Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021
BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố lại các kiến thức về nam châm để làm bài tập
- Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng, nguyên tắc hoạt động của bộ phận điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm.
2. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
3. Phẩm chất:
- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.
- Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm khi thảo luận.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: Kế hoạch dạy học
- HS: SGK, SBT, dụng cụ học tập.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/2020 Tiết 27 Tuần 14 BÀI TẬP I. Mục tiêu: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố lại các kiến thức về nam châm để làm bài tập - Vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng, nguyên tắc hoạt động của bộ phận điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm. 2. Năng lực: - Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân. - Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. 3. Phẩm chất: - Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn. - Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm khi thảo luận. II. Thiết bị dạy học và học liệu - GV: Kế hoạch dạy học - HS: SGK, SBT, dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học: A. Hoạt động khởi động (10 phút) Hoạt động của GV và học sinh Nội dung 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp. 3. Sản phẩm: + HS phát biểu nam châm. 4. Tổ chức thực hiện. - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. - Giáo viên yêu cầu: + Phát biểu về nam châm - Học sinh tiếp nhận: - Dự kiến sản phẩm: Cột nội dung. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: BÀI TẬP B. Hoạt động hình thành kiến thức C. Hoạt động luyện tập 1. Mục tiêu: Hiểu được kiến thức về nam châm để giải bài tập. Có thái độ trung thực, cẩn thận trong khi thí nghiệm, có tinh thần hợp tác nhóm. Hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực so sánh phân tích tổng hợp, hợp tác nhóm. Hình thành năng lực tính toán, giải quyết vấn đề, tự học 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, SGK. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: lời giải mỗi bài tập 1,2,3 theo yêu cầu. 4. Tổ chức thực hiện: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Gọi HS đọc nội dung từng bài tập. HS: Đọc nội dung bài tập GV: Hướng dẫn HS hoạt động nhómthảo luận câu trả lời HS: Hoạt động nhóm GV: Y/c HS đại diện nhóm trả lời từng bài tập và gọi hs nhóm khác nhận xét bổ sung. HS: trả lời GV: bổ sung và yêu cầu ghi bài vào vở 1. Bài tập 26.1/59-SBT Nên dùng dây dẫn mảnh để quấn nhiều vòng. Vì tác dụng từ của nam châm điện tăng khi số vòng dây của nam châm điện tăng mà không phụ thuộc vào tiết diện của dây dẫn. 2. Bài tập 26.3/59-SBT a) Độ nhạy của điện kế phụ thuộc vào số vòng dây của ống dây và độ lớn của cường độ dòng điện qua ống dây. b) Kim của la bàn sẽ nằm dọc theo các đường sức từ bên trong ống dây, có nghĩa là nằm vuông góc với dây dẫn trên bề mặt hộp. 3. Bài tập 26.4/60-SBT Tấm sắt được hút vào trong lòng ống dây khi có dòng điện đi qua ống dây. Khi đó kim chỉ thị K quay quanh trục O và đầu kim dịch chuyển trên mặt bảng chia độ và cho biết giá trị của dòng điện qua dây D. 4. Bài tập 26.5/60-SBT Chọn B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa. D. Hoạt động vận dụng 1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn. 2. Nội dung: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. 4. Tổ chức thực hiện: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Khắc sâu lại KT về kiến thức về nam châm - GV Hướng dẫn HS về nhà học bài, làm bài tập trong SBT. - Xem trước nội dung bài: 27 HS lắng nghe Ngày soạn: 28/11/2020 Tiết 28 Tuần 14 CHỦ ĐỀ: LỰC ĐIỆN TỪ VÀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU (tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả được TN chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. - Vận dụng được qui tắc bàn tay trái biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện. 2. Năng lực: - Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân. - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện. - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. 3. Phẩm chất: - Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu : 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - Học liệu: Bộ thí nghiệm tác dụng của từ trường lên ống dây có dòng điện chạy qua. 1 nguồn điện 6V. 1 biến trở, 1 giá TN, 1 công tắc, 1 ampe kế. 2. Học sinh: + Học và làm bài ở nhà trước khi đến lớp. III. Tiến trình dạy học: A. Hoạt động khở động (7 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập. 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân, chung cả lớp: 3. Sản phẩm: + HS1: Làm bài 26.1, 26.2 SBT. + HS2: Nêu TN chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ? 