Đề thi môn Địa lí - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2017-2018 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)

Đề thi môn Địa lí - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2017-2018 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm).

a. Vì sao ở vùng Xích Đạo mưa nhiều?

b. Vì sao khí hậu nước ta có sự phân mùa mưa- khô?

c. Tại sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?

d. Để khai thác tổng hợp các dòng chảy của sông ngòi nước ta cần thực hiện các biện pháp nào?

Câu 2 (3,0 điểm).

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16 và kiến thức đã học, nhận xét về đặc điểm phân bố các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?

b. Cho bảng số liệu:

TỈ LỆ LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC TRONG NỀN KINH TẾ

ĐÃ QUA ĐÀO TẠO THỜI KÌ 2005 - 2010

 Đơn vị: %

Năm 2005 2007 2008 2010

Lao động đã qua đào tạo 12,5 13,6 14,3 14,6

 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, Nhà xuất bản thống kê 2012

Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về chất lượng nguồn lao động nước ta. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có những giải pháp gì?

Câu 3 (2,5 điểm).

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta đã hình thành các khu kinh tế động lực, các vùng kinh tế trọng điểm, vùng chuyên canh trong nông nghiệp và các trung tâm công nghiệp.

b. Nêu quy luật phân bố công nghiệp điện lực và chứng minh quy luật đó ở nước ta.

Câu 4 (2,5 điểm).

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG CÁ NUÔI VÀ TÔM NUÔI CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỜI KÌ 2005 - 2010

 Đơn vị: nghìn tấn

Năm 2005 2008 2009 2010

Cá nuôi 652,3 1419,0 1465,4 1556,9

Tôm nuôi 265,8 307,1 318,6 347,2

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, Nhà xuất bản thống kê 2012)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng cá nuôi và tôm nuôi của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kì 2005 - 2010.

b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích về sản lượng cá nuôi và tôm nuôi trên.

 

