Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Hoàng Anh Tuấn
I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
1.Về kiến thức:
* Học sinh biết:
- Hiểu thế nào là pháp luật, kỉ luật, mối quan hệ của pháp luật và kỉ luật.
- Nêu được pháp luật là gì, các đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật?
* Học sinh hiểu:
- Hiểu được vai trò, lợi ích, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật, kỉ luật.
- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống và làm việc theo pháp luật.
* Học sinh vận dụng:
- Tôn trọng các nội quy, quy định của lớp, trường, địa phương và pháp luật nhà nước.
- Kể được một số biểu hiện của việc sống và làm việc thoe lỉ luật của cơ quan, tổ chcusw, lớp học. và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
- Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hằng ngày ở trường, ngoài xã hội.
- Biết vận dụng một số quy định của pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày.
2. Kĩ năng
- Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi.
- Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện đúng những quy định của pháp luật, kỉ luật.
* Các kỹ năng sống được giáo dục
- Kỹ năng tư duy phê phán về vai trò của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề trong các TH thể hiện vị trí vai trò của PL trong hệ thống pháp luật Việt nam.
3. Thái độ
- Hình thành ý thức tôn trọng PL và thói quen sống và làm việc theo HP và PL.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật.
*. Tích hợp GDQPAN: Nếu HS thực hiện tốt kỉ luật trong gia đình, nhà trường và XH thì sẽ là điều kiện tốt để đảm bảo PL được giữ vững. HS sẽ không có những hành vi vi phạm PL.
4.Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí.
- Năng lực chuyên biệt: tự học, tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với đạo đức xã hội, vận dụng kiến thức bài học giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống, tự chịu trách nhiệm và thực hiện tốt trách nhiệm công dân.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG CẦU TRƯỜNG TH-THCS LÊ QUÝ ĐÔN GIÁO ÁN MÔN: GDCD 8 (BẮT ĐẦU TỪ TUẦN 4) Năm học: 2020-2021 Ngày soạn: 29/9/2020 Tiết 4 Ngày dạy: 30/9/2020 Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Phẩm chất: - khoan dung, tự chủ, tự tin. 2. Năng lực: - nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Thuyết trình, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, 4. Năng lực - phẩm chất hình thành : - Năng lực: - Phẩm chất: III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của giáo viên. - SGK- SGV- SBTTH GDCD 8. 2. Chuẩn bị của HS. - Câu chuyện, ca dao, tục ngữ, danh ngôn về phẩm chất này D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) - GV cho tình huống: Mai bị ốm không đi học được, Mai gọi điện nhờ Hoa đến giảng bài cho mình. Hoa đồng ý nhưng Mai chờ mãi không thấy Hoa đến. ? Em có đồng ý vớic cách cư xử của Hoa không ? Vì sao? -> Hoa không giữ lời hứa. Gv kết nối bài học: Trong cuộc sống, việc giữ chữ tín là rất quan trọng, Vậy giữ chữ tín là gì? Việc giữ chữ tín có ý nghĩa gì? Chúng ta cần rèn luyện cho mình việc giữ chữ tín như thế nào? Bài học hôm nay cô trò mình sẽ đi vào trả lời câu hỏi đó. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (24 phút) - Học sinh đọc mục 1,2 phần Đặt vấn đề. ? Tìm hiểu việc làm của nước Lỗ? của Nhạc Chính Tử? Vì sao Nhạc Chính Tử lại làm như vậy? ? Một em bé đã nhờ Bác điều gì? Bác làm gì và vì sao Bác lại làm như vậy? GV: Bác Hồ luôn giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người với mình. - HS đọc tiếp mục 3,4/ tr12. ? Người sản xuất kinh doanh hàng hoá phải làm tốt việc gì với người tiêu dùng? Vì sao? ? Kí kết hợp đồng phải làm đúng điều gì? Vì sao không được làm trái với quy định kí kết? ? Nêu biểu hiện của việc làm được mọi người tin cậy, tín nhiệm? ? Trái với những việc làm ấy là gì? Vì sao những việc làm ấy không được tin cậy, tín nhiệm? ? Từ việc tìm hiểu ở trên, em rút ra bài học gì? - GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS thảo luận nhóm trong thời gian 3'. - HS thảo luận theo