Kế hoạch dạy học chủ đề môn Vật lí 7

Kế hoạch dạy học chủ đề môn Vật lí 7

BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học

I- Xác định tên chủ đề: Năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng.

 II- Mô tả chủ đề:

 1-Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 2 tiết (tiết 65, 66 theo phân phối chương trình)

+ Nội dung tiết 1: Ôn lại các dạng năng lượng đã học và tìm hiểu về sự chuyển hoá năng lượng.

+ Nội dung tiết 2: Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng.

 2- Mục tiêu chủ đề:

a- Mục tiêu tiết 1:

1.Kiến thức :

 - Trình bày được tên các dạng năng lượng đã học.

 - Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác.

 - Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

2. Kĩ năng:

 - Ứng dụng kiến thức đã học vào giải thích 1 số hiện tượng thực tế.

3. Thái độ:

 - Tích cực tham gia hoạt động

b- Mục tiêu tiết 2:

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu, năng lượng không tự sinh ra.

- Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng.

2.Kỹ năng:

- Phát hiện được sự xuất hiện một dạng năng lượng nào đó bị giảm đi bằng phần năng lượng mới xuất hiện.

3.Thái độ:

- Nghiêm túc, đoàn kết và trung thực

3- Phương tiện:

 * Giáo viên:

- Máy chiếu, sgk.

- Bài giảng điện tử.

 

