Tài liệu Địa lý địa phương: Tỉnh Lâm Đồng

Tài liệu Địa lý địa phương: Tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.773,54 Km2chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nước.

- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận

- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai

- Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận

- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc

Lâm Đồng nằm trọn trong nội địa của nước Việt Nam, không có đường biên giới quốc gia và bờ biển.

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.

 

doc 8 trang maihoap55 19340
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Địa lý địa phương: Tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ , PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH :
1/Vị trí địa lý
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.773,54 Km2chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nước.
Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
 Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
 Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận
 Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
àLâm Đồng nằm trọn trong nội địa của nước Việt Nam, không có đường biên giới quốc gia và bờ biển.
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc. 
Gắn với khu vực kinh tế động lực phía Nam, Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện. Thành phố Đà Lạt, trung tâm hành chính-kinh tế-xã hội của tỉnh, về hướng Bắc cách thủ đô Hà Nội 1.500 km, về hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 320 km và về hướng Đông cách cảng biển Nha Trang 210 km. Với tổng chiều dài 1.744 km, hiện nay hệ thống giao thông đường bộ đã đến được tất cả các xã và cụm dân cư. Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ kinh tế-xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực. Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương đương. 
2. Sự phân chia hành chính :
a/Lịch sử 
Vùng đất Lâm Đồng ngày nay từ lâu đã có con người sinh sống, mà hậu duệ của họ cho đến lúc bấy giờ là các cộng đồng người Mạ, Cơ Ho, MNông, Chu Ru, Rắc Lây,... Đến cuối thế kỷ XIX, các dân tộc bản địa có phương thức sản xuất chính là du canh du cư, đốt rừng làm rẫy, kinh tế mang tính chất tự cấp tự túc. Trồng trọt là ngành sản xuất chính, ngoài ra còn săn bắn hái lượm, chăn nuôi gia súc gia cầm, các ngành thủ công như dệt vải, rèn, đan lát mới bước đầu phát triển, giao lưu kinh tế còn rất hạn chế. 
Chiến tranh ngày càng ác liệt, luồng di dân từ các tỉnh miền Trung vào Lâm Đồng ngày càng nhiều cũng góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Cho đến giữa những năm 1960, Lâm Đồng có khoảng 8.000ha chè, sản lượng rau thương phẩm cung cấp cho Sài Gòn và các tỉnh miền Trung tương đối lớn. Đồng thời, chiến tranh cũng làm cho nông nghiệp không phát triển liên tục, diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Với chính sách dồn dân lập ấp chiến lược, sản phẩm nông lâm nghiệp ngày càng giảm sút, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Trong thời kỳ này sản xuất công nghiệp tuy phát triển với mức độ cao hơn trước năm 1954 nhưng vẫn còn nhỏ bé, chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến chè, chế biến gỗ, sản xuất điện nước, đồ sứ; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như chế biến mứt, rượu, làm đồ gỗ, đồ mỹ nghệ chỉ phát triển chủ yếu ở Đà Lạt, còn hầu hết các địa phương khác chưa phát triển.Ta có thể điểm qua vài mốc Lịch sử Lâm Đồng qua các thời kỳ:
Ngày mồng 01 tháng 11 năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng , tỉnh lỵ đặt tại Di Linh 
Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình Thuận cai trị 
Năm 1913, nhập đại lý Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận 
Ngày mồng 06 tháng 01 năm 1916: thành lập tỉnh Lâm Viên, gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình Thuận. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên 
31 tháng 10 năm 1920: xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt 
Ngày mồng 8 tháng 01 năm 1941, lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh 
Ngày mồng 19 tháng 05 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo Lộc (Blao) và Di Linh. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Như vậy tỉnh Lâm Đồng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt bao gồm 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức do Việt Nam Cộng hòa đặt. 
Tháng 2 / 1976, sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng mới
b .Tổ chức hành chính : 
II/ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN .
 1/Địa hình
Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam.
- Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m).
- Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).
- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên.
 2/Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm..
Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.
3/Thủy văn
Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thủy điện rất lớn. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bổ khá đồng đều, phần lớn chạy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam.
Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờn), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim. Do thuận lợi là tỉnh miền núi nhiều thung lũng và hệ thống sông suối nên Lâm Đồng là nơi tích thủy với các hồ thủy điện Đa Nhim có quy mô diện tích 970ha, dung tích nước 165 triệu m3, công suất nhà máy thủy điện 160MW. Hồ Hàm thuận Đạ Mi diện tích 2500ha, dung tích nước 695 triệu m3, công suất nhà máy 300 MW, Hồ Đại Ninh diện tích 2000ha, dung tích nước 320 triệu m3 công suất nhà máy thủy điện 300MW. Các hồ trên là thắng cảnh đẹp là tiền đề cho phát triển du lịch.
4/Thổ nhưỡng : Lâm Đồng có diện tích đất 9.773,54 Km2, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất : Nhóm đất phù sa (fluvisols) ; Nhóm đất glây (gleysols) ; Nhóm đất mới biến đổi (cambisols) ; Nhóm đất đen (luvisols) ; Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols) ; Nhóm đất xám (acrisols) ; Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols) ; Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)
Đất có độ dốc dưới 25o chiếm trên 50%, đất dốc trên 25o chiếm gần 50%. Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm cấp cao. Đất có khả năng nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao... Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%).
5. Tài nguyên sinh vật : 
a) Thực vật : Theo báo cáo sơ bộ thì hệ thực vật Lâm Đồng có khoảng 2.000 loài. Đây là một trong số các tỉnh có hệ thực vật phong phú nhất ở Việt Nam.
Theo danh lục, Lâm Đồng có 238 loài cây thường gặp thuộc 214 chi, 112 họ và 7 ngành; chúng sống chung với cả ngàn loài không thường gặp, khi thì ở thảm thực vật này khi thì ở thảm thực vật khác. Theo thống kê bước đầu, Lâm Đồng có 20 loài cây quý hiếm thuộc 18 chi, 14 họ và 4 ngành.
Rừng : Lâm Đồng có 617.815ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn Tỉnh, trong đó có 355.357ha rừng gỗ, 80.446 rừng tre nứa, 27.326 rừng trồng Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt và đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gỗ thông 2 lá, 3 lá và nhiều loại lâm sản khác.
b) Động vật : Lâm Đồng có 128 họ động vật thuộc 31 bộ bao gồm các nhóm côn trùng, lưỡng thê, bò sát, chim và thú, trong đó có 52 loài côn trùng thuộc 7 bộ. Đã thống kê được 254 loài động vật có xương sống ở cạn, thuộc 67 họ, 24 bộ, trong đó có 16 loài bò sát và ếch nhái, 164 loài chim, 74 loài thú. So sánh với khu hệ thú các tỉnh Tây Nguyên thì thành phần loài thú ở Lâm Đồng khá phong phú. Ở đây có một số loài đặc biệt quý hiếm và là một trong số rất ít nơi được coi là còn những cá thể cuối cùng của tê giác Java, bò xám, nai cà tong ở Việt Nam. 
6. Khoáng sản:
Lâm Đồng là vùng đất có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn chưa được khai thác. Theo thống kê toàn Tỉnh có 25 loại khoáng sản, trong đó Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite và tham bùn có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. Nổi bật nhất là quặng Bauxite với trữ lượng hơn 1tỷ tấn, chất lượng quặng khá tốt. 38 điểm quặng vàng (chủ yếu là vàng sa khoáng), 7 điểm quặng saphia, 32 điểm mỏ thiếc sa khoáng với trữ lượng hàng chục ngàn tấn, 19 mỏ sét gạch ngói, và các loại khoáng sản khác như caolanh (12 mỏ), Diatomite, Bentonite, đá granite, than bùn. Ngoài ra Lâm Đồng còn có một số mỏ nước khoáng tại các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Cát Tiên và Đạ Huoai.
