Đề thi môn Địa lí - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)

Đề thi môn Địa lí - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Vì sao ở vùng cực, độ ẩm tương đối của không khí cao nhưng lượng mưa rất thấp?

b) Vì sao cùng là vùng núi nhưng biên độ nhiệt độ năm của Sa Pa lớn hơn Đà Lạt?

c) Vùng nào ở nước ta thuận lợi nhất cho nghề làm muối? Vì sao?

d) Sự phân bố tài nguyên khoáng sản gây khó khăn gì đến sự phát triển công nghiệp nước ta?

Câu 2 (2,0 điểm)

a) Dựa vào trang 15 của Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên các đô thị có quy mô dân số từ 500 001 người trở lên.

b) Trình bày những ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 3 (3,0 điểm)

a) Dựa vào trang 21 của Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích về giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta từ năm 2000 đến 2007.

b) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và du lịch biển - đảo ở nước ta. Tại sao đối với nước ta, kinh tế biển có vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng?

Câu 4 (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHÂN THEO VÙNG

CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2012

(Đơn vị: nghìn ha)

 Năm

Diện tích mặt nước 2000 2012

Tổng số 641,9 1038,9

Đồng bằng sông Hồng 68,3 105,8

Đồng bằng sông Cửu Long 445,3 727,2

Các vùng còn lại 128,3 205,9

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2013)

a) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo vùng của nước ta năm 2000 và 2012.

b) Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo vùng của nước ta năm 2000 và 2012.

 