hướng dẫn. Nhóm 1: Muốn giữ lòng tin của mọi người chúng ta phải làm gì? Nhóm 2: Có ý kiến cho rằng: “Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa” Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì ? Nhóm 3: Tìm ví dụ hành vi không đúng lời hứa nhưng cũng không phải là không giữ chữ tín. Nhóm 4: Tìm những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày (ở gia đình, trường lớp, ngoài xã hội) - Gọi đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét, chốt ý: Có những trường hợp không thực hiện đúng lời hứa song không phải cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mang lại nhưng cũng không phải là người không giữ chữ tín. ? Qua phần tìm hiểu trên em hiểu giữ chữ tín là gì? ? Giữ chữ tín có ý nghĩa ntn? ? Muốn giữ chữ tín cần rèn luyện ntn? - GV chốt các ý 1,2,3 trong nội dung bài học sgk/12. ? Liên hệ về việc giữ chữ tín của bản thân em? - HS liên hệ. * HS đọc mục 1,2/ tr 11. - Nước Lỗ phải cống nạp một đỉnh quý cho nước Tề, làm đỉnh giả mang sang. Vua Tề chỉ tin người mang đi là Nhạc Chính Tử và ông không chịu đưa đỉnh sang vì nó sẽ làm mất lòng tin của vua Tề đối với ông. - Em bé đã nhờ Bác mua vòng bạc. Bác đã hứa và giữ đúng lời hứa . Bác làm như vậy là vì Bác là người trọng ch÷ tín . - Phải đảm bảo chất lượng hàng hoá, giá thành, mẫu mã, thời gian, thái độ. Vì nếu không làm như vậy sẽ mất lòng tin đối với khách hàng và hàng hoá không tiêu thụ được. - Kí hợp đồng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đã kí kết. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế, thời gian, uy tín đặc biệt là lòng tin giữa 2 bên... - Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo, làm tròn trách nhiệm, trung thực. - Trái với việc làm ấy là qua loa, đại khái gian dối. Những việc làm ấy không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau, không biết giữ chữ tín... * Bài học: Phải biết giữ lòng tin, lời hứa, có trách nhiệm với việc làm của mình. Được mọi người tin yêu kính trọng... Nhóm 1:Chúng ta phải làm tốt công việc được giao, giữ lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không nói dối, làm ăn gian lận... Nhóm 2:Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín. Trong giữ chữ tín còn có nhiều biểu hiện khác như kết quả công việc, chất lượng sản phẩm, sự tin cậy Nhóm 3: - VD: Bố mẹ hứa cho đi chơi nhà ông bà ngoại vào chủ nhật nhưng không may mẹ bị ốm bố đi công tác xa Nhóm 4:- Ở gia đình: Chăm học chăm làm đi học về đúng giờ, không giấu điểm kém với bố mẹ. - Ở trường: Thực hiện tốt nội quy, hứa sửa chữa khuyết điểm, nộp bài đúng quy định - XH: Sản xuất kinh doanh chất lượng tốt thực hiện đúng kí kết hợp đồng, hứa giúp đỡ người già cô đơn thì phải giúp 1. Khái niệm - Là coi trọng lòng tin của mọi người với mình, biết trọng lời hứa. 2. Ý nghĩa - Sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm của người khác với mình. Giúp mọi người đoàn kết hợp tác với nhau 3. Cần làm gì để giữ chữ tín? - Làm tốt nghĩa vụ của mình, hoàn thành nhiệm vụ, giữ lời hứa, đúng hẹn, giữ lòng tin. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút) - HS đọc các tình huống trong bài tập 1. ? Trong những tình huống trên, theo em tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín? Giải thích vì sao? ? Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về việc giữ chữ tín. Bài tập 1 a. - Hành vi giữ chữ tín: b - Hành vi không giữ chữ tín: a, c, d, đ,e - Tình huống b: Bố Trung không phải là không biết giữ lời hứa vì có việc đột xuất. Bài tập 4. VD: “ Nói chín thì nên làm mười. Nói mười làm chín kẻ cười người chê” “Người sao một hẹn mà nên. Tôi sao chín hẹn mà quên cả mười”. “Một sự bất tín, vạn sự bất tin” HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4 phút) 1/Bài tập nhanh: Hành vi nào sau đây giữ chữ tín ? A, Mẹ hứa mua cho Lan chiếc xe đạp khi em bước vào lớp 6 và mẹ đã làm. b. Nam hứa với cô giáo sẽ làm bài tập đầy đủ nhưng rồi Nam lại không làm. C. Mai chăm chỉ học tập đúng như lời hứa với bố mẹ. - HS: Đáp án: a, c. 2/ Kể một số việc làm của em thể hiện việc giữ gìn chứ tín. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 1/ Bài vừa học: Tìm ca dao, tục ngữ.... về giữ chữ tín. - Học nội dung bài học. Làm các bài tập còn lại. 2/ Bài sắp học: Chuẩn bị bài: Pháp luật và kỷ luật. + Đọc mục đặt vấn đề. + Trả lời phần gợi ý trong SGK. CHỦ ĐỀ: TUÂN THỦ THEO KỈ LUẬT VÀ PHÁP LUẬT (Thời lượng 04 tiết) 1. Tên chủ đề, cơ sở hình thành, số tiết dạy và nội dung tiết dạy 1.1. Tên chủ đề: Tuân thủ thoe lỉ luật và pháp luật. Khối 8 1.2. Cơ sở hình thành chủ đề: - Bài 5, 21 Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8. - Tài liệu tham khảo. 1.3. Số lượng tiết dạy và nội dung từng tiết Tiết theo PPCT Tên bài dạy Ghi chú Tiết 5 Pháp luật và kỉ luật Tiết 6 Pháp luật nước cộng hòa XHCN Việt Nam Tiết 7 Pháp luật nước cộng hòa XHCN Việt Nam Tiết 8 Tổng kết-kiểm tra đánh giá chủ đề. I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ: 1.Về kiến thức: * Học sinh biết: - Hiểu thế nào là pháp luật, kỉ luật, mối quan hệ của pháp luật và kỉ luật. - Nêu được pháp luật là gì, các đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật? * Học sinh hiểu: - Hiểu được vai trò, lợi ích, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật, kỉ luật. - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống và làm việc theo pháp luật. * Học sinh vận dụng: - Tôn trọng các nội quy, quy định của lớp, trường, địa phương và pháp luật nhà nước. - Kể được một số biểu hiện của việc sống và làm việc thoe lỉ luật của cơ quan, tổ chcusw, lớp học... và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. - Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hằng ngày ở trường, ngoài xã hội. - Biết vận dụng một số quy định của pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày. 2. Kĩ năng - Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi. - Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện đúng những quy định của pháp luật, kỉ luật. * Các kỹ năng sống được giáo dục - Kỹ năng tư duy phê phán về vai trò của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. - Kỹ năng giải quyết vấn đề trong các TH thể hiện vị trí vai trò của PL trong hệ thống pháp luật Việt nam. 3. Thái độ - Hình thành ý thức tôn trọng PL và thói quen sống và làm việc theo HP và PL.. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật. *. Tích hợp GDQPAN: Nếu HS thực hiện tốt kỉ luật trong gia đình, nhà trường và XH thì sẽ là điều kiện tốt để đảm bảo PL được giữ vững. HS sẽ không có những hành vi vi phạm PL. 4.Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí... - Năng lực chuyên biệt: tự học, tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với đạo đức xã hội, vận dụng kiến thức bài học giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống, tự chịu trách nhiệm và thực hiện tốt trách nhiệm công dân. II. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ 1.Lập bảng mô tả Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vd cao Bài 5: Pháp luật và kỉ luật - Trình bày được thế nào là pháp luật, kỉ luật, mối quan hệ của - Nêu 1 số việc làm cụ thể về việc thực hiện tốt kỉ luật của HS trong nhà trường, trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở cộng đồng? - Hiểu được vai trò, lợi ích, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật, kỉ luật. - Học sinh biết sống và làm việc có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật. - Phê phán những hành vi, việc làm trái kỉ luật, pháp luật. - HS làm gì cách thực hiện tốt pháp luật, kỷ luật. - Tuyên truyền, nhắc nhắc mọi người xung quanh cúng sống và làm việc theo lỉ luật pháp luật. - Vận dụng vào làm bài tập cụ thể trong SGK, SKN) Bài 21: Pháp luật nước cộng hòa XHCN Việt Nam - Nêu được khái pháp luật là gì, các đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật? - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống và làm việc theo pháp luật. - Hiểu được vai trò, lợi ích, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật, kỉ luật. - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống và làm việc theo pháp luật. - Học sinh biết sống và làm việc theo pháp luật. - Phê phán những hành vi, việc