docx 11 trang maihoap55 6780
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học chủ đề môn Vật lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học chủ đề môn Vật lí 7
BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học
Xác định tên chủ đề: Năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng.
 II- Mô tả chủ đề:
 1-Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 2 tiết (tiết 65, 66 theo phân phối chương trình)
+ Nội dung tiết 1: Ôn lại các dạng năng lượng đã học và tìm hiểu về sự chuyển hoá năng lượng.
+ Nội dung tiết 2: Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng.
 2- Mục tiêu chủ đề:
a- Mục tiêu tiết 1:
1.Kiến thức : 
 - Trình bày được tên các dạng năng lượng đã học.
 - Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. 
 - Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
2. Kĩ năng: 
 - Ứng dụng kiến thức đã học vào giải thích 1 số hiện tượng thực tế.
3. Thái độ: 
 - Tích cực tham gia hoạt động
b- Mục tiêu tiết 2:
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Nhận biết được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu, năng lượng không tự sinh ra.
- Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng.
2.Kỹ năng:
- Phát hiện được sự xuất hiện một dạng năng lượng nào đó bị giảm đi bằng phần năng lượng mới xuất hiện.
3.Thái độ:
- Nghiêm túc, đoàn kết và trung thực
3- Phương tiện:
 * Giáo viên:
- Máy chiếu, sgk.
- Bài giảng điện tử.
 4- Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:
 Tiết 1: (Tiết 65- PPCT) Ôn lại các dạng năng lượng đã học và tìm hiểu về sự chuyển hoá năng lượng.
Ôn lại dấu hiệu nhận biết cơ năng, nhiệt năng.
Ôn lại các dạng năng lượng khác đã học và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết được các dạng năng lượng đó.
Chỉ ra sự biến đổi giữa các dạng năng lượng trong các bộ phận của thiết bị ở hình vẽ 59.1 SGK.
 Tiết 2: (Tiết 66 –PPCT) Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng.
Tìm hiểu sự biến đổi thế năng thành động năng và phát hiện luôn có sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện nhiệt năng.
Tìm hiểu sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Phát hiện sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
Thông báo định luật bảo toàn năng lượng.
BƯỚC 3: Thiết kế tiến trình dạy học. (Soạn giáo án)
TIẾT 65+66: 
CHỦ ĐỀ: SỰ NHIỄM ĐIỆN – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH.
TIẾT 65: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
I.Mục tiêu: 
 1.Kiến thức : 
 - Trình bày được tên các dạng năng lượng đã học.
 - Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. 
 - Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
2. Kĩ năng: 
 - Ứng dụng kiến thức đã học vào giải thích 1 số hiện tượng thực tế .
3. Thái độ: 
 - Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh.
II. Chuẩn bị : 
 1. Giáo viên: 
 - Hình ảnh 59.1 SGK
 - Nội dung bài học.
2. Học sinh: 
 - Xem trước bài mới.
III.Tổ chức hoạt động dạy và học :
Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp (1phút)	
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Tiến trình hoạt động dạy học:
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (1 phút)
-ĐVĐ: Ta đã biết, năng lượng rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vấn đề năng lượng quan trọng đến mức tất cả các nước đều phải coi việc tập cung cấp năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân là việc quan trọng hàng đầu. Vậy có những dạng năng lượng nào, căn cứ vào đâu mà nhận biết được các dạng năng lượng đó.
- HS lắng nghe
Tiết 59: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Hoạt động 2: Ôn lại dấu hiệu nhận biết cơ năng, nhiệt năng (10 phút)
- Gọi một vài HS trả lời C1 và C2 trước lớp 
Dấu hiệu nào để nhận biết vật có cơ năng, nhiệt năng ? 
- Nêu các ví dụ vật có cơ năng, có nhiệt năng?
-Nghiên cứu sgk và trả lời C1 , C2 .
C1: Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất (có khả năng thực hiện được công cơ học)
C2: Làm cho vật nóng lên.
-Rút ra kết luận dấu hiệu để nhận biết một vật có cơ năng hay nhiệt năng.
-VD vật có cơ năng: Ném một viên sỏi lên cao.
+Càng lên cao thì thế năng của vật tăng, động năng giảm. Khi đến một độ cao nhất định thì toàn bộ phần động năng chuyển hóa thành thế năng lúc đó viên sỏi có thế năng lớn nhất.
+Khi rơi xuống thế năng giảm, động năng tăng.