doc 4 trang hapham91 4071
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Địa lí - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2016-2017
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên Địa lí
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1 (2,0 điểm)
Vì sao ở vùng cực, độ ẩm tương đối của không khí cao nhưng lượng mưa rất thấp?
Vì sao cùng là vùng núi nhưng biên độ nhiệt độ năm của Sa Pa lớn hơn Đà Lạt?
Vùng nào ở nước ta thuận lợi nhất cho nghề làm muối? Vì sao?
Sự phân bố tài nguyên khoáng sản gây khó khăn gì đến sự phát triển công nghiệp nước ta?
Câu 2 (2,0 điểm)
Dựa vào trang 15 của Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên các đô thị có quy mô dân số từ 500 001 người trở lên.
Trình bày những ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 3 (3,0 điểm)
Dựa vào trang 21 của Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích về giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta từ năm 2000 đến 2007.
Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và du lịch biển - đảo ở nước ta. Tại sao đối với nước ta, kinh tế biển có vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng?
Câu 4 (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHÂN THEO VÙNG 
CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2012
(Đơn vị: nghìn ha)
 Năm
Diện tích mặt nước
2000
2012
Tổng số 
641,9
1038,9
Đồng bằng sông Hồng
68,3
105,8
Đồng bằng sông Cửu Long
445,3
727,2
Các vùng còn lại
128,3
205,9
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2013)
Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo vùng của nước ta năm 2000 và 2012. 
Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo vùng của nước ta năm 2000 và 2012.
----------HẾT----------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:. ..... .... SBD:.. ......................
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
—————
(HD chấm gồm: 03 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2016-2017
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
————————————
I. LƯU Ý CHUNG:
1. Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi để đánh giá bài làm của thí sinh, cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài làm có nội dung sáng tạo. 
2. Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm.
3. Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn.
II. ĐÁP ÁN:
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
(2,0 điểm)
a)
Vì sao ở vùng cực, độ ẩm tương đối của không khí cao nhưng lượng mưa rất thấp?
0,5
- Độ ẩm cao do: nhiệt độ quanh năm thấp, độ ẩm không khí luôn đạt gần điểm bão hòa hơi nước.
0,25
- Mưa rất thấp do: nhiệt độ thấp nên hạn chế sự bốc hơi nước, là khu vực áp cao, bề mặt đệm phủ băng tuyết, 
0,25
b)
Vì sao cùng là vùng núi nhưng biên độ nhiệt độ năm của Sa Pa lớn hơn Đà Lạt?
0,5
- Sa Pa: nằm gần chí tuyến Bắc, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh nên nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông.
0,25
- Đà Lạt: nằm gần Xích Đạo, không có mùa đông lạnh nên có nhiệt độ mát mẻ và ổn định quanh năm.
0,25
c)
Vùng nào ở nước ta thuận lợi nhất cho nghề làm muối? Vì sao?
0,5
- Vùng ven biển Nam Trung Bộ.
0,25
- Do có số giờ nắng cao, mưa ít, ít sông lớn đổ ra biển nên độ mặn nước biển cao, thuận lợi cho nghề làm muối.
0,25
d)
Sự phân bố tài nguyên khoáng sản gây khó khăn gì đến sự phát triển công nghiệp nước ta?
0,5
- Nhiều mỏ khoáng sản phân bố ở nơi có địa hình hiểm trở, giao thông chưa phát triển, gây khó khăn cho việc khai thác, chi phí tốn kém.
0,25
- Các mỏ quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên đòi hỏi công nghệ hiện đại, chi phí khai thác lớn,...
0,25
2
(2,0 điểm)
a)
Dựa vào trang 15 của Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên các đô thị có quy mô dân số từ 500 001 người trở lên.
1,0
Gồm 06 đô thị: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
(Lưu ý: kể đúng 3 đô thị được 0,25 điểm; 4 đô thị được 0,5 điểm; 5 đô thị được 0,75 điểm).
1,0
b)
Trình bày những ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
1,0
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
0,25
- Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.
0,25
- Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, 
0,25
- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
0,25
3
(3,0 điểm)
a)
Dựa vào trang 21 của Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích về giá trị sản xuất công nghiệp nước ta từ năm 2000 đến 2007.
1,0
* Nhận xét:
- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng (dẫn chứng).
0,25
- Sự tăng trưởng khác nhau giữa các giai đoạn: giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước (dẫn chứng).
0,25
* Giải thích:
- Do tác động của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
0,25
- Các nguyên nhân khác: thị trường, phát huy tốt các nguồn lực, xu thế chung của khu vực và thế giới,...
0,25
b)
Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và du lịch biển - đảo ở nước ta. Tại sao đối với nước ta, kinh tế biển có vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng?
2,0
* Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và du lịch biển - đảo
1,5
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông vân tải biển:
+ Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
0,25
+ Đường bờ biển dài 3260 km.
0,25
+ Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
0,25
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch biển - đảo:
+ Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, (dẫn chứng).
0,5
+ Có nhiều đảo, quần đảo có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, (dẫn chứng).
0,25
* Tại sao kinh tế biển có vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của nước ta?
0,5
- Biển giàu tài nguyên nên các ngành kinh tế biển đang được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
0,25
- Phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc phòng.
0,25
4
(3,0 điểm)
a)
Vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo vùng của nước ta năm 2000 và 2012. 
1,5
- Xử lí số liệu:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2012
(Đơn vị: %)
Năm
Diện tích mặt nước
2000
2012
Tổng số 
100,0
100,0
Đồng bằng sông Hồng
10,6
10,2
Đồng bằng sông Cửu Long
69,4
70,0
Các vùng còn lại
20,0
19,8
0,25
- Tính bán kính:
Coi R2000 = 1 (đvbk)
0,25
- Vẽ biểu đồ: biểu đồ tròn (vẽ các biểu đồ khác không cho điểm).
Yêu cầu: vẽ bút mực, chính xác, rõ ràng và sạch đẹp; ghi đủ các nội dung: số liệu, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, năm.
(Lưu ý: nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm).
1,0
b)
Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo vùng của nước ta năm 2000 và 2012.
1,5
* Nhận xét:
- Về quy mô: tổng diện tích mặt nước tăng (dẫn chứng).
0,25
- Về cơ cấu: 
+ Tỉ trọng diện tích mặt nước phân theo vùng nước ta không đồng đều (dẫn chứng).
0,25
+ Từ 2000 đến 2012, tỉ trọng diện tích mặt nước phân theo vùng có sự thay đổi (dẫn chứng).
0,25
* Giải thích:
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng do: nhu cầu của thị trường tăng, tiềm năng lớn, 
0,25
- Hai vùng đồng bằng chiếm tỉ trọng cao do: nằm hạ lưu sông, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, vùng bãi triều rộng, 
0,25
- Các vùng còn lại chiếm tỉ trọng thấp do: không có nhiều điều kiện thuận lợi,...
0,25
Tổng điểm toàn bài
10,0
----------HẾT----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_dia_li_ky_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nam_h.doc