Kế hoạch bài học môn Vật lý Lớp 8 - Trần Thị Vương
I. Mục tiêu:
Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Kí hiệu hoặc mã hóa
1. Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên Nhận biết các chất rắn, lỏng, khí nở vì nhiệt. KHTN 1.1
Tìm hiểu tự nhiên Thực hiện thí nghiệm để nhận thấy sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng khí. KHTN 2.7
Phân tích kết quả thí nghiệm để chứng tỏ được các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau KHTN 2.8
Phân tích kết quả thí nghiệm để chứng tỏ được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau KHTN 2.8
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Giải thích được một số hiện tượng về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt (trong đời sống) KHTN 3.9
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế KHTN 3.9
Họ và tên: Trần Thị Vương Đơn vị công tác: Trường THCS Phan Chu Trinh, xã Cư Né, Huyện Krông Buk, Tỉnh Đăk Lăk. KẾ HOẠCH BÀI HỌC TÊN CHỦ ĐỀ: NHIỆT NỘI DUNG: SỰ NỞ VÌ NHIỆT Môn học: KHTN 8 Thời gian thực hiện: 3 tiết Mục tiêu: Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt Kí hiệu hoặc mã hóa 1. Năng lực khoa học tự nhiên Nhận thức khoa học tự nhiên Nhận biết các chất rắn, lỏng, khí nở vì nhiệt. KHTN 1.1 Tìm hiểu tự nhiên Thực hiện thí nghiệm để nhận thấy sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng khí. KHTN 2.7 Phân tích kết quả thí nghiệm để chứng tỏ được các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau KHTN 2.8 Phân tích kết quả thí nghiệm để chứng tỏ được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau KHTN 2.8 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Giải thích được một số hiện tượng về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt (trong đời sống) KHTN 3.9 Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế KHTN 3.9 2. Năng lực chung Giao tiếp và hợp tác Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ của nhóm và hỗ trợ các thành viên trong nhóm các tiến hành thí nghiệm sự nở vì nhiệt của các chất. HT 2.2 3. Phẩm chất chủ yếu Trung thực Báo cáo đúng kết quả thí nghiệm, ghi nhận đúng kết quả thí nghiệm sự nở vì nhiệt của các chất quan sát được. TT 2.1 Trách nhiệm Có trách nhiệm giữ trật tự khi hoạt động nhóm, bảo quản thiết bị dụng cụ khi làm thí nghiệm sự nở vì nhiệt của các chất TN 1.1 II. Thiết bị dạy học và học liệu 1.Thiết bị dạy học: - Một quả bóng bàn bị xẹp (không thủng) - Nước sôi - Bình thủy tinh. - Một quả cầu nhỏ bằng kim loại có dây treo. - Một vòng kim loại có đường kính trong vừa bằng đường kính của quả cầu, một đèn cồn, bật lửa/diêm. - 1 bình thủy tinh,1 chậu nước nóng, 1 chậu nước lạnh. - 1 băng kép, 1 đèn cồn, 1 quẹt ga/diêm. 2. Học liệu: - Phiếu học tập số 1 (Luyện tập về chất rắn) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: a. Chất rắn khi nóng lên, co lại khi b. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt Câu 2. Một viên bi không lọt qua vòng kim loại. Em hãy nghĩ cách làm thế nào để viên bi lọt qua vòng kim loại? - Phiếu học tập số 2(Luyện tập về chất lỏng) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: a. Chất lỏng ..khi nóng lên, co lại khi . b. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt . Câu 2: So sánh sự nở ra vì nhiệt giữa chất rắn và chất lỏng: ... - Phiếu học tập số 3 (Luyện tập về chất khí) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Nhóm học tập: .. : Điền vào chỗ trống Câu 1: Chất khí nở ra khi .. Co lại khi Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt Câu 2: So sánh sự nở ra vì nhiệt của các chất: - Phiếu học tập số 4(Vận dụng về sự nở vì nhiệt của chất rắn) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Các nhóm thảo luận hãy tìm từ thích hợp điền vào dấu 3 chấm hoàn thành phiếu học tập Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu (có hình kèm theo) dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ? Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được , khâu .. dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu . xiết chặt vào cán. - Phiếu học tập số 5(Vận dụng về sự nở vì nhiệt của chất lỏng) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu hỏi Trả lời Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Khi đun nước, nước và ấm đều nóng lên và nở ra, nhưng ấm làm bằng chất rắn nên nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng nên nước vẫn tràn ra khỏi ấm. Phiếu học tập số 6(Vận dụng về sự nở vì nhiệt của chất khí) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 (Thảo luận trả lời) Bằng kiến thức đã học hãy giải thích các hiện tượng sau : Khi rót nước nóng vào phích nước rồi đậy nắp phích lại thì nắp phích thường hay bị bung ra? Tại sao khi người ta làm nóng hay làm lạnh khí trong khinh khí cầu thì nó có thể bay lên hay hạ xuống theo ý muốn? - Giấy A4. III. Tiến trình dạy học 1 Tiến trình Hoạt động (Thời gian) Mục tiêu (dạng kí hiệu hoặc dạng mã hóa của các mục tiêu về PC, NL chung, NL Khoa học tự nhiên) Nội dung dạy học trọng tâm Phương pháp-KT dạy học Phương án đánh giá Hoạt động 1: Xác định vấn đề nhiệm vụ học tập (10phút) KHTN1.1 TT 2.1, TN 1.1 -Thí nghiệm: Nhúng quả bóng bàn xẹp vào li nước sôi. Kết quả: quả bóng bàn phồng lên. - Câu hỏi: Tại sao? - PPDH: + Thực hành + Tình huống - HTDH Hoạt động nhóm - Câu trả lời của HS - Phiếu học tập - Rubric đánh giá Hoạt động:2 HÌnh thành kiến thức mới/ giải quyết vấn đề thực thi nhiệm vụ Hoạt động:2.1 Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất răn. (15 phút) KHTN1.1, KHTN2.7, TT 2.1, TN 1.1 -Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn. -Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - PPDH: Thực hành - HTDH: Hoạt động nhóm - Câu trả lời của HS - Phiếu học tập - Rubric đánh giá Hoạt động:2.2 Phân tích hiện tượng và kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. (15 phút) KHTN2.8, TT 2.1 - Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau - PPDH: Phối hợp và giải quyết vấn đề - HTDH: Hoạt động nhóm - Câu trả lời của HS - Phiếu học tập - Rubric đánh giá Hoạt động:2.3 Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. (15phút) KHTN2.7, TT 2.1, TN 1.1 Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên khi nước nóng lên và hạ xuống khi nước lạnh đi - PPDH: Thực hành - HTDH: Hoạt động nhóm - Câu trả lời của HS - Phiếu học tập - Rubric đánh giá Hoạt động:2.4 Phân tích hiện tượng và kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. (15 phút) KHTN2.8, TT 2.1, TN 1.1 -Các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. -Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - PPDH: Phối hợp và giải quyết vấn đề - HTDH: Hoạt động nhóm - Câu trả lời của HS - Phiếu học tập - Rubric đánh giá Hoạt động:2.5 Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất khí. (15 phút) KHTN2.7, TT 2.1, TN 1.1 -Không khí trong quả bóng bàn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi - PPDH: Thực hành - HTDH: Hoạt động nhóm - Câu trả lời của HS - Phiếu học tập - Rubric đánh giá Hoạt động:2.6 Phân tích hiện tượng và kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí. (15phút) KHTN2.8, TT 2.1, TN 1.1 - Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi - Các chất khi khác nhau nở vì nhiệt giống nhau - PPDH: Phối hợp và giải quyết vấn đề - HTDH: Hoạt động nhóm - Câu trả lời của HS - Phiếu học tập - Rubric đánh giá Hoạt động 3: Luyện tập (20phút) KHTN 2.8, TT 2.1, TN 1.1 -Ví dụ về các hiện tượng sự nở vì nhiệt của các chất. -Công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt (trong đời sống) - PPDH: Phối hợp và giải quyết vấn đề - HTDH: Hoạt động nhóm - Câu trả lời của HS - Phiếu học tập - Rubric đánh giá Hoạt động 4: Vận dụng (25phút) KHTN 3.9, TT 2.1, TN 1.1 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của băng kép. Giải thích các hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất - PPDH: Phối hợp và giải quyết vấn đề - HTDH: Hoạt động nhóm - Câu trả lời của HS - Phiếu học tập - Rubric đánh giá 2 Các hoạt động dạy học cụ thể: 2.1 Hoạt động 1: Xác định vấn đề, nhiệm vụ học tập. a) Mục tiêu:Tạo tình huống có vấn đề: KHTN1.1, TT 2.1, TN 1.1 Học sinh nhận thấy quả bóng bàn bị xẹp khi nhúng vào nước nóng thì phồng lên. Học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết: Vì sao quả bóng bàn phồng lên. b) Nội dung hoạt động: Thí nghiệm: Nhúng quả bóng bàn xẹp vào li nước sôi. Kết quả: quả bóng bàn phồng lên. Câu hỏi: Tại sao? c) Sản phẩm học tập: Học sinh quan sát được thí nghiệm của GV. Nêu được kết quả thí nghiệm. Học sinh nêu được ý kiến thắc mắc, dự đoán. d) Tổ chức hoạt động. Học sinh quan sát quả bóng bàn bị xẹp ( không bị thủng) Câu hỏi: Sử dụng dụng cụ: bình thủy tinh; nước sôi. Hãy tìm cách làm quả bóng phồng lên. Học sinh trình bày ý kiến cá nhân. Tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát, nhận xét kết qủa. Câu hỏi: Tại sao? Học sinh trình bày ý kiến cá nhân và nhận ra vấn đề, nhiệm vụ cần nghiên cứu. 2.