Bài thuyết trình Hình học Lớp 9 - Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông - Hoàng Thị Mỹ Hiền

Bài thuyết trình Hình học Lớp 9 - Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông - Hoàng Thị Mỹ Hiền

Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục là rất cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đát nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt.

Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning.

Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E_Learning là SCORM, AICC .

Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Adobe Presenter biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến. Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT.

 

docx 14 trang Mai Thanh 1 23/10/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Hình học Lớp 9 - Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông - Hoàng Thị Mỹ Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO DI LINH
TRƯỜNG THCS TÂN CHÂU
HỒ SƠ THAM GIA
CUỘC THI ỨNG DỤNG CNTT TRONG TRƯỜNG HỌC
Năm học 2016-2017
- Tên trường: THCS TÂN CHÂU Thành phố/Huyện: DI LINH
- Họ tên tác giả: HOÀNG THỊ MỸ HIỀN 
- Số điện thoại: 0916440203 - Email: hoangmyhien_87@yahoo.com.vn
- Nội dung dự thi: (đánh dấu X vào ô bên dưới)
xx
Bài giảng e-learning 
Phần mềm, công cụ hỗ trợ dạy và học 
Xây dựng Kho học liệu điện tử.
Các giải pháp ứng dụng CNTT 
- Tên sản phẩm dự thi: MỘT SỐ HỆ THỨC VỀ CẠNH 
 VÀ GÓC TRONG TAM GIÁC VUÔNG
- Môn: Hình học. Lớp: 9 Tiết CT: 9
- Chương trình: Cơ bản
Hồ sơ gồm: 
 - Đĩa CD chứa nội dung bài giảng và tập tin nguồn bài giảng
 - Bản thuyết minh bài dạy.
THUYẾT MINH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E_LEARNING
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Giáo viên: Hoàng Thị Mỹ Hiền
Email: hoangmyhien_87@yahoo.com.vn	Điện thoại: 0916440203
Địa chỉ: 160A Lý Thường Kiệt – Thị Trấn Di Linh – Lâm Đồng
 	Tên bài giảng: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
	Môn: Hình học 9
Đơn vị: Trường THCS Tân Châu – Di Linh – Lâm Đồng
II. PHẦN THUYẾT MINH
1. Lý do chọn phần mềm 
Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục là rất cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đát nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp... thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt.
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. 
Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring... Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E_Learning là SCORM, AICC .
Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Adobe Presenter biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến... Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. 
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết.
- Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập.
- Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau. Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
2.1. Trình bày bài giảng: 
Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn 
Chữ đủ to, rõ.
Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
2.2. Kĩ năng Multimedia:
Có âm thanh
Có video ghi hình giáo viên.
Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.
Cụng nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, cụng cụ dễ dựng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).
2.3. Nội dung các câu hỏi của GV:
Các câu hỏi GV đưa ra mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung giáo viên đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh đã làm.
 3. Phương pháp thực hiện:
- Chuẩn bị: Máy tính có cấu hình tương đối.
 Phần mềm Adobe presenter 11
 Webcam để ghi hình. 
 Microphone.
 Phần mềm trình chiếu: Powerpoint
- Soạn bài trình chiếu dạng powerpoint. Cố gắng tận dụng những gì powerpoint đã có.
- Soạn thông tin về mình (giáo viên ).
- Xây dựng giáo án, kịch bản cho giờ học, bài học: Cần làm gì, chuẩn bị gì, trình tự ra sao 
- Xuất ra kết quả bài giảng điện tử trên máy tính.
- Thời gian thực hiện: Nghiên cứu và thực hiện viết trong HK1.
- Thời gian day thử nghiệm thực tế: tuần 05 trong HK1
- Qua thời gian cho học sinh thử nghiệm học, đa số các em đều rất hứng thú học tập, tự ôn tập được kiến thức sau mỗi bài học.
 4. Tóm tắt bài giảng
Bài giảng được xây dựng trên nền tảng phần mềm MS PowerPoint 2010 và được đóng gói theo chuẩn bài giảng E-learning trên phần mềm Adobe Presenter phiên bản 11.0
Nội dung bài giảng được xây dựng từ tiết 9, bài 4 thuộc chương trình Hình học 9. 
Cụ thể cách thiết kế các slide và ý tưởng giảng dạy bài giảng này như sau:
SLIDE trình chiếu
Mục tiêu và ý tưởng thiết kế
1

