Bài giảng Kĩ năng sống đối với môi trường

Bài giảng Kĩ năng sống đối với môi trường

2. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

 - Theo tài liệu Giáo dục môi trường định nghĩa: “Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng. Mỗi loài là một mắt xích thức ăn, tiêu thụ mắt xích phía trước và bị mắt xích phía sau tiêu thụ”.

 - Chuỗi thức ăn thường mở đầu bằng sinh vật sản xuất (cây xanh) và thường kết thúc bằng sinh vật phân huỷ (vi sinh vật).

 - Các thành phần trong chuỗi thức ăn:

 + Sinh vật sản xuất: Cây xanh, tảo.

 + Sinh vật tiêu thụ:

 * Sinh vật tiêu thụ bậc 1: Động vật ăn thực vật.

 *Sinh vật tiêu thụ bậc 2, 3,. : Động vật ăn động vật.

 + Sinh vật phân huỷ: vi sinh vật, nấm.

 

ppt 57 trang hapham91 2690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kĩ năng sống đối với môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI VKĨ NĂNG SỐNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNGMỤC TIÊU CHUNG- Hiểu được khái niệm môi trường và ý nghĩa của môi trường với xã hội loài người.- Phân tích sâu sắc, khách quan và phong phú sự ảnh hưởng của MT với cuộc sống của cá nhân - xã hội và ngược lại.- Tăng cường nhận thức và trách nhiệm của học sinh về việc con người có khả năng lựa chọn hành động của mình hướng đến ý nghĩa bảo vệ và phát triển hay hủy hoại môi trường.- Khái quát được những vấn đề về môi trường hiện tại và nguyên nhân của nó như: biến đổi khí hậu, mất cân bằng hệ sinh thái, tuyệt chủng của động vật hoang dã. - Vận dụng những kỹ năng sống để giải quyết (ứng phó, thích nghi) các vấn đề môi trường.- Vận dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt, hiệu quả, thu hút về các kỹ năng sống đối với môi trường cho học sinh. ..NỘI DUNGMột số khái niệm về môi trườngCác vấn đề về môi trường 3. Hành vi thân thiện và không thân thiện trong môi trường4. Hiểu về hệ quả hành vi đối với MT5. KN làm chủ/tự kiểm soát đối với MT6. KN sinh tồn ứng phó với thiên nhiên và biến đổi khí hậu BÀI 1MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG Mục tiêu Kết thúc bài học này, người học sẽ:- Biết được một số khái niệm cơ bản về môi trường.- Hiểu được một số vấn đề nóng đang xảy ra với môi trường trên trái đất hiện nay và mức độ nghiêm trọng của những vấn đề này. Hoạt động tạo động cơ Chiếu video bài hát Earth Song của Michael Jackson, yêu cầu học sinh dõi theo những hình ảnh trong bài hát, lắng nghe giai điệu và đưa ra cảm nhận của mình về bài hát đó.Hoạt động 1 Khi nói đến ô nhiễm môi trường, các bạn nghĩ đến gì? Hãy kể những từ ngữ diễn tả mà chúng ta biết . Mỗi người nói một từ.I. Một số khái niệm về môi trườngMôi trườngChuỗi thức ănLưới thức ănHệ Sinh thái Đa dạng Sinh học Phát Triển bền vững Các khái niệm về môi trường 1.Môi trường Theo điều 3, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam, 2005: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. 2. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn - Theo tài liệu Giáo dục môi trường định nghĩa: “Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng. Mỗi loài là một mắt xích thức ăn, tiêu thụ mắt xích phía trước và bị mắt xích phía sau tiêu thụ”. - Chuỗi thức ăn thường mở đầu bằng sinh vật sản xuất (cây xanh) và thường kết thúc bằng sinh vật phân huỷ (vi sinh vật). - Các thành phần trong chuỗi thức ăn: + Sinh vật sản xuất: Cây xanh, tảo. + Sinh vật tiêu thụ: * Sinh vật tiêu thụ bậc 1: Động vật ăn thực vật. *Sinh vật tiêu thụ bậc 2, 3,.. : Động vật ăn động vật. + Sinh vật phân huỷ: vi sinh vật, nấm.