Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 12+13+14: Chủ đề "Làm việc năng động sáng tạo và hiệu quả"

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 12+13+14: Chủ đề "Làm việc năng động sáng tạo và hiệu quả"

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả

- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả

- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả.

2. Kĩ năng:

- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, Biết vận dụng phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập của bản thân.

3.Thái độ:

- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, trong cách nghĩ, cách làm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,.

- Năng lực chuyên biệt:

 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

 

docx 11 trang Hoàng Giang 30/05/2022 8694
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 12+13+14: Chủ đề "Làm việc năng động sáng tạo và hiệu quả"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 12+13+14:
Chủ đề: LÀM VIỆC NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả
- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả
- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo, làm việc hiệu quả.
2. Kĩ năng:
- Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, Biết vận dụng phương pháp học tập để nâng cao kết quả học tập của bản thân.
3.Thái độ:
- Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, trong cách nghĩ, cách làm.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng trình bày và suy nghĩ.
- Kĩ năng so sánh và phân tích.
- Kĩ năng ứng xử giao tiếp.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV : -SGK , SGV GDCD 9, giáo án.
 -Một số câu chuyện, tranh ảnh nói về năng động, sáng tạo làm việc có hiệu quả.
- HS : SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, giấy thảo luận.
 Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
3.1. Tình huống xuất phát:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Cách thức tổ chức 
GV cho hs quan sát một số bức ảnh về sự năng động, sáng tạo trong chiến đấu và trong lao động sản xuất.
GV gọi HS trình bày những gì quan sát được.
- GV: chốt: Năng động , sáng tạo trong chiến đấu và trong lao động sản xuất cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong thực tế ta thấy , nếu con người chỉ lao động một cách cần cù thôi chưa đủ mà phải biết sáng tạo nữa. Sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng để đi đến thành công mới đem lại kết quả cao trong công việc . Vậy năng động , sáng tạo là gì , thế nào là người năng động , sáng tạo ? Biểu hiện của năng động sáng tạo? thế nào là làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả? Ý nghĩa của nó ra sao chúng ta vào tim hiểu chủ đề bài học hôm nay.
-HS quan sát tranh ảnh và trình bày nội dung các bức tranh.
- HS tiếp nhận và ghi chép nội dung vào vở. 
3.2: Hoạt động hình thành kiến thức:
* Mục tiêu: 
- