Các đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tiên Dương

Các đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tiên Dương

Phần I (6.0 điểm)

 Mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương đã xúc động viết:

 “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

 Và nhà thơ đã kết thúc hành trình vào lăng viếng Bác bằng bốn câu thơ:

 “Mai về miền Nam thương trào nước mắt

 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

 Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

 (Theo Ngữ văn 9, tập 2, trang 58, 59 - NXB Giáo dục 2016)

Câu 1 .Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ.

Câu 2 . Hình ảnh "cây tre trung hiếu” trong khổ thơ trên có ý nghĩa gì? Hình ảnh “tre” còn xuất hiện trong những câu thơ khác của bài thơ, em hãy chép lại và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.

Câu 3 .Theo em, việc tác giả lặp lại cụm từ “miền Nam” ở dòng thơ đầu và khổ thơ cuối có phải chỉ muốn nêu một địa danh không hay còn gửi gắm thêm điều gì?

Câu 4 .Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến của nhà thơ khi sắp phải rời xa Bác và ước nguyện được gắn bó bên Người. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lý một thành phần biệt lập phụ chú và một câu cảm thán(gạch chân và chú thích rõ).

 Phần II (4,0 điểm):Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 “Ý tưởng bắt đầu từ bạn trẻ Hoàng Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh) và anh em trong Công ty sản xuất khóa vân tay PHGLock, cây “ATM gạo” đầu tiên đã được đặt tại Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay lập tức “ATM gạo” đã phát huy tác dụng, dòng yêu thương đã lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng.

 Với “ATM gạo” này, người dân chỉ cần giẫm chân vào nút bấm sẽ nhận được khoảng 1,5 - 3kg gạo, tùy nơi. Số gạo người nghèo nhận được từ chiếc máy phát giúp họ bớt đi nỗi lo về từng bữa ăn hàng ngày giữa mùa dịch Covid-19 đầy khó khăn.

 “ATM gạo” cũng là địa chỉ để những người có tấm lòng, lặng lẽ đến, sẻ chia với người khó khăn hơn mình. Như chị tiểu thương chở dăm ba ký gạo sau chiếc xe đạp, chờ lúc vắng người trút vào thùng “ATM gạo”. Lại có những nhà hảo tâm, trong một ngày, vài lần đến nơi đặt “ATM gạo”. Họ muốn duy trì “dòng gạo yêu thương” chảy suốt 24/24 giờ. Không ai muốn có người cơ nhỡ thất vọng ra về, không ai bị đứt bữa ăn trong những ngày cách ly xã hội.

 Cây “ATM gạo” đã nhanh chóng có mặt tại nhiều địa phương trong cả nước, như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế,. và An Giang cũng mới hình thành tại Thành phố Long Xuyên. Đến các hãng tin lớn trên thế giới như Reuters, CNN, SCMP, NHK. đều dành những vị trí trang trọng, thời lượng đáng kể để nói về Rice ATM Vietnam. “ATM gạo” chính là nơi Chia sẻ yêu thương - Để không ai bị bỏ lại phía sau.

 (Theo An Thanh, baomoi.com, ngày 18/4/2020)

Câu 1. Các từ cộng đồng, khó khăn, lặng lẽ, tiểu thương, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

Câu 2. Xác định khởi ngữ và cho biết dấu hiệu nhận biết đó là khởi ngữ trong câu: “Với “ATM gạo” này, người dân chỉ cần giẫm chân vào nút bấm sẽ nhận được khoảng 1,5 - 3kg gạo, tùy nơi.”

Câu 3. Từ “hảo tâm” trong văn bản có nghĩa là gì?

Câu 4. Nội dung chính của văn bản?

Câu 5:Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em tình yêu thương trong xã hội ngày nay.

