Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 35 đến 38 - Năm học 2019-2020

Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 35 đến 38 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.

-Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay hoặc máy phát điện xoay chiều có nam châm quay.

-Nêu được máy phát điện xoay chiều biến đổi cơ năng thành điện năng.

-Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ điện.

-Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có cuộn dây hoặc có nam châm quay.

-Phát hiện được dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.

2.Kĩ năng: Phát triển kĩ năng thực nghiệm vật lí.

3.Thái độ: Vận dụng kiến thức vào giải thích những hiện tượng thực tiễn.

4. Định hướng hình thành năng lực,phẩm chất

 + Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm, sống tự lập

 + Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác,tính toán, suy luận, trình bày

+Năng lực chuyên biệt :Sử dụng đúng đồ dùng thí nghiệm sử dụng đúng từ cực của nam châm, quan sát đúng các hiện tượng.

5. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: làm việc cá nhân, cặp đôi, thảo luận theo nhóm, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.

-Kĩ thuật: Hợp tác,giao nhiệm vụ, động não, tia chớp.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên :

2. Học sinh

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

 

docx 7 trang maihoap55 6590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tiết 35 đến 38 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:29/1/2020.
Ngày dạy :................................
Tiết 35,36,37,38: Bài 50. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU.
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
-Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.
-Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay hoặc máy phát điện xoay chiều có nam châm quay.
-Nêu được máy phát điện xoay chiều biến đổi cơ năng thành điện năng.
-Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ điện.
-Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có cuộn dây hoặc có nam châm quay.
-Phát hiện được dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.
2.Kĩ năng: Phát triển kĩ năng thực nghiệm vật lí.
3.Thái độ: Vận dụng kiến thức vào giải thích những hiện tượng thực tiễn.
4. Định hướng hình thành năng lực,phẩm chất
 + Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm, sống tự lập
 + Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác,tính toán, suy luận, trình bày 
+Năng lực chuyên biệt :Sử dụng đúng đồ dùng thí nghiệm sử dụng đúng từ cực của nam châm, quan sát đúng các hiện tượng.
5. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: làm việc cá nhân, cặp đôi, thảo luận theo nhóm, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
-Kĩ thuật: Hợp tác,giao nhiệm vụ, động não, tia chớp.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : 
2. Học sinh 
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Ngày dạy :................................
Tiết 35
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt 
Dự kiến tình huống
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* MĐ: Tạo hứng thú và mâu thuẫn nhằm lôi cuốn các em học sinh vào bài mới.
* PP và KT: Nêu và giải quyết vấn đề, KT động não
GV: Ở bài hiện tượng cảm ứng điện từ các em đã biết điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. Tuy nhiên, để làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên ta có 2 cách: làm cho số đường sức từ tăng lên hoặc giảm đi.
-Dòng điện cảm ứng có gì thay đổi khi ta thay đổi cách thức biến thiên của số đường sức từ qua một cuộn dây dẫn kín( đang tăng thì giảm, hoặc đang giảm thì tăng?) 
HS: trình bày trước lớp, nhận xét chéo SP.
HS trả lời đúng hoặc sai 
GV lợi dụng luôn câu ttrar lờitạo tình huống ó vấn đề vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*MĐ: -Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.
-Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay hoặc máy phát điện xoay chiều có nam châm quay.
-Nêu được máy phát điện xoay chiều biến đổi cơ năng thành điện năng.
-Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ điện.
-Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có cuộn dây hoặc có nam châm quay.
-Phát hiện được dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.
* PP và KT:Giả định, dự đoán, thí nghiệm, phân tích số liệu rút ra kết luận, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, KT động não.
MĐ: Biết được chiều của dòng điện cảm ứng, cách tạo ra dòng điện xoay chiều
a)Chiều của dòng điện cảm ứng
GV: Hãy thiết kế phương án thí nghiệm xem dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín thì số đường sức từ xuyên qua cuộn dây đó tăng lên và giảm đi có gì khác nhau không?
-Bố trí TN như h50.1(SHD)
-Nối hai đầu một cuộn dây với một điện kế xoay chiều.
-Cho nam châm dịch chuyển lại gần cuộn dây, quan sát kim điện kế.
-Cho nam châm d ịch chuyểnra xa cuộn dây, quan sát kim điện kế.
