Đề thi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2013-2014
Câu 1: (1,0 điểm)
Hãy điền vào chỗ trống (.) để hoàn thành nội dung Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2010:
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành.(1). của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải .(2).của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của.(3).
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và.(4). cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Câu 2: ( 4,0 điểm)
Tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra những tác hại gì cho con người và xã hội? Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, pháp luật đã có những quy định như thế nào? Là công dân-học sinh em cần làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
Câu 3: ( 5,5 điểm)
Hiến pháp là gì? Năm 2013 nước ta đã tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp năm nào? Tại sao phải sửa đổi Hiến pháp này?
Câu 4: (2,5 điểm)
Phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”.
Câu 5: (3,5 điểm)
Thế nào là năng động, sáng tạo ? Vì sao nói năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại? Học sinh cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào ?
Câu 6: (2,5 điểm)
Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) bao gồm những cơ quan nào? Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
Câu 7: (1,0 điểm) Cho tình huống sau:
Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người tích cực phát biểu ý kiến, riêng Nam không chú ý ngồi làm việc riêng.
Em có nhận xét gì về việc làm của Nam ?
UBND HUYỆN ... PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Số báo danh . KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP HUYỆN DỰ THI CẤP TỈNH, NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 07/12/2013 Câu 1: (1,0 điểm) Hãy điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành nội dung Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2010: 1. Người tham gia giao thông phải chấp hành...............(1).................... của hệ thống báo hiệu đường bộ. 2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải .................(2)...................của người điều khiển giao thông. 3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của.................(3)...................... 4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và...................(4)............... cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Câu 2: ( 4,0 điểm) Tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra những tác hại gì cho con người và xã hội? Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, pháp luật đã có những quy định như thế nào? Là công dân-học sinh em cần làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? Câu 3: ( 5,5 điểm) Hiến pháp là gì? Năm 2013 nước ta đã tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp năm nào? Tại sao phải sửa đổi Hiến pháp này? Câu 4: (2,5 điểm) Phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”. Câu 5: (3,5 điểm) Thế nào là năng động, sáng tạo ? Vì sao nói năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại? Học sinh cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào ? Câu 6: (2,5 điểm) Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) bao gồm những cơ quan nào? Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. Câu 7: (1,0 điểm) Cho tình huống sau: Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người tích cực phát biểu ý kiến, riêng Nam không chú ý ngồi làm việc riêng. Em có nhận xét gì về việc làm của Nam ? (Đề thi gồm có 01 trang, 07 câu.) UBND HUYỆN ... PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP HUYỆN DỰ THI CẤP TỈNH, NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD 9 Câu Nội dung kiến thức Điểm Câu 1: (1,0 điểm) (1): hiệu lệnh và chỉ dẫn (2): chấp hành hiệu lệnh (3): báo hiệu tạm thời (4): nhường đường 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (4,0 điểm) * Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ, và các chất độc hại: - Tác hại: Gây tổn thất to lớn cả về người, tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. - Học sinh lấy ví dụ cụ thể trong thực tế đời sống xã hội. * Những quy định của pháp luật: - Nhà nước đã ban hành Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật hình sự và một số văn bản quy phạm pháp luật khác, cụ thể: + Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. + Chỉ những cơ quan tổ chức, cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn. - Trách nhiệm của công dân-học sinh: + Tự giác tìm hiểu và luôn có ý thức tuân thủ đúng mọi quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. +Thường xuyên tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh cẩn thận trong mọi hành vi, việc làm để không xảy ra các tai nạn đáng tiếc do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra + Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 (5,5 điểm) * Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. * Nước ta vừa tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992. * Phải sửa đổi Hiến pháp vì: - Hiến pháp là sự thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng trong từng thời kỳ cách mạng, định hướng cho đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, tạo cơ sở chính trị- pháp lý quan trọng cho công cuộc đổi mới đất nước. - Sau hơn 20 năm thực hiện Hiến pháp 1992 nước ta đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng nhưng hiện nay đất nước đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh. - Phải sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để: + Cụ thể hóa quan điểm đường lối của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới. + Tạo cơ sở pháp lý bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. + Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. + Bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; + Xây dựng và bảo vệ đất nước; + Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế. 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 (2,5điểm) HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phải trả lời được những ý cơ bản sau: - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. - Kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. - Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung, kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu quả. - Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cao về ý chí, nhận thức và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội. - Phát huy tốt dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng của mọi người, tạo ra sự thống nhất trong hành động nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc, vì vậy dân chủ và kỉ luật chính là sức mạnh của tập thể. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5 (3,5 điểm) * Khái niệm về năng động, sáng tạo: - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. - Người năng động sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác... nhằm đạt kết quả cao. * Nói “năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại” vì: - Nhờ năng động sáng tạo mà con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. - Nhờ có năng động sáng tạo mà con người tạo nên những bước tiến kì diệu làm thay đổi bộ mặt thế giới từng ngày, từng giờ, thúc đẩy xã hội phát triển. VD: Lao động thủ công được thay thế bằng lao động cơ khí hóa, tự động hóa... - Năng động sáng tạo giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. - Ngược lại, nếu thụ động, máy móc, rập khuôn, chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, bắt chước những gì người khác đã làm sẽ không tạo ra được những bước tiến kì diệu, * Học sinh cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo bằng cách: - Luôn có ý thức chủ động tích cực trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày, không thụ động phụ thuộc vào người khác. - Tích cực vận dụng những điều đã học vào cuộc sống, linh hoạt trong cách giải quyết các công việc, tình huống hàng ngày ở trường lớp, trong gia đình và ngoài xã hội. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 Câu 6 (2,5 điểm) Chính quyền nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có 2 cơ quan: - Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân xã (phường, thị trấn) đó bầu ra. - Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra. + Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) có nhiệm vụ: chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế- xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, về quốc phòng an ninh ở địa phương; giám sát hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã, giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã. + Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân có nhiệm vụ: Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trong mọi lĩnh vực; kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. 0,25 0,25 1,0 1,0 Câu 7 (1,0 điểm) - Việc làm của Nam là không đúng - Hành vi của Nam thể hiện thiếu dân chủ, thiếu kỉ luật, không tôn trọng các bạn trong lớp. 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi.doc