 

docx 11 trang hapham91 9431
Bạn đang xem tài liệu "Các đề thi thử tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tiên Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TIÊN DƯƠNG
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC :2021-2022
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 120 phút
Phần I (6.0 điểm)
 Trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong bài thơ ,nhà thơ Nguyễn Duy viết:
	 “Từ hồi về thành phố 
 quen ánh điện cửa gương 
 vầng trăng đi qua ngõ 
 như người dưng qua đường
 Thình lình đèn điện tắt 
 phòng buyn-đinh tối om
 vội bật tung cửa sổ 
 đột ngột vầng trăng tròn”	
 (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1. Hai đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào?Nêu ho	àn cảnh sáng tác của bài thơ đó. 
2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ “Từ hồi về thành phố/quen ánh điện cửa gương” và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
3. Tìm từ láy có trong đoạn trích trên.Ghi lại chính xác một câu thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng biện pháp tu từ giống hai dòng thơ trên (mục 2), nêu rõ tên tác phẩm, tác giả. .
4. Dựa vào khổ thơ thứ hai của đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, độ dài khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình huống nhân vật trữ tình bất ngờ gặp lại vầng trăng, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép, (Gạch dưới một câu ghép và một câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp).
Phần II (4,0 điểm):Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 Đừng nhân đôi nỗi sợ hãi về dịch Corona
 Theo dõi thông tin về dịch bệnh suốt thời gian qua, tôi nhận thấy ở một góc nhìn nào đó đây là một phép thử với chúng ta. Theo kiểu: "có qua cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau".Trước dịch bệnh người lo lắng đối phó, người bình tĩnh sẻ chia, kẻ cuống quýt hoảng loạn, kẻ "đục nước béo cò" Và “phép thử” này làm lộ rõ có rất nhiều người đang cố tình (hoặc vô ý) nhân lên nỗi sợ hãi.Như hình ảnh một khách sạn treo biển không nhận khách đến từ Vĩnh Phúc (mặc dù chưa biết thật hay giả, nhưng hành vi như thế đã là không tốt đẹp gì) cho thấy chúng ta đang hoảng loạn và có xu hướng khuếch đại mọi thứ liên quan đến dịch bệnh. Vì thế, phải chăng lúc này điều chúng ta cần là bình tĩnh hơn, vì chính mình và vì người khác.Ai cũng biết một thông tin sai lệch, một tin đồn về dịch bệnh được tung ra lúc này có thể phá hỏng mọi thành quả mà chúng ta đang xây dựng từ trước đến nay. Ví dụ như người dân xã Sơn Lôi rõ ràng họ đang rất cố gắng không chỉ vì họ mà còn vì cả cộng đồng, vậy tại sao trên mạng xã hội chúng ta vẫn có những bài viết kỳ thị?Và nguy hại hơn, khi cả một cộng đồng sống trong sợ hãi thái quá thì niềm tin bị đánh mất. Để rồi khi những thông tin chính thức, đúng đắn không còn trở nên giá trị vì ai ai cũng tin vào những tin đồn, những tin phù hợp với nỗi sợ của họ.Với mỗi người chúng ta, điều cần nhất lúc này có lẽ là thôi nhân lên nỗi sợ hãi bằng những hô hào hay than vãn. Nếu chúng ta không thể chung tay bằng những hành động đẹp như em bé dành tiền lì xì mua khẩu trang tặng mọi người, các bác sĩ gồng mình chống dịch thì đơn giản chúng ta hãy phòng chống dịch bằng những hướng dẫn cụ thể, và tin rằng dịch bệnh sẽ qua thôi.
	 (Theo 
a)Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
b)Câu văn “Nếu chúng ta không thể chung tay bằng những hành động đẹp như em bé dành tiền lì xì mua khẩu trang tặng mọi người, các bác sĩ gồng mình chống dịch thì đơn giản chúng ta hãy phòng chống dịch bằng những hướng dẫn cụ thể, và tin rằng dịch bệnh sẽ qua thôi.” xét theo cấu tạo,câu văn này thuộc kiểu câu gì?
c)Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội thực tế,em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến : “Tinh thần đoàn kết dân tộc sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn
-------------------------------------------------------------HẾT----------------------------------------------------------------
TRƯỜNG THCS TIÊN DƯƠNG	 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO 10
 NĂM HỌC :2021-2022
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài : 120 phút
Phần I (6.0 điểm)
 Mở đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương đã xúc động viết:
 “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
 Và nhà thơ đã kết thúc hành trình vào lăng viếng Bác bằng bốn câu thơ:
 “Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
 Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” 