III/ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI : 
1/Gia tăng dân số : 
Dân số trung bình năm 2018 của Lâm Đồng là 1.312.926 người, tăng 14.026 người, tương đương tăng 1,08% so với năm 2017. 
Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ..., còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh. Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lậpnghiệp.
 Lễ hội tại Lâm Đồng cũng rất phong phú, các lễ hội lớn gồm Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội văn hoá trà được tổ chức hai năm một lần và rất nhiều lễ hội văn hóa dân tộc ở Lâm Đồng được tổ chức mỗi năm như Lễ hội Kồng Chiêng, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng thần suối, Lễ cúng thần bơmung, lễ cúng cơm mới Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng.
2)Kết cấu dân số : 
Dân số thành thị 522.774 người, chiếm 39,82%; dân số nông thôn 790.152 người, chiếm 60,18%; dân số nam 661.321 người, chiếm 50,37%; dân số nữ 651.605 người, chiếm 49,63%. 
Tổng tỷ suất sinh năm 2018 đạt 2,23 con/phụ nữ, tiếp tục duy trì ở mức sinh thay thế. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là 101,5 bé trai/100 bé gái; tỷ suất sinh thô là 16,5‰; tỷ suất chết thô là 5,1‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 15,5‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 16,9‰. Tuổi thọ trung bình của dân số Lâm Đồng năm 2018 là 72,9 năm, trong đó nam là 70,3 năm và nữ là 75,6 năm. 
3) Phân bố dân cư : Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2018 phân theo huyện, thị xã, thành phố
Diện tích (Km2)
Dân số trung bình (Người)
Mật độ dân số (Người/km2) 
TỔNG SỐ - TOTAL
9.783,34
1.312.926
134
1. Thành phố Đà Lạt 
394,46
229.614
582
2. Thành phố Bảo Lộc 
233,15
163.877
703
3. Huyện Đam Rông
872,10
50.548
58
4. Huyện Lạc Dương 
1.311,36
26.239
20
5. Huyện Lâm Hà
930,23
142.417
153
6. Huyện Đơn Dương
611,35
105.346
172
7. Huyện Đức Trọng 
903,62
184.884
205
8. Huyện Di Linh 
1.614,18
161.781
100
9. Huyện Bảo Lâm
1.463,42
121.664
83
10. Huyện Đạ Huoai
495,56
36.919
74
11. Huyện Đạ Tẻh 
526,96
49.019
93
12. Huyện Cát Tiên
426,95
40.618
95
4) Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế:
a) Văn hóa:
Lâm Đồng là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với sự góp mặt của trên 43 cộng đồng nhiều dân tộc. Nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc. Đó là những công cụ lao động, dụng cụ gia đình, đồ trang sức cá nhân Bảo tàng Lâm Đồng hiện nay lưu giữ hơn 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm.
Văn học dân gian của Lâm Đồng khá phong phú, nghệ thuật ở Lâm Đồng được hình thành trên nền văn hoá Việt với những nét đặc sắc được thể hiện qua những phong tục, tập quán văn hoá của các dân tộc thiểu số bản địa. Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành nét riêng cho văn hoá Lâm Đồng nói chung và nghệ thuật nói riêng.
Lễ hội tại Lâm Đồng cũng rất phong phú, các lễ hội lớn gồm Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội văn hoá trà được tổ chức hai năm một lần và rất nhiều lễ hội văn hóa dân tộc ở Lâm Đồng được tổ chức mỗi năm như Lễ hội Kồng Chiêng, Lễ hội đâm trâu, Lễ cúng thần suối, Lễ cúng thần bơmung, lễ cúng cơm mới 
b) Giáo dục: 
Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, Đà Lạt - Lâm Đồng hiện có đủ các loại hình đào tạo trên cơ sở của 2 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp và trên 50 cơ sở dạy nghề thu hút học sinh, sinh viên của mọi miền đất nước về học tập, nghiên cứu.