Giới thiệu bài dự thi, họ tên tác giả kết hợp một đoạn nhạc.
2


Giới thiệu mục tiêu bài học, tổng quan bài học.
Sử dụng phần mềm Adobe After Effects và Camtasia tách hình, ghép video
Giúp HS biết được những kiến thức cần đạt được trong bài, tổng quan bài học gồm 4 nội dung.
3

Hướng dẫn học sinh 1 số thao tác cơ bản giúp học sinh điều khiển bài học 1 cách thuận tiện và 1 số yêu cầu học sinh phải làm trong bài học, kí hiệu khi học sinh làm bài đúng hoặc sai.
Sử dụng công cụ Intaraction trong adobe presenter 11 để thiết lập các nút.
4

Kiểm tra bài cũ: 
Giúp học sinh ôn lại lại kiến thức trong bài học trước.
Bộ câu hỏi phần kiểm tra bài cũ gồm 4 bài tập, tổng điểm là 100. 
Nếu học sinh trả lời đúng 3 trong 4 câu thì hoàn thành và chuyển sang nội dung tiếp theo, nếu không đạt thì phải làm lại.
5


Giúp HS xác định đúng cạnh đối, cạnh kề của góc.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống được xây dựng trên Adobe presenter.
Đáp án: 
a) b, c
b) C
6

Giúp HS củng cố kiến thức về tỉ số lượng giác của một góc nhọn.
Dạng bài tập ghép nối tìm tỉ số lượng giác của một góc nhọn.
Đáp án: 
3,1,4,2
7

Giúp HS củng cố kiến thức về tỉ số lượng giác của một góc nhọn.
Dạng bài tập ghép nối tìm tỉ số lượng giác của một góc nhọn.
Đáp án: 
2,4,1,3
8

Giúp HS củng cố kiến thức về tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án.
Đáp án: 
sin B = cos B
9

Kết quả phần kiểm tra bài cũ.
HS nhớ lại kiến thức bài trước. Nếu trả lời đúng ¾ câu thì qua nội dung tiếp. Trả lời sai thì phải xem lại kiến thức bài trước và làm lại.
10

Ôn lại kiến thức bài học trước.
Thuyết minh lời giảng của giáo viên.
Giúp HS nhớ lại kiến thức cũ về tỉ số lượng giác của một góc nhọn và tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.
11

Tình huống mở đầu.
Sử dụng phần mềm Adobe After Effects và Camtasia tách hình, ghép video.
Video về một học sinh sử dụng thang không an toàn, lời dẫn của giáo viên về tình huống và kích thích học sinh tìm hiểu kiến thức bài mới để giải quyết tình huống.
12

Mục 1: Các hệ thức
Thuyết minh của giáo viên kèm với trình chiếu hình vẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức.
Tạo ra hai câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để hình thành kiến thức.
13

Câu hỏi 1: Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống.
Câu hỏi được xây dựng trên Adobe presenter.
HS sử dụng tính chất hai góc phụ nhau để làm.
Đáp án: 
cosC, cosB, cotC, cotB
14

Câu hỏi 2: Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống.
HS rút ra được cách tính cạnh góc vuông b, c từ các công thức.
Đáp án: (hình bên của slide)

15

GV giới thiệu góc đối góc kề của một cạnh
HS xác định đúng góc đối, góc kề của 1 cạnh góc vuông.
Từ đó hình thành cách tính các cạnh góc vuông của một tam giác vuông.
16

HS hiểu được được cách tính mỗi cạnh góc vuông khi biết cạnh huyền và 1 góc nhọn.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống.
Đáp án: 
sin góc đối
cos góc kề
17