-Tiến hành thí nghiệm tương tự trong trường hợp nam châm cố định, dịch chuyển lại gần ra xa cuộn dây.
b)Cách tạo ra dòng điện xoay chiều
-Hãy đề xuất phương án TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín.
-Bố trí TN như h50.2(SHD)
-Cho nam châm quay lien tục trước cuộn dây. Giải thích vì sao trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.
-Bố trí TN như h 50.3. Giải thích vì sao trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.
1.Chiều của dòng điện cảm ứng, cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
Kết luận
-Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây kín tăng lên thì dòng điện cảm ứng có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S đó giảm.
-Muốn cho dòng điện qua một cuộn dây dẫn kín liên tục đổi chiều thì cần phải liên tục làm thay đổi số đường sức từ xuyên qu tiết diện S của cuộn dây đó. Dòng điện đó gọi là dòng điện xoay chiều.
HS : Chưa thiết kế được phương án thí nghiệm
HS : làm thí nghiệm còn chưa có kỹ năng.GV Hướng dẫn lại các kĩ năng
HS chưa rút ra được kết luận.GV hướng dẫn hs qua sát lại hiện tượng
Ngày dạy :................................
Tiết 36
MĐ : -Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay hoặc máy phát điện xoay chiều có nam châm quay.
GV:Máy phát điện xoay chiều là một thiết bị chuyển hóa cơ năng thành điện năng(dưới dạng dòng điện xoay chiều)
-Hãy nêu cấu tạo chính của máy phát điện xoay chiều?
-Hoàn thành kết luận
HS: trình bày bảng
HS: làm thí nghiệm, ghi kết quả
2.Máy phát điện xoay chiều
-Cấu tạo chính của máy phát điện xoay chiều: Nam châm, cuộn dây,vỏ sắt, thanh quét, vành khuyên
-Kết luận
Các máy phát điện xoay chiều đều có các bộ phận chính là: nam châm và cuộn dây. Bộ phận đứng yên là stato, bộ phận chuyển động là rôto
HS : làm thí nghiệm còn chưa có kỹ năng.GV Hướng dẫn lại các kĩ năng
Ngày dạy :................................
Tiết 37
.
GV: cho HS quan sát hiện tượng h50.6 rồi cho biết dòng điện có tác dụng gì?
HS:Có hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều
3.Các tác dụng của dòng điện xoay chiều 
-Cho nam châm quay trước cuộn dây
-Cho cuộn dây quay trong từ trường.
Giải thích
-Khi chon am châm hoặc cuộn dây quay thí số đường sức từu xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên nên trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều.
Kết luận
Có nhiều cách tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín, có thể cho nam châm quay trước cuộn dây hoặc cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm
HS:
-Dòng điện có tác dụng từ.
-Dòng điện có tác dụng phát sang.
Kết luận
-Khi dòng điện đổi chiều thì lực điện từ của dòng điện tác dụng lên thanh nam châm cũng đổi chiều.
-Khi cho dòng điện đổi chiều liên tục, dây tóc bóng đèn sẽ sang (liên tục có chiều dòng điện thay đổi) nhưng do quá trình nguội chậm và do mắt có khả năng lưu ảnh nên ta không phát hiện ra điều đó.
Ngày dạy :................................
Tiết 38
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* MĐ: Vận dụng kiến thức vào giải thích những hiện tượng thực tiễn.
* PP và KT: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
* NL, PC: tự chủ, trách nhiệm, nghiêm túc, chính xác, tự học, tự giải quyết vấn đề,sáng tạo, hợp tác nhóm.
GV: Cho HS tự cá nhân làm từ câu 1 đến câu 4.
Câu 1. Trong các hình vẽ hình 50.7, thí nghiệm nào tạo ra dòng điện xoay chiều?
Câu 2.Trong thí nghiệm hình 50.8 khi đổi chiều dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn(bằng cách đảo cực của nguồn điện) thì tác dụng từ của cuộn dây đối với kim nam châm và kim sắt non có gì khác không? Tại sao?
Câu 3.Tìm đáp án sai. Để tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây( H50.9), ta có thể chon am châm quay liên tục quanh
A.trục AB.
B.trục CD.
C.trục PQ.
D.trục AB hoặc CD.
Câu 4. Tác dụng nào trong các tác dụng sau đây của dòng điện xoay chiều không phụ thuộc vào chiều dòng điện: tác dụng nhiệt, tác dụng từ.
HS: 
HS: TNa), b) không tạo ra dòng điện xoay chiều.
TNc,d) tạo ra dòng điện liên tục đổi chiều là dòng điện xoay chiều.
Câu 2.Có sự khác nhau: kim sắt non luôn bị hút, còn kim nam châm bị rời khỏi cuộn dây, ngay sau đó cực kia của kim nam châm lại bị hút vào cuộn dây.
Câu 3.
Đáp án:D.
Câu 4. Tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều không phụ thuộc vào chiều dòng điện
. HS chưa trả lời dược.GV Hướng dẫn yêu cầu học sinh đọc lại điều kiện tạo ra dòng điện xoay chiều và đối chiếu
D.E HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG
*Mục đích:Cho HS sáng tạo trên nội dung bài học vào tình huống thực tiễn trong bài học, HS được trải nghiệm và sáng tạo để đạt được SP.
* PP và KT: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
* NL, PC: tự chủ, trách nhiệm, nghiêm túc, chính xác, tự học, tự giải quyết vấn đề,sáng tạo, hợp tác nhóm.
GV: HD HS tìm hiểu tại lớp bài 1,2,3 mục D. yêu cầu HS về nhà làm bài 1,2 mục E.
HS: nghe và làm theo.
Nhận xét, điều chỉnh , rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_9_tiet_35_den_38_nam_hoc_2019_2020.docx