 .
I.Năng lượng
Kết luận 1: Ta nhận biết được một vật có cơ năng khi nó có khả năng thực hiện công, có nhiệt năng khi nó có thể làm nóng các vật khác.
Hoạt động 3: Ôn lại các dạng năng lượng khác đã học và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết được các dạng năng lượng đó (10phút)
- Nêu các câu hỏi cho HS suy nghĩ và trả lời:
+Hãy nêu tên các dạng năng lượng khác ngoài cơ năng vàa nhiệt năng? 
+Làm thế nào mà em nhận biết được mỗi dạng năng lượng đó? +Cho hs thảo luận nhận biết từng dạng năng lượng: Điện năng, Quang năng, Hoá năng.
+ Có thể thể nhận biết trực tiếp được các dạng năng lượng đó không?
+ Các dạng năng lượng khác ngoài cơ năng vàa nhiệt năng: Điện năng, Quang năng, Hoá năng.
+Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV về các dấu hiệu để nhận biết điện năng, quang năng, hoá năng . 
+Không thể nhận biết trực tiếp được các dạng năng lượng đó mà nhận biết gián tiếp nhờ chúng chuyển hoá thành cơ năng hoặc nhiệt năng.
Hoạt động 4: Chỉ ra sự biến đổi giữa các dạng năng lượng trong các bộ phận của thiết bị ở hình vẽ 59.1 SGK (10 phút)
- Cho HS xem video thí nghiệm tương ứng trong các hình 59.1 SGK để cho hs thấy rõ các dạng năng lượng nào có thể nhận biết trực tiếp được, dạng năng lược nào có thể nhận biết gián tiếp: 
- Yêu cầu HS mô tả diễn biến của hiện tượng trong từng thiết bị, căn cứ vào đó để xác định dạng năng lượng xuất hiện trong từng bộ phận và trả lời câu hỏi C3.
- Hãy nêu một số ví dụ chứng tỏ mỗi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo mộ sự biến đổi năng lượng từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác? 
-Yêu cầu trả lời C4.
-Rút ra Kết luận 2 SGK.
C3: 
Thiết bị A: (1) Cơ năng thành điện năng, (2) Điện năng thành quang năng.
Thiết bị B: (1) Điện năng thành cơ năng, (2) Động năng thành cơ năng 
Thiết bị C: (1) Nhiệt năng thành cơ năng, (2) Cơ năng thành điện năng.
Thiết bị D: (1) Hoá năng thành điện năng, (2)điện năng thành nhiệt năng .
Thiết bị E: (1)quang năng thành điện năng, (2) Điện năng thành nhiệt năng.
C4:
Hoá năng thành cơ năng trong thiết bị D 
Quang năng thành nhiệt năng trong thiết bị E 
Điện năng thành cơ năng trong thiết bị B
II. Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng
C3:
Thiết bị A : (1) Cơ năng thành điện năng , (2) Điện năng thành quang năng.
Thiết bị B: (1) Điện năng thành cơ năng, (2) Động năng thành cơ năng 
Thiết bị C: (1) Nhiệt năng thành cơ năng, (2) Cơ năng thành điện năng.
Thiết bị D: (1) Hoá năng thành điện năng , (2)điện năng thành nhiệt năng .
Thiết bị E: (1) quang năng thành điện năng, (2) Điện năng thành nhiệt năng.
C4:
Hoá năng thành cơ năng trong thiết bị D 
Quang năng thành nhiệt năng trong thiết bị E 
Điện năng thành cơ năng trong thiết bị B
Kết luận 2: Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hoặc nhiệt năng. Nói chung mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Hoạt động 5: Vận dụng ( Tự học có hướng dẫn)
IV. Củng cố : (5 phút)
 - Gọi một đến 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK?
 V. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
 - Làm bài tập 59.1 và 59.2 SBT.
 - Đọc mục có thể em chưa biết.
TIẾT 66: 
 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Trình bày được trong các thiết bị làm biến đổi năng lượng phần năng lượng thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn hơn phần năng lượng cung cấp cho thiết bị lúc ban đầu, năng lượng không tự sinh ra.
- Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng.
2.Kỹ năng:
- Phát hiện được sự xuất hiện một dạng năng lượng nào đó bị giảm đi bằng phần năng lượng mới xuất hiện.
- Vận dụng được định luật để giải thích một số hiện tượng 
3.Thái độ:
- Nghiêm túc, đoàn kết và trung thực
II. Chuẩn bị: 
- Thiết bị biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại
III. Tiến trình hoạt động dạy học
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: Tình huống học tập (3 phút)
Từ hàng nghìn năm trước đây, con người đã mơ ước và tốn nhiều công sức để tìm ra cách chế tạo một thiết bị máy móc có thể làm việc, giúp con người thực hiện công mà không phải cung cấp cho nó một năng lượng nào cả. Những máy móc này gọi là động cơ vĩnh cửu, có thể làm việc liên tục, không bao giờ ngừng. Chúng ta hãy xem xét vì sao ước mơ đó không thể thực hiện được.
