Thuyết trình truyện Kiều

Thuyết trình truyện Kiều

1.Giới thiệu:

Có bao giờ bạn đã nghe câu:

“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Khi Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”

Câu thơ của Chế Lan Viên đã khẳng định tầm ảnh hưởng to lớn của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng với tài năng văn thơ bậc nhất của hai vị danh nhân văn hóa đối với nước nhà. Đặc biệt, khi nói đến Nguyễn Du, Chế Lan Viên nhắc đến “Kiều”, ở đây chính là để chỉ kiệt tác truyện thơ Nôm “Đoan trường tân thanh”(Truyện Kiều). Truyện Kiều là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học của dân tộc, từ bao đời nay. Truyện Kiều được biết đến với thể thơ lục bát viết bằng chữ Nôm gồm 3254 câu. Khoảng từ năm 1814 đến 1820. Truyện Kiều dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện bằng văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân (trung hoa). Tuy nhiên chính phần sáng tạo của Nguyễn Du đã tạo nên giá trị của tác phẩm.

 2.Nội dung.

Truyện Kiều là một tác phẩm thành công rực rỡ, là linh hồn của văn học Việt Nam với nội dung xoay quanh 15 năm lưu lạc đắm chìm trong nước mắt và khổ đau của Thúy Kiều- một cô gái tài sắc, hiến nghĩa vẹn toàn nhưng hồng nhan bạc phận cuộc đời là đoạn trường của sự đau thương, đau thương đau thương rồi lại chồng chất đau thương. Nội dung tác phẩm có thể được chia làm 3 phần.

 

docx 4 trang hapham91 19480
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết trình truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT TRÌNH TRUYỆN KIỀU
1.Giới thiệu:
Có bao giờ bạn đã nghe câu:
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Khi Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
Câu thơ của Chế Lan Viên đã khẳng định tầm ảnh hưởng to lớn của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng với tài năng văn thơ bậc nhất của hai vị danh nhân văn hóa đối với nước nhà. Đặc biệt, khi nói đến Nguyễn Du, Chế Lan Viên nhắc đến “Kiều”, ở đây chính là để chỉ kiệt tác truyện thơ Nôm “Đoan trường tân thanh”(Truyện Kiều). Truyện Kiều là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học của dân tộc, từ bao đời nay. Truyện Kiều được biết đến với thể thơ lục bát viết bằng chữ Nôm gồm 3254 câu. Khoảng từ năm 1814 đến 1820. Truyện Kiều dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện bằng văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân (trung hoa). Tuy nhiên chính phần sáng tạo của Nguyễn Du đã tạo nên giá trị của tác phẩm.
 2.Nội dung.
Truyện Kiều là một tác phẩm thành công rực rỡ, là linh hồn của văn học Việt Nam với nội dung xoay quanh 15 năm lưu lạc đắm chìm trong nước mắt và khổ đau của Thúy Kiều- một cô gái tài sắc, hiến nghĩa vẹn toàn nhưng hồng nhan bạc phận cuộc đời là đoạn trường của sự đau thương, đau thương đau thương rồi lại chồng chất đau thương. Nội dung tác phẩm có thể được chia làm 3 phần.
1. Gặp gỡ và đính ước:
Dưới thời Gia Tĩnh triều Minh, ông bà Vương Viên ngoại ở Bắc Kinh sinh được 3 người con, hai gái, một trai:
"Một trai con thứ rót lòng,
Vương Quan là chữ nổi dòng nho gia.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân".
Hai chị em Kiều có nhan sắc "mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười", Vân có một vẻ đẹp êm đềm lại báo trước một cuộc đời bình yên đến lạ. Còn Kiều với vẻ đẹp nghiêng nước nghiên thành khiến chim sa cá lặn, đặc biệt sắc sảo hơn người.
Mùa xuân năm ấy, nhân tiết thanh minh, ba chị em rủ nhau đi chơi xuân. Lúc ra về khi bóng chiều đã ngả, họ gặp chàng văn nhân Kim Trọng "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thúy Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau. Sau cuộc kì ngộ ấy, Kiều và Kim Trọng yêu nhau, hai người thề nguyền "Trăm năm tạc một chữ "đồng" đến xương".
2.Gia biến và lưu lạc:
Kim trọng về quê chịu tang chú. Sau đó, gia đình Kiều gặp tai biến, bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em Kiều bị bắt, bị tra tấn dã man. Bọn sai nha, lũ đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, cướp bóc tài sản "sạch sành sanh vét cho đấy túi tham". Kiều phải bán mình làm lẽ cho Mã Giám Sinh với giá "vàng ngoài bốn trăm" để đút lót cho bọn quan lại, cứu cha và em. Nàng đã trao duyên của mình và Kim Trọng cho Thúy Vân.Nào ngờ Mã Giám Sinh lại là một tên ma cô dắt gái. Do vậy mà cô gái hiếu nghĩa bị đẩy vào lầu xanh của mụ Tú bà, biết vậy Kiều bèn rút dao tự vẫn nhưng không chết. Mụ Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để mụ chọn nơi xứng đáng mà gả chồng cho; mụ lại tiếp tục thuê Sở Khanh đánh lừa Kiều, đưa nàng đi trốn. Kiều bị Tú Bà giăng bẫy, mắc lừa Sở Khanh. Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời ô nhục tiếp khách ở lầu xanh. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra lầu xanh và lấy Kiều làm vợ lẽ. Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh lập mưu bắt cóc Thúy Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen. Hoạn Thư là con người hiểm độc mưu kế đa đoan.
Trên con đường đi trốn Hoạn Thư, Kiều gặp sư bà Giác Duyên, người trụ trì một ngôi chùa nhỏ mang tên "Chiêu Ẩn Am".Ban đầu Kiều tự xưng là một ni cô ở Bắc Kinh. Nhưng một thời gian sau sư Giác Duyên biết được sự tình, Giác Duyên lo ngại cho Kiều nên gửi nàng sang ở với một bà họ Bạc, người thường hay lui đến cúng bái tại chùa.