- Ví dụ : + Chuỗi thức ăn trên cạn điển hình: Lúa → Châu chấu → Ếch → Rắn + Chuỗi thức ăn dưới nước điển hình: Tảo → Cá bé → Cá lớn → Con ngườiLưới thức ăn là một tập hợp của nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chungChuỗi thức ăn và lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ của các loài sinh vật về mặt dinh dưỡng. Sự tồn tại của các loài này giúp duy trì hệ sinh thái ổn định tự nhiên, chúng ta gọi là cân bằng sinh thái Sự thay đổi của một loài sẽ làm ảnh hưởng đến loài khác cũng như toàn bộ môi trường 3. Hệ sinh thái - Theo tài liệu Giáo dục môi trường: “Hệ sinh thái được định nghĩa là một đơn vị gồm các loài sinh vật và các yếu tố vô sinh của một khu vực nhất định có sự tác động qua lại, trao đổi chất với nhau.” hoặc: “Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã và sinh cảnh của nó”. - Các thành phần của một hệ sinh thái gồm: + Các thành phần sống (hữu sinh): Sinh vật (sinh vật sản xuất, các sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ). + Các thành phần không sống (vô sinh): đất, nước, không khí, điều kiện khí hậu...	- Hai thành phần của hệ sinh thái có tác động qua lại lẫn nhau và đều cần thiết để duy trì sự sống dưới những dạng tồn tại trên trái đất. Hệ sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng Những vấn đề nghiêm trọng mà hệ sinh thái của trái đất đang phải đối diện đó là sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, tuyệt chủng các loài động thực vật quý hiếm 4. Đa dạng sinh học - Theo Công ước Đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng di truyền (hay còn gọi là đa dạng Gen), sự đa dạng các loài sinh vật (đa dạng loài) và đa dạng hệ sinh thái” - Đa dạng sinh học bao gồm: + Đa dạng di truyền: là tính đa dạng của các thông tin di truyền chứa trong tất cả các cá thể thực vật, động vật và vi sinh vật + Đa dạng loài: bao gồm tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. + Đa dạng hệ sinh thái là tính đa dạng của các sinh cảnh, các quần xã sinh vật và cả sự khác biệt của các mối tương quan giữa chúng với nhau.Hiện nay, trên trái đất có khoảng 10 đến 30 triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật khác nhau sinh sống. Chúng sống trên cạn, trong lòng đất, vùng nước ngọt và biển khơi. Khoảng 2 triệu loài thực vật và động vật được biết tới và được mô tả. Hàng năm các nhà khoa học phát hiện được khoảng 15.000 loài mới - Đa dạng sinh học trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng do các hoạt động của con người. 5. Phát triển bền vững- “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Uỷ ban Môi trường và Phát triển của LHQ, 1987.- Vì phát triển kinh tế mà con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức, đồng thời tạo ra những dạng chất thải khiến môi trường ô nhiễm. Điều này có lợi trước mắt nhưng lại tổn hại về lâu về dài cho chính con người II. Các vấn đề về môi trường Hoạt động 2 : Hãy cho biết các vấn đề cấp thiết về môi trường hiện nayPhương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ hoặc đặt câu hỏi/ phát vấn. Các vấn đề môi trườngÔ nhiễm Môi Trường Biến đổiKhí hậu Hiệu ứng Nhà kínhSuy giảmĐa dạngSinh họcCạn kiệtTài nguyênThiên nhiênII. Các vấn đề về môi trường1. Ô nhiễm môi trường- Theo khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Ở Việt Nam, trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm nước thể hiện ở các chỉ tiêu như độ PH, các dạng dầu mỡ, mùi màu, nồng độ các kim loại nặng. Các chất thải công nghiệp là lý do chính gây ô nhiễm nước. Ô nhiễm không khí là hiện tượng làm cho không khí đổi thành phần, có nhiều thành phần độc hại hơn. Có nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí khác nhau như các nguồn tự nhiên (núi lửa, bão cát, phóng xạ) hay nhân tạo (đốt chất thải, cháy rừng, sản xuất nông nghiệp, khí thải công nghiệp...)