Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 10: Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật - Năm học 2021-2022

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 10: Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Hiểu được vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

2. Năng lực: Có năng lực quan sát, chia sẻ, hợp tác

3. Phẩm chất

- Yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Có ý thức rèn luyện lối sống có đạo đức, chấp hành tốt kỉ luật.

* HS khá, giỏi

Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hàng ngày.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, một số tình huống về đạo đức và pháp luật.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đọc trước bài theo hướng dẫn của GV.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức: 1p

2. Kiểm tra đầu giờ: 5p

H: Thế nào là đạo đức, kỉ luật và pháp luật? Cho ví dụ

HS trình bày, nhận xét, đánh giá

GV lắng nghe, nhận xét, đánh giá cho điểm.

 

docx 4 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 10: Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2021
Ngày giảng: 13/11/2021 
Bài 4 - Tiết 10
SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC, KỈ LUẬT VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Hiểu được vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
2. Năng lực: Có năng lực quan sát, chia sẻ, hợp tác
3. Phẩm chất
- Yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Có ý thức rèn luyện lối sống có đạo đức, chấp hành tốt kỉ luật.
* HS khá, giỏi
Tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức và các quy định của pháp luật trong đời sống hàng ngày.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, một số tình huống về đạo đức và pháp luật.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đọc trước bài theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra đầu giờ: 5p
H: Thế nào là đạo đức, kỉ luật và pháp luật? Cho ví dụ
HS trình bày, nhận xét, đánh giá
GV lắng nghe, nhận xét, đánh giá cho điểm.
3. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
A/ HĐ mở đầu
- Mục tiêu: Giúp HS hứng thú tìm tòi kiến thức
HS chia sẻ những tấm gương tiêu biểu về sống có đạo đức, kỉ luật và pháp luật.
- HS HĐ, chia sẻ
- GV lắng nghe, dẫn vào bài 
B/ HĐ hình thành kiến thức
* HĐ1: Tìm hiểu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
- Mục tiêu: HS hiểu được hành vi vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí.
HS HĐN- 7’ hoàn thành phiếu số 1,2 TL /25,26
HS báo cáo chia sẻ.
GV KL
- Các tình huống đều vi phạm pháp luật( trừ t/h 3)
- Mắc các lối về xây dựng; giao thông; cướp giật; tín dụng; an toàn lao động.
- Hậu quả: A/h ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông; mối quan hệ; nguy hại cho tính mạng con người.
H. Em hiểu thế nào là hành vi vi phạm pháp luật?
HSHĐ cá nhân 2’ chia sẻ
GVKL
GV giải thích tình huống 3: nhân vật A không có năng lực trách nhiệm pháp lí bị mắc bệnh 
HĐ cặp đôi 2’ báo cáo, bổ sung
GV: lắng nghe, kết luận
HS đọc nhận định
H. Thế nào là trách nhiệm pháp lí?
Hoàn thiện phiếu học tập 1 tr 26
- Hành vi của N là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nguy hiểm cho người bị cướp giật đã quy định trong bộ luật hình sự.
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nguy hiểm cho xã hội đã quy định trong bộ luật hành chính.
- Là hành vi xâm hại đến quan hệ tài sản đã quy định trong bộ luật dân sự
- Là hành vi có lỗi, vi phạm nội quy, quy chế đơn vị, cơ quan, trường học 
HS HĐCĐ-7’, hoàn thành PHT số 2, mục c TL/27
HS chia sẻ
 GV KL
Trách nhiệm đạo đức: 1, 2, 3, 4, 6, 8
Trách nhiệm pháp lí: 5,7,9,10,4,2
– Giống nhau: là những quy tắc xử sự trong XH, đều quy định những điều XH cho là đúng.
– Khác nhau:
+ Trách nhiệm đạo đức:
 Điều chỉnh hành vi mang tính tự nguyện
Vi phạm XH lên án; Lương tâm cắn rứt
+ Trách nhiệm pháp lí:
 Điều chỉnh hành vi mang tính bắt buộc, cưỡng chế
Vi phạm bị xử lí theo luật định
VD: Số lượng tiền, tài sản trộm cắp giá trị nhỏ là vi phạm về pháp luật hành chính, còn mức tiền đủ lớn do luật hình sự quy định sẽ vi phạm về luật hình sự.
Truyền thống và tập quán tốt đẹp của con người là ghét thói hư tật xấu trong đó hành vi trộm cắp cũng đã được nhiều đời lên án là hành vi xấu. Do đó hành vi trộm cắp cũng là hành vi vi phạm đạo đức xã hội.
3. Tìm hiểu về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạm pháp luật
- VPPL là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm phạm đến các quan hệ xã hội được PL bảo vệ.
- Các loại vi phạm:
+ Vi phạm PL hình sự: (t/h 4) xâm phạm tới các quan hệ XH quan trọng.
+ Vi phạm PL hành chính:(t/h1,2) liên quan đến quản lí hành chính nhà nước.
+ Vi phạm PL dân sự:(t/h5) liên quan đến tài sản, quyền tài sản giữa cá nhân, tổ chức
+ Vi phạm kỉ luật:(t/h6) liên qua đến nội quy, quy định của cơ quan nhà nước, đơn vị, trg học 
b. Trách nhiệm pháp lí
Là nghĩa vụ đặc biệt mà cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biệp pháp bắt buộc do nhà nước quy định.
4/ Củng cố (2p)
- HSHĐCL, thực hiện câu hỏi
 H. Em hiểu thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ.
- HS suy nghĩ, TL, nhận xét, bổ sung
- GV khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. 
5/ Hướng dẫn học bài (3p)
- Bài cũ: Hoàn thiện bài tập, học bài theo vở ghi.
- Bài mới: Sống có đạo đức, kỉ luật và tuân theo pháp luật (tiếp theo).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_10_song_co_dao_duc_ki_l.docx