Bên cạnh đó tỉnh đã quy hoạch khu làng đại học quốc tế với quy mô khoảng 500 ha tại huyện Lạc Dương và đang kêu gọi đầu tư. Nhiều trung tâm nghiên cứu của Trung ương đóng trên địa bàn như: Viện nghiên cứu hạt nhân, Trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu cây rau, Phân viện sinh học góp phần đáng kể trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sản xuất của tỉnh.
Lâm Đồng tiếp tục kêu gọi xã hội hóa đầu tư trên lĩnh vực giáo dục.
Bước sang năm học 2020-2021, Sở Giáo dục - Đào tạo Lâm Đồng đang quản lý 711 trường, trung tâm (trường mầm non và phổ thông có 697 trường; 11 Trung tâm Giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp; 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh; 01 trường Khuyết tật; 01 Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt).
 Kết quả xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia: 510/633 trường (đạt tỷ lệ 80,57%). Toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 320 ngàn học sinh từ mầm non đến THPT, trong đó hệ Mầm non 232 trường với 69.884 trẻ; Tiểu học 246 trường với 120.106 học sinh; THCS 157 trường với 89.201 học sinh; THPT có 59 trường với 42.548 học sinh.
c) Y tế:
Số cơ sở khám chữa bệnh toàn tỉnh Lâm Đồng tại thời điểm 31/12/2018 là 192 cơ sở, trong đó có 18 bệnh viện, 23 phòng khám đa khoa khu vực và 147 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tổng số giường bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh tại thời điểm trên là 3.873 giường, trong đó có 2.777 giường trong các bệnh viện; 250 giường tại phòng khám đa khoa và 635 giường tại các trạm y tế. Số giường bệnh bình quân 1 vạn dân năm 2018 là 29 giường bệnh. 
Tại thời điểm 31/12/2018, số nhân lực ngành Y đang làm việc trong các cơ sở y tế toàn tỉnh là 3.399 người, tăng 81 người so với năm 2017 và có 542 người làm việc trong ngành Dược, tăng 6 người so với năm 2017. Số bác sĩ bình quân 1 vạn dân đạt 7 người năm 2018, tương đương so với năm 2017. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có bác sỹ đạt 83%. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã là 97,28%, tăng 4,76 điểm phần trăm so với năm 2017. 
Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin năm 2018 đạt 96,26%, cao hơn 0,44 điểm phần trăm so với năm 2017; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là 19,60%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là 11,9%, giảm 0,3 điểm phần trăm so với năm 2017.
I.V KINH TẾ
1) Đặc điểm chung: 
Năm 2020 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Với mục tiêu chủ yếu là phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở giữ vững, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phát huy đổi mới, sáng tạo. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và đẩy mạnh khởi nghiệp. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Kinh tế - xã hội diễn ra trong bối cảnh tình hình thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid - 19 bùng phát mạnh ở các quốc gia và vùng lãnh thổ; cùng với biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi cũng phải đối mặt không ít khó khăn với việc biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất của các ngành kinh tế và đời sống nhân dân.
Năm 2020 do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid -19 đã tác động tiêu cực đến các ngành dịch vụ của Lâm Đồng giảm sâu so với cùng kỳ năm trước; đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt, tập trung tổ chức triển khai bằng nhiều biện pháp, giải pháp tích cực, các chương trình mục tiêu đã có bước cải thiện đáng kể, nền kinh tế đang hòa nhập sâu rộng trên thị trường quốc tế và khu vực; kết cấu hạ tầng, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên.
2. Các ngành kinh tế:
2.1. Sản xuất công nghiệp
 Chỉ số sản xuất công nghiệp dự tính tháng 12 năm 2020: Tăng 5,68% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành khai khoáng dự tính tăng 6,28%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,48%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,76%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,48% so với cùng kỳ.