HS hiểu được được cách tính mỗi cạnh góc vuông khi biết cạnh góc vuông kia và 1 góc nhọn.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống.
Đáp án: 
tan góc đối
cot góc kề
18

Định lý: HS hiểu định lý, biết được cách tính mỗi cạnh góc vuông khi cho cạnh huyền và 1 góc nhọn thì sử dụng tỉ số lượng giác sin hoặc cos, khi cho cạnh góc vuông kia và 1 góc nhọn thì sử dụng tỉ số lượng giác tan hoặc cot.
19

Giúp học sinh củng cố kiến thức trong bài học.
GV tạo ra một bộ gồm 10 câu hỏi trong đó có 6 câu hỏi nhận dạng và 4 câu hỏi yêu cầu học sinh tính.
Mỗi lần củng cố sẽ ra ngẫu nhiên 5 trong 10 câu đó (3 câu hỏi nhận dạng, 2 câu hỏi tính).
Trả lời đúng 3 trong 5 câu thì tiếp tục bài học. Nếu trả lời sai phải quay lại slide 12 để học lại bài. 
20

HS được củng cố kiến thức: Tính cạnh góc vuông khi biết cạnh huyền và một góc nhọn.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án: 
DE = EF.cosE

21

HS được củng cố kiến thức: Tính cạnh góc vuông khi biết cạnh huyền và một góc nhọn.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án: 
MP = NP.sinN

22

HS được củng cố kiến thức: Tính cạnh góc vuông khi biết cạnh góc vuông kia và một góc nhọn.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án: 
ST = SU.cotT
23

HS được củng cố kiến thức: tính cạnh góc vuông của tam giác vuông.
Dạng bài tập ghép nối.
Đáp án: 
3,1,4,2
24

HS được củng cố kiến thức: tính cạnh góc vuông của tam giác vuông.
Dạng bài tập điền vào chỗ trống.
Đáp án: 
AC; cosA; BC

25

HS được củng cố kiến thức: Tính cạnh góc vuông khi biết cạnh huyền và một góc nhọn.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án: 
HL = LK.sinK
26

HS biết sử dụng kiến thức vừa học để tính cạnh góc vuông khi cho cạnh huyền và 1 góc nhọn số liệu cụ thể.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án: 
5 cm

27

HS biết sử dụng kiến thức vừa học để tính cạnh góc vuông khi cho cạnh huyền và 1 góc nhọn số liệu cụ thể.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án: 
cm
28

HS biết sử dụng kiến thức vừa học để tính cạnh góc vuông khi cho cạnh cạnh góc vuông kia và 1 góc nhọn số liệu cụ thể (học sinh có thể sử dụng tính chất của tam giác vuông cân để suy ra số đo cạnh góc vuông kia)
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án: 
4 cm
29

HS biết sử dụng kiến thức vừa học để tính cạnh góc vuông khi cho cạnh cạnh góc vuông kia và 1 góc nhọn số liệu cụ thể.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án: 13,9cm
30

Kết quả làm bài tập củng cố
HS hiểu bài và làm tốt sẽ sang nội dung tiếp theo. Nếu chưa hiểu bài học thì phải học lại.
31

Bài tập thực tế 1
HS làm được bài tập thực tế đặt ra trong tình huống ban đầu.
GV giới thiệu mô phỏng hình vẽ của bài toán.
32

HS sử dụng kiến thức bài học làm được bài tập thực tế.
Dạng bài tập điền vào chỗ trống.
Đáp án: 
BC.cosB; 1,27; 1,27
Sau bài toán rút ra kết luận: Đối với những chiếc thang có độ dài khác nhau, muốn biết đặt chân thang cách chân tường một khoảng bằng bao nhiêu để thang không bị đổ khi sử dụng chỉ cần lấy độ dài thang nhân với cos650.
33

GV giới thiệu các phương tiện tham gia giao thông. Giới thiệu hình thức di chuyển bằng máy bay, độ cao máy bay. Tạo ra tình huống tính độ vao của máy bay như thế nào đẻ sang bài tập thực tế 2.
Sử dụng phần mềm Adobe After Effects và Camtasia tách hình, ghép video
34

Bài tập thực tế 2:
GV mô phỏng bài tập bằng hình vẽ để HS tiếp cận.