 (Theo Ngữ văn 9, tập 2, trang 58, 59 - NXB Giáo dục 2016)
Câu 1 .Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ.
Câu 2 . Hình ảnh "cây tre trung hiếu” trong khổ thơ trên có ý nghĩa gì? Hình ảnh “tre” còn xuất hiện trong những câu thơ khác của bài thơ, em hãy chép lại và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.
Câu 3 .Theo em, việc tác giả lặp lại cụm từ “miền Nam” ở dòng thơ đầu và khổ thơ cuối có phải chỉ muốn nêu một địa danh không hay còn gửi gắm thêm điều gì?
Câu 4 .Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến của nhà thơ khi sắp phải rời xa Bác và ước nguyện được gắn bó bên Người. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lý một thành phần biệt lập phụ chú và một câu cảm thán(gạch chân và chú thích rõ). 
 Phần II (4,0 điểm):Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “Ý tưởng bắt đầu từ bạn trẻ Hoàng Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh) và anh em trong Công ty sản xuất khóa vân tay PHGLock, cây “ATM gạo” đầu tiên đã được đặt tại Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay lập tức “ATM gạo” đã phát huy tác dụng, dòng yêu thương đã lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng.
 Với “ATM gạo” này, người dân chỉ cần giẫm chân vào nút bấm sẽ nhận được khoảng 1,5 - 3kg gạo, tùy nơi. Số gạo người nghèo nhận được từ chiếc máy phát giúp họ bớt đi nỗi lo về từng bữa ăn hàng ngày giữa mùa dịch Covid-19 đầy khó khăn.
 “ATM gạo” cũng là địa chỉ để những người có tấm lòng, lặng lẽ đến, sẻ chia với người khó khăn hơn mình. Như chị tiểu thương chở dăm ba ký gạo sau chiếc xe đạp, chờ lúc vắng người trút vào thùng “ATM gạo”. Lại có những nhà hảo tâm, trong một ngày, vài lần đến nơi đặt “ATM gạo”. Họ muốn duy trì “dòng gạo yêu thương” chảy suốt 24/24 giờ. Không ai muốn có người cơ nhỡ thất vọng ra về, không ai bị đứt bữa ăn trong những ngày cách ly xã hội.
 Cây “ATM gạo” đã nhanh chóng có mặt tại nhiều địa phương trong cả nước, như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế,... và An Giang cũng mới hình thành tại Thành phố Long Xuyên. Đến các hãng tin lớn trên thế giới như Reuters, CNN, SCMP, NHK... đều dành những vị trí trang trọng, thời lượng đáng kể để nói về Rice ATM Vietnam. “ATM gạo” chính là nơi Chia sẻ yêu thương - Để không ai bị bỏ lại phía sau.
 (Theo An Thanh, baomoi.com, ngày 18/4/2020) 
Câu 1. Các từ cộng đồng, khó khăn, lặng lẽ, tiểu thương, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? 
Câu 2. Xác định khởi ngữ và cho biết dấu hiệu nhận biết đó là khởi ngữ trong câu: “Với “ATM gạo” này, người dân chỉ cần giẫm chân vào nút bấm sẽ nhận được khoảng 1,5 - 3kg gạo, tùy nơi.” 
Câu 3. Từ “hảo tâm” trong văn bản có nghĩa là gì? 
Câu 4. Nội dung chính của văn bản? 
Câu 5:Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em tình yêu thương trong xã hội ngày nay.
 _____________________HẾT_____________________
 (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
TRƯỜNG THCS TIÊN DƯƠNG	 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
 NĂM HỌC :2021-2022
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài : 120 phút
Phần I (6.5 điểm)
 Từ tình cảm yêu kính bà,suy ngẫm về cuộc đời bà người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt nâng lên thành triết lý:
	 “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
	 Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
	 Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
	 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
	 Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui 
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ 
	 Ôi,kì lạ và thiêng liêng –bếp lửa!”.
	 (Trích SGK Ngữ Văn 9 tập 1)
Câu 1.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? 
Câu 2.Việc sử dụng từ láy tượng hình “lận đận” kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” giúp em hiểu gì về cuộc đời người bà trong bài thơ ? Trong Chương trình Ngữ Văn 9 cũng có một văn bản sử dụng hình ảnh “nắng mưa” .Em hãy chép lại câu thơ đó và cho biết tác giả của văn bản đó ?
Câu 3.Tìm thành phần biệt lập cảm thán và phụ chú có trong đoạn thơ trên?
Câu 4.Đan xen với những câu thơ giản dị ,mộc mạc tác giả có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “Nhóm” được lặp lại bốn lần.Việc sử dụng như vậy có tác dụng gì?
Câu 5:Dựa vào khổ thơ trên ,em hãy viết đoạn văn theo kết cấu diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ những suy ngẫm về cuộc đời bà của người cháu .Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và một câu có chứa thành phần biệt lập cảm thán .Gạch chân và chú thích rõ ?