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới giải quyết vấn đề, thực thi nhiệm vụ: Hoạt động 2.1: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất răn. a) Mục tiêu: Thực hiện thí nghiệm để nhận thấy sự nở vì nhiệt của chất rắn ( KHTN2.7, TT 2.1, TN 1.1) b) Nội dung hoạt động Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn. Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. c) Sản phẩm học tập: Phiếu học tập ghi lại kết quả thí nghiệm, kết quả dự kiến của sự nở vì nhiệt của các chất rắn d) Tổ chức hoạt động. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Tổ chức HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm về hiện tượng sự nở vì nhiệt của chất rắn + Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu kim loại trong 3 phút, rồi thử xem quả cầu có lọt trong vòng kim loại không? + Nhúng quả cầu hơ nóng vào nước lạnh rồi thử thả qua vòng kim loại + Cho các nhóm làm thí ngiệm nung nóng băng kép. Y/c các nhóm báo cáo kết quả TN. HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm về hiện tượng sự nở vì nhiệt của chất rắn. - Quan hiện tượng - Dùng đèn cồn hơ nóng quả kim lọai trong 3 phút, rồi thử xem quả cầu có lọt qua lỗ không? Kết quả: Không lọt. - Học sinh nhúng quả cầu đang nóng vào chậu nước lạnh và cho qua vòng kim loại, quan sát kết quả: Lọt. HS làm thí ngiệm nung nóng băng kép. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Rút ra nhận xét: + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Hoạt động 2.2: Phân tích hiện tượng và kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Mục tiêu: (KHTN 2.8, TT 2.1, TN 1.1) - Phân tích được các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Phân tích kết quả thí nghiệm để chứng tỏ được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau b) Nội dung hoạt động: Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau c) Sản phẩm học tập: Phiếu học tập kết quả thảo luận của nhóm trả lời câu hỏi thông qua quan sát thí nghiệm để kết luận được: Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau Câu trả lời của học sinh vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt trong đời sống d) Tổ chức hoạt động. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập - Phân chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu học sinh ngồi tập trung theo nhóm và phát phiếu học tập - Giáo viên yêu cầu cá nhân học sinh vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt trong đời sống GV và HS đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: - Tập trung theo 6 nhóm (đặt tên nhóm, phân công nhóm trưởng và thư kí) - Ghi kết quả thí nghiệm vào phiếu học tập - Cá nhân học sinh vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt trong đời sống Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động 2.3: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Mục tiêu: ( KHTN2.7, TT 2.1, TN 1.1) Nhận biết các chất lỏng nở vì nhiệt. Thực hiện thí nghiệm để nhận thấy sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Báo cáo đúng kết quả thí nghiệm, ghi nhận đúng kết quả thí nghiệm sự nở vì nhiệt của các chất lỏng quan sát được. Có trách nhiệm giữ trật tự khi hoạt động nhóm, bảo quản thiết bị dụng cụ khi làm thí nghiệm sự nở vì nhiệt của các chất lỏng. b) Nội dung hoạt động Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên khi nước nóng lên và hạ xuống khi nước lạnh đi c) Sản phẩm học tập: Phiếu học tập ghi lại kết quả thí nghiệm, kết quả dự kiến của sự nở vì nhiệt của các chất lỏng. d) Tổ chức hoạt động. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Giáo viên giao nhiệm vụ học tập - Phân chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu học sinh ngồi tập trung theo nhóm và phát phiếu học tập, phân công nhiệm vụ (nhóm trưởng, thư ký) - Giáo viên yêu cầu các nhóm nêu mục đích, dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm; - Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng lên nhận dụng cụ thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm theo nhóm Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: - Tập trung theo 6 nhóm (đặt tên nhóm, phân công nhóm trưởng và thư kí) Nêu được mục đích Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm. Thực hiện các bước thí nghiệm. Các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào phiếu học tập Ghi kết quả thí nghiệm vào phiếu học tập Rút ra nhận xét về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng. Hoạt động 2.4: Phân tích hiện tượng và kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. a) Mục tiêu: (KHTN2.8, TT 2.1, TN 1.1) - Phân tích được các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Phân tích kết quả thí nghiệm để chứng tỏ được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau b) Nội dung hoạt động: Các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. c) Sản phẩm học tập: Bản báo cáo kết quả thí nghiệm. Phiếu học tập ghi ứng dụng của chất lỏng trong cuộc sống của nhóm hoặc cá nhân. d) Tổ chức hoạt động. Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh HS hoạt động theo nhóm tiến hành thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất lỏng và ghi kết quả vào bản báo cáo. HS dùng phiếu học tập ghi các ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng trong cuộc sống, nhóm trưởng tổng hợp và trình bày kết quả. GV đánh giá và chốt kiến thức của hoạt động 4. Hoạt động 2.5: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất khí. a) Mục tiêu: (KHTN2.7, TT 2.1, TN 1.1) Nhận biết các chất khí nở vì nhiệt Thực hiện thí nghiệm để nhận thấy sự nở vì nhiệt của chất khí Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ của nhóm và hỗ trợ các thành viên trong nhóm các tiến hành thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất khí. Có trách nhiệm giữ trật tự khi hoạt động nhóm, bảo quản thiết bị dụng cụ khi làm thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất khí. Báo cáo đúng kết quả thí nghiệm, ghi nhận đúng kết quả thí nghiệm sự nở vì nhiệt của các chất khí quan sát được b) Nội dung hoạt động Không khí trong quả bóng bàn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi c) Sản phẩm học tập Phiếu báo cáo kết quả TN sự nở vì nhiệt của chất khí d) Tổ chức hoạt động. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Yêu cầu học sinh cho biết mục đích, dụng cụ và các bước tiến hành TN về sự nở vì nhiệt của chất khí. GV: Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng lên nhận dụng cụ thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm theo nhóm GV: Yêu cầu hoạt động nhóm thực hiện thí nghiệm HS: Nêu được mục đích Liệt kê được các dụng cụ thí nghiệm. Thực hiện các bước thí nghiệm. HS: Hoạt động nhóm làm thí nghiệm và hoàn thành báo cáo kết quả TN. HS: Cử đại diện trình bày báo cáo Hoạt động 2.6: Phân tích hiện tượng và kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí. a) Mục tiêu:( KHTN2.8, TT 2.1, TN 1.1) - Phân tích được chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Phân tích kết quả thí nghiệm để chứng tỏ được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau - Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ của nhóm và hỗ trợ các thành viên trong nhóm các tiến hành thí nghiệm sự nở vì nhiệt của các chất. - Có trách nhiệm giữ trật tự khi hoạt động nhóm, bảo quản thiết bị dụng cụ khi làm thí nghiệm sự nở vì nhiệt của các chất. b) Nội dung hoạt động - Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi - Các chất khi khác nhau nở vì nhiệt giống nhau c) Sản phẩm học tập Hoàn thành phiếu học tập để củng cố kết luận. d) Tổ chức hoạt động. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, qua phiếu học tập nhận xét các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như thế nào GV: Công dụng sự nở vì nhiệt của chất khí Tác hại của sự nở vì nhiệt của chất khí HS: hoạt động nhóm và rút ra kết luận 2.3 Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: (KHTN 2.8, TT 2.1, TN 1.1) Lấy được ví dụ về các hiện tượng sự nở vì nhiệt của các chất. Giải thích được một số hiện tượng về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt (trong đời sống) b) Nội dung hoạt động Ví dụ về các hiện tượng sự nở vì nhiệt của các chất. Công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt (trong đời sống) c) Sản phẩm học tập Các ví dụ về các hiện tượng sự nở vì nhiệt của các chất. Giải thích được công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt (trong đời sống) Phiếu học tập số 1,2, 3 d) Tổ chức hoạt động. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Y/c cá nhân HS lấy ví dụ về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí vào giấy A4. GV đưa ra các hiện tượng sự nở vì nhiệt của các chất trong đời sống và yêu cầu HS hoạt động nhóm giải thích được công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt (trong đời sống) (Phiếu hoạt động số 1, số 2, số 3) Cá nhân HS lấy ví dụ về sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu số 1, số 2, số 3 2.4 Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. a) Mục tiêu: (KHTN 3.9, TT 2.1, TN 1.1) Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ của nhóm và hỗ trợ các thành viên trong nhóm các tiến hành thí nghiệm sự nở vì nhiệt của các chất. Có trách nhiệm giữ trật tự khi hoạt động nhóm, bảo quản thiết bị dụng cụ khi làm thí nghiệm sự nở vì nhiệt của các chất b) Nội dung hoạt động Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của băng kép. Giải thích các hiện tượng liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất c) Sản phẩm học tập Dự kiến sản phẩm học tập (câu trả lời, phiếu học tập, phiếu trả lời câu hỏi, kết qua thí nghiệm, poster, quy trình, sản phẩm tự thiết kế, sp stem, báo cáo, bài phân tích ) Phiếu học tập số 4,5,6 d) Tổ chức hoạt động. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Gv trình chiếu video về hoạt động của rơle nhiệt trong bàn là và hoàn thành phiếu học tập số 4, số 5, số 6 HS quan sát, lắng nghe và thảo luận nhóm hoàn thành nội dung câu hỏi HS Hoàn thành phiếu học tập số 4, số 5, số 6 Dự kiến cách thức đánh giá hoạt động Mã Hình thức đánh giá KHTN 1.1 Dựa vào câu trả lời của học sinh để đánh giá: Mức 3: Nhận biết các chất rắn, lỏng, khí nở vì nhiệt. Mức 2: Chỉ nhận biết được 2 trong 3 chất rắn, lỏng, khí nở vì nhiệt. Mức 1: Chỉ nhận biết được 1 trong 3 chất rắn, lỏng, khí nở vì nhiệt. KHTN 2.7 Dựa trên quan sát để đánh giá Mức 3: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm làm thí nghiệm, trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu, có kết quả chính xác. Mức 2: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm làm thí nghiệm, có kết quả chính xác. Mức 1: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm làm thí nghiệm, kết quả không chính xác3Đ KHTN 2.8 Dựa vào sản phẩm là phiếu học tập để đánh giá: Mức 3: Điền nhanh, có kết quả đo gần đúng với đáp án Mức 2: Có kết quả gần đúng với kết quả đáp án Mức 1: Có kết quả đo gần đúng đáp án nhưng có sự hướng dẫn của GV KHTN 3.9 Dựa vào sản phẩm là phiếu học tập để đánh giá: Mức 3: Điền nhanh, có kết quả đo gần đúng với đáp án Mức 2: Có kết quả gần đúng với kết quả đáp án Mức 1: Có kết quả đo gần đúng đáp án nhưng có sự hướng dẫn của GV HT 2.2 Dựa trên quan sát để đánh giá Mức 3: Cá nhân học sinh tích cực hợp tác, hoạt động nhóm và trả lời đúng câu hỏi đề ra của GV Mức 2: Cá nhân học sinh tích cực hợp tác và trả lời đúng câu hỏi đề ra của GV Mức 1: Cá nhân học sinh trả lời đúng câu hỏi đề ra của GV TT 2.1 Dựa trên quan sát để đánh giá Mức 3: Cá nhân học sinh trung thực trong xây dựng bài, hoạt động nhóm và trả lời đúng câu hỏi đề ra của GV Mức 2: Cá nhân học sinh trung thực trong xây dựng bài và trả lời đúng câu hỏi đề ra của GV Mức 1: Cá nhân học sinh trả lời đúng câu hỏi đề ra của GV TN 1.1 Dựa trên quan sát để đánh giá Mức 3: Cá nhân học sinh có trách nhiệm trong xây dựng bài, hoạt động nhóm và trả lời đúng câu hỏi đề ra của GV Mức 2: Cá nhân học sinh có trách nhiệm trong xây dựng bài và trả lời đúng câu hỏi đề ra của GV Mức 1: Cá nhân học sinh trả lời đúng câu hỏi đề ra của GV
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_hoc_mon_vat_ly_lop_8_tran_thi_vuong.doc