doc 4 trang hapham91 5211
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Địa lí - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2017-2018 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
—————
ĐỀ DỰ BỊ
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2017-2018
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
————————————
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Vì sao ở vùng Xích Đạo mưa nhiều?
b. Vì sao khí hậu nước ta có sự phân mùa mưa- khô?
c. Tại sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?
d. Để khai thác tổng hợp các dòng chảy của sông ngòi nước ta cần thực hiện các biện pháp nào?
Câu 2 (3,0 điểm). 
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16 và kiến thức đã học, nhận xét về đặc điểm phân bố các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
b. Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC TRONG NỀN KINH TẾ 
ĐÃ QUA ĐÀO TẠO THỜI KÌ 2005 - 2010
 Đơn vị: %
Năm
2005
2007
2008
2010
Lao động đã qua đào tạo
12,5
13,6
14,3
14,6
 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, Nhà xuất bản thống kê 2012
Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về chất lượng nguồn lao động nước ta. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có những giải pháp gì?
Câu 3 (2,5 điểm). 
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta đã hình thành các khu kinh tế động lực, các vùng kinh tế trọng điểm, vùng chuyên canh trong nông nghiệp và các trung tâm công nghiệp.
b. Nêu quy luật phân bố công nghiệp điện lực và chứng minh quy luật đó ở nước ta.
Câu 4 (2,5 điểm). 
Cho bảng số liệu: 
SẢN LƯỢNG CÁ NUÔI VÀ TÔM NUÔI CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỜI KÌ 2005 - 2010
 Đơn vị: nghìn tấn
Năm
2005
2008
2009
2010
Cá nuôi
652,3
1419,0
1465,4
1556,9
Tôm nuôi
265,8
307,1
318,6
347,2
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, Nhà xuất bản thống kê 2012)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng cá nuôi và tôm nuôi của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kì 2005 - 2010.
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích về sản lượng cá nuôi và tôm nuôi trên.
----------Hết----------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: .. ; SBD: 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
—————
Hướng dẫn chấm gồm 03 trang
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2017-2018
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
————————————
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
(2,0đ)
a
Vì sao ở vùng Xích Đạo mưa nhiều?
0,5
- Vùng XĐ mưa nhiều do có khí áp thấp. 
0,25
- Nhiệt độ cao, nhiều bề mặt là đại dương, rừng rậm, nhiều dòng biển nóng 
0,25
b
Vì sao khí hậu nước ta có sự phân mùa mưa - khô?
0,5
- Khí hậu nước ta phân làm 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (trừ đồng bằng ven biển miền Trung).
0,25
- Do ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ (nóng, ẩm) và gió mùa đông (gồm gió mùa ĐB và gió Mậu Dịch của Bắc bán cầu- đều là các khối khí khô).
0,25
c
Tại sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?
0,5
- Đồng bằng hẹp do liền kề với dải đồi núi phía tây và thềm lục địa thu hẹp, vùng biển sâu ở phía đông. Bề mặt đồng bằng bị các dãy núi hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông ăn sát ra biển chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
0,25
- Đất đai của đồng bằng kém phì nhiêu vì chủ yếu được tạo thành do các bồi tích biển, nhiều cát, ít phù sa sông.
0,25
d
Để khai thác tổng hợp các dòng chảy của sông ngòi nước ta cần thực hiện các biện pháp nào?
0,5
- Xây dựng hồ chứa dùng cho thủy lợi, thủy điện, chống lũ lụt, nuôi thủy sản, phát triển du lịch 
0,25
- Chung sống với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi thủy sản; tận dụng phù sa bón ruộng, mở rộng đồng bằng; đánh bắt thủy sản tự nhiên 
0,25
2
(3,0đ)
a
Nhận xét về đặc điểm phân bố các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
2,0
* Khái quát:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có thành phần dân tộc đa dạng nhất nước ta. Các dân tộc thường không phân bố riêng rẽ mà xen kẽ nhau.
0,25
* Đặc điểm phân bố:
- Dân tộc Việt (Kinh) thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường phân bố rộng khắp các tỉnh trong vùng, nhiều nhất là ở các tỉnh trung du.
0,25
- Các dân tộc ít người phân bố ở các khu vực miền núi:
+ Đại bộ phận khu vực miền núi Bắc Bộ là địa bàn phân bố của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (Tày, Thái, Nùng, Sán Chay...). Trong đó người Tày, Nùng sống tập trung phía tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường sống tập trung phía hữu ngạn sông Hồng.
0,25
+ Dọc biên giới Việt – Trung là các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến (Hà Nhì, Phù Lá, Cống...).
0,25
+ Dọc biên giới Việt – Lào là các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (Khơ mú, Kháng, Mảng...).
