Hướng dẫn tự học môn Ngữ văn 9 - Bài 1: Tổng kết văn học nước ngoài

Hướng dẫn tự học môn Ngữ văn 9 - Bài 1: Tổng kết văn học nước ngoài

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS biết tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài

- HS biết liên hệ với một số tác phẩm văn học Việt Nam có cùng chủ đề

II. Tóm tắt kiến thức:

1. Thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình: (Không tính bài đọc thêm, truyện dân gian)

 

doc 7 trang maihoap55 3340
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn tự học môn Ngữ văn 9 - Bài 1: Tổng kết văn học nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN 9
Bài 1: TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài
- HS biết liên hệ với một số tác phẩm văn học Việt Nam có cùng chủ đề
II. Tóm tắt kiến thức:
1. Thống kê các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình: (Không tính bài đọc thêm, truyện dân gian)
TT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Nước
Thế kỉ
Thể loại
Lớp
1
Lòng yêu nước
I. Ê-ren- bua
Nga
XIX
Bút kí 
2
Buổi học cuối cùng
A. Đô-đê
Pháp
XIX
Truyện ngắn
3
Xa ngắm thác núi Lư
Lý Bạch
Trung Quốc
VIII
Thơ tứ tuyệt
7
4
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lý Bạch
Trung Quốc
VIII
Thơ ngũ ngôn
5
Hồi hương ngẫu thư
H.T.Chương
Trung Quốc
VIII
Thơ tứ tuyệt
6
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
Trung Quốc
VIII
Thất ngôn tt
7
Cô bé bán diêm
An-đéc-xen
Đan Mạch
XIX
Truyện ngắn 
8
8
Đánh nhau với với cối xay gió
Xéc-van-tét
Tây Ban Nha
XVI-XVII
Tiểu thuyết
9
Chiếc lá cuối cùng
Ô. Hen-ri
Mĩ
XIX
Truyện ngắn
10
Hai cây phong
Ai-ma-tốp
Nga
XIX
Truyện ngắn
11
Đi bộ ngao du
G. Ru-xô
Pháp
XVIII
Nghị luận
12
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
Mô-li-e
Pháp
XVIII
Hài kịch
13
Cố hương
Lỗ Tấn
Trung Quốc
XX
Truyện ngắn
9
14
Mây và sóng
Ta-gor
Ấn Độ
XX
Thơ v.xuôi
15
Bố của Xi-mông
Mô-pa-xăng
Pháp
XIX
Truyện ngắn
2. Nội dung và nghệ thuật chủ yếu:
a. Giá trị nội dung :
- Mang đậm màu sắc, phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới : Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga...
- Đề cập tới nhiều vấn đề xã hội nhân sinh ở các nước thuộc các thời đại khác nhau: phê phán những thói hư tật xấu, ca ngợi những tấm lòng nhân hậu, mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.... Bồi dưỡng những tình cảm đẹp , yêu cái thiện, ghét cái ác.
* VD: 
- Phê phán lối sống đua đòi, hãnh tiến (Hài kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của Mô-li-e)
- Ca ngợi tấm lòng nhân hậu,tình mẫu tư thiêng liêng bất diệt (mây và sóng của Ta -Go). 
- Mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người ( Ô. Hen ri với Chiếc lá cuối cùng). 
- Khẳng định và ngợi ca nghị lực sức mạnh chiến thắng hoàn cảnh của con người (Rô bin xơn ngoài đảo hoang của Đi phô)
- Dù đi đâu làm gì song quê hương vẫn là một tình cảm thường trực trong con người (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương)
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những sự việc cụ thể, hành động cụ thể (Lòng yêu nước của Ê ren bua).
- Tấm lòng nhân hậu, trái tim đồng cảm không chỉ là người mà còn là tình cảm đối với loài vật như Con chó Bấc của Lân-đơn.
- ...vv
b. Giá trị nghệ thuật :
- Cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về nghệ thuật thơ Đường.
- Lối thơ văn xuôi.
- Bút kí chính luận.
- Nghệ thuật hài kịch.
- Nhiều phương thức tự sự và phong cách văn xuôi khác nhau.
- Các kiểu văn nghị luận.
*VD: 
- Thơ Đường : Đó những bài thơ mặc dù bị bó chặt trong những quy định nghiêm ngặt về luật lệ : vần, luật, niêm, đối, bố cục song các bài thơ vẫn toát lên sự phóng khoáng, nội dung và hình ảnh sinh động, những câu thơ tả cảnh song mang đậm tình cảm và nỗi lòng suy tư của nhân vật trữ tĩnh : tình yêu quê, nhớ quê được gửi qua ánh trăng sáng, qua khung cảnh thiên nhiên hoang sơ mà kỳ vĩ (Lý Bạch), cũng là nhớ quê hương, yêu quê hương mà cảnh vật, con người trong thơ Hạ Tri Chương mang nặng ưu tư. 