35

HS được hình thành cách giải bài toán thực tế 2 thông qua việc trả lời một số câu hỏi.
Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng.
Đáp án: 
0,2
AB
BH
36

Dạng bài tập kéo thả sắp xếp, học sinh làm để biết cách trình bày một bài tập hoàn chỉnh. 
37

GV giới thiệu tình hình Biển Đông trong giai đoạn hiện nay. Một số hành động leo thang của Trung quốc trên Biển Đông, việc Trung quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của Viêt Nam. Tàu Việt Nam phải đứng cách tàu Trung Quốc khoảng cách bao nhiêu để tránh được áp lực nước được phun ra từ vòi rồng?
Sử dụng phần mềm Adobe After Effects và Camtasia tách hình, ghép video
38

HS sử dụng kiến thức bài học làm được bài tập thực tế.
Dạng bài tập điền vào chỗ trống.
Đáp án: 
AB.cosA
132,44
132,44
Kết luận: 
Vậy tàu Việt Nam cần phải đứng cách tàu Trung Quốc một khoảng lớn hơn 132,44m mới có thể tránh được áp lực nước được phun ra từ vòi rồng.
Với sự phản ánh rất mạnh mẽ từ phía Việt Nam cũng như dư luận thế giới, sau hai tháng rưỡi Trung Quốc đã rút hoàn toàn giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng Kinh tế, thền lục địa của nước ta.
39

Ví dụ về các bài toán thực tế
HS biết thêm về các bài toán thực tế. Rèn kĩ năng tính toán và giải quyết các vấn đề thực tế.
Click vào tài liệu đính kèm để xem các bài tập làm thêm.
40

Tổng kết bài học.
Học sinh được củng cố kiến thức về các hệ thức lượng trong tam giác vuông.
Tổng kết hệ thức lượng trong tam giác vuông bằng sơ đồ tư duy.
41

Tài liệu tham khảo.
Một đoạn nhạc ngắn.
42


Kết thúc.
III. KẾT LUẬN: 
Trên đây là toàn bộ bản thuyết tình cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành...
Tôi nhận thấy bài giảng E_Learning có tác dụng rất lớn đến người dạy và người học.
Đối với giáo viên: 
+ Chủ động trong mọi tình huống dạy học, tiết kiệm thời gian, chí phí. Thực hiện dạy học ở mọi nơi, mọi lúc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng Internet.
+ Với môi trường bài giảng thân thiện và có tính hướng đạo, giáo viên dễ dàng thao tác, chỉnh sửa, cập nhật bài giảng của mình hoặc của bất kỳ một đồng nghiệp nào mà không cần ý kiến tham gia của người đồng nghiệp đó.
+ Thuận lợi trong quá trình giảng dạy, kiểm soát được nội dung, thể hiện tiến trình giảng dạy một cách khoa học và logic.
Đối với học sinh:
+ Tích cực tham gia học tập, phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo, học tập của học sinh. Học sinh vừa học, vừa kết hợp tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học qua Internet. 
+ Tạo ra môi trường học tập công bằng, lành mạnh. Gây hứng thú trong học tập và khơi gợi tư duy, trí nhớ bền bỉ 
+ Học sinh có thể sử dụng bài giảng của thầy cô trong quá trình tự học ở nhà, vì khi thiết kế bài giảng tuân theo các quy tắc trên thì bài giảng đó coi như là một phần mềm dạy học.
+ Học sinh chủ động trong việc học, học ở mọi nơi, mọi lúc. Các em thật sự hứng thú đối với phương pháp dạy và học bằng bài giảng điện tử E_Learning.
Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn! 
 Di Linh, ngày 10 tháng 12 năm 2016
 Người trình bày
 Hoàng Thị Mỹ Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thuyet_trinh_hinh_hoc_lop_9_mot_so_he_thuc_ve_canh_va_go.docx
  • docxKỊCH BẢN.docx