Phần II(3,5 điểm):Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 ............... Vụ tai nạn tại Gia Lâm (Hà Nội) ngày 29/2/2016 chắc vẫn ám ảnh lâu dài với nhiều người, bởi sự xót xa đau đớn tận cùng về cái chết oan uổng của 3 sinh linh vô tội. Nhưng, một nỗi xót xa khác cũng đang khiến nhiều người trăn trở, đó là sự vô cảm đến tàn nhẫn của con người. 
Nỗi đau sau vụ tai nạn thảm khốc, kinh hoàng ngoài sức tưởng tượng xảy ra ở Gia Lâm ngày hôm qua vẫn cứa vào tâm can gia đình nạn nhân và những người ở lại.
Người ta thấy sự bàng hoàng, thất thần hoảng loạn chưa dứt trong đôi mắt, trên gương mặt của người mẹ mất con, người con mất cha, người chồng mất vợ. Cái chết của những người thân yêu đến trong một tích tắc, đầy oan uổng và đau đớn.
Nhưng còn một nỗi đau, dai dẳng và ám ảnh không kém sự ám ảnh về những cái chết vô tội kia, đó là sự vô cảm tàn nhẫn của con người.
Cháu bé không còn nguyên vẹn hình hài, thoi thóp thở những giây cuối cùng của cuộc sống trên đôi tay cô giáo. Và cô giáo ấy, trong nỗ lực bằng mọi giá cứu học trò nhỏ bé bỏng, đã phải bất lực nhìn những chiếc xe cố chen khỏi đám đông, thậm chí cả khi cửa xe mở rồi, cô bé được bế lên, tài xế vẫn nhấn ga, cuống cuồng bỏ đi, bỏ lại cô bé bơ vơ giữa lòng đường.( )
 	 (Nguồn 
a)Xác định nội dung của văn bản trên?(1đ)	
b)Các từ ngữ “ cố chen khỏi đám đông ;vẫn nhấn ga ;cuống cuồng bỏ đi” .thể hiện thái độ gì của những tái xế trước tai nạn?(1đ)
c)Từ câu nói : “Nhưng còn một nỗi đau, dai dẳng và ám ảnh không kém sự ám ảnh về những cái chết vô tội kia, đó là sự vô cảm tàn nhẫn của con người.” em hãy viêt đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về lối sống vô cảm của con người hiện nay.
-------------------------------------------------------------HẾT----------------------------------------------------------------
	(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
TRƯỜNG THCS TIÊN DƯƠNG	 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
 NĂM HỌC :2021-2022
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài : 120 phút
Phần I (6 điểm ):
 Viếng lăng Bác là một bài thơ ân tình,sâu sắc của Viễn Phương viết về Bác Hồ-vĩ lãnh tụ tài ba của dân tộc.
1.Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Viếng lăng Bác”.(0,5 điểm)
2.Hình ảnh "cây tre trung hiếu” trong khổ thơ cuối bài thơ có ý nghĩa gì? Hình ảnh “tre” còn xuất hiện trong những câu thơ khác của bài thơ, em hãy chép lại và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.?(1 điểm)
3.Từ “nhói” trong câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” sử dụng biện pháp tu từ gì ?Trong Chương trình Ngữ Văn lớp 8 có một bài thơ có câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đó,em hãy chép lại câu thơ đó ? (1 điểm)
4.Cảm xúc của nhà thơ khi sắp phải rời xa lăng Bác và Bác:
	“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
	 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
	 Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
Dựa vào khổ thơ trên ,em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kết cấu qui nạp trình bày cảm nhận của em về tâm trạng luyến lưu,bịn rịn của nhà thơ khi sắp phải rời ra Bác.Trong đoạn văn có sử dụng một câu mở rộng thành phần ,một câu có thành phần biệt lập phụ chú.Gạch chân và chú thích rõ.(3,5 điểm )
Phần II (4 điểm):Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn.Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm... chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, ... là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ây luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.
 Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.
 Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận.Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông. Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi... là còn mải, đó chính là tình người!
 (Theo Khắc Trường, dangcongsan.vn)
Câu 1 (1 điểm): Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong câu: “Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm...” 
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì? 
Câu 3 (0,5 điểm): Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về sự tương thân tương ái của dân tộc. 
Câu 4: “Một mối quan hệ đẹp giữa con người với con người sẽ giúp xã hội càng ngày càng phát triển một cách toàn diện và bền vững”.Từ nhận định trên kết hợp với vốn hiểu biết của mình ,em hãy trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.(2 điểm)
------------------------------------------------------------HẾT-----------------------------------------------------------------
