Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Vinh Giang (có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Vinh Giang (có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :

 “ . Vua Quang Trung lại nói:

- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

 (Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. (0,5 điểm)

Câu 2: Giải thích nghĩa của từ phương lược.

Câu 3: Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Dấu hiệu nào để nhận biết?

Câu 4: Qua lời nói trên em hiểu vua Quang Trung là người như thế nào?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN(7 điểm)

Câu 1: Từ văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) suy nghĩ về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. (2 điểm)

Câu 2: Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. (5 điểm)

 

doc 4 trang hapham91 16421
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Vinh Giang (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VINH GIANG
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2020-2021
Môn : Ngữ văn – Lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
--------------------------
MA TRẬN
 Mức độ
NL ĐG
 Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
 Cộng
 Vận dụng
Vận dụng cao
 I. Đọc - hiểu 
 - Ngữ liệu: văn bản đã học ở sgk
- Tiêu chí lựa chọn: Một đoạn văn bản ngắn
- Nhận biết về tác phẩm, về phương thức biểu đạt của đoạn văn.
- Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp
- Giải nghĩa từ
- Phẩm chất của nhân vật.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
2
1,5
15%
2
1,5
15%
4
3,0
30%
II. Tạo lập văn bản
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của nhân vật, liên hệ bản thân em
Viết một bài văn kể chuyện có kết hợp miêu tả và miêu tả nội tâm
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
1
2
20%
1
5
50%
2
7
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
2
1,5
15%
2
1,5
15%
1
2,0
20%
1
5,0
50%
6
10
100%
TRƯỜNG THCS VINH GIANG
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2020-2021
Môn : Ngữ văn – Lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
--------------------------
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
 “ ... Vua Quang Trung lại nói:
- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
 (Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. (0,5 điểm)
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ phương lược.
Câu 3: Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Dấu hiệu nào để nhận biết?
Câu 4: Qua lời nói trên em hiểu vua Quang Trung là người như thế nào?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN(7 điểm)
Câu 1: Từ văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) suy nghĩ về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. (2 điểm)
Câu 2: Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. (5 điểm)
------------ HẾT-----------
Lưu ý: Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.
 TRƯỜNG THCS VINH GIANG
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2020-2021
Môn : Ngữ văn – Lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
--------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
(Có 02 trang)
I. Hướng dẫn chung
 - Giám khảo cần nắm vững Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của của bộ môn, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo.
 II. Đáp án và thang điểm 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I.
ĐỌC HIỂU
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu
1
- Tác phẩm : “Hoàng Lê nhất thống chí”
- Phương thức biểu đạt : Tự sự
0,25
0,25
2
Từ phương lược: Phương hướng chiến lược.
0,5
3
- Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp. (0,5 điểm)
- Dấu hiệu nhận biết: Nằm sau dấu hai chấm, có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu lời dẫn. (0,5 điểm)
1,0
4
- Vua Quang Trung là người có trí tệu sáng suốt và nhạy bén trong việc xét đoán, sử dụng bề tôi
- Ông là vị tướng có tầm nhìn xa trông rộng phương lược tiến đánh đã có tính sẵn khi thân hành cầm quân, rất tự tin về chiến thắng, lo tới cả việc giặc vì thua mà báo thù,...
- Thương yêu dân chúng, muốn mang phúc đến cho dân, không muốn họ phải sống trong cảnh chinh chiến, binh đao, chuẩn bị dùng người để cùng mình tạo lập cuộc sống yên ổn.
Giáo viên chấm cần linh hoạt.
1,0
II.
TẠO LẬP VĂN BẢN
1
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề yêu cầu
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn nêu được các ý sau:
- Là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
- Liên hệ bản thân học tập tấm gương của Bác
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Giáo viên chấm cần linh hoạt.
0,25
0,25
1,0
0,5
0.5
0,25
0,25
2
Làm văn biểu cảm
(5điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: 
- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Vận dụng tốt ngôi kể chuyện.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề yêu cầu: Đề bài yêu cầu kể về một thầy (cô) giáo mà em yêu kính nhất. Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được một câu chuyện có hoàn cảnh, có nhân vật, sự việc và diễn biến câu chuyện.
0,5
c. Triển khai nội dung kể chuyện : học sinh kể về thăm trường theo một trình tự nhất định, mạch lạc, logic. Có thể làm bài theo gợi ý sau:
* Mở bài:
- Lí do trở lại thăm trường;
 - Vào lúc nào? 
 - Đi với ai? Đến trường gặp ai?
* Thân bài :
- Thấy quang cảnh trường như thế nào? Nhớ lại cảnh trường ngày xưa mình học ra sao? 
- Ngôi trường ngày nay có gì khác, những gì vẫn còn như xưa? Những gì gợi lại cho mình những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò? 
- Trong giờ phút đó, bạn bè hiện lên như thế nào? 
- Cảm xúc khi đến và ra về.
Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả,miêu tả nội tâm, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận.
* Kết bài:
- Lời chào, lời chúc dành cho bạn và gia đình.
- Họ tên và chữ kí.
3,0
0,5
2,0
0,5
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,5
--------------- Hết -----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_202.doc