Module 3: Giáo dục học sinh THCS cá biệt

Module 3: Giáo dục học sinh THCS cá biệt

Câu 1: Vì sao cần thu thập thông tin về học sinh cá biệt? Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi sai lệch của học sinh cá biệt?

Trả lời

* Vì sao cần thu thập thông tin về học sinh cá biệt?

- Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi khủng hoảng trong sự phát triển tâm lí, chính vì vậy mà so với học sinh (HS) ở bậcTiểu học, lứa tuổi này dễ xuất hiện những HS khó giáo dục. Mâu thuẫn trong chính sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi này, cùng với thiếu sự giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời của người lớn do thiếu hiểu biết đặc điểm và những khó khăn của các em mà một số em đã không vượt qua được giai đoạn này một cách tích cực, hình thành những thái độ, hành vi không phù hợp.

- Trách nhiệm của giáo dục nói chung và giáo viên (GV) nói riêng là không được để tồn tại những HS có hành vi chưa phù hợp với bổn phận, trách nhiệm công dân, chưa phù hợp với giá trị xã hội, với những quy định chung của nhà trường, lớp học, cộng đồng. Bởi vì giáo dục khác với các ngành sản xuất là không cho phép tạo ra những phế phẩm về nhân cách - không mang lại hạnh phúc cho cuộc đời các em, mà còn có hại cho xã hội. Hơn nữa, nếu trong lớp để tồn tại những học sinh cá biệt (HSCB), luôn có những hành vi tiêu cực, không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến tập thể, những thành viên khác. Trong thực tế nhiều GV cảm thấy rất khó khăn, có khi là bất lực khi trong lớp có HSCB. Người GV trong nền giáo dục hiện đại cần phải là người phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi của HS, biết khơi gợi nhu cầu, hứng thú, của người học; là người giúp cho HS biết cách học, cách tự rèn luyện cả về phẩm chất và năng lực cá nhân, hướng tới mục đích hình thành những nhân cách phù hợp, đáp ứng những yêu cầu của xã hội.

- Vì vậy, GV cần có những kĩ năng giúp những em này điều chỉnh, thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lại tốt đẹp hơn. GV cần phải có những hiểu biết về kĩ năng cơ bản để tìm hiểu thông tin về HS THCS cá biệt (Điều quan trọng nhất ở đây là, những thông tin mà ta thu thập được không phải là để phê phán mà là để giúp đỡ HS) để giáo dục tham vấn giúp các em thay đổi thái độ, hành vi cho phù hợp, đánh giá sự tiến bộ, kết quả học tập và giáo dục các em.

 

docx 12 trang maihoap55 14020
Bạn đang xem tài liệu "Module 3: Giáo dục học sinh THCS cá biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MODULE 3: Giáo dục học sinh THCS cá biệt
Câu 1: Vì sao cần thu thập thông tin về học sinh cá biệt? Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi sai lệch của học sinh cá biệt?
Trả lời
* Vì sao cần thu thập thông tin về học sinh cá biệt?
- Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi khủng hoảng trong sự phát triển tâm lí, chính vì vậy mà so với học sinh (HS) ở bậcTiểu học, lứa tuổi này dễ xuất hiện những HS khó giáo dục. Mâu thuẫn trong chính sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi này, cùng với thiếu sự giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời của người lớn do thiếu hiểu biết đặc điểm và những khó khăn của các em mà một số em đã không vượt qua được giai đoạn này một cách tích cực, hình thành những thái độ, hành vi không phù hợp. 
- Trách nhiệm của giáo dục nói chung và giáo viên (GV) nói riêng là không được để tồn tại những HS có hành vi chưa phù hợp với bổn phận, trách nhiệm công dân, chưa phù hợp với giá trị xã hội, với những quy định chung của nhà trường, lớp học, cộng đồng. Bởi vì giáo dục khác với các ngành sản xuất là không cho phép tạo ra những phế phẩm về nhân cách - không mang lại hạnh phúc cho cuộc đời các em, mà còn có hại cho xã hội. Hơn nữa, nếu trong lớp để tồn tại những học sinh cá biệt (HSCB), luôn có những hành vi tiêu cực, không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến tập thể, những thành viên khác. Trong thực tế nhiều GV cảm thấy rất khó khăn, có khi là bất lực khi trong lớp có HSCB. Người GV trong nền giáo dục hiện đại cần phải là người phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi của HS, biết khơi gợi nhu cầu, hứng thú, của người học; là người giúp cho HS biết cách học, cách tự rèn luyện cả về phẩm chất và năng lực cá nhân, hướng tới mục đích hình thành những nhân cách phù hợp, đáp ứng những yêu cầu của xã hội.
- Vì vậy, GV cần có những kĩ năng giúp những em này điều chỉnh, thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lại tốt đẹp hơn. GV cần phải có những hiểu biết về kĩ năng cơ bản để tìm hiểu thông tin về HS THCS cá biệt (Điều quan trọng nhất ở đây là, những thông tin mà ta thu thập được không phải là để phê phán mà là để giúp đỡ HS) để giáo dục tham vấn giúp các em thay đổi thái độ, hành vi cho phù hợp, đánh giá sự tiến bộ, kết quả học tập và giáo dục các em.
* Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi sai lệch của HSCB?
Có nhiều yếu tố dẫn đến hành vi sai lệch của HSCB, nhưng ở đây chỉ nêu một số nguyên nhân tác động trực tiếp đến HS làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm không lành mạnh làm ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và làm hạn chế đến năng lực học tập của các em.
1. Nguyên nhân trực tiếp từ chính HS
+ Chưa có mục đích học tập rõ ràng, chưa nhận thức được nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân.
+ Một số HS có niềm tin sai về giá trị của con người và cuộc sống.
+ Chán nản: Một số HS có tiềm năng nhưng cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú và động cơ học tập, kém tự tin.
+ Rối loạn hành vi xã hội của HSCB:
Dửng dưng trước tình cảm của những người xung quanh.
Coi thường các chuẩn mực cũng như các nghĩa vụ xã hội.
Hung tợn, có thể dùng vũ lực.
Không có khả năng cảm nhận tội lỗi và không thể rút ra được bài học có ích từ kinh nghiệm cuộc sống, ngay cả sau những lần bị phạt do bị phạm lỗi.
2. Ảnh hưởng của sự phát triển xã hội theo cơ chế thị trường 
Xã hội phát triển là điều đáng mừng, nhưng khi phát triển theo cơ chế thị trường nó kéo theo một bộ phận không lành mạnh khác như dịch vụ giải trí không lành mạnh, phim ảnh bạo lực, tình cảm lứa đôi quá trớn 
Hiện nay, các dịch vụ internet (game), karaokê được tổ chức gần trường học, lôi cuốn, hấp dẫn các em vào các trò chơi vô bổ. Các em lao vào các trò chơi đó dẫn đến bỏ giờ trốn học và những vi phạm khác. Đồng thời các kênh truyền hình chiếu một số bộ phim có mang những hình ảnh bạo lực, thiếu lành mạnh làm cho các em dễ dàng bắt chước; những tụ điểm ăn chơi hàng ngày nhan nhãn, đập vào mắt các em làm cho các em không tự chủ, tham gia không có ý thức dần dần tiêm nhiễm và trở thành HS hư.
3. Ảnh hưởng của môi trường giáo dục gia đình 
HSCB phát sinh từ những ảnh hưởng không tốt của môi trường giáo dục gia đình, đó là:
+ Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn 
Từ những khó khăn về đời sống kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả, chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em, làm cho các em thiếu tự giác - chủ động trong học tập ở nhà như soạn bài, học bài cũ; do đó khi đến lớp việc tiếp thu bài mới rất khó khăn, không làm được bài kiểm tra, lo lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài cũ từ đó thua sút bạn bè và phát sinh tâm lí chán học dẫn đến bỏ giờ trốn học, bỏ học.
+ Gia đình chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến việc học của con cái 
Nhiều gia đình vì kế sinh nhai, cả vợ chồng đều đi làm ăn xa, phó mặc con cái cho ông bà hoặc chị em chăm sóc lẫn nhau, một số HS chưa tự giác và thiếu sự quản lí chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh, từ đó ham chơi mà trốn học, bỏ học.
Có gia đình tuy không khó khăn về kinh tế nhưng có tham vọng làm giàu, bỏ mặc con cái, không quan tâm đến việc học tập của con cái kể cả những thói hư tật xấu của con cái, cha mẹ cũng không biết để răn dạy, do đó từ những vi phạm nhỏ dần dần đến việc lớn.
+ Gia đình có cha mẹ bất hòa, không có hạnh phúc 
Lứa tuổi các em rất nhạy cảm, những cuộc cải vả của cha mẹ, sự to tiếng quát nạt, bạo lực của người cha làm cho các em dần dần bị ảnh hưởng, từ đó nảy sinh những việc làm không lành mạnh, thích đánh lộn để giải tỏa tâm lý, bị ức chế, bỏ nhà đi chơi không thiết tha đến việc học; từ đó lực học giảm sút dẫn đến chán học, bỏ học, có thể HSCB.
Với môi trường giáo dục của gia đình như vậy, HS khó có thể trở thành con ngoan trò giỏi, nếu không có sự động viên kịp thời của bạn bè, nhà trường và thầy cô giáo.
Câu 2: Liệt kê những biện pháp/(cách thức) giáo dục HS cá biệt. Theo thầy (cô) biện pháp nào đánh giá kết quả học tập, giáo dục HS cá biệt hiệu quả? 
Trả lời
* Những biện pháp/cách thức giáo dục HSCB
1. Giáo viên cần phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với HSCB
- Thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận trẻ.
- Tập trung vào điểm mạnh của trẻ.
- Tìm điểm tích cực và nhìn nhận tình huống theo cách khác tích cực hơn.
- Tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của trẻ.
