Đề khảo sát học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Lần 2 - Năm học 2020-2021

Đề khảo sát học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Lần 2 - Năm học 2020-2021

Câu 1: (2,0 điểm)

 Ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? Bản thân trẻ em phải làm gì để thực hiện quyền của Công ước Liên hợp quốc?

Câu 2: (3.0 điểm)

Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người? Nêu một số biện pháp cần thiết để bào vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Câu 3: (2,0 điểm)

 Em hiểu thế nào là liêm khiết? Nêu vai trò và ý nghĩa của liêm khiết? Bản thân em phải làm gì để rèn luyện tính liêm khiết?

Câu 4: (3.0 điểm)

 Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? Nêu những quy định của pháp luật nước ta nhằm phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? Bản thân em phải làm gì để thực hiện tốt những quy định của pháp luật về vấn đề trên?

Câu 5: (3,0 điểm)

 Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Ý nghĩa và biểu hiện của bảo vệ hòa bình? Bản thân em phải làm gì để bảo vệ hòa bình?

Câu 6: (4,0 điểm)

 Thế nào là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? Vai trò của TSNN và lợi ích công cộng đối với sự phát triển đất nước? Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? Trách nhiệm của nhà nước và công dân?

Câu 7: (3,0 điểm)Bà Lan là đại biểu Hội đồng nhân dân xã, Dũng là công dân của xã, Dũng đến phản ánh với bà Lan về việc lấn chiếm đất đai, xây nhà trái phép của một số cán bộ xã. Theo em:

- Việc công dân Dũng phản ánh với bà Lan có đúng địa chỉ không?

 - Trách nhiệm của bà Lan trong việc này như thế nào?

 