- Với truyện thì dù tiểu thuyết hay truyện ngắn các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật đều được thể hiện rất rõ, tạo nên sự thành công của truyện. Ngôi kể và người kể chuyện linh hoạt tạo sự phong phú về giọng điệu : người kể xưng tôi trong Cố hương của Lỗ Tấn, Rô bin xơn trong Rô bin xơn ngoài đảo hoang. Tình huống truyện độc đáo tạo sự bất ngờ, hấp dẫn người đọc, Cô bé bán diêm của An đéc xen, Đánh nhau với cối xay gió của Xéc van téc ....
- Nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc trong Cô bé bán diêm, Hai cây phong. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế như Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng. 
- Với nghị luận : luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, câu văn giàu sức thuyết phục cả về lý lẽ, dẫn chứng sinh động : Đi bộ ngao du, sự so sánh, ví von, giọng điệu hóm hỉnh hài hước tất cả đã thuyết phục người nghe về vấn đề mình đưa ra ích lợi của đi bộ, đi nhiều học hỏi được nhiều.
---HẾT---
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN 9
Bài 2: TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS:
+ Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học
+ Đọc – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy
+ Kết hợp hài hòa, hợp lý các kiểu văn bản trong thực tế bài làm
II. Tóm tắt kiến thức:
1. Các kiểu văn bản đó học trong chương trình Ngữ văn THCS: (Xem SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang )
2. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS:
2.1. Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Phần văn bản luôn là tư liệu để khai thác, truyền đạt các đơn vị kiến thức về tập làm văn. Đồng thời trong quá trình tìm hiểu tập làm văn, HS có điều kiện củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản .
- Ví dụ, với văn bản “Thuý Kiều báo ân báo oán”, HS khai thác ở góc độ cách lập luận của Thuý Kiều, Hoạn Thư để làm rõ tính cách của hai nhân vật.
2.2. Phần tiếng Việt có mối quan hệ mật thiết với phần Văn và Tập làm văn. Vì học tiếng Việt dựa trên các tư liệu ở văn bản và dùng các kiến thức tiếng Việt để khai thác văn bản. Dùng các kiến thức luận điểm, luận cứ .. để khai thác văn bản . Học tập tiếng Việt để có kĩ năng tạo lập văn bản .
2.3. Các phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận có tác dụng quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng tập làm văn. Bởi một bài văn thường phải có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt khác nhau.
3. Các kiểu văn bản trọng tâm
3.1. Văn bản thuyết minh :
- Phương thức chủ yếu: cung cấp đầy đủ kiến thức về đối tượng.
- Chuẩn bị : quan sát, học tập, tích lũy
- Phương pháp : định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, nêu số liệu, 
- Ngôn ngữ chính xác, khách quan
3.2. Văn bản tự sự :
- Phương thức chủ yếu : Tái tạo hiện thực bằng cảm xúc khách quan
- Các yếu tố : nhân vật, sự việc, người kể chuyện
- Kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, nghị luận làm cho việc kể vừa cụ thể, vừa hấp dẫn, vừa sõu sắc.
3.3. Văn nghị luận :
- Phương thức chủ yếu : Xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận.
- Luận điểm, luận cứ phải chính xác, tiêu biểu và toàn diện
- Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ; một vấn đề tư tưởng đạo lí ; nghị luận về tác phẩm thơ, truyện.
--- HẾT---
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN 9
Bài 3: TỔNG KẾT VĂN HỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS:
+ Bước đầu nắm được lịch sử văn học Việt Nam và một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học.
+ Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại
II. Tóm tắt kiến thức:
1. Thống kê các tác phẩm VHVN trong chương trình THCS:
Văn học dân gian
Văn học viết
Văn học trung đại
Văn học hiện đại
1. Truyện:
- Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.
- Cổ tích:Thạch Sanh; Em bé thông minh.
- Truyện ngụ ngôn:Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. 
- Truyện cười:Treo biển; Lợn cưới, áo mới.
