướng Bắc- nam thì ở đó có từ trường.
C5: Đó là thí nghiệm đặt kim nam châm tự do. Khi đứng yên kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc- Nam
C6:Xung quanh không gian đó có từ trường.
HS: Trả lời các câu hỏi của GV.
III- Vận dụng:
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGƯỜI SOẠN	NGƯỜI DUYỆT
Lờ Thị Lan
 Ngày soạn:12/12/2019
Tiết 26: 
từ phổ - đường sức từ
I- Mục tiêu học sinh cần đạt:
1. Kiến thức: 	
- Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ, các đường sức từ và chiều của nó 
2. Kỹ năng:
- Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U 
3. Tình cảm, thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Có thái độ cẩn then, trung thực trong khi tiến hành các thí nghiệm vật lý.
II-Chuẩn bị cho giờ dạy học:
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: Bảng phụ.
- Thiết bị thí nghiệm: Nam châm thẳng, nam châm chữ U, hộp mạt sắt tạo từ phổ, một số la bàn nhỏ, bút dạ.
2. Chuẩn bị của HS:
- Kiến thức, bài tập: Ôn tập kiến thức của bài từ trường.
- Đồ dùng học tập:
III-Tiến trình giờ học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập
Mục tiêu: Kiểm tra việc chuẩn bị bài cũ của HS
?Từ trường là gì? Nêu cách nhận biết từ trường?
GV : Đặt vấn đề.
HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV
Hoạt động 2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm
Mục tiêu: HS biết làm TN tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như SGGK.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm.
?: Trả lời câu hỏi C1.
H: Qua thí nghiệm em có nhận xét gì?
GV: Giới thiệu từ phổ.
HS: Các nhóm làm thí nghiệm và trả lời câu C1.
C1 : Các mạt sắt không xếp lộn xộn mà tạo thành các đường cong nối hai cực của nam châm.
HS: Rút ra kết luận.
I- Từ phổ
1) Thí nghiệm (SGK)
2) Kết luận:
- Các hạt mạt sắt xếp thành những đường cong nối hai cực của nam châm
- Nơi các hạt mạt sắt dày- ở đó từ trường mạnh, nơi các hạt mạt sắt thưa - từ trường yếu.
- Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm gọi là từ phổ của nam châm.( Từ phổ là hình ảnh trực quan của từ trường)
Hoạt động 3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ
Mục tiêu : HS biết vẽ và xác định chiều của các đường sức từ
GV : Yêu cầu HS các nhóm làm thí nghiệm 2 để vẽ được các đường sức từ.
GV: Nêu chiều quy ước của đường sức từ.
GV : Yêu cầu HS các nhóm làm thí nghiệm đỏi cực của thanh nam châm và quan sát sự định hướng của các kim nam châm để trả lời câu C3.
?: Qua đó em có kết luận gì?
HS: làm thí nghiệm đặt các nam châm bé lên đường sức từ vừa vẽ và trả lời câu hỏi C2.
C2 : Mạt sắt sắp xếp thành những đường liền nhau từ cực nọ sang cực kia chính là đường biểu diễn đường sức của từ trường (gọi tắt là đường sức từ)
HS : Nêu quy ước như SGK.
 HS: Làm thí nghiệm đổi cực của thanh nam châm quan sát các kim nam châm và trả lời câu hỏi C3
HS : Đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của thanh nam châm.
HS : Nêm kết luận của bài.
II- Đường sức từ
1) Vẽ và xác định chiều đường sức từ
- Đường sức từ là các đường liền nét nối từ cực này sang cực kia của nam châm.
- Quy ước: Chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam sang cực Bắc xuyên dọc kim nam châm đặt trên đường sức từ đó.
2) Kết luận:
- Các kim nam châm nối đuôi nhau trên đường sức từ .
- Các kim nam châm quay về một chiều chứng tỏ đường sức từ có chiều xác định và được quy ước đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam của nam châm.
- Nơi nào từ trường mạnh đường sức từ càng dày, nơi nào từ trường yếu đường sức từ càng thưa.
Hoạt động 5: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa tiếp thu để giải bài tập.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm với nam châm chữ U
?: Gọi HS trả lời câu C5.
?: Gọi HS trả lời câu C6.