làm trái kỉ luật, pháp luật. - Tuyên truyền, nhắc nhắc mọi người xung quanh cúng sống và làm việc theo lỉ luật pháp luật - Vận dụng vào làm bài tập cụ thể trong SGK, SKN. 2. Hệ thống câu hỏi, bài tập của chủ đề 2.1 Câu hỏi nhận biết: Câu 1: Em hiểu pháp luật là gì? Kỉ luật là gì?? Câu 2: Nêu 1 số việc làm cụ thể về việc thực hiện tốt kỉ luật của HS trong nhà trường, trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở cộng đồng? Câu 3: Em hiểu PL là gì? Câu 3: Nêu những đặc điểm của PL: Nêu ví dụ minh hoạ? 2.2. Câu hỏi thông hiểu: Câu 1: Những quy định của pháp luật, kỉ luật có ý nghĩa ntn? Câu 2: Em hãy nêu những đặc điểm của PL: Nêu ví dụ minh hoạ. Câu 3: Nêu bản chất của PLVN? Nêu ví dụ chứng minh điều đó. Câu 4: Nêu vai trò của PLVN? 2..3. Câu hỏi vận dụng thấp: Câu 1 : Những hành vi nào sau đây là quy định nội dung pháp luật đối với HS? Hành vi Đạo đức Pháp luật - Đi học đúng giờ. - Mặc đồng phục đến trường. - Không đi xe đạp hàng ba. - Trả lại của rơi cho người mất. - Rủ bạn trường khác đến đánh nhau. - Lễ phép với cán bộ công nhân viên trong trường. Câu 2 : Kể những tấm gương thực hiện tốt pháp luật hoặc vi phạm pháp luật mà em biết ở địa phương em. Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 3 : Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ, câu chuyện, những tấm gương tiêu biểu về những người sống và làm việc theo pháp luật. 2.4. Câu hỏi vận dụng cao: Câu 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và PL về cơ sở hình thành, tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện? Cơ sở hình thành? Hình thức thể hiện? Câu 2: Bài tập 1 (SKN – T 40) Quan sát và suy ngẫm: Quan sát những người xung quanh em, xem họ đã sống và làm việc theo pháp luật chưa. Điền những việc làm được và chưa làm được theo Hiến pháp và pháp luận theo phiếu học tập. Việc làm theo Hiến pháp và pháp luận theo phiếu học tập. Việc làm chưa làm được theo Hiến pháp và pháp luận theo phiếu học tập. Câu 3: Sắm vai: Hà (Chi đội trưởng của lớp) đang đánh giá công tác của chi đội thì thấy Dũng đến muộn. Hà nhắc nhở Dũng cần đến đúng giờ, vì thế là thiếu tính kỷ luật. Dũng cãi lại: Vào đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, nên việc tôi đi chậm không thể coi là thiếu kỷ luật được. Em đồng ý với ý kiến của ai? Em xử lí TH này như thế nào? Câu 4: Đánh giá lại các hành vi của bản thân: PHIẾU HỌC TẬP Hãy đọc những hành vi được liệt kê trong bảng dưới đây, xác định mức độ thực hiện các hành vi đó bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp. Hành vi tuân thủ kỉ luật Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ A. Hằng ngày dậy từ 6 giờ sáng để tập thể dục theo thời gian biểu đã đặt ra B. Đi học đúng giờ c. Hoàn thành nhiệm vụ được giao D. Đúng hẹn với bất cứ ai đã hẹn E. Thực hiện mọi việc theo kế hoạch đã định G. Giữ lời hứa H. Tuân thủ luật giao thông ỉ. Ăn uống điều độ K. Tự chăm sóc sức khoẻ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi bị ốm L. Gọn gàng, ngăn nắp M. Tuân thủ luật chơi/ cam kết (Điền thêm các hành vi, việc làm khác của em) Câu 5:. Tuân thủ kỉ luật - thay đổi bản thân a) Đọc các bước sau và trao đổi với bạn để hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của từng bước : Bước 1: Xác định những yếu tố mà em thấy cần thay đổi ở bản thân, hay những hành vi em cho là vô kỉ luật của mình. Ví dụ: hành vi cắn móng tay, không tập thể dục đều, ăn uống tuỳ thích, hay lướt mạng Internet, tán gẫu không kiểm soát thời gian... Bước 2: Viết ra mục tiêu cần đạt. Ví dụ, trong hai tháng phải tập được thói quen dậy sớm để tập thể dục. Sau đó, em nên theo dõi quá trình thực hiện những cam kết này để thấy bản thân tiến triển hằng ngày và sẽ thấy thú vị với chính mình. Bước 3: Chuẩn bị tinh thần can đảm, ý chí vượt khó. Hãy xác định những khó khăn em có thể phải vượt qua. Tuân thủ kỉ luật không phải là hành vi thực hiện theo cảm xúc mà là hành vi thực hiện theo ý chí. Tính kỉ luật phụ thuộc rất nhiều vào lòng can đảm. Đừng cho rằng làm việc nào đó là dễ dàng với mình trong khi trên thực tế, đó lại là một công việc rất