2. Cao dao – dân ca:Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người; Những câu hát than thân; Những câu hát châm biếm.
3. Tục ngữ:Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội.
4. Sân khấu (chèo):Quan Âm Thị Kính
1. Truyện-kí: Con hổ có nghĩa (Vũ Trinh); Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (HNT); Chuyện người con gái Nam Xương (ND); Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (LHT);Hồi thứ 14 (Trích Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia)
2. Thơ: Sông núi nước Nam (LTK); Phò giá về kinh (TQK); Côn Sơn ca (NT); Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (TNT); Bánh trôi nước (HXH); Sau phút chia li (Trích Chinh phụ ngâm khúc – ĐTC, ĐTĐ); Qua Đèo Ngang (BHTQ); Bạn đến chơi nhà (NK)
3. Truyện thơ: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích Truyện Kiều – ND); Lục Vân Tiên cứu KNN, LVT gặp nạn (Trích Truyện LVT – NĐC).
4. Văn nghị luận (hịch, cáo, tấu):Hịch tướng Sĩ (TQT); Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo - NT); Bàn luận về phép học (NT)
1. Truyện-kí: Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – TH); Sông nước Cà Mau (ĐG) Bức tranh của em gái tôi (TDA); Vượt thác (VQ); Cây tre VN (TM);Lao xao (DK) Sống chết mặc bay (PDT), Những trò lố hay là Va-ren và PBC (NAQ);Tôi đi học (TT); Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu – NH); Tưc nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn –NTT), Lão Hạc (NC); Làng (KL); Lặng lẽ Sa Pa (NTL); Chiếc lược ngà (NQS); Bến quê (NMC); Những ngôi sao xa xôi (LMK).
2. Tùy bút:Cô Tô (NT)
3. Thơ: Đêm nay Bác không ngủ (MH); Lượm (TH);Mưa (TĐK); Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (HCM); Tiếng gà trưa (XQ); Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (PBC); Đập đá ở Côn Lôn (PCT); Muốn làm thằng Cuội (TĐ); Hai chữ nước nhà (TTK); Nhớ rừng (TL); Quê Hương (TH), Khi con tu hú (TH); Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường (NAQ - HCM); Đồng chí (CH); Bài thơ về tiểu đội xe không kính (PTD); Đoàn thuyền đánh cá (HC); Bếp lửa (BV); Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (NKĐ); Ánh trăng (ND); Con cò (CLV); Mùa xuân nho nhỏ (TH); Viếng lăng Bác (VP); Sang thu (HT); Nói với con (Y Phương); 
4. Kịch:Bắc Sơn (NHT); Tôi và chúng ta (LQV)
5. Văn nghị luận:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (HCM); Sự giàu đẹp của TV (ĐTM); Đức tính giản dị của Bác Hồ (PVĐ); Ý nghĩa của văn chương (HT);Thuế máu (NAQ); Tiếng nói của văn nghệ (NĐT); Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (VK)
2. Định nghĩa về thể loại:
2.1. Truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2.2. Truyện cổ tích:là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, cái công bằng đối với cái bất công.
2.3. Truyện cười: là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống.
2.4. Truyện ngụ ngôn:là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về đồ vật, loài vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
2.5. Ca dao - dân ca:Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tứ những câu hát dân gian trong diễn xướng. Ca dao là lời thơ của dân ca.
2.6. Tục ngữ:là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
3. Những nét chung về nền văn học VN:
- Ra đời, tồn tại và phát triển cùng với quá trình phát triển của dân tộc.
- Phản ánh tâm hồn, tư tưởng, tính cách và cuộc sống của dân tộc.
- Phong phú về số lượng tác giả, tác phẩm, đa dạng về thể loại.
4. Các bộ phận hợp thành của dân tộc Việt Nam:
4.1. Văn học dân gian:
Vị trí, nguồn gốc, quá trình phát triển
Đặc điểm, tính chất cơ bản
Các thể loại phổ biến
Giá trị xã hội, văn hóa
- Nằm trong tổng thể văn hóa dân gian (fonclo)
- Ra đời từ thời viễn cổ, khi con người chưa có chữ viết.
- Tiếp tục phát triển trong các thời đại tiếp theo. 
- Tính tập thể.
- Tính truyền miệng.
- Tính dị bản.
- Truyện dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, sử thi, truyện thơ, vè, 
- Thơ ca dân gian: ca dao, dân ca, câu đố, 