	(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
TRƯỜNG THCS TIÊN DƯƠNG	 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
 NĂM HỌC :2021-2022
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài : 120 phút
Phần I(6 điểm)
 Khép lại bài thơ “Ánh trăng”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
	“Trăng cứ tròn vành vạnh
	 kể chi người vô tình
	 ánh trăng im phăng phắc
	 đủ cho ta giật mình.”
	 (Theo SGK Ngữ Văn tập 1 )
Câu 1.Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ trên ?Hoàn cảnh có mối quan hệ như thế nào tới chủ đề của tác phẩm?
Câu 2.Trong toàn bộ bài thơ,có một dấu hiệu rất đặc biệt là chỉ viết hoa chữ cái ở mỗi khổ thơ .Cách sử dụng đặc biệt như vậy có tác dụng gì?Trong Chương trình Ngữ Văn lớp 9 cũng có một bài thơ có sử dụng dấu hiệu đặc biệt như vậy.Đó là bài thơ nào.Của ai ?
Câu 3.Vì sao ở khổ thơ trên ,nhà thơ dùng “ánh trăng” mà không phải là dùng “vầng trăng”?
Câu 4.Dựa vào khổ thơ trên ,em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về suy ngẫm mang tính triết lý của nhà thơ .Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động,câu có thành phần biệt lập phụ chú .Gạch chân và chú thích rõ.
Phần II(4 điểm):Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử của văn hóa ,là hành vi văn minh ,lịch sự trong quan hệ xã hội.Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
 Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận , chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.
 Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,...
 (Theo Hà Anh - 
Câu 1.Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2.Theo tác giả ,lời cảm ơn và xin lỗi có những giá trị nào?
Câu 3.Nguyên nhân của “lời cảm ơn và xin lỗi” có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội được đề cập trong đoạn văn trên là gì?
Câu 4.Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội của bản thân,em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của lời cảm ơn và xin lỗi trong cuộc sống. 
*Chú thích:Phần I(6 điểm):Câu 1:1 điểm Câu 2:1 điểm Câu 3:1,5 điểm Câu 4:3,5 điểm
 Phần II(4 điểm):Câu 1:0,5 điểm Câu 2:0,5 điểm Câu 3:1 điểm Câu 4:2 điểm
-------------------------------------------------------HẾT----------------------------------------------------------------------
 (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )
TRƯỜNG THCS TIÊN DƯƠNG	 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
 NĂM HỌC :2021-2022
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài : 120 phút
Phần I(6 điểm)
 Đồng chí là một bài thơ ân tình ,cảm động của Chính Hữu viết về những người lính bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước.
Câu 1.Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ trên?
Câu 2.Xét về cấu tạo ngữ pháp,dòng thơ cuối trong khổ thơ đầu bài thơ thuộc kiểu câu gì?Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên ?
Câu 3.Khép lại bài thơ “Đồng chí” nhà thơ Chính Hữu viết:
 “Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo.”
 (Theo SGK Ngữ Văn 9 tập 1)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng phân hợp ,em hãy làm rõ biểu tượng đẹp về tình đồng chí,đồng đội giữa những người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp.Trong đoạn văn có sử dụng phép lặp,một câu có thành phần cảm thán .Gạch chân và chú thích rõ.
Câu 4.Nêu tên một bài thơ khác trong Chương trình Ngữ Văn 9 cũng viết về người lính trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Phần II(4 điểm):Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
 “Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đó - trượt... Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.
 (Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236)
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2.Em hiểu thế nào về câu văn: "Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại" ?
Câu 3.Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: "Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết."
Câu 4.Từ ngữ liệu phần đọc hiểu trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.
*Chú thích:Phần I(6 điểm)Câu 1.1 điểm Câu 2.1 điểm Câu 3.3,5 điểm Câu 4.0,5 điểm 
 Phần II(4 điểm)Câu 1.0,5 điểm Câu 2.1 điểm Câu 3.0,5 điểm Câu 4.2 điểm 
-----------------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------------------
	(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
TRƯỜNG THCS TIÊN DƯƠNG	 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
 NĂM HỌC :2021-2022
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài : 120 phút