khó khăn, vất vả. Thay vào đó, hãy xây dựng lòng can đảm để đối mặt với sự vẩt vả và khó khăn này. Sự can đảm vốn íà yếu tố hỗ trợ cho tính kỉ luật. Bước 4: Luôn tự nhắc nhở. Trong quá trình rèn luyện, hãy tự nói chuyện với mình, tự khuyến khích và trấn an bản thân. Em hãy tự nhắc nhở mình rằng “mình nói là mình làm được, không thể đầu hàng dễ dàng”... Khỉ luôn tự nhắc về các mục tiêu cần đạt, chúng ta sẽ tạo dựng lòng can đảm, củng cố quyết tâm. b) Dựa vào các bước trên dể thực hiện bài tập saụ: 1/ Xác định một hành vi mà em cho là mình đã rất tuỳ tiện thực hiện. 2/ Xác định mục tiêu mà em muốn thay đổi hành vi này. 3/ Xác định khó khăn sẽ gặp phải khi thay đổi hành vi. 4/ Em chuẩn bị tinh thần vượt qua khó khăn này như thế nào để đạt được mục tiêu ? Ngày soạn:16/10/2020 Ngày dạy:17/10/2020 Tiết 5 Bài 5: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT I/ MỤC TIÊU 1/ Phẩm chất: Hình thành ý thức tôn trọng PL và thói quen sống và làm việc theo HP và PL.. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật. 2/ Năng lực: - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí... - Năng lực chuyên biệt: tự học, tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với đạo đức xã hội, vận dụng kiến thức bài học giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống, tự chịu trách nhiệm và thực hiện tốt trách nhiệm công dân. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: hoạt động nhóm, gợi mở vấn đáp gợi mở, sắm vai, LTTH, trò chơi. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, khăn trả bàn, tranh luận, .. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - SGK + SGV. TLTK. Máy chiếu, bút dạ, phiếu học tập, tranh ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi - Tình huống, những câu chuyện, ca dao, tục ngữ... liên quan. 2. Học sinh: - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. - Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) - Gv nêu yêu cầu: Em hãy kể những quy định khi tham gia giao thông hoặc nội quy lớp em? - Hs trình bày – nhận xét, bổ sung - Gv kết nối bài học: Sống và làm việc theo pháp luật/ kỉ luật là việc làm cần thiết để xã hội phát triển. Vậy chúng ta cần Sống và làm việc theo pháp luật/ kỉ luật như thế nào? Bài học hôm nay cô trò mình sẽ đi vào trả lời câu hỏi đó. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15phút) - HS đọc thông tin trong SGK. ? Theo em, Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có hành vi vi phạm pháp luật ntn? ? Những hành vi vi phạm của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây hậu quả gì? (Gợi ý HS nêu hậu quả mà sách không nêu) ? Chúng đã bị trừng phạt ntn? ? Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý các chiến sĩ công an cần có phẩm chất gì? ? Chúng ta cần rút ra bài học gì qua vụ án trên? ? Qua phần tìm hiểu trên em hiểu pháp luật là gì? Kỉ luật là gì? ? Nêu 1 số việc làm cụ thể về việc thực hiện tốt kỉ luật của HS trong nhà trường, trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở cộng đồng? * Liên hệ: - Thực hiện tốt nội quy nhà trường. - Nghe lời ông bà cha mẹ. - Thực hiện tốt nội quy nơi công cộng, không sa vào các TNXH. => GV tích hợp GD ANQP cho HS: Nếu HS thực hiện tốt kỉ luật trong gia đình, nhà trường và XH thì sẽ là điều kiện tốt để đảm bảo PL được giữ vững. HS sẽ không có những hành vi vi phạm PL. ? Những quy định của pháp luật, kỉ luật có ý nghĩa ntn? ? Học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Vì sao? ? HS làm gì để thực hiện tốt pháp luật, kỷ luật? * GV chốt nội dung bài học theo các mục 1,2,3,4,5 (sgk/ 14,15) * Vi phạm: - Buôn bán vận chuyển chất ma tuý xuyên Thái Lan- Lào- Việt Nam. - Lợi dụng phương tiện cán bộ công an, mua chuộc dụ dỗ cán bộ nhà nước. * Hậu quả: - Tốn tiền của, gia đình tan nát, huỷ hoại nhân cách con người. - cán bộ thoái hoá, biến chất, cán bộ ngành công an cũng vi phạm. * Trừng phạt: - 22 bị cáo với nhiều tội danh, 8 án tử hình, 6 án chung thân, 2 án 20 năm tù giam số còn lại từ 1 đến 9 năm tù và bị phạt tiền, tịch thu tài sản. * Phẩm chất cần có: - Dũng cảm, mưu trí, vượt qua