4. Tổ chức thực hiện: - Học sinh đánh giá./ - Giáo viên đánh giá. - Giáo viên yêu cầu: + HS1: Làm bài 26.1, 26.2 SBT. + HS2: Nêu TN chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ? - Học sinh: Làm theo yêu cầu. - Giáo viên: theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời. *Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Dòng điện tác dụng từ lên kim nam châm, vậy ngược lại nam châm có tác dụng từ lên dòng điện hay không? ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài 27. LỰC ĐIỆN TỪ B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện chạy qua. (15 phút) 1. Mục tiêu: - Mô tả được TN chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: 4. Tổ chức thực hiện: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Gọi HS đọc nội dung TN. HS: Đọc nội dung TN. GV: Hướng dẫn HS hoạt động nhóm mắc mạch điện như hình 27.1, tiến hành làm TN. Lưu ý HS treo dây AB nằm sâu trong lòng NC và không chạm vào NC. HS: Hoạt động nhóm mắc mạch điện như hình 27.1, tiến hành làm TN. GV: Y/c HS thảo luận nhóm trả lời C1 Đại diện nhóm HS trả lời, hs nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: Thông báo, lực quan sát thấy được ở TN được gọi là lực điện từ. HS: Lắng nghe, tiếp thu khái niệm về lực điện từ I. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện 1. Thí nghiệm C1: Đoạn dây bị hút, hiện tượng đó chứng tỏ có lực tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện 2. Kết luận Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó gọi là lực điện từ. Hoạt động 2: Tìm hiểu chiều của lực điện từ. (10 phút) 1. Mục tiêu: - Vận dụng được qui tắc bàn tay trái biểu diễn lực từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện. 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm: - Phiếu học tập cá nhân: - Phiếu học tập của nhóm: 4. Tổ chức thực hiện: - Học sinh tự đánh giá./ - Học sinh đánh giá lẫn nhau. / - Giáo viên đánh giá. GV: Y/c HS hoạt động nhóm làm lại TN hình 27.1 và quan sát khi đổi chiều dòng điện hoặc đổi chiều đường sức từ thì chiều lực điện từ có thay đổi không. HS: Hoạt động nhóm làm lại TN hình 27.1 GV: Qua TN hãy cho biết chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào. HS: Cho biết chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào. GV: Y/c HS đọc SGK để tìm hiểu quy tắc bàn tay trái HS: Tìm hiểu quy tắc bàn tay trái GV: Phát biểu quy tắc và biểu diễn cho Hs quan sát HS: Lắng nghe quan sát GV biểu diển, GV: Yêu cầu hs thực hành biểu diễn quy tắc bàn tay trái. II. Chiều của lực điện từ, quy tắc bàn tay trái 1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào? a. Thí nghiệm Hình 27.1 b. Kết luận: Phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều đường sức từ. 2. Quy tắc bàn tay trái Đặt bàn tay trái sao cho các ĐST hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. C. Hoạt động luyện tập 10’ 1. Mục tiêu: Vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia. Củng cố kiến thức nội dung bài lực điện từ. 2. Nội dung: - Hoạt động cá nhân, cặp đôi: nghiên cứu tài liệu. - Hoạt động chung cả lớp. 3. Sản phẩm: - Phiếu học tập cá nhân: C2 - C4. - Phiếu học tập của nhóm: 4. Tổ chức thực hiện: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Y/c HS lần lượt đọc và thảo luận nhóm trả lời các câu C2, C3, C4. HS: Đọc và thảo luận nhóm trả lời các câu C2, C3, C4. Đại diện nhóm trình bày và HS nhóm khác nhận xét, bổ sung các câu C2, C3, C4. GV: Nhận xét sữa chữa câu trả lời của Hs và cho điểm nếu Hs làm tốt. III. Vận dụng C2: Chiều dđ đi từ B đến A C3: Chiều ĐST đi từ dưới lên C4: Hình a: có tác dụng làm quay khung theo chều kim đồng hồ Hình b: Lực điện từ tác dụng lên các đoạn dây đều nằm trong mp ABCD vuông góc với các đoạn thẳng đó và hướng ra, nên khung bị kéo căng ra. Hình c: Làm khung quay ngược chiều kim đồng hồ D. Hoạt động vận dụng (3 phút) 1. Mục tiêu: HS về ôn lại quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia. Củng cố kiến thức nội dung bài lực điện từ. 2. Nội dung: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. 3. Sản phẩm HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau. 4. Tổ chức thực hiện: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá.Mục đích của hoạt động: HS về ôn lại quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia. Củng cố kiến thức nội dung bài lực điện từ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS SẢN PHẨM HĐ CỦA HS Khắc sâu lại KT về quy tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia và kiến thức nội dung bài lực điện từ. - GV Hướng dẫn HS về nhà học bài, làm bài tập trong SBT. - Xem trước nội dung bài: 28 HS lắng nghe BTVN từ 27.1 - 27.5/SBT
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_9_tuan_14_nam_hoc_2020_2021.doc