Phần I (6 điểm):
 Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một tác phẩm tiêu biểu của Phạm Tiến Duật viết về nguồi lính lái xe Trường Sơn-thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 1.Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ trên?
Câu 2.Em hiểu bếp Hoàng Cầm là loại bếp như thế nào?Từ hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” em thấy trong một bài thơ Chương trình Ngữ Văn 9 cũng có hình ảnh “bếp lửa’.Bài thơ có chứa hình ảnh đó là bài thơ nào?Của ai?
Câu 3:Từ láy “chông chênh” là từ láy tượng hình hay từ láy tượng thanh?Việc sử dụng từ láy đó có tác dụng gì?
Câu 4:Sau khi làm xong nhiệm vụ, những người lính lái xe Trường Sơn gặp nhau trên tuyến đường họ chiến đấu nhà thơ Phạm Tiến Duật viết :
 “Những chiếc xe từ trong bom rơi 
 Đã về đây họp thành tiểu đội
 Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
 Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
 	Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
 Võng mắc chông chênh đường xe chạy
 Lại đi ,lại đi trời xanh thêm.”
 (Theo SGK Ngữ Văn tập 1)
Bằng một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu em hãy trình bày cảm nhận của mình về tình đồng đội,đồng chí cao đẹp giữa những người lính lái xe Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mĩ.Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép,một câu có thành phần khởi ngữ.Gạch chân và chú thích rõ.
Phần II (4 điểm):Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng, ai cũng cảm thấy tổn thương, thậm chí dằn vặt rằng mình đã làm gì để xứng đáng nhận được điều đó. Thế nhưng bạn cần ngưng suy nghĩ như vậy đi, càng không nên căm ghét, mắng chửi đối phương mà hãy cố gắng bỏ qua. Dù có tiếp tục trở lại làm bạn hay không thì cũng hãy tha thứ cho họ, tha thứ không phải để tỏ ra cao thượng mà tha thứ để hạnh phúc, an yên hơn, việc oán hận đối phương chỉ càng đào sâu vào vết thương lòng của bạn mà thôi.
 Cuộc sống không hề phẳng lặng như dòng sông, những kẻ không ưa bạn sẽ trực chờ lúc bạn sơ hở để “đâm bị thóc, chọc bị gạo” khi bạn gặp khó khăn hay sa cơ lỡ vận, khiến bạn buồn, bạn khóc, bạn tổn thương, với mục đích là khiến bạn gục ngã không thể gượng dậy. Đó lại chính là lúc bạn phải mạnh mẽ hơn bao giờ hết để kẻ xấu có muốn chế nhạo, hả hê cũng không được. Nếu họ khiến bạn tổn thương một, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui cho bản thân gấp mười lần vì chỉ có cuộc sống tràn đầy niềm vui, tiếng cười của bạn mới là công cụ trả thù ngọt ngào mà chí mạng nhất đối với những kẻ thù.
 (Theo Trí Thức Trẻ )
Câu 1:Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ?
Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần làm những gì “Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng”?
Câu 3: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?
Câu 4:Câu nói của Publilius Syrus: “Lời nói là tấm gương của tâm hồn”.Từ nội dung đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội của bản thân ,em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày cảm nhận của mình về ý kiến sau: “Nếu họ khiến bạn tổn thương một, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui cho bản thân gấp mười lần.”
-----------------------------------------------HẾT----------------------------------------------------
	(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )
TRƯỜNG THCS TIÊN DƯƠNG	 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
 NĂM HỌC :2021-2022
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài : 120 phút
Phần I (6 điểm)
 Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ cũng giống như bức tranh tuyệt đẹp cảnh sắc khi xuân về ở nơi xứ Huế thơ mộng song cũng là một bài thơ chan chứa những nguyện ước chân thành,khiêm nhường của nhà thơ.
Câu 1.Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ trên?
Câu 2.Câu “Nam ai ,Nam bình” thuộc làn điệu dân ca tỉnh nào ở nước ta ?Em hãy kể ra hai làn điệu dân ca mang đậm nét văn hóa vùng miền ở nước ta?
Câu 3:Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau đây: “Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước.”? Tại sao nhà thơ lại ví “đất nước” như “vì sao”? 
Câu 4.Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước,nhà thơ Thanh Hải viết :
	“Đất nước bốn ngàn năm 
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao 
 Cứ đi lên phía trước.”
 (Theo SGK Ngữ Văn tập 2)
Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo kết cấu tổng-phân-hợp em hãy trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ trên để làm rõ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất nước .Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định,một câu có thành phần biệt lập cảm thán.Gạch chân và chú thích rõ.