0,25
- Xét theo phân tầng cư trú theo độ cao thì ở địa hình thấp là dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu. Ở địa hình cao hơn có các dân tộc Dao, Khơ mú và cao hơn nữa là dân tộc H’Mông.
0,25
* Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng:
- Thuận lợi: Tạo sự đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống sản xuất có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội miền núi, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
0,25
- Khó khăn:
+ Dân cư thưa, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp gây khó khăn cho việc khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên và lao động của vùng.
0,25
b
Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về chất lượng nguồn lao động nước ta. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có những giải pháp gì?
1,0
* Nhận xét:
- Trình độ chuyên môn của nguồn lao động thấp, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 14,6% (2010).
0,25
- Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng liên tục nhưng chậm (2,1%).
0,25
* Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
- Tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, liên kết với nước ngoài để đào tạo lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.
0,25
- Đẩy mạnh hợp tác lao động với nước ngoài.
- Giải pháp khác: Nâng cao thể lực, chế độ dinh dưỡng...
0,25
3
(2,5đ)
a
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta đã hình thành các khu kinh tế động lực, các vùng kinh tế trọng điểm, vùng chuyên canh trong nông nghiệp và các trung tâm công nghiệp.
1,0
* Các khu kinh tế động lực:
- Dọc ven biển đã hình thành 14 khu kinh tế ven biển, nhiều nhất là khu vực duyên hải miền Trung (10 khu).
- Tại các tỉnh biên giới Việt Nam đã hình thành 17 khu kinh tế cửa khẩu.
0,25
* Các vùng kinh tế trọng điểm: Đã hình thành được 3 vùng kinh tế trọng điểm (phía Bắc, miền Trung, phía Nam). Các vùng kinh tế trọng điểm chỉ chiếm 22,3% diện tích, 41,6% dân số nhưng chiếm tới 61,9% GDP cả nước (2007).
0,25
* Các vùng chuyên canh nông nghiệp: 
- Cả nước đã hình thành 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Hình thành 2 vùng chuyên môn hóa lương thực, thực phẩm: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
0,25
* Các trung tâm công nghiệp: Cả nước có 2 trung tâm công nghiệp quy mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng), 4 trung tâm có quy mô lớn (từ trên 40 - 120 nghìn tỉ đồng), hàng chục trung tâm có quy mô trung bình và nhỏ.
0,25
b
Nêu quy luật phân bố công nghiệp điện lực và chứng minh quy luật đó ở nước ta.
1,5
* Quy luật phân bố công nghiệp điện lực:
- Các nhà máy điện thường phân bố gần nguồn nguyên nhiên liệu, thủy năng hoặc gần nơi tiêu thụ, nơi kinh tế phát triển, đông dân.
0,25
- Mạng lưới truyền tải điện năng nối các nhà máy với nơi tiêu thụ.
0,25
* Chứng minh quy luật phân bố công nghiệp điện lực ở Việt Nam:
- Các nhà máy nhiệt điện phía Bắc phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc, gần bể than Quảng Ninh (Uông Bí, Phả Lại) hoặc Na Dương. 
- Các nhà máy nhiệt điện phía Nam sử dụng nguồn khí khai thác từ thềm lục địa đưa vào bờ (Phú Mĩ, Bà Rịa, Cà Mau).
0,25
- Nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng trên các con sông có trữ năng thủy điện lớn (dẫn chứng). 
0,25
- Các nhà máy điện phân bố gần nơi tiêu thụ: Ninh Bình, Thủ Đức, Trà Nóc.
0,25
- Hệ thống đường dây tải điện: đường dây 500KV nối từ Hòa Bình đến Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh), đường dây 220KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng), các trạm biến áp 500KV và 220KV.
0,25
4
(2,5đ)
a
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng cá nuôi và tôm nuôi của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kì 2005 - 2010.
1,5
* Vẽ biểu đồ: Biểu đồ cột ghép. Biểu đồ khác không cho điểm.
 * Yêu cầu: Thẩm mỹ, tương đối chính xác, có đủ các tiêu chí: tên biểu đồ, kí hiệu, chú giải, số liệu, đơn vị, năm (Thiếu hoặc sai mỗi tiêu chí trừ 0,25 điểm).
1,5
b
Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích về sản lượng cá nuôi và tôm nuôi trên.
1,0
* Nhận xét:
- Từ năm 2005-2010, sản lượng cá nuôi, tôm nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long đều lớn và tăng liên tục (dẫn chứng).
0,25
- Sản lượng cá nuôi luôn lớn hơn và tăng nhanh hơn tôm nuôi (dẫn chứng).
0,25
* Giải thích:
- Sản lượng cá nuôi, tôm nuôi lớn và tăng là do có tiềm năng lớn (mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, diện tích bãi triều và rừng ngập mặn rộng), nhu cầu thị trường tăng, các dịch vụ nuôi trồng phát triển......
0,25
- Sản lượng cá nuôi lớn hơn và tăng nhanh hơn tôm nuôi do điều kiện phát triển và nhu cầu thị trường của cá lớn hơn tôm...
0,25
Tổng
Câu 1 + câu 2 + câu 3 + câu 4
10,00
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_dia_li_ky_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nam_h.doc