doc 4 trang hapham91 4620
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Lần 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THCS 
LẦN 2
 (Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Môn: Giáo dục công dân
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (2,0 điểm) 
	Ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? Bản thân trẻ em phải làm gì để thực hiện quyền của Công ước Liên hợp quốc?
Câu 2: (3.0 điểm)
Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người? Nêu một số biện pháp cần thiết để bào vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? 
Câu 3: (2,0 điểm) 
	Em hiểu thế nào là liêm khiết? Nêu vai trò và ý nghĩa của liêm khiết? Bản thân em phải làm gì để rèn luyện tính liêm khiết?
Câu 4: (3.0 điểm)	
 Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? Nêu những quy định của pháp luật nước ta nhằm phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? Bản thân em phải làm gì để thực hiện tốt những quy định của pháp luật về vấn đề trên?
Câu 5: (3,0 điểm) 
	 Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Ý nghĩa và biểu hiện của bảo vệ hòa bình? Bản thân em phải làm gì để bảo vệ hòa bình?
Câu 6: (4,0 điểm) 
 	Thế nào là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? Vai trò của TSNN và lợi ích công cộng đối với sự phát triển đất nước? Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? Trách nhiệm của nhà nước và công dân?
Câu 7: (3,0 điểm)Bà Lan là đại biểu Hội đồng nhân dân xã, Dũng là công dân của xã, Dũng đến phản ánh với bà Lan về việc lấn chiếm đất đai, xây nhà trái phép của một số cán bộ xã. Theo em: 
- Việc công dân Dũng phản ánh với bà Lan có đúng địa chỉ không?
 - Trách nhiệm của bà Lan trong việc này như thế nào?
****************HẾT****************
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD LỚP 9
TRÌNH BÀY BÀI LÀM
THANG ĐIỂM
Câu 1. (2,0 điểm) 
* Ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
- Đối với trẻ em: trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, do đó được phát triển đầy đủ.
- Đối với thế giới: trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lai, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng nên một thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.
* Bản thân trẻ em phải làm gì để thực hiện quyền của Công ước Liên hợp quốc?
- Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè. 
- Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân. Biết bảo vệ quyền của mình trong mọi trường hợ, tình huống. 
- Tôn trọng quyền của mình và của mọi người: bảo vệ quyền của mình không cho người khác xâm phạm, đồng thời không xâm phạm quyền của người khác 
 Lấy VD cho 3 ý trên
0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 2: (3.0 điểm)
 * Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chát nhân tạo bao quanh con người, có nhr hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
 Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.
 * Vai trò: 
 - Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường con người không thể tồn tại được.
 - Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
 * Biện pháp cần thiết để bào vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
 - Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.
 - Hạn chế dùng chất khó phân hủy (nilon, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.
 - Tiết kiệm điện, nước sạch 
 - Có ý thức bảo vệ, phê phán, đấu tranh với những hành vi làm tổn hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên..
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 3: (2,0 điểm) 
* Liêm khiết là gì: Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ.
* Biểu hiện của liêm khiết: Không tham lam; không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không nhận hối lộ; không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức, quyền để mưu lợi cho bản thân.
* Ý nghĩa: Liêm khiết giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị ràng buộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng vị nể.
* Bản thân em phải làm gì để rèn luyện tính liêm khiết: 
- Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam,làm giàu bất chính
- Biết sông liêm khiết, không tham lam tiền bạc, tài sản của người khác cũng như tài sản chung của lớp, trường.
- Kính ttrọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 4: (3,0 điểm) 
* Tác hại: Ngày nay con người luôn đối mặt với những thảm hoạ do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra. Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội như: Mất tài sản của cá nhân, gia đình và xã hội;- gây bị thương, tàn phế hoặc tử vong 
* Những quy định của pháp luật: Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra, Nhà nước ta đã ban hành luật Phòng cháy chữa cháy, Luật hình sự và một số văn bản quy phạm pháp luật khác trong đó quy định:
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở, sử dụng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn
* Trách nhiệm của học sinh: 
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
- Không tham gia và vận động bạn bè và người thân không tham gia vào các hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Không đốt pháo nổ, không nghịch cưa bom, mìn, đạn pháo để lấy thuốc, báo cho những người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật ...
- Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi.
- Tuyên truyền vận động, nhắc nhở mọi người xung quanh cẩn thận trong mọi hành vi việc làm để không xảy ra các tai nạn đáng tiếc do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra.
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 5: (3,0 điểm) 
*Vì sao phải bảo vệ hòa bình:
+ Hòa bình đem lại cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình lí tán 
+ Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới
* Ý nghĩa và biểu hiện:
+ Ý nghĩa: Góp phần giảm đau thương, tác tóc, đói nghèo .mang lại cuộc sống hòa bình cho nhân loại: 
 VD: hoạt động hợp tác giữa các quốc gia trong việc chống khủng bố, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân 
+ Biểu hiện: Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn; biết học hỏi tinh hoa và những điểm mạnh của người khác; sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thi người khác; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác 
* Trách nhiệm của học sinh:
+ Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức. 
 VD: giao lưu thanh thiếu nhi quốc tế; viết thư UPU; gửi quà ủng hộ nhân dân, trẻ em những vùng bị ảnh hưởng chiến tranh 
+ Yêu hòa bình, ghét chiến tranh. Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh. 
 VD: mít tinh, tuần hành vì hòa bình; vẽ tranh về chủ đề hòa bình 
0,5điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
Câu 6: (4,0 điểm) 
- Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:
+ Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.
VD như: đất đai, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp công trình thuộc các ngành kinh tế, văn hóa-xã hội 
+ Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.
VD như: lợi ích do các công trình công cộng mang lại như công viên, vườn hoa, cầu đường, sân vận động, cung văn hóa 
+ Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
- Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:
+ Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân.
VD: Không xây nhà kiên cố trên diện tích đất sản xuật nông nghiệp.
+ Phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, không tham ô, lãng phí khi được giao quản lí tài sản nhà nước.
VD: Học sinh phải bảo quản bàn, ghế, cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học 
- Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân. VD: Ban hành Luật đất đai, Luật khoáng sản 
Tuyên truyền, giáo dục công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. VD: Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng 
- Trách nhiệm của học sinh
+ Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xá hội trong việc bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
VD: Biết hợp tác cùng bạn bè và mọi người ở cộng đồng giữ gìn, bảo vệ đường xá, cầu cống, công trình phúc lợi công cộng, các tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa ở địa phương.
+ Có ý thức tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực tham gia giữ gìn tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
VD: Có ý thức bảo vệ đường xá, cầu cống, vườn hoa, công viên và các công trình phúc lợi công cộng khác; bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh ở địa phương.
+ Phê phán, tố giác những hành vi gây thiệt hại đến tài sản nhà nước lợi ích công cộng.
VD: Các hành vi xâm hại, lấn chiếm, tham ô tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, làm ô nhiễm MT, khai thác bừa bài TNTN 
1điểm
1điểm
1điểm
1điểm
Câu 7 (3,0điểm)
- Bà Lan là đại biểu HĐND xã – là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương đó. Dũng là cử tri, việc Dũng phản ánh với bà Lan các sai phạm của cán bộ địa phương là đúng theo quy định của pháp luật. 
- Trách nhiệm của ba Lan là:
+ Lắng nghe các ý kiến của của cử tri.
+ Xem xét trả lời những yêu cầu kiến nghị của cử tri
+ Báo cáo, phản ánh hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước ở địa phương để giải quyết các kiến nghị đó.
+ Xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
1điểm
2điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_lan_2.doc