	2. Giúp HS biết nhận thức đúng về điểm mạnh vã điểm yếu của bản thân
	- Nhận thức được những điều gì đó đối với bản thân. Việc nhận thức được điều gì có ý nghĩa và quan trọng đối với mình và những điều đó có phải thực sự là chân giá trị của con người và đời người không? Điều quan trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chế nhất định, mình là người có giá trị thì HS mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản thân.
	- Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho những hành vi và ứng xử một cách tích cực.
3. Giúp HS nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực:
- GV kết hợp với tập thể lớp giúp HS dần nhận thức được nếu cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn thương, cản trở sự phát triển chung... thì không chỉ làm khổ, làm hại người khác, mà nguyên tắc sống trong tập thể, xã hội không cho phép bất cứ ai làm như vậy.
- GV và tập thể HS cần hỗ trợ các em trong quá trình thay đổi hành vi. 
4. GV cần phải quan tâm hỗ trợ các em vượt qua những khó khăn và đáp ứng nhu cầu chính đáng của HSCB
- Quan tâm, giúp đỡ HSCB khi gặp khó khăn; phụ đạo bồi dưỡng thêm để các em có tiến bộ.
- Khoan dung, tạo điều kiện để HS có cơ hội học tập tốt hơn.
- Tạo ra môi trường thân thiện ở trường, ở lớp.
- Công bằng với tất cả HS, không phân biệt đổi xử.
5. Động viên, khích lệ, tạo động lực cho HSCB học tập và hoàn thiện nhân cách cho HS: Người GV phải chăm lo giáo dục động cơ học tập, giá trị, hành vi tích cực, lành mạnh về mọi mặt chỗ HS. GV là người đánh thức, khơi dậy hứng thứ nhiều mặt của HS; là người kìm hãm, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực của HS và kích thích, tích cực các hoạt động có giá trị xã hội và là người hình thành, rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. 
6. Sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic: Là những gì xảy ra một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn. 
7. Phương pháp ứng xử đối với một loại hành vi có mục đích điển hình: Để cho HSCB được nói chuyện, giao lưu ứng xử nhiều với bạn bè cùng lớp, các thầy cô và gia đình của các em. 
8. Sử dụng môi trường tập thể thân thiện và các mối quan hệ trong tập thể để phát hiện kịp thời và tác động phù hợp đến từng cá nhân, tạo điều kiện tinh thần và sự hỗ trợ đối với từng thành viên trong quá trình thực hiện: Như vậy, trong cùng một tình huống, sự kiện có thể có hai hay nhiều phản ứng khác nhau phụ thuộc vào cách suy nghĩ khác nhau, chính chúng ta là người tạo nên cảm xúc của mình. Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực đối với cả tập thể lớp và HSCB.
* Biện pháp nào đánh giá kết quả học tập, giáo dục HSCB hiệu quả? 
Đối với những HSCB, mỗi trường học có các cách giáo dục riêng. Tuy nhiên, dù áp dụng theo phương pháp nào cũng nên đảm bảo kết hợp giữa kỷ luật và tình thương.
Mới đây, Hội đồng kỷ luật của Trường THCS Trần Hưng Đạo (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) đã thống nhất hình thức kỷ luật buộc thôi học có thời hạn đến hết năm học 2017-2018 đối với 2 nữ sinh lớp 9 đã đánh dã man 3 nữ sinh lớp 7 cùng trường chỉ vì mâu thuẫn trên mạng xã hội. Dư luận xã hội đang xôn xao về vấn đề có nên buộc thôi học đối với những HS đánh nhau không? Vấn đề xử lý HS hư hay HSCB thế nào để vừa răn đe, vừa giáo dục được HS trên cơ sở tình thương?
1. Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường 
 Để cho HS nắm bắt được việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm (HK) tức là những chuẩn mực các em đạt được trong quá trình rèn luyện hạnh kiểm của mình, nhà trường cần phải thông báo cho các em biết được các mức độ xếp loại HK (tốt, khá, trung bình, yếu). Hiểu được thì các em sẽ tránh được vi phạm mà các em mắc phải, để rồi các em khỏi phải bị xếp loại HK yếu, khỏi phải liệt vào danh sách HSCB.
Tổ chức cho HS thảo luận nội qui nhà trường và hướng dẫn cho các em thực hiện nội qui, có chế độ khen chê công bằng, khách quan. Trong buổi chào cờ đầu tuần, cần đánh giá nhận xét chu đáo, nêu gương người tốt, việc tốt để các em noi theo, hạn chế những vi phạm nội qui lớp học, trường học.
 2. Giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt lớp 
Ngoài việc giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường, giờ sinh hoạt lớp cũng rất quan trọng trong vấn đề này. Bởi vì thông qua giờ sinh hoạt lớp, GVCN, cán bộ lớp kịp thời uốn nắn những sai trái khuyết điểm của HS khi bị vi phạm, lấy tình cảm bạn bè, lấy nghĩa thầy trò làm cho các em thấy được khuyết điểm của mình. Đồng thời với sự chân thành của GVCN, HS trong lớp, HS khi vi phạm sẽ sớm nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa chữa.