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tháng 12/2020: Tơ thô đạt 28 tấn, tăng 77,42%; sợi len lông cừu đạt 130 tấn, tăng 54,76%; bia đóng lon đạt 8,9 triệu lít, tăng 42,62%; bê tông trộn sẵn đạt hơn 37,8 ngàn m3, tăng 9,92%; ôxit nhôm đạt 60 ngàn tấn, tăng 7,08%; trà đạt 3.678 tấn, giảm 46,38%; phân bón NPK đạt 7 ngàn tấn, giảm 27,85%; hạt điều khô đạt 161 tấn, giảm 8,64%; rượu vang đạt 355 ngàn lít, giảm 6,82%.
 Sản phẩm điện sản xuất đạt 486 triệu kwh, tăng 0,21%; sản phẩm nước sạch đạt 2,7 triệu m3, tăng 6,16% so với cùng kỳ.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2020: Tăng 0,19% so với cùng kỳ. 
2.2) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a) Sản xuất nông nghiệp năm 2020
 Tình hình sản xuất tuy chịu nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu và thị trường tiêu thụ gặp nhiều bất ổn bởi ảnh hưởng của dịch Covid - 19, tuy nhiên về cơ bản tiến độ gieo trồng xuống giống, chăm sóc cây trồng vẫn được đảm bảo theo kế hoạch đề ra; công tác tái canh cải tạo giống cà phê và chuyển đổi các loại cây trồng dài ngày được đẩy mạnh triển khai tại các địa phương, đồng thời việc áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học đã nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các đối tượng cây hàng năm chủ lực như rau, hoa.
Tổng diện tích gieo trồng sơ bộ đạt 387.158,16 ha, tăng 0,83% (+3.199,9 ha) so với năm 2019, trong đó: cây hàng năm đạt 129.820,06 ha, chiếm 33,53%, cây lâu năm 257.338.1 ha, chiếm 66,47%.
Triển khai thực hiện một số chương trình trong nông nghiệp: Toàn tỉnh hiện có gần 60,23 ngàn ha sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chiếm 20,08% diện tích đất canh tác([1]). Diện tích chuyển đổi giống cây trồng, tái canh ghép cải tạo thực hiện 16.716 ha([2]).
 Tình hình dịch bệnh trên cây trồng: Cây lúa rầy nâu gây hại 490 ha; cây ngô sâu keo mùa thu gây hại 273,8 ha; cây cà chua bệnh virut gây hại 404,6 ha; hoa cúc virus gây hại 30 ha, cây cà phê bọ xít muỗi gây hại 432,4 ha, cây điều bọ xít muồi gây hại 788,1 ha.
 * Tình hình chăn nuôi
Tổng đàn vật nuôi chủ yếu và sản lượng chăn nuôi năm 2020
Tổng đàn trâu đạt 13.796 con, giảm 0,27% (-38 con); sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 1.015 tấn, giảm 0,61% (-6 tấn) so với cùng kỳ.
Tổng đàn bò đạt 104.022 con, tăng 7,76% (+7.494 con); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 6.323,9 tấn, tăng 8,02% (+469,5 tấn); sản lượng sữa bò đạt 93.862 tấn, tăng 8,07% (+7.009,2 tấn) so với cùng kỳ.
Tổng đàn lợn 379.504 con, tăng 8,17% (+28.650 con); sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 69.445 tấn, giảm 10,44% (-8.098,4 tấn) so với cùng kỳ.
Tổng đàn gia cầm đạt 10,39 triệu con, tăng 3,65% (+0,4 triệu con) so với cùng kỳ. Trong đó, tổng đàn gà 5,02 triệu con, chiếm 48,32% tổng đàn gia cầm; sản lượng thịt gà xuất chuồng đạt 16.116 tấn, tăng 18,42%; sản lượng trứng gà đạt 324,4 triệu quả, tăng 8,96% (+26,7 triệu quả) so với cùng kỳ.
b) Lâm nghiệp
Một số chỉ tiêu lâm nghiệp chủ yếu năm 2020: Trồng mới rừng tập trung đạt 1.741 ha, tăng 2,29%; diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 40.890 ha, tăng 1,03%; tổng diện tích rừng đã giao khoán quản lý bảo vệ được 439.878,1 ha, giảm 0,68% so với cùng kỳ; trồng cây phân tán thực hiện 125 nghìn cây; ươm cây giống lâm nghiệp đạt 5.250 ngàn cây; diện tích rừng đươc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 130 ha.