khó khăn trở ngại, vô tư trong sạch tôn trọng pháp luật, có tính kỷ luật... * Bài học: Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tránh xa tệ nạn ma tuý. Giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền phát hiện những vi phạm pháp luật, có nếp sống lành mạnh 1. Khái niệm - Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, bảo đảm thực hiện bằng biện pháp GD, thuyết phục, cưỡng chế. - Kỉ luật là quy định, quy ước mà mọi người phải tuân theo do tập thể cộng đồng đề ra, 2. Ý nghĩa - Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong sinh hoạt Toàn XH phát triển theo một định hướng chung 3. Biện pháp rèn luyện - HS rất cần tôn trọng pháp luật, kỷ luật vì mỗi cá nhân thực hiện tốt kỷ luật thì nội quy nhà trường sẽ thực hiện tốt góp phần làm cho XH ổn định, bình yên - HS thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường cộng đồng và nhà nước HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút) - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập: ? Pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỷ luật, tự giác còn những người có ý thức kỷ luật không cần thiết. Quan niệm đó đúng hay sai? Vì sao? ? Bản nội quy nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không ? Tại sao? ? Nguyên nhân tắc nghẽn giao thông? Bài tập 1 Pháp luật cần cho tất cả mọi người kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỷ luật vì đó là những quy định chung để tạo ra sự thống nhất trong hành động tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động XH. Bài tập 2 - Không thể coi là pháp luật vì nó không được Nhà nước ban hành và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước. Bài tập 4 - Có nhiều nguyên nhân thuộc về ý thức của người tham gia giao thông không đi đúng phần đường quy định - Biện pháp: Mọi công dân cần chấp hành nghiêm túc và nhắc nhau thực hiện. Công an giao thông phải thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật về ATGT . HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) 1/ Sắm vai: Hà (Chi đội trưởng của lớp) đang đánh giá công tác của chi đội thì thấy Dũng đến muộn. Hà nhắc nhở Dũng cần đến đúng giờ, vì thế là thiếu tính kỷ luật. Dũng cãi lại: Vào đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, nên việc tôi đi chậm không thể coi là thiếu kỷ luật được. Em đồng ý với ý kiến của ai? Em xử lí TH này như thế nào? 2. Đánh giá lại các hành vi của bản thân: PHIẾU HỌC TẬP Hãy đọc những hành vi được liệt kê trong bảng dưới đây, xác định mức độ thực hiện các hành vi đó bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp. Hành vi tuân thủ kỉ luật Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ A. Hằng ngày dậy từ 6 giờ sáng để tập thể dục theo thời gian biểu đã đặt ra B. Đi học đúng giờ c. Hoàn thành nhiệm vụ được giao D. Đúng hẹn với bất cứ ai đ hẹn E. Thực hiện mọi việc theo kế hoạch đã định G. Giữ lời hứa H. Tuân thủ luật giao thông ỉ. Ăn uống điều độ K. Tự chăm sóc sức khoẻ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi bị ốm L. Gọn gàng, ngăn nắp M. Tuân thủ luật chơi/ cam kết (Điền thêm các hành vi, việc làm khác của em) 3. Tuân thủ kỉ luật - thay đổi bản thân a) Đọc các bước sau và trao đổi với bạn để hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của từng bước : Bước 1: Xác định những yếu tố mà em thấy cần thay đổi ở bản thân, hay những hành vi em cho là vô kỉ luật của mình. Ví dụ: hành vi cắn móng tay, không tập thể dục đều, ăn uống tuỳ thích, hay lướt mạng Internet, tán gẫu không kiểm soát thời gian... Bước 2: Viết ra mục tiêu cần đạt. Ví dụ, trong hai tháng phải tập được thói quen dậy sớm để tập thể dục. Sau đó, em nên theo dõi quá trình thực hiện những cam kết này để thấy bản thân tiến triển hằng ngày và sẽ thấy thú vị với chính mình. Bước 3: Chuẩn bị tinh thần can đảm, ý chí vượt khó. Hãy xác định những khó khăn em có thể phải vượt qua. Tuân thủ kỉ luật không phải là hành vi thực hiện theo cảm xúc mà là hành vi thực hiện theo ý chí. Tính kỉ luật phụ thuộc rất nhiều vào lòng can đảm. Đừng cho rằng làm việc nào đó là dễ dàng với mình trong khi