Trong khi giáo dục các em, GVCN không nên nặng về kiểm điểm, phê bình, mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các em làm cho các em mắc sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội qui, trong qui định xếp loại của thông tư 58 làm cho các em thấy được phạm vi vi phạm ở mức độ nào và nêu ra hướng cho các em khắc phục. GVCN nêu những việc làm tốt, những cố gắng nỗ lực của các thành viên trong lớp để xây dựng tập thể lớp thành lớp tiên tiến với thành tích như vậy thì không được bất cứ thành viên nào trong lớp phá vỡ.
3. Kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để giáo dục HS
Ban đại diện cha mẹ HS là cầu nối giữa nhà trường, GVCN với gia đình HS. Tổ chức Ban đại diện cha mẹ HS ngoài việc giúp nhà trường xây dựng cơ sở vật chất còn góp phần cùng nhà trường giáo dục HSCB.
4. Phối hợp với các Đoàn thể và các lực lượng khác trong xã hội 
Hiện nay ở địa phương đã hình thành các khu dân cư và nhiều nơi đã xây dựng khu dân cư, thôn văn hóa, đó là điều kiện tốt để các Đoàn thể cùng với nhà trường, qua đó giáo dục HS. Các đoàn thể, chính quyền địa phương giúp cho các thành viên xây dựng gia đình văn hóa, hạn chế tình trạng cha mẹ bỏ mặc con cái đi làm ăn, những mối bất hòa trong gia đình dần dần chấm dứt, từ đó cha mẹ sẽ có điều kiện chăm sóc giáo dục con cái tốt hơn.
5. Dùng phương pháp kết bạn 
Thường lứa tuổi HS dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ tiếp thu những điều hay lẽ phải, dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể, tính giáo dục cao. Do đó GV nên phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, ước mơ... sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần lôi kéo các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm là HS hư để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh.
Mặt khác, thông qua nhóm bạn tốt, GV giao cho HSCB thực hiện một số công việc, tạo những điều kiện để những HS này hoàn thành và động viên khích lệ các em để các em xóa những tự ti, mặc cảm là HSCB để hòa mình với bạn bè. Ngoài ra có thể vận động gia đình của nhóm bạn tốt tham gia vào việc giúp đỡ những HS này bằng cách tạo cho các em tâm lý xem gia đình của bạn như gia đình mình, tạo điều kiện cho các em cùng tham gia học tập với con em mình để tách dần ra khỏi nhóm bạn chưa ngoan. Việc làm này cả là một cố gắng trong đó vai trò quan trọng của GV và sự tham gia của phụ huynh HS là rất cần thiết.
6. Phương pháp “lạt mềm buộc chặt”
Tuổi mới lớn thì nghịch phá là chuyện khó tránh khỏi. Những biện pháp mạnh như kỷ luật hay lớn tiếng trách mắng, la rầy HS đôi khi sẽ không có tác dụng bằng sự mềm mỏng, kiên nhẫn. Ai cũng muốn mình là HS ngoan, giỏi nhưng vì lý do về gia đình, về tâm sinh lý và rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến những hành động tiêu cực của một vài bạn HS. Trước hết, GV nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và dùng sự mềm mỏng để cảm hóa HS của mình.
7. Kết hợp kỷ luật và tình thương
Đừng vì một vài biểu hiện nhất thời của HS mà gán ghép cho các em cái tên “học sinh cá biệt”. Bên cạnh đó, thầy cô giáo cũng cần chú ý đến tâm lý lứa tuổi của các em bởi “giai đoạn cấp 2, cấp 3 là giai đoạn khá nhạy cảm và có những rối loạn của tuổi dậy thì”. Đôi khi những phản ứng nổi loạn là do các em không kiềm chế, kiểm soát được.
Cố PGS-TS Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội đã từng nói rằng, thầy cô phải uốn nắn, định hướng ngay khi các em mắc những lỗi nhỏ để tránh dẫn đến việc xảy ra chuyện lớn rồi buộc lòng phải dùng biện pháp kỷ luật HS; PGS chia sẻ: “Kỷ luật là một hình thức giáo dục, không chỉ giáo dục HS vi phạm mà còn răn đe các em khác nữa. Tuy nhiên, kỷ luật là hình thức giáo dục cuối cùng bắt buộc phải dùng đến”.
Giáo dục là một hoạt động đặc biệt bởi sản phẩm tạo ra là con người. Vì vậy vẫn nên dùng đến kỷ luật nhưng là kỷ luật kết hợp với tình yêu thương. Có như vậy thì người thầy mới không khắc những vết thương lên tinh thần của người học trò về sau này. Đừng làm các em HS rơi vào trạng thái thấy mình là kẻ cá biệt và cô độc trong lớp rồi nảy sinh những phản ứng tiêu cực như sợ hãi, tự ti. Mục đích của việc làm này là “giơ cao đánh khẽ” và với mong muốn giúp HS có kỷ luật tốt hơn. Đây có phải là cách tốt nhất để răn đe, giáo dục HS khi vi phạm, nhất là HS đang trong độ tuổi hình thành phát triển tâm lý.