Củng cố: Nêu chiều quy ước của đường sức từ.
Dặn dò: Học thuộc
HS: Làm thí nghiệm tương tự đối với nam châm chữ U và trả lời câu C4.
C4: Các đường sức từ ở khoảng giữa hai cực từ gần như song song nhau.
HS: Đọc và trả lời câu C5.
C5: Dựa vào chiều đường cảm ứng từ ta suy ra cực của nam châm: A là cực bắc, B là cực nam của nam châm.
HS: Lên bảng trình bày câu C6. 
C6: Theo chiều quy ước của đường sức từ ta có chiều đường sức từ như hình vẽ.
III - Vận dụng.
C4:
C5: 
C6:
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGƯỜI SOẠN	NGƯỜI DUYỆT
Lờ Thị Lan
Ngày soạn:12/12/2019
Tiết 27: Từ trường của ống dây khi có dòng điện chạy qua.
I - Mục tiêu học sinh cần đạt:
1. Kiến thức: 	
- Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngước lại.
3. Tình cảm, thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi tiến hành các thí nghiệm vật lý.
II - Chuẩn bị cho giờ dạy học:
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu.
- Thiết bị thí nghiệm: Bảng ống dây, mạt sắt, bộ đổi nguồn, biến trở, kim nam châm nhỏ, dây nối.
2. Chuẩn bị của HS:
- Kiến thức, bài tập: Học kỹ nội dung kiến thức của bài “Từ phổ - Đường sức từ”
- Đồ dùng học tập: 
III - Tiến trình giờ học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra - Đặt vấn đề
Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các kiến thức của bài : Từ phổ - Đường sức từ.
?: Xác định các từ cực của nam châm trong các hình vẽ sau:
HS lên bảng làm bài tập
Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua
Mục tiêu: Giúp HS nắm được đặc điểm về từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua và so sánh với từ phổ của nam châm thẳng
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
Lưu ý phải dàn đều mạt sắt trong hộp
GV: Yêu cầu HS quan sát từ phổ của nam châm và của ống dây có dòng điện chạy qua trên máy chiếu và trả lời câu hỏi C1.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm hình 24.2
GV hướng dẫn HS vẽ mờ ra tấm nhựa các đường sức từ sau đó đặt 3 kim nam châm trên một đường sức từ và quan sát sự sắp xếp của các kim nam châm và trả lời các câu hỏi C2, C3.
?: Qua đó em rút ra kết luận gì ?
HS: Hoạt động hóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
HS: Quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua và so sánh với từ phổ của thanh nam châm.
HS: Quan sát và trả lờicâu hỏi C1: Bên ngoài thì giống nhau, ống dây trong lòng cũng có các đường sức từ gần như song song với nhau. 
HS: Rút ra kết luận của bài 
I> Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua
1) Thí nghiệm
2) Kết luận
- Bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua đường sức từ cũng giống đường sức từ của nam châm
- Trong lòng ống dây cũng có các đường sức từ gần như song song với nhau.
- Đường sức từ của ống dây có dòng điện là những đường cong khép kín
- Tại hai đầu ống dây các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải
Mục tiêu: Giúp HS nắm được và vận dụng quy tắc nắm tay phải để làm các bài tập đơn giản.
GV : Cho HS dự đoán xem chiều đường sức từ phụ thuộc vào gì ?
GV : Yêu cầu HS làm lại thí nghiệm sau đó đổi chiều dòng điện. Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận.
Quan sát hình 24.3 và tập đặt tay như hình vẽ
áp dụng quy tắc để xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây khi đổi chiều dòng điện
GV: Yêu cầu HS đọc SGK về quy tắc nắm tay phải.
GV: Mô tả lại quy tắc này trên máy chiếu để HS hiểu rõ hơn về quy tắc.
HS: Nêu ra dự đoán.
HS: Hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm.
HS: Rút ra nhận xét.
HS: Đọc SGK.
HS: Quan sát trên máy chiếu sau đó áp dụng làm một số bài tập.
II- Quy tắc nắm tay phải:
1) Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc yếu tố nào ?
- Chiều của đường sức từ của ống dây có dòng điện phụ thuộc chiều dòng điện chạy qua các vòng dây
2) Quy tắc nắm tay phải
(SGK)
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - HDVN
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu để giải các bài tập vận dụng.