Hs lắng nghe, suy nghĩ
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự biến đổi thế năng thành động năng và phát hiện luôn có sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện nhiệt năng ( 12 phút)
-Tiến hành thí nghiệm như hình 60.1
- Yêu cầu Hs làm câu C1, C2 và C3
-Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu hỏi sau:
• Điều gì chứng tỏ năng lượng không tự sinh ra mà do một dạng năng lượng khác biến đổi thành?
• Trong quá trình biến đổi, nếu thấy một phần năng lượng bị hao hụt đi có phải là nó đã biến đi mất không?
• Em rút ra kết luận gì về sự biến đổi các dạng năng lượng?
- Quan sát
-Suy nghĩ, trả lời lần lượt câu C1, C2 và C3.
C1. Khi viên bi chuyển động từ A đến C: Thế năng viên bi giảm dần, động năng viên bi tăng dần
Khi viên bi chuyển động từ C đến B: Động năng viên bi giảm dần, thế năng viên bi tăng dần
C2. Thế năng ban đầu mà ta cung cấp cho viên bi ở vị trí A lớn hơn thế năng mà bi có ở điểm B.
C3. Thiết bị thí nghiệm trên không thể làm cho viên bi có thêm nhiều năng lượng hơn thế năng mà ta cũng cấp cho nó lúc ban đầu. Trong quá trình viên bi chuyển động, ngoài cơ năng ra còn có nhiệt năng xuất hiện do xảy ra sự ma sát giữa viên bi và sàn.
-HS đọc tài liệu
-Trong quá trình biến đổi, nếu thấy một phần năng lượng bị hao hụt đi thì không phải là nó đã biến mất mà nó chuyển qua dạng năng lượng khác.
-Hs trả lời và ghi chép
* Kết luận1: Trong các hiện tượng tự nhiên thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng, cơ năng luôn giảm. Phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
I. Sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tuợng cơ, nhiệt, điện.
1. Biến đổi thế năng thành động năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng.
a) Thí nghiệm
b) Kết luận1: Trong các hiện tượng tự nhiên thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng, cơ năng luôn giảm. Phần cơ năng hao hụt đi đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Phát hiện sự hao hụt cơ năng và sự xuất hiện dạng năng lượng khác ngoài điện năng (14 phút)
Gv giới thiệu dụng cụ TN (bằng tranh)
Gv giới thiệu TN
+ Vị trí A, B lúc ban đầu 
+ Vị trí A, B lúc sau
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận câu C4, C5
Gv mời đại diện trả lời
• Trong TN trên, ngoài cơ năng và điện năng còn xuất hiện thêm dạng năng lượng nào nữa? Phần năng lượng này do đâu mà có?
• Em rút ra kết luận gì về quá trình biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại? Sự hao hụt cơ năng?
Hs quan sát 
Hs quan sát
Các nhóm thảo luận câu C4, C5
Đại diện các nhóm trả lời
Hs trả lời
Hs rút ra kết luận và ghi chép
*Kết luận 2:
- Trong động cơ điện phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng
- Trong máy phát điện phần lớn cơ năng chuyển hóa thành điện năng
- Phần năng lượng thu được( năng lượng có ích) bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng ban đầu.
- Phần năng lượng hao hụt đã biến đổi thành các dạng năng lượng khác.
2. Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. Hao hụt cơ năng.
Hoạt động4: Thông báo định luật bảo toàn năng lượng ( 6 phút)
Gv thông báo kết quả khảo sát của các nhà khoa học ở rất nhiều quá trình biến đổi năng lượng khác trong tự nhiên luôn cho kết quả giống nhau
Gv thông báo nội dung ĐLBT năng lượng
Hs lắng nghe
* Nội dung ĐLBT năng lượng (SGK-T158)
hs đọc nội dung ĐLBT năng lượng
II. Định luật bảo toàn năng lượng
Hoạt động 5: Vận dụng ( Tự học có hướng dẫn)
IV. Củng cố – Dặn dò(5 phút)
1. Củng cố:
- Trong quá trình biến đổi qua lại giữa thế năng và động năng, giữa cơ năng và điện năng ta thường thấy cơ năng bị hao hụt đi. Điều đó có trái với ĐLBT năng lượng không? Tại sao?
- Có những dạng năng lượng nào phải chuyển hóa thành cơ năng và nhiệt năng mới nhận biết được?
2.Dặn dò:
- VN Học thuộc “ghi nhớ”- Làm các bài tập trong SBT.
- VN Đọc “Có thể em chưa biết” và đọc trước bài 61
III. Vận dụng (Tự học có hướng dẫn)
 ..Hết phần giáo án 
 BƯỚC 4: Tổ chức dạy học và dự giờ
- Dự kiến thời gian dạy: Tuần 65+66
- Dự kiến người dạy: 
+ Dự kiến đối tượng dạy: 
+ Dự kiến thành phần dự giờ: 
BƯỚC 5: Phân tích, rút kinh nghiệm bài học (sau khi dạy và dự giờ)
 ( Phân tích giờ dạy theo quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.)
 .... .... 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_chu_de_mon_vat_li_7.docx