Ô nhiễm đất: Đất có thể bị bạc màu, nhiễm bẩn và mất khả năng canh tác do những tập quán mất vệ sinh của con người, do hoạt động nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau và do cách xả chất thải rắn và lỏng không hợp lý vào đất từ hoạt động công nghiệp gây nên. Ô nhiễm đất còn do lũ lụt gây xói mòn, do các chất gây ô nhiễm không khí lắng đọng lại trên mặt đất2. Biến đổi khí hậu - Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió... - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể nhận biết được thông qua sự thay đổi giá trị trung bình và/hoặc sự biến thiên các đặc tính của nó, và duy trì trong các thời đoạn kéo dài, theo tiêu chuẩn thường là hàng thập niên hoặc dài hơn - Sự biến đổi khí hậu) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm 3. Hiệu ứng nhà kính - Hiệu ứng nhà kính, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng - Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất gia tăng làm nhiệt độ trái đất tăng lên. - Khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3°C . Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5°C vào năm 2050. 4. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên- Sau hơn 4 tỷ năm tồn tại, Trái đất cung cấp những nguồn tài nguyên đa dạng và cần thiết cho con người. Tuy vậy, con người đã sử dụng chúng một cách bừa bãi, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên một cách nghiêm trọng - Một số tài nguyên quan trọng đang dần trở nên khan hiếm: + Nước: Các tổ chức trên thế giới ước tính rằng vào năm 2025, có khoảng 1.8 tỷ người trên thế giới sẽ sống trong tình trạng thiếu nước. + Dầu mỏ: Cạn kiệt dầu mỏ đã được nhắc tới từ vài chục năm trước. Tháng 6/2011, công ty dầu mỏ của Anh BP ước tính trữ lượng dầu mỏ chỉ còn đủ dùng trong vòng 46 năm với tốc độ sử dụng hiện tại. + Khí đốt tự nhiên: Cũng cùng với bức tranh ảm đạm của dầu mỏ, khí gas trong tự nhiên sẽ chỉ còn đủ dùng trong khoảng 58.6 năm nữa tính từ năm 2011. + Phosphorus (P): Nếu thiếu nguyên tố này, cây cối không thể phát triển được. Là một trong những nguyên tố chính của phân bón, đá chứa phosphate chỉ có thể tìm thấy tại một số quốc gia chứ không tồn tại trên toàn thế giới. Theo ước tính thì thế giới sẽ hết Phosphorus trong vòng từ 50-100 năm. + Than: Than vẫn được coi là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng. Theo thống kê của các nhà khoa học, khoảng 188 năm nữa thì thế giới sẽ không còn than để sử dụng. 5. Suy giảm đa dạng sinh học- Báo cáo của Liên hợp Quốc năm 2012 nhấn mạnh đến tỷ lệ mất rừng; mối đe dọa tới nguồn cung cấp nước và ô nhiễm các vùng ven biển - Xu hướng chung/tổng thể là suy giảm toàn cầu về đa dạng sinh học là 1/3 lần trong 30 năm qua và xu hướng này còn tiếp tục giảm. Số lượng quần thể của các loài cá, chim, động vật có vú, các loài lưỡng cư và bò sát đã giảm 52% trong vòng 40 năm qua. - Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của Trái đất. Ảnh hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người BÀI 2HÀNH VI THÂN THIỆN VÀ KHÔNG THÂN THIỆN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG Mục tiêu Kết thúc bài học này, người học sẽ:- Hiểu được như thế nào là hành vi thân thiện và không thân thiện với môi trường.