Củng cố: Cho một số hình vẽ cho chiều đường sức từ, xác định chiều dòng điện
Dặn dò: Học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập SBT.
HS: Lên bảng làm các bài tập C4, C5, C6.
III> Vận dụng
C4: Căn cứ sự định hướng của kim nam châm ta có B là cực bắc
C5: Từ kim 1,2,3 và 4 ta tìm ra B là cực bắc nên kim 5 vẽ sai chiều
C6: Sử dụng quy tắc nắm tay phải ta có đầu B đường sức từ đi vào nên là cực nam.
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGƯỜI SOẠN	NGƯỜI DUYỆT
Lờ Thị Lan
Ngày soạn:20/12/2019
Tiết 28: 	bài tập.
I - Mục tiêu học sinh cần đạt:
1. Kiến thức: 	
- Củng cố, ôn tập kiến thức về nam châm, từ trường.
2. Kỹ năng:
- Vẽ và xác định được chiều của các đường sức từ của nam châm, của ống dây có dòng điện.
- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để giải các bài tập có liên quan.
3. Tình cảm, thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II - Chuẩn bị cho giờ dạy học:
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: Bảng phụ
- Thiết bị thí nghiệm: 
2. Chuẩn bị của HS:
- Kiến thức, bài tập: Ôn tập lại kiến thức của các tiết từ 24 đến 27.
- Đồ dùng học tập: 
III - Tiến trình giờ học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Lý thuyết.
Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập kiến thức có liên qua để giải các bài tập.
?: Nêu sự hiểu biết của em về nam châm?
?: Từ trường là gì? Nêu cách nhận biết từ trường?
?: Đường sức từ của nam châm và của ống dây có dòng điện là những đường như thế nào?
?: Nêu quy ước về chiều của đường sức từ?
?: Bên ngoài của nam châm (Hay ống dây) đường sức từ có chiều như thế nào?
?: Phát biểu quy tắc nắm tay phải.
HS: Trả lời câu hỏi của GV.
HS: Nêu định nghĩa từ trường và cách nhận biết từ trường.
HS: Trả lời và lên bảng vẽ minh họa một số đường sức từ của nam châm, của ống dây có dòng điện.
HS: Nêu quy ước về chiều của đường sức từ.
HS; Trả lời câu hỏi của GV.
HS: Phát biểu quy tắc.
I. Lý thuyết:
1. Nam châm:
- Có đặc tính hút sắt.
- Mỗi nam châm có hai từ cực: Cực Bắc (N) luôn chỉ hướng Bắc, cực Nam (S) luôn chỉ hướng nam.
2. Từ trường:
- Từ trường là môi trường vật chất xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
- Để nhận biết từ trường ta dùng kim nam cham. Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
3. Đường sức từ:
- Nam châm: Đường sức từ là đường cong liền nét nối từ cực này sang cực kia.
- ống dây có dòng điện: Là đường cong kín xuyên qua lòng ống dây.
- Chiều của đường sức từ: là chiều đi từ cực Nam sang cực Bắc xuyên dọc kim nam châm đặt trên đường sức từ đó. Bên ngoài nam châm (Hoặc ống dây có dòng điện) thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam.
4. Quy tắc nắm tay phải: (SGK)
Hoạt động 2: Giải một số bài tập về nam châm, từ trường.
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về nam châm, từ trường để giải bài tập.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập trên bảng phụ
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài và nghiên cứu để giải bài tập.
HS: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi:
Không thể kết luận được nam châm đã mất hết từ tính. Vì nam châm thẳng có từ trường mạnh nhất ở hai đầu thanh. ậ giữa thanh nam châm thẳng gần như không có từ tính.
HS: Hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
HS: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi của GV: Nối dây dẫn với hai cực của cục pin, đưa lại gần kim nam châm nếu có tác dụng lên kim nam châm thì pin còn điện và ngược lại.
HS: Cá nhân giải bài và lên bảng trình bày.
1. Bài tập 1: Khi đưa một thanh sắt lại gần điểm giữa của một thanh nam châm thẳng, nam châm không hút được sắt, có thể kết luận nam châm đã mất hết từ tính đựơc hay không? Tại sao?