Phần lớn ngày nay, thời gian của các em HS ở trường nhiều hơn ở nhà. Trong trường, có thầy cô giáo dạy dỗ còn về nhà thì (một số) phụ huynh lo đi làm nên sẽ không thể dành thời gian nhiều để bảo ban các em. 
Vậy liệu khi đuổi học, có phải là gián tiếp đưa HS ra ngoài xã hội nhiều cạm bẫy, đẩy HS đến gần với những tệ nạn xã hội này không? Trong khi có nhiều cách có thể xử lý được như cảnh cáo trước toàn trường, đưa HS đó vào một nhóm giáo dục đặc biệt tại trường.
Thực tế, đây không phải là cách xử lý mới khi HS vi phạm. Cách này đã được hình thành từ lâu trong hệ thống giáo dục của nước ta. Nhiều quan điểm ủng hộ cho rằng đây là cách để đe dọa các HS này tái phạm, nhưng liệu nó có mang phản ứng ngược. Cấp 2 và cấp 3 là độ tuổi nhạy cảm, việc đuổi học này thực tế chỉ răn đe được một ít, số còn lại mang tâm lý bất cần sau khi bị đuổi học. Và khả năng các em dễ tiếp cận với các thành phần xấu trong xã hội là rất cao.
Chắc hẳn chúng ta ai cũng nhớ hai câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Chính vì vậy, mỗi khi dùng biện pháp mạnh với HS phạm khuyết điểm, những người có trách nhiệm nên cân nhắc hết sức kỹ lưỡng.
* Quan điểm của Bộ là không đuổi học HS
Quan điểm của Bộ là nhà trường phải giáo dục các cháu nên người; nhà trường làm nhiệm vụ giáo dục mà lại quay lưng với HS thì sẽ đẩy các cháu ra ngoài xã hội; đó là việc làm phi giáo dục. Ở một chừng mực nhất định, nhà trường nên giáo dục dạy bảo các cháu. Nhưng nếu các cháu đã có hành động đánh nhau dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đến lúc ấy không thuộc quyền quyết định của Ngành giáo dục nữa.
Tuy nhiên, Bộ vẫn luôn nhắc nhở các trường không nên đẩy các cháu ra xã hội mà không được giáo dục. 
8. Biện pháp cụ thể của GV đối với HS
a) GV cần phải tiếp cận cá nhân và xây dựng quan hệ tin cậy, tôn trọng, thân thiện với HSCB.
- Thể hiện sự hiểu biết, cảm thông và chấp nhận trẻ.
- Tập trung vào điểm mạnh của trẻ.
- Tìm điểm tích cực và nhìn nhận tình huống theo cách tích cực hơn.
- Tập trung vào những điểm cố gắng, tiến bộ của trẻ.
Muốn thay đổi hành vi của HS có hiệu quả, GV cần có sự hợp tác của HS. Do đó, GV cần chủ động tiếp xúc với HS để nắm bắt các điều kiện, hoàn cảnh, tâm tư, sức khỏe của HS để kịp thời động viên, an ủi giúp cho các em vượt qua các khó khăn để vươn lên trong học tập.
b) Giúp HS biết nhận thức đúng về điểm mạnh và các điểm yếu của bản thân.
c) Giúp HS nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi hành vi, thói quen cũ.
d) GV cần phải quan tâm, giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn và đáp ứng nhu cầu chính đáng của HS cá biệt.
+ Hành vi, thái độ của GV để HS thấy được an toàn
- Khoan dung, bỏ qua lỗi lầm để HS có cơ hội học tập.
- Giúp HS hiểu rõ: Không ai được làm tổn thương người khác và mọi người đều có quyền được bảo vệ.
- Tỏ ra thông hiểu trong quá trình thảo luận.
- Kiên định về chuẩn mực ứng xử và xử lí công bằng.
+ Hành vi, thái độ của GV để HS thấy được yêu thương
- Tạo ra môi trường thân thiện trong trường, lớp mà HS có thể biểu lộ, thể hiện bản thân. Cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, thân mật, gần gũi. Lắng nghe lời tâm sự của HS. Động viên, giúp đỡ, khích lệ, khoan dung độ lượng, vị tha, ấm áp, quan tâm 
- Công bằng với tất cá HS, không phân biệt, đối xử.
+ Hành vi, thái độ của GV để HS thấy được hiểu và thông cảm:
- Lắng nghe HS, cởi mở, linh hoạt.
- Tạo điều kiện cho HS diễn đạt ý kiến và bộc lộ cảm xúc.
- Hiểu tâm lí của trẻ qua từng giai đoạn.
+ Hành vi, thái độ của GV để HS thấy được tôn trọng
- Lắng nghe HS một cách quan tâm, chăm chú.
- Dành thời gian để nhận ra cảm xúc của HS.