Khai thác lâm sản: Khối lượng gỗ tròn các loại khai thác ở các loại hình kinh tế ước đạt 71.035 m3, tăng 3,78%; sản lượng củi khai thác và tận dụng ước đạt 72.600 ster, giảm 4,83% so với cùng kỳ.
c) Thủy sản
Diện tích nuôi trồng: Ước năm 2020 đạt 2.309,7 ha, giảm 5,55% (-135,8 ha) so với cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thủy sản phổ biến là nuôi cá, với diện tích 2.309,6 ha, chiếm hơn 99,99%.
Sản lượng: Sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác ước năm 2020 đạt 9.020,6 tấn, tăng 5,01% (+430,5 tấn) so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 8.744,1 tấn, chiếm 96,93%, tăng 5,34% (+443,3 tấn); sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 276,5 tấn, chiếm 3,07%, giảm 4,41% so với cùng kỳ.
d) Thương mại, dịch vụ 
 Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020 đạt 57.756,5 tỷ đồng, giảm 1,4% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý IV năm 2020 ước đạt 17.884,1 tỷ đồng, tăng 9,28% so với cùng kỳ.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2020 ước đạt 41.492,4 tỷ đồng, tăng 2,91% so với cùng kỳ; một số nhóm hàng chủ yếu như lương thực, thực phẩm đạt 17.744,5 tỷ đồng, tăng 16,28%; hàng may mặc đạt 3.520,2 tỷ đồng, tăng 2,02%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 5.373,1 tỷ đồng, giảm 15,15%; xăng, dầu các loại đạt 3.058,4 tỷ đồng, giảm 16,05%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa quý IV năm 2020 đạt 12.990,9 tỷ đồng, tăng 10,24% so với cùng kỳ; một số nhóm hàng chủ yếu như lương thực, thực phẩm đạt 5.408,3 tỷ đồng, tăng 22,85%; nhóm gỗ và vật liệu xây dựng đạt 1.269,8 tỷ đồng, tăng 15,93% so với cùng kỳ; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 1.614,2 tỷ đồng, giảm 10,31% so với cùng kỳ.
VI. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
Một số nhiệm vụ chủ yếu cần triển khai trong năm 2021
Nhằm triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm 2021 mà Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra, các ngành, các cấp cần tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đa ngành, bền vững, hiện đại có giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao, trong đó tập trung đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, thông minh. Quy hoạch lại hệ thống nhà kính, nhà lưới gắn với phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, thân thiện môi trường. Đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản, đặc biệt là thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” để tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị trong và ngoài nước. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Hai là, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp, tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: công nghiệp chế biến sâu; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến dược liệu, dược phẩm và thực phẩm chức năng từ sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp; tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống và làng nghề mới; khôi phục phát triển công nghiệp ươm tơ, dệt lụa gắn với vùng nguyên liệu, nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, đan lát phục vụ du lịch.
Ba là, phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; thu hút đầu tư trung tâm thương mại cao cấp và các trung tâm thương mại - dịch vụ lớn, hiện đại tại các trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường kết nối giữa người sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, các hiệp hội và cơ quan quản lý để phát triển mạnh thị trường, chú trọng thị trường nội địa.
Bốn là, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng qua chế biến có lợi thế về nguyên liệu của địa phương. Chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Năm là, tiếp tục phát triển khoa học và công nghệ, tập trung phát triển một số ngành khoa học có tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với tiềm năng, điều kiện của tỉnh.
Sáu là, tập trung giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại người lao động, đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, góp phần đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
Bảy là, tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh vẫn còn diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19./.

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_dia_ly_dia_phuong_tinh_lam_dong.doc