Trông thấy nhan sắc của Kiều, Bạc bà nổi lòng tham nên âm mưu bán Kiều cho một thanh lâu. Bạc bà dọa dẫm Kiều và ép nàng lấy một người cháu tên là Bạc Hạnh. Bạc bà gọi Bạc Hạnh đến Vô Tích để kết hôn với Kiều rồi đưa nàng xuống thuyền về châu Thai. Định mệnh đã xô đẩy Kiều vào chốn lầu xanh thêm lần nữa
Tại thanh lâu ở châu Thai, Kiều gặp Từ Hải, một hào kiệt đến từ vùng biên thùy. Cả hai quyến luyến nhau, xem nhau là tri kỷ và Từ Hải bỏ tiền chuộc Kiều ra khỏi thanh lâu. Sống mặn nồng với nhau được nửa năm, Từ Hải giã biệt Kiều, một mình một ngựa ra đi để mưu đồ đại sự. Từ hứa là sẽ đón Kiều về với mình khi công thành danh toại.
Đúng thời gian ước hẹn với Kiều, khoảng một năm sau, Từ cho tướng sĩ về đón nàng theo nghi lễ rước dâu của một bậc vương hầu. Lúc bấy giờ uy danh của Từ lẫy lừng cả một phương trời. Có lẽ thời gian sống với Từ Hải là quãng đời hạnh phúc nhất trên bước đường lưu lạc của Kiều.
Một hôm, nghe Kiều kể lại sự gian khổ của nàng trong những ngày hàn vi, Từ Hải nổi cơn thịnh nộ. Từ điểm binh, tuyển tướng truyền đến Vô Tích và Lâm Truy mời những người đã giúp nàng và bắt những kẻ từng làm hại nàng về bản doanh của Từ để nàng báo ơn, trả oán. Khi quân sĩ đưa những người này về, Kiều ngồi trên trướng giữa trung quân để xét xử họ. Nàng hậu thuởng Thúc Sinh, sư bà Giác Duyên và một bà quản gia của mẹ Hoạn Thư, là những ân nhân của nàng thuở trước. Sau đó, nàng ra lệnh xử tử Mã Giám Sinh, Tú bà, Sở Khanh, Ưng, Khuyển, Bạc bà và Bạc Hạnh, những người đã làm hại nàng. Riêng Hoạn Thư, tuy được liệt là "chính danh thủ phạm" nhưng được Kiều tha bởi luận cứ sắc bén của nàng. Hoạn Thư thưa rằng nàng gây nên tội chỉ bởi thói ghen tuông rất thường tình của người đàn bà.
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca
Rằng tôi chút dạ đàn bà
Ghen tuông là thói người ta thường tình
Năm năm sau, viên quan tổng đốc của nhà Minh là Hồ Tôn Hiến vâng lệnh vua mang đại quân đến dẹp Từ Hải. Biết Từ là đấng anh hùng, khó thể dùng binh mà thắng, Hồ cho một vị quan mang ngọc, vàng, gấm vóc đến tặng Từ và thuyết Từ hàng phục triều đình. Hồ cũng dành riêng một lễ vật cho Kiều để nhờ nàng nói giúp. Phần thì lễ vật trọng, phần vì không muốn thấy sinh linh bị thiệt hại vì chinh chiến, và phần vì muốn chồng trở thành công thần của triều đình để nàng có thể về cố hương làm rạng danh cha mẹ, Kiều khuyên Từ Hải đầu hàng.
Khi Từ Hải mặc nhung phục đại lễ ra trước doanh trại đầu hàng, Hồ Tôn Hiến cho phục binh ùa ra giết Từ. Tối hôm đó, Hồ mở tiệc ăn mừng chiến thắng và bắt Kiều ngồi hầu rượu. Khi đã quá chén, Hồ buộc Kiều đánh đàn. "Một cung gió thảm mưa sầu; bốn giây nhỏ máu năm đầu ngón tay; ve ngâm vượn hót nào tầy; lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu". Và rồi "nghe càng đắm, ngắm càng say; lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình". Vừa say rượu lại vừa say tình, ngay sau đó, Hồ ép Kiều ăn nằm với mình.
Sáng hôm sau tỉnh giấc, Hồ Tôn Hiến nghĩ mình là nhân vật quan trọng trong triều, không thể vương víu với Kiều nên đã buộc nàng phải lấy một người thổ quan. Ngồi trên thuyền, quá đau khổ vì cuộc đời bạc mệnh và ân hận vì làm Từ Hải chết oan, Kiều quyết định chọn cái chết để thoát khỏi kiếp đoạn trường. Và rồi "trông vời con nước mênh mông; đem mình gieo xuống giữa giòng trưòng giang". Kiều trầm mình xuống sông Tiền Đường tự tử. Nhưng Kiều lại được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai nàng nương nhờ cửa Phật.
3. Đoàn tụ:\
Sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thúy Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thúy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Truyện Kiều là tất cả nỗi lòng Nguyễn Du. Qua đó, chủ yếu là tiếng kêu đứt ruột “đoạn trường tân thanh” của con người thời đại ấy. Một tiếng kêu thương trực tiếp cho cuộc đời, thân phận ba chìm bảy nổi của Kiều, đồng thời là nỗi đau cho một phận người trong xã hội: “Đau đớn thay phận đàn bà”. Tiếng kêu ấy là niềm thương cảm lớn cho một thân phận cụ thể tài hoa bạc mệnh. Truyện Kiều thời xưa, cũng là nỗi đau của Nguyễn Du một thời.
Nguyễn Du, vết thương lòng ta phí máu

Tài liệu đính kèm:

  • docxthuyet_trinh_truyen_kieu.docx