- Cùng với HS thiết lập ra nội qui của lớp.
- Tạo giới hạn và bình tĩnh khi HS vi phạm nội qui.
- Luôn giữ cho giọng nói hài hòa trong lớp học. Tùy tình huống mà có lúc giọng nói mang tính chất khách quan, khích lệ, phấn khởi nhưng cũng có lúc cần nghiêm khắc, kiên quyết.
+ Hành vi, thái độ của GV để HS mình có giá trị.
- Lắng nghe HS nói; tạo điều kiện cho HS bộc lộ khả năng của mình.
- Hưởng ứng các ý tưởng hợp lí của HS.
- Nếu HS có mắc lỗi, chú ý đến hành vi của HS. Không được đồng nhất lỗi lầm của HS với nhân cách và con người HS.
e) Động viên, khích lệ, tạo động lực cho HS cá biệt tạo động lực học tập và hoàn thiện nhân cách cho HS.
Tóm lại, trong mỗi con người có nhiều khả năng, trong đó có những khả năng chưa bao giờ sử dụng, hoặc ít sử dụng, đồng thời ai cũng có những năng lực nhất định. Trí thông minh, năng lực của con người có 8 loại như sau:
Năng lực giao tiếp / ngôn ngữ.
Năng lực tư duy logic và toán học.
Năng lực tưởng tượng.
Năng lực âm nhạc
Năng lực nội tâm.
Năng lực quan hệ tương tác, quan hệ xã hội.
Năng lực thể thao vận động.
Năng lực tìm hiểu thiên nhiên.
Một HS bình thường hay cá biệt đều có thể có đầy đủ hoặc một số năng lực nêu trên. Vì vậy người GV cần tìm hiểu và xác định được để tạo điều kiện và hỗ trợ các em phát triển chúng. Mỗi người GV cần kiên trì, nỗ lực không ngừng, tạo mọi điều kiện để giúp đỡ HSCB hoàn thiện nhân cách của mình.
Câu 1: Vì sao cần tiếp cận và khích lệ học sinh cá biệt? Liệt kê 5 câu nói không mang tính khích lệ và đề xuất 5 câu nói mang tính khích lệ học sinh.
Trả lời
* Vì sao cần tiếp cận và khích lệ HSCB?
Trách nhiệm của mỗi GV dù trong thời điểm nào cũng cần chú trọng đến giáo dục toàn diện cho HS. Đối với HSCB thì điều này lại càng khó khăn hơn. “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”, bản thân GV sẽ khó thực hiện đạt hiệu quả tốt nếu không nắm rõ mình đang giáo dục HS nào? Đặc điểm tính cách ra sao? Phương pháp nào thích hợp?... Chúng ta mong cần giáo dục để các em hiểu và nhận thức được những giá trị sống xung quanh các em để các em thật sự thay đổi từ bản chất, có niềm tin và tư tưởng ổn định để tiếp tục sống tốt hơn. Muốn thực hiện hiệu quả thì sự cần thiết phải tiếp cận HSCB các em và khích lệ các em là một việc làm cần thiết trước tiên không thể bỏ qua. Khích lệ để tiếp thêm sức mạnh tinh thần, niềm tin ý chí để các em thấy được con đường tươi sáng – hy vọng hơn cho bản thân mình, từ đó dần tác động tới tư tưởng, bản năng, nhận thức của các em, giúp các em quay về với hướng đi đúng đắn.
* Liệt kê 5 câu nói không mang tính khích lệ
+ Em học chẳng có cố gắng, không hề tiến bộ chút nào.
+ Em quá lười.
+ Em chỉ biết quậy phá đem lại rắc rối cho mọi người.
+ Bao giờ em mới chịu thay đổi, nói chuyện với em thật chán và bực mình.
+ Bạn A học tốt hơn em nhiều.
* Đề xuất 5 câu nói mang tính khích lệ HS
+ Em hãy cố gắng hết khả năng của bản thân, cô và cả lớp tin em sẽ tiến bộ.
+ Hôm nay con học tập có tiến bộ, tiếp tục cố gắng thêm nữa nhé con trai (con gái)!
+ Người duy nhất không mắc sai lầm chính là người không làm gì cả, đừng sợ sai lầm miễn là bạn đừng mắc cùng một sai lầm hai lần.
+ Những điều tốt đẹp đến với ai tin tưởng, những điều tốt hơn đến với ai kiên nhẫn và những điều tốt nhất chỉ đến với người không bỏ cuộc. 
+ Có những khi các con cần phải nhìn cuộc sống một cách nhẹ nhàng dưới những khía cạnh tốt đẹp, nó sẽ giúp các con tự tin, thoải mái, yêu và trân trọng cuộc sống hơn. 
Câu 2: Hãy minh chứng một học sinh cá biệt mà thầy (cô) đã giáo dục. Cho biết thầy (cô) đã dùng biện pháp giáo dục gì và đánh giá kết quả, biện pháp giáo dục đó? 