- Xây dựng các chuẩn mực hành vi trong tương tác với môi trường, những hành vi nào tốt cho môi trường, hay nói cách khác là những hành vi thân thiện với môi trường. - Có kỹ năng nhận diện/xác định được hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện với môi trường. I. Giới thiệu và khái quát Chúng ta có thể khái quát các hành vi với môi trường thành hai loại: thân thiện và không thân thiện. - Những hành vi thân thiện với môi trường là những hành vi làm cho môi trường xanh và sạch hơn, duy trì và bảo vệ được hệ sinh thái, giúp môi trường bền vững không bị hủy diệt. - Những hành vi không thân thiện với môi trường là những hành vi gây hại cho môi trường, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, làm mất cân bằng hệ sinh thái, gây ô nhiễm môi trường - Những hành vi không thân thiện với môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống chúng ta. Ngược lại những hành vi thân thiện với môi trường giúp giữ gìn môi trường bền vững, đồng thời trong nhiều trường hợp còn có thể phục hồi những gì đã bị tàn phá trước đây. Nhờ vậy, chúng ta được sống trong môi trường xanh sạch đẹp hơn. II.Vai trò KN nhận diện hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện với MTHoạt động 1: Thảo luận về vai trò kỹ năng nhận diện hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện với môi trường Trả lời câu hỏi : “Vì sao chúng ta cần phải xác định các hành vi thân thiện với môi trường và hành vi không thân thiện với môi trường?” Kết luận 1. Giúp hình thành được các chuẩn mực hành vi cho bản thân mình. 2. Chúng ta có xu hướng làm theo số đông. Vậy nếu càng nhiều người sử dụng hành vi thân thiện với môi trường thì những hành vi này càng được bắt trước, thực hiện nhiều hơn. 3. Giúp chúng ta có thể nhắc nhở, tuyên truyền cho người khác. 4. Giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.Hoạt động 2: Xây dựng danh sách những hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện với môi trường.Phương pháp động não: dùng phương pháp động não để giúp học sinh liệt kê một loạt các hành vi không thân thiện với môi trường Phương pháp trò chơi ngôn ngữ: “Bàn tay là để ” Chia lớp ra làm 2 đội Các đội làm việc nhóm với nhau hoàn thiện câu “Bàn tay là để ...” III. Các bài tập mở rộng1. Tìm kiếm những video, bài báo về tấm gương những người anh hùng với môi trường Sau đó phân tích câu chuyện, tìm hiểu những động lực, những khó khăn của họ khi thực hiện hành vi của họ. 2. Quan sát hành vi với môi trường: Yêu cầu học sinh viết lại một số hành động thân thiện với môi trường của những người xung quanh và suy nghĩ theo các hướng: 1) Tại sao đó lại là hành vi thân thiện với MT; 2) Vì sao người đó lại thực hiện hành vi đó?; 3) Cảm giác của họ như thế nào khi thực hiện hành vi đó? 3. Lớp học thảo luận và thống nhất về các hành vi thân thiện với môi trường ở trong lớp học, cộng đồng, gia đình của mình. Đặt ra cách thức để theo dõi việc đạt được mục tiêu. 4. Giáo viên giao bài tập cho học sinh viết mô tả về một "người thân thiện với môi trường" hoàn hảo trong trí tưởng tượng của các em BÀI 3HIỂU VỀ HỆ QUẢ CỦA HÀNH VI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG Mục tiêu Kết thúc bài học này, người học sẽ:- Hiểu được khái niệm hệ quả của hành vi trong tương tác với môi trường. - Liên hệ được các kỹ năng thân thiện và không thân thiện với môi trường và các hệ quả tiêu cực trong môi trường hiện nay. - Xác định được hệ quả với môi trường đối với hành vi của mình . Hoạt động tạo động cơ Giáo viên chiếu những hình ảnh về những thay đổi môi trường trong vòng 20 năm nay: những mỏ khai thác bị bỏ hoang, những khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng do sự can thiệp của con người. Đồng thời chiếu những khu vực sinh