- Nghị luận dân gian: tục ngữ, thành ngữ, 
- Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, kịch rối, 
- Nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhiều thế hệ qua mọi thời đại.
- Kho tàng chất liệu phong phú cho các nhà văn, thơ học tập và sáng tạo.
- Góp phần phát triển văn học bộ phận văn học viết.
4.2. Văn học viết:
Văn học chữ Hán
Văn học chữ Nôm
Văn học chữ quốc ngữ
- Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XX.
- VD: Chiếu dời đô (LCU), Hịch tướng sĩ (TQT), Bình Ngô đại cáo (NT), Chuyện người con gái Nam Xương (ND), 
- Xuất hiện thế kỉ XIII, phát triển mạnh ở thế kỉ XV, đặc biệt ở thế kỉ XVIII, XIX.
- VD: Quốc âm thi tập (NT), Truyện Kiều (ND), Chinh phụ ngâm khúc (ĐTĐ), 
- Xuất hiện thế kỉ XVII, phát triển mạnh ở thế kỉ XIX. Đến đầu XX, chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán và chữ Nôm. VD: Muốn làm thằng Cuội (TĐ), Sống chết mặc bay (PDT), 
5. Tiến trình lịch sử VHVN:
5.1. Thời kì VH từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (VHTĐ): 
- Ra đời, tồn tại và phát triển trong khuôn khổ XHPK.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Cáo bình Ngô (NT), Truyện Kiều (ND), 
5.2. Thời kì VH từ đầu XX đến 1945: 
- Ra đời và phát triển trong XH thuộc địa thực dân nửa phong kiến. Nó phát triển theo hướng hiện đại hóa.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Muốn làm thằng Cuội (TĐ), Nhớ rừng (TL), 
5.3. Thời kì VH từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay:
- Ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ; phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc; phục vụ sự nghiệp đổi mới theo định hướng CNXH.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Đồng chí (CH), Làng (KL), Đoàn thuyền đánh cá (HC), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (PTD), Những ngôi sao xa xôi (LMK), Bến quê (NMC), 
6. Những đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam:
1. Thể hiện sâu sắc, bền vững tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng của dân tộc Việt Nam. Ví như : thơ văn Lí – Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, đặc biệt thơ văn cuối XIX và nửa đầu thế kỉ XX.
2. Thể hiện rõ nét tinh thần nhân đạo.
- Văn học dân gian hướng về khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người.
- VHPH, đặc biệt là văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu XIX đã tập trung nói lên nỗi thống khổ và bênh vực quyền sống cho con người. 
- VH đầu thế kỉ XX tập trung thức tỉnh và phát triển ý thức cá nhân : giải phóng cá nhân, chống lễ giáo PK, đòi quyền tự do trong tình yêu, hôn nhân, 
- VH từ sau cách mạng tháng Tám 1945 hướng vào khẳng định những phẩm chất tốt đẹp và sức mạnh giải phóng của quần chúng nhân dân lao động.
3. Thể hiện sinh động sức sống bền bỉ, tinh thần lạc quan và niềm vui sống của nhân dân. Ví như truyện dân gian, thơ văn trào lộng của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, 
7. Sơ lược một số thể loại văn học:
Văn học dân gian
Văn học trung đại
Văn học hiện đại
1. Thể tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.
2. Thể trữ tình dân gian:ca dao-dân ca.
3. Thể sân khấu dân gian: chèo, tuồng.
4. Thể nghị luận dân gian: tục ngữ.
1. Các thể thơ:
- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca TQ: thể cổ phong, thể Đường luật
- Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: lục bát, song thất lục bát.
2. Các thể truyện, kí.
3. Truyện thơ Nôm.
4, Các thể văn nghị luận: hịch, cáo, tấu, 
1. Thể thơ (bên cạnh những thể thơ truyền thống, nhất là thơ lục bát, thơ bốn chữ, thơ năm chữ, còn xuất hiện một số thể thơ mới: thơ tám chữ)
2. Thể truyện (có sự đổi mới sâu sắc về đề tài, các trần thuật, ngôn ngữ, câu văn, nhân vật)
3. Thể tùy bút (in đậm tính cá nhân và tăng tính chất trữ tình)
4. Kịch nói (du nhập từ phương Tây thế kỉ XX, thay thế sân khấu)
5. Báo chí.
6. Phê bình văn học.
---HẾT---

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_tu_hoc_mon_ngu_van_9_bai_1_tong_ket_van_hoc_nuoc_n.doc