2. Bài tập 2: Có một Pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn, nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào kiểm tra được pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một kim nam châm.
3. Bài tập 3: Xác định chiều của đường sức từ và tên các từ cực của nam châm như hình vẽ.
Hoạt động 3: Giải một số bài tập về từ trường của ống dây có dòng điện.
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức về từ trường của ống dây có dòng điện, quy tắc nắm tay phải để giải bài tập.
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài, nghiên cứu và giải bài tập.
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài, nghiên cứu và giải bài tập.
HS: Làm việc cá nhân nghiên cứu để giải bài tập.
HS: Lên bảng làm bài.
HS: Thảo luận nhóm tìm ra cách giải bài tập.
HS: Đại diện nhóm trả lời bài tập: Vì đầu B của ống dây có các đường sức từ đi ra nên đó là cực từ Bắc. Do đó ban đầu khi mới đóng công tắc K thì cực Bắc của thanh nam châm bị đẩy ra xa và sau đó cực Nam của nam châm bị hút về phía ống dây.
4. Bài tập 4: Xác định chiều của các đường sức từ, chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây và tên các từ cực của ống dây như hình vẽ
5. Bài tập 5: Trong hình vẽ, nếu đóng công tắc K thì hiện tượng xảy ra như thế nào với thanh nam châm.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
GV: Yêu cầu HS về nhà xem lại toàn bộ các bài tập cúng như nội dung lý thuyết đã ôn tập và làm trong tiết học.
GV: Xem kỹ nội dung của bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGƯỜI SOẠN	NGƯỜI DUYỆT
 Lờ Thị Lan
Ngày soạn: 23/12/2019
Tiết 29: Sự nhiễm từ của sắt, thép, nam châm điện.
I - Mục tiêu học sinh cần đạt:
1. Kiến thức: 	
- Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ 
2. Kỹ năng:
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Có thái độ cẩn thận, trung thực trong khi tiến hành các thí nghiệm vật lý.
II - Chuẩn bị cho giờ dạy học:
ống dây dẫn, nguồn điện, lõi sắt, thép, kim nam châm, giá đặt kim, hình vẽ 25.4 phóng to.
III - Tiến trình giờ học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra - Đặt vấn đề
Mục tiêu: Giúp HS ôn lại các kiến thức của bài -Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.
?: Phát biểu quy tắc nắm tay phải?
?: Nêu các đặc tính của nam châm?
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua
Mục tiêu: Giúp HS nắm được kiến về sự nhiễm từ của sắt và thép
GV: Cho các nhóm HS làm thí nghiệm, đọc và trả lời câu C1.
H: Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì ?
HS: Hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm. Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét.
I - Sự nhiễm từ của sắt và thép
1- Thí nghiệm.SGK.
2- Kết luận:
a) Lõi sắt và lõi thép khi đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ nó làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.
b) Khi ngắt mạch lõi thép vẫn còn từ tính còn lõi sắt non mất hết từ tính.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nam châm điện.
Mục tiêu: Giúp HS nắm được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nam châm điện.
?: Dựa vào tính chất này người ta dùng sắt và thép để chế tạo ra dụng cụ gì ?
?: Nêu cấu tạo của nam châm điện ?
?: Vì sao lõi của nam châm điện lại là lõi sắt non mà không phải là thép.
?: Để làm tăng từ tính của nam châm điện người ta làm như thế nào?.
?: Trả lời câu hỏi C3.
HS: Chế tạo ra nam châm điện và nam châm vĩnh cửu.
HS: Quan sát nam châm điện nêu cấu tạo.
HS: Vì lõi sắt thì khi ngắt điện chạy qua cuộn dây sẽ mất hết từ tính còn lõi thép thì không.
HS: Trả lời câu hỏi của GV.
HS: Nam châm b mạnh hơn nam châm a. Vì có cùng I nhưng số vòng dây của nam châm b nhiều hơn. Nam châm d mạnh hơn nam châm c. Nam châm e mạnh hơn châm b và d.
II - Nam châm điện.
a) Cấu tạo: ống dây dẫn tro

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_9_tiet_23_den_35_nam_hoc_2019_2020_le_din.doc