Trả lời
Trong quá trình giảng dạy, tôi được phân công làm chủ nhiệm mà trong lớp tôi có một HS nam – HS khá cá biệt của lớp, em tên NTB, khi nhắc đến tên em là nhiều GV biết đến với những ấn tượng không mấy tốt. Em đã vi phạm nội quy trường, lớp nhiều lần nhưng mức độ chưa nghiêm trọng. 
Vào một ngày tôi được giám thị mời vào phòng trao đổi rằng em NTB tham gia đánh HS lớp khác tên TKD, tôi đến gặp em và la em một trận mà chưa hỏi nguyên nhân và gửi thư mời phụ huynh em ngày hôm sau sẽ trao đổi. Nhưng đến giờ hẹn mà phụ huynh không tới, tôi xuống lớp gọi em ra nói chuyện, thì biết rằng em không đưa thư mời cho phụ huynh. Lúc bấy giờ tôi rất giận, tôi đã la em: “Tại sao con lại không mời phụ huynh?”, em không trả lời tôi mà nhìn tôi chằm chằm. Em khóc, tôi nhìn em tôi cảm nhận được rằng có điều gì đó “bất ổn”, cần phải làm rõ. Tôi chủ động thời gian để trao đổi thêm với ban cán sự của lớp, với một số HS trong lớp về trường hợp của em NTB. Sau khi đã tìm hiểu cặn kẽ, rõ ràng từ nhiều thông tin (ở cả hai phía: NTB và TKD) tôi biết NTB bị các bạn TKD chê là học yếu, và có những hành vi – lời lẽ - thái độ xúc phạm. Tôi chủ động mời cả em đến để trao đổi, phân tích – giảng hòa, tôi gợi ý để bản thân hai em chủ động tường trình lại sự việc, sau đó giúp các em chủ động phân tích đúng sai, ai có lỗi. Ban đầu, thật sự khó khăn, nhưng bằng tình cảm chân thành và kiên nhẫn dần dần tôi đã thuyết phục được hai em chủ động nhận ra lỗi lầm của từng cá nhân. NTB mặc dù là HSCB nhưng cũng đã nhận ra lỗi, tôi giúp hai em giảng hòa. Tôi xin lỗi em NTB khi la em mà chưa rõ vì sao. Sau đó, tôi động viên hai em cố gắng học, NTB đừng vì kết quả hiện tại mà mặc cảm cũng như TKD đừng trêu đùa bạn (con có thích bị người khác trêu đùa như vậy không? Con không thích thì bạn cũng vậy), hãy giúp nhau trong học tập, những hành động và việc làm thiết thực bằng những nỗ lực và cố gắng hết mình sẽ giúp các con thành công hơn trong tương lai và vượt qua khó khăn hiện tại. Sau vụ việc đó, hai HS đã dần có những biểu hiện tốt hơn với nhau, hiện giờ tuy tôi không còn chủ nhiệm các em nữa, nhưng tôi biết rằng bây giờ NTB học khá tốt. 
Để đạt được mục tiêu – hiệu quả giáo dục, khi xử lý các tình huống phải trực tiếp đi tìm hiểu cụ thể nội dung sự việc để nắm rõ nguyên nhân cặn kẽ, từ đó sẽ đưa ra cách giải quyết thích hợp, thuyết phục. Không chỉ vậy mà người GV cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của HS, tính tình của các em, cách ứng xử của các em để có thể giáo dục và hướng các em đi theo con đường đúng đắn nhất. Cách ứng xử có tình – có lý giúp người GV đạt hiệu quả giáo dục, giúp các em HS khắc phục bớt những khuyết điểm và có những định hướng đúng đắn cho bản thân. 
Thầy (cô) hãy cho biết những khó khăn khi giáo dục học sinh cá biệt, đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn trên.
Trả lời
* Những khó khăn khi giáo dục HSCB
- Lứa tuổi Tiểu học là lứa tuổi mà trí não HS chỉ tư duy một bước: ghi nhận, học hỏi; lứa tuổi THCS là tư duy hai bước: ghi nhận và phân tích đúng sai. Nếu trẻ Mầm non và Tiểu học thường bắt chước, làm theo thì ở bậc THCS các em đã phát triển tốt hơn về tư duy suy luận, cá tính bộc lộ rõ hơn, cùng với xu hướng tự khẳng định mình ngày càng rõ nét. Do đó, lúc này quá trình giáo dục thành công chính là làm sao để các em tự giáo dục, tự nhận thức và rút ra bài học cho bản thân, vì vậy, trước hết cần để HS phải tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. 