Phần II(4 điểm):Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	“Tại sao những lời nói xấu ,tục không được phép dùng?Vì nó xúc phạm đến người khác ,một người hay nhiều người ,đôi khi một cộng đồng ,một dân tộc.Hơn thế ,nó cũng có thể gây tổn thương cho chính người nói .Dùng lời nói tục là thái độ miệt thị đối với người khác?Sự miệt thị thường không đúng với sự thật .Khi ta mắng người khác là ngu ngốc ,nội dung của chữ ấy không đúng vì người đối diện có thể thông minh hơn ta.Ngay cả đối mặt với một người có thể tạm gọi là không thông minh bằng chúng ta ,điều đó không phải là một khuyết điểm thuộc về nhân phẩm .[ ] Một người sinh ra đẹp hay xấu,lành lặn hay tật nguyền ,không phải là lỗi của người ấy.Tương tự như thế ,một người sinh ra ,cao hay thấp,thông minh hay chậm hiểu ,ở miền Bắc hay ở miền Nam ,ở Châu Âu hay ở Syria không phải là lỗi của người ấy.Trong một lớp học có thể có học sinh giỏi và học sinh kém.Trong quân đội có người là sĩ quan có người là binh nhì,mỗi người một việc .Vì vậy,không ai được xúc phạm đến người khác chỉ dựa trên những yếu tố vượt ngoài sự kiểm soát của người ấy.”
 (Theo Nguyễn Đức Tùng,Thư gửi con trai ,nguồn Internet)
Câu 1.Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2.Theo tác giả,vì sao chúng ta không được dùng những lời nói xấu,tục?
Câu 3.Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ chứa lời khuyên về lời nói.
Câu 4.Dựa vào đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết xã hội em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn của Publilius Syrus : “Lời nói là tấm gương của tâm hồn”.
------------------------------------------------------------HẾT-----------------------------------------------------------------
	(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
TRƯỜNG THCS TIÊN DƯƠNG	 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
 NĂM HỌC :2021-2022
 Môn thi : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài : 120 phút
Phần I (6 điểm):
 Bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy khiến người đọc vô cùng xúc động bởi những suy ngẫm về cuộc sống và những triết lí nhân sinh sâu sắc được diễn tả dung dị như lời tâm tình, lời nhắc nhở chân thành, cảm động. Mở đầu bài thơ, tác giả viết :
 “Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”.
	 (Trích SGK Ngữ Văn tập 1)
1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào và hoàn cảnh ra đời có gì đặc biệt ?
2. Cũng trong bài thơ " Ánh trăng", các hình ảnh "đồng", "sông", "bể", "rừng" còn được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Hãy chép lại chính xác khổ thơ đó và cho biết ý nghĩa của các hình ảnh này trong mỗi khổ thơ.
3. Câu thơ cuối của khổ thơ trên, tác giả viết " vầng trăng thành tri kỉ"
a/ Hãy giải thích nghĩa từ "tri kỉ". Vì sao con người và trăng có thể trở thành tri kỉ ?
b/ Gọi tên và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên.
4. Khép lại bài thơ, Nguyễn Duy viết :
 “Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.” 
 (Trích SGK Ngữ Văn tập 1)
Dựa vào khổ thơ, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ những suy ngẫm sâu sắc và triết lí nhân sinh của nhà thơ qua hình tượng trăng, trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và phép nối để liên kết câu ( gạch chân và chú thích ).
Phần II (4 điểm):Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 ... Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten - mét - xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten - mét - xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten - mét - xơ ghi : " Tiền vạch một đường thẳng là một đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá : 9 999 đô la ". Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không ! ?
 (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì ? Khái quát nội dung của đoạn trích bằng một câu văn.
2. Ghi lại lời dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong đoạn trích ? Theo em có nên chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp không ? Vì sao ?
3. Từ ý nghĩa của câu chuyện trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi với chủ đề " Tri thức là sức mạnh "
-------------------------------------------------------------HẾT----------------------------------------------------------------	
	(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
TRƯỜNG THCS TIÊN DƯƠNG	 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.docx