trên thực tế, đó lại là một công việc rất khó khăn, vất vả. Thay vào đó, hãy xây dựng lòng can đảm để đối mặt với sự vẩt vả và khó khăn này. Sự can đảm vốn íà yếu tố hỗ trợ cho tính kỉ luật. Bước 4: Luôn tự nhắc nhở. Trong quá trình rèn luyện, hãy tự nói chuyện với mình, tự khuyến khích và trấn an bản thân. Em hãy tự nhắc nhở mình rằng “mình nói là mình làm được, không thể đầu hàng dễ dàng”... Khỉ luôn tự nhắc về các mục tiêu cần đạt, chúng ta sẽ tạo dựng lòng can đảm, củng cố quyết tâm. b) Dựa vào các bước trên dể thực hiện bài tập saụ: 1/ Xác định một hành vi mà em cho là mình đã rất tuỳ tiện thực hiện. 2/ Xác định mục tiêu mà em muốn thay đổi hành vi này. 3/ Xác định khó khăn sẽ gặp phải khi thay đổi hành vi. 4/ Em chuẩn bị tinh thần vượt qua khó khăn này như thế nào để đạt được mục tiêu ? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút) 1.Hãy cho biết ỷ kiến của em khi đọc câu nói sau của Erich Fromm Nhà triết học Erich Fromm từng nói: “Không có tính kỉ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động của chúng ta tuỳ theo tâm trạng và ý thích của mình thì tất cả những điều đó không hơn gì một thú tiêu khiển", ông còn cho rằng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện những điều đã đặt ra, những mục tiêu mà chúng ta hướng tới với tinh thần kỉ luật tự giác cao. 2.Suy ngẫm : Kỉ luật là sự khích lệ hay trừng phạt ? Đọc câu nói sau của Sybil stamton và ngẫm xem đối với em, kỉ luật thường là gì. Sybil stamton đã viết: “Kỉ luật đúng nghĩa không thúc ép sau lưng bạn, nó ở bên cạnh khích lệ bạn. Khi hiếu rằng, kỉ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình, bạn sẽ không e dè khi nhắc đến nó mà ngược lại sẽ vun đắp cho nó”. 3.Suy ngẫm vể kỉ luật và không kỉ luật Đọc câu nói sau của stephen R. Covey và cho biết suy nghĩ của em về câu nói này : “Những người không có kỉ luật là nô lệ cho cảm xúc, dục vọng, và dam mê. Và xét về lâu dài, những người không có kỉ luật sẽ không có được sự tự do đi kèm với một số kĩ năng và năng lực cụ thể - chẳng hạn như khả năng chơi một loại nhạc cụ hay sử dụng một ngoại ngữ”. 4. Tìm hiểu những tấm gương học sinh trường em thực hiện tốt kỉ luật của trường, lớp. 5. Hướng dẫn tự học: 1/ Bài vừa học: Làm các bài tập còn lại. 2/ Bài sắp học : Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh + Đọc mục đặt vấn đề; + Trả lời phần gợi ý trong SGK. Ngày soạn:20/10/2020 Ngày dạy:21/10/2020 Tiết 6 Bài 21: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU 1/ Phẩm chất: Hình thành ý thức tôn trọng PL và thói quen sống và làm việc theo HP và PL.. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật. 2/ Năng lực: - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí... - Năng lực chuyên biệt: tự học, tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với đạo đức xã hội, vận dụng kiến thức bài học giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống, tự chịu trách nhiệm và thực hiện tốt trách nhiệm công dân. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: hoạt động nhóm, gợi mở vấn đáp gợi mở, sắm vai, LTTH, trò chơi. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, khăn trả bàn, tranh luận, .. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - SGK + SGV. TLTK. Máy chiếu, bút dạ, phiếu học tập, tranh ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi - Tình huống, những câu chuyện, ca dao, tục ngữ... liên quan. 2. Học sinh: - SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. - Học và làm bài cũ, chuẩn bị bài mới. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (3P) Trong những bài học về quyền và nghĩa vụ công dân, các em đã biết rằng Nhà nước không chỉ ban hành văn bản pháp luật quy định các quyền nghĩa vụ đó mà còn bảo đảm thi hành chúng bằng nhiều biện pháp. Theo cách đó, Nhà nước thiết lập một khuôn khổ PL và một môi trường thi hành PL. Trong đó mỗi công dân, mỗi tổ chức phải biết mình: - Có quyền làm gì? Phải làm gì? Làm ntn? - Không được làm gì? Để: Phù hợp yêu cầu lợi ích của người khác và xã hội. - Không làm hại đến tự do, lợi ích của người khác và xã hội. Nhà nước với các quy tắc, chuẩn mực PL là công cụ chủ yếu để điều hành xã hội. Với tư cách là HS THCS, em phải làm gì? Thái độ ntn? Để giúp các em hiểu về PL, làm đúng PL chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (3P) - Hs đọc mục 1/58,59. - Gv lập bảng và hỏi theo câu hỏi sau: ? Nêu nhận xét của em về điều 30 HP và điều 132 BLHS. - Gv: Điều 30 HP 2013 quy định nếu người nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại điều 132 khoản 2 BLHS. ? Hành vi đốt phá rừng trái phép hoặc huỷ hoại rừng bị xử lý ntn? Giải thích tại sao? ? Khoản 2 điều 132 của BLHS thể hiện đặc điểm gì của PL? ? Những nội dung quy định tại điều 30,132,189 thể hiện vấn đề gì? - Gv nêu câu hỏi cho Hs trả lời ? Cơ sở để hình thành đạo đức và PL ? Biện pháp thực hiện đạo dức và PL ? Nếu không thực hiện sẽ bị xử lý ntn? - Gv mở rộng 1 số câu hỏi: Chia nhóm thảo luận. - Nhóm thảo luận - cử đại diện trả lời: Nhóm 1: ? Nhà trường đề ra nội quy để làm gì? Vì sao? Nhóm 2: ? Cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đề ra các quy định để làm gì? Vì sao? Nhóm 3: ? Theo em PL chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong XH ntn? Ở nước ta giai cấp đó là giai cấp nào? Theo em trong XH không có giai cấp thì có PL không? Nhóm 4: ? Để quản lý nhà nước đã dùng những biện pháp gì? PL do ai ban hành? ? Vậy em hiểu PL là gì? Gv chốt mục 1 sgk/60. ? Qua phần tìm hiểu ở trên em hãy nêu những đặc điểm của PL: Nêu ví dụ minh hoạ. GV bổ sung: PL về ATGT là những quy tắc xử sự chung, phổ biến đối với tất cả mọi người trong XH không phân biệt. Ai vi pham sẽ bị xử lý theo quy định. - Mang tính phổ biến: Công dân phải làm gì? Được phép hay không được phép làm? Nếu cố tình chịu trách nhiệm gì? xử lý ntn? - Tính bắt buộc: Không phân biệt giàu nghèo, sang - hèn; cán bộ hay nhân dân Gv chốt mục 2 a,b,c (tr 60) nội dung bài học. - Hs đọc lại mục 1,2 (tr 60 ). Điều bắt buộc CD Biện pháp xử lý Điều 30 và 132: - Cấm trả thù người khiếu nại, tố cáo, làm hại người khác. - Cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm (Khoản 2 điều 132 BLHS) Điều 189: Tội h ỷ hoại rừng. Phạt tiền, cải tạo, phạt tù. - Thể hiện tính phổ biến, tính xác định chặt chẽ và tính bắt buộc (cưỡng chế). - Là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc (mọi người phải tuân theo). Nếu ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý theo quy định. 1. Khái niệm PL Đạo đức Pháp luật - Chuẩn mực đạo đức XH đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân . - Tự giác thực hiện. - Sợ dư luận XH, lương tâm cắn rứt... - Do nhà nước đặt ra được ghi lại bằng các văn bản. - Bắt buộc thực hiện. - Phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù. Nhóm 1: Nhà trường đề ra nội quy để GV và Hs cùng thực hiện tốt những quy định chung của tập thể vì phải có quy định ấy mới giúp cho nhà trường có nề nếp, kỷ cương và có sự thống nhất trong các hoạt động . Nhóm 2: Để giúp công nhân, viên chức nhà nước thực hiện tốt những quy định chung của tập thể ở mọi lúc mọi nơi, XH có nề nếp kỷ cương, mọi hoạt động không rối loạn. Nhóm 3: Trong XH có giai cấp, bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp, phản ánh ý chí của giai cấp thống trị XH. - Ở nước ta giai cấp đó là GCCN và ND. - Trong XH không có giai cấp thì không có PL. Nhóm 4: Để quản lý XH Nhà nước dùng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế (PL) pháp luật do Nhà nước ban hành. => PL là những nguyên tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành 2. Đặc điểm của pháp luật - Tính quy phạm phổ biến - Tính xác định chặt chẽ - Tính bắt buộc VD: Mang tính phổ biến: - Luật giao thông đường bộ quy định khi qua ngã tư mọi người, mọi phương tiện phải dừng lại trước đèn đỏ. Nếu vượt đèn đỏ là vi phạm luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử lý theo luật giao thông đường bộ. Hoạt động 3: VẬN DỤNG (3P) HS HOÀN THIỆN PHIẾU HỌC TẬP THEO YÊU CẦU Những hành vi nào sau đây là quy định nội dung pháp luật đối với HS? Hàn vi Đạo đức Pháp luật - Đi học đúng giờ.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.doc