- Trao đổi, tâm sự của HS (NTH): “Thích giáo dục nhẹ nhàng”. Trên thực tế, có những tình huống thầy cô đã trách sai, trách oan. Khổ nỗi là có thầy cô không chịu nghe HS giải thích. Thậm chí có trường hợp HS càng phân bua càng bị phạt nhiều hơn. “Người trong cuộc” cũng ấm ức, không biết nói với ai, chỉ có thể tâm sự với bạn bè. Có lẽ tâm lý của HS chúng tôi đứa nào cũng giống nhau: thích được thầy cô đối xử, nói năng nhẹ nhàng, ngọt ngào với mình. Nếu HS có gì sai, thầy cô hãy gặp riêng và dịu dàng khuyên nhủ, chứ nếu la mắng trước lớp thì “quê” với tụi bạn lắm. Chưa kể có bạn rất cá tính, thầy cô mà la mắng hoài bạn ấy bực là bỏ ngoài tai, không chịu thay đổi gì hết. Thậm chí có trường hợp bạn ấy còn ghét thầy cô đó và dần dần trở nên hợp tác “hình thức”, “bất trị”...
- Ngoài việc dạy tri thức thì sự quan tâm của GV đến đời sống tinh thần của HS, hiểu đặc điểm tâm lí và tôn trọng cá tính của các em để giáo dục các em một cách toàn diện là rất quan trọng. Người GV phải tác động như thế nào để các em “ổn định về tư tưởng”, thay đổi từ bản chất, có nhận thức đúng đắn thì mới có hy vọng đạt thành công trong giáo dục; đây là yếu tố then chốt góp phần thành công trong giáo dục HSCB; và đó cũng là một yêu cầu, thách thức thật sự khó khăn đối với người GV, không phải dễ dàng thực hiện được. 
* Biện pháp khắc phục khó khăn trên: “Giáo dục HSCB bằng tình cảm”, vai trò của người GV trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: vừa giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm. Mục đích là giáo dục những HS vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. 
1. Thế nào là học sinh cá biệt? 
Trước hết, cần hiểu đúng khái niệm “học sinh cá biệt”. Đó là những HS có cá tính khác biệt so với số đông HS bình thường (không có nghĩa HSCB là bất bình thường). HSCB chỉ những HS hoang nghịch thường gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học, không chấp hành nội qui nhà trường thêm vào đó là sự lôi kéo của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mãn cá tính hoặc thỏa mãn nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình. Đó là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nó dễ bị lôi cuốn làm cho HS dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội là nỗi day dứt của nhà trường, gia đình và xã hội. 
Yêu cầu đối với GVCN khi lớp có HSCB
* Công việc đầu tiên của người GVCN khi có HSCB trong lớp là:
 + Xác định đúng đối tượng thông qua phản ảnh của lớp, của GVBM, cần thiết tham khảo ý kiến của GVCN cũ.
 + Phân loại: HSCB về học tập, HSCB về đạo đức, lối sống.
 + Tìm hiểu nguyên nhân: Từ gia đình, từ xã hội và từ bản thân HS (Giai đoạn tâm sinh lý có nhiều biến đổi. Từ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thanh niên, HS muốn khẳng định mình bằng sự hiểu biết chưa hoàn thiện của mình).
- Bản thân người GVCN phải có tấm gương sáng biết tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình. Người GVCN hơn ai hết cần phải có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín, tự trọng và biết giữ chữ tín.
- Hiểu biết tâm lý lứa tuổi của HS mình chủ nhiệm. Cuộc sống nội tâm của HS ở lứa tuổi này còn nhiều mặt dễ biến đổi. Do các quá trình tâm lý chưa ổn định và sự tác động rất lớn của xã hội, hoàn cảnh sống....
- Người GVCN phải có tinh thần trách nhiệm cao yêu nghề. Biết sự kiềm chế, bình tĩnh trong mọi tình huống, kiên định thực hiện thiên chức người kỹ sư tâm hồn. Có sự nhạy cảm sư phạm biết dùng yếu tố tình cảm như một nghệ thuật sư phạm để cảm hóa HSCB.
3. Những điều nên tránh
- Không cô lập HSCB đối với tập thể. Không xúc phạm và làm tổn thương danh dự của HS trước tập thể, lời nói cần phải thận trọng.
- Không quá khắt khe xử lý mạnh tay bằng những hình thức kỷ luật nặng nề, đe dọa, thành kiến không dùng lời lẽ nặng nề dao to búa lớn, nói như một nhà sư phạm “không cần dùng búa để mổ một con gà”.
- Một điều là tối kỵ đối với HSCB, đó là không được đánh HS – dù chỉ là một cái tát tay: “Quả đấm không phải là khoa học”; trong giáo dục không thể dùng nắm đấm. Nếu HS không thuộc bài hoặc không làm bài, GV cần tìm hiểu tại sao như vậy; biết được chính xác nguyên nhân rồi sẽ có cách giải quyết phù hợp. Sự tìm hiểu, gần gũi, quan tâm đến HS phải thật sự xuất phát từ tình yêu thương của thầy giáo. Khi HS nhận biết được tình cảm đó thì việc giáo dục các em sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn rất nhiều.
4. Những điều nên làm
- Đối với HSCB, người GVCN phải biết nhìn bằng con mắt của tình thương và sự thông cảm thật s

Tài liệu đính kèm:

  • docxmodule_3_giao_duc_hoc_sinh_thcs_ca_biet.docx