thái được bảo tồn, những thành phố xanh trên thế giới I. Giới thiệu và khái quát- Sau mỗi một hành động của chúng ta đều có những điều xảy ra sau nó, chúng được gọi là hệ quả- Tổng hợp các hành vi không thân thiện với môi trường của một cộng đồng trong một thời gian dài sẽ cho ra những hệ quả không thể nào khắc phục nổi. Thậm chí vĩnh viễn, không khắc phục nổi. - Hệ quả trong môi trường cũng có thể chia thành hai loại hệ quả, hệ quả tích cực và hệ quả tiêu cực. Hệ quả tích cực là những điều tốt, có ích cho sự phát triển và tồn tại của mọi sinh vật sống trong môi trường. Ngược lại hệ quả tiêu cực là những điều có hại cho sự tồn tại của môi trường. Những hành vi thân thiện với môi trường sẽ tạo ra những hệ quả tích cực với MT và ngược lại.II. Vai trò của kĩ năngHoạt động 1: Vai trò của kĩ năng nhận biết hệ quả của hành vi đối với MTPhương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ hoặc đặt câu hỏi/ phát vấn. Các nhóm trình bày quan điểm của nhóm. Kết luận 1. Giúp đưa ra quyết định tốt hơn do chúng ta cân nhắc đến cả những vấn đề trong tương lai, những vấn đề của cả cộng đồng thay vì chỉ một cá nhân. 2. Giúp con người biết hành vi của chúng ta ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. 3. Giúp con người kiểm soát cuộc sống tốt hơn. Hoạt động 2: Phân tích hệ quả của các hành vi thân thiện hoặc không thân thiện với môi trường của lớp chúng ta. Trò chơi “Nếu thì ” Trong trò chơi này, học sinh sẽ hoàn thiện câu nói mệnh đề “Nếu .... thì” về các hành vi trong môi trường. III. Các bài tập mở rộng1. Câu chuyện về những vụ ô nhiễm MT2. Tổ chức tranh luận trong lớp Yêu cầu học sinh chia làm hai nhóm đồng ý và không đồng ý để tranh luận về một chủ đề môi trường 3. Bài tập nhóm Giáo viên chia nhóm và sau đó giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về những vấn đề môi trường như ô nhiễm tiếng ồn, hiện tượng nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên BÀI 4KỸ NĂNG LÀM CHỦ TRONG CÁC VẤN ĐỀ MT Mục tiêu Kết thúc bài học này, người học sẽ:- Hiểu được khái niệm làm chủ hành vi đối với môi trường.- Hiểu rõ rằng mỗi cá nhân đều có khả năng lựa chọn làm hay không làm một hành vi nào đó, mỗi người đều có thể lựa chọn hành vi của mình. - Có kỹ năng suy nghĩ về hệ quả trước khi hành động, để định hướng cho việc lựa chọn hành vi.- Giáo viên vận dụng phương pháp dạy học phù hợp để dạy kỹ năng này cho học sinh. Hoạt động tạo động cơ Giáo viên chiếu cho lớp xemmột clip về Trái đất nóng lên Phân tích và kết luận I. Giới thiệu và khái quát- Kỹ năng làm chủ trong vấn đề về môi trường được sử dụng để học sinh lên kế hoạch và thực hiện những hành vi thân thiện với môi trường mà em lựa chọn. - Một thực tế là hành vi không thân thiện với môi trường thường đem lại sự tiện lợi, kinh tế và một số lợi ích trước mắt khác Kỹ năng làm chủ giúp học sinh lựa chọn hành vi thân thiện với môi trường nào phù hợp với mình, cân nhắc hết những hệ quả của nó rồi tìm ra giải pháp đạt được điều mình muốn. Mặc dù trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải lựa chọn và luôn luôn có nhiều sự lựa chọn khác nhau nhưng chúng ta thường bỏ qua mà thực hiện theo những cảm xúc và thói quen II. Vai trò của kĩ năng Hoạt động1 : Lý do chúng ta cần phải học kỹ năng làm chủ trong môi trường.Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ hoặc đặt câu hỏi/ phát vấn. Các nhóm trình bày quan điểm của nhóm. Kết luận 1. Bên cạnh những lợi ích cho môi trường, những hành vi thân thiện với môi trường có thể đi kèm theo những hệ quả tiêu cực, những phiền hà cho chúng ta. Kỹ năng làm chủ giúp đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. 2. Giúp chúng ta kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn. 3. Chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. 4. Giúp chúng ta có được sự tôn trọng của người khác vì chúng ta nghĩ đến lợi ích chung của cộng đồng của môi trường. 5. Giúp chúng ta cảm thấy tự hào vì mình đã suy nghĩ và nhìn nhận có trách nhiệm, suy nghĩ chín chắn và độc lập. Hoạt động 2: Thảo luận Sử dụng túi nilon khi đi mua hàng - Bước 1: Chúng ta thực sự muốn gì? Có một thứ để đựng được hàng hóa. - Bước 2: Những lựa chọn và các hành động để đạt được + Sử dụng túi nilon + Sử dụng các loại túi khác có thể tái chế + Đem sẵn túi ở nhà đi- Bước 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm như vậy? + Dùng túi nilon: * Tiện dụng, Tiết kiệm tiền * Góp phần làm trái đất nóng lên; Về lâu về dài, có thể gây hại cho sức khỏe vì đốt túi nilon thải khí độc. + Dùng túi thân thiện với môi trường * Thân thiện với môi trường; Cảm thấy tự hào vì mình hành động có trách nhiệm. * Tốn tiền hơn; Muốn đỡ tốn tiến thì phải mang đi mang lại nhiều lần, phiền. Kết luận - Phân tích và chúng ta quyết định sẽ hành động như thế nào để đạt được điều mình thực sự muốn mà không gặp nhiều hệ quả không mong muốn, hoặc tìm cách chấp nhận các hệ quả mình làm - Thay đổi là khó và phức tạp, không nhất thiết phải hướng các em đến sự thay đổi toàn bộ, lý tưởng quá - Đây chính là lúc con người nhận ra những lựa chọn của mình và đạt được quyền điều khiển cuộc sống theo cách mà mình mong muốn nhiều hơn - Khi tương tác với môi trường, chúng ta cũng có nhiều lựa chọn khác nhau để thực hiện, nếu chúng ta quan tâm đến cả những hệ quả trước mắt và hệ quả lâu dài III. Các bài tập mở rộng 1. Xem xét lại quá khứ: Yêu cầu học sinh nhớ lại một tình huống ứng xử với môi trường mà mình đã thực hiện trước đây và thử nghĩ xem mình sẽ hành động khác đi như thế nào nếu sử dụng kỹ năng làm chủ. 2. Bài tập tưởng tượng: Yêu cầu học sinh viết một bài luận tưởng tượng về tương lai mình là chủ một doanh nghiệp sản xuất, mình sẽ ứng dụng kỹ năng làm chủ trong mối quan hệ với môi trường như thế nào. 3. Xây dựng mục tiêu cá nhân: Yêu cầu học sinh lựa chọn một hành vi thân thiện với môi trường, sau đó viết phân tích dựa theo các bước của kỹ năng làm chủ. Cuối cùng thực hiện và theo dõi hành vi của mình. Viết tổng kết lại quá trình. BÀI 5KỸ NĂNG SINH TỒN ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HÂU Mục tiêu Kết thúc bài học này, người học sẽ: - Hiểu được ý nghĩa của kỹ năng ứng phó với thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu. - Bước đầu luyện tập kỹ năng tiến tới thực hiện thành thạo kỹ năng. - Giáo viên có thể xây dựng bài giảng về kỹ năng này trên lớp. . Hoạt động trải nghiệm Giáo viên chiếu cho lớp xem một clip về thiên tai (bão/lũ/sạt lở đất) Phân tích và kết luận I. Giới thiệu và khái quátCác thảm họa thiên nhiên có thể bao gồm những hiện tượng như lũ lụt, bão và áp thấp nhiệt đới, hạn hán, động đất, sóng thần, sạt lở đất... Những hiện tượng này đang ngày càng trầm trọng và khó dự đoán hơn ở Việt Nam cũng như trên thế giới + Trong hơn 50 năm (1954-2006), Việt Nam đã phải gánh chịu 380 trận bão và áp thấp nhiệt đới. + Từ 1989 đến 2011, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có 567 người chết (kể cả người mất tích) do thảm họa thiên nhiên. + Cơn bão Ketsana năm 2009 đã ảnh hưởng tới 11 tỉnh ven biển khu vực miền Trung và Tây Nguyên, làm 172 người chết và gần 900 người bị thương - Trong nhiều tình huống, con người trở nên bị động khi các thảm họa thiên nhiên ập tới và không biết phải chống đỡ như thế nào. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ năng để sinh tồn đối với các thảm họa thiên nhiên là điều vô cùng cần thiết. II. Vai trò của kỹ năng Hoạt động: Vai trò của kỹ năng sinh tồn trong thiên tai và biến đổi khí hậu.Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ hoặc đặt câu hỏi/ phát vấn.Trong khu vực chúng ta đang sinh sống có thể gặp phải những thảm họa thiên nhiên nào?Việc chúng ta học về các kỹ năng sinh tồn trong các thảm họa thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào? Kết luận vai trò của KNKỹ năng sinh tồn trong các thảm họa thiên nhiên giúp chúng ta:2. Chủ động đối phó khi có tình huống khẩn cấp xảy ra3. Cảm thấy bình tĩnh, giảm mức độ lo lắng quá mức hoặc hoảng loạn4. Biết được những điều mình cần làm theo kế hoạch từ trước và do vậy, có khả năng sống sót cao hơnTìm hiểu kỹ năng ứng phó với thảm họa Thiên nhiên 1. Bước nhận biết: những thiên tai nào hay sảy ra ở địa phương, nó hay sảy ra lúc nào, vì đâu sảy ra, những dấu hiệu của nó sảy ra, khi sảy ra thì sẽ gây đến các tác hại gì, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thông tin trên đài báo, học hỏi cách mọi người thường chống trọi với nó như thế nào. Ứng phó khi thảm họa xảy ra: các cách thoát thân, các phương pháp liên lạc tìm kiếm sự trợ giúp, các kỹ năng sống sót cần thiết. Ứng phó sau khi thảm họa xảy ra: xác định những sự trợ giúp của chính phủ cho cộng động và cá nhân, chia sẻ mất mát với mọi người, giữ hy vọng, bắt tay ngay vào việc dọn dẹp vệ sinh môi trường để tránh nguy cơ dịch bệnh.Bài tập thực hành kỹ năngTình huống: Ứng phó với lũ lụtĐể ứng phó với lũ lụt, chúng ta cần quan tâm đến các giai đoạn sau đây: - Trước khi có lũ: + Theo dõi thông tin cảnh báo mưa lũ trên báo, đài, TV + Tìm hiểu kế hoạch phòng chống lụt bão ở địa phương + Đánh giá những nguy cơ có thể sảy ra: nhà có thể bị cuốn trôi không, hay có thể bị ngập, có thể bị cô lập, đồ ăn có thể bị thiếu. + Lên phương án phòng chống: sửa sang nhà cửa, chèn bao tải cát trong nhà, chuẩn bị thanh tre, gỗ để làm gác lửng khi có lũ, làm một đường ra trên gác mái đề phòng nước lên quá cao, dự trữ lương thực thực phẩm, chất đốt, chuẩn bị túi dự phòng trường hợp khẩn cấp ( nước uống, thực phẩm khô, thuốc men, diêm, bật lửa, pin, đèn pin, để túi ở nơi thuận tiện, dễ lấy), dự trữ nước sạch và thuốc để khử trùng nước, chuẩn bị phương tiện và địa điểm di chuyển khi cần. Nếu có thuyền và áo phao, cần giữ gìn cẩn thận, học bơi, ghi nhớ số điện thoại cứu trợ công an, thầy cô, bạn bè, bố mẹ.- Khi có lũ: + Di chuyển lên cao trên gác lửng, cắt nguồn điện để đảm bảo an toàn, nếu ở ngoài trời, cần mặc áo phao. Tìm chỗ có đường thoát lên cao nữa, luôn quan sát khi lũ về để có thể thoát nếu cần. Đề phao bên cạnh đề phòng, trong nếu không có áo phao, tìm những vật dễ nổi như cây chuối, lốp xe, chai nhựa rỗng để tránh bị chết đuối + Chú ý: không được lội xuống nước khi thấy dây điện bị đứt hoặc cột điện bị đổ đề phòng điện giật- Sau khi có lũ: + Kiểm tra đồ đạc hỏng và sửa chữa, kiếm đồ ăn an toàn. +Tìm kiếm thông tin hỗ trợ của địa phương. + Chia sẻ với mọi người, kiểm tra tình hình của địa phương nếu có thể. + Khử trùng đồ uống và ăn + Dọn dẹp vệ sinh để phòng chống dịch sau lũ III. Bài tập mở rộng Giáo viên yêu cầu học sinh tìm kiếm thêm thông tin về thiên tai tại địa phương, những cách ứng phó mà người dân thường thực hiện.CHÚC THẦY CÔ NHIỀU SỨC KHOẺ

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ki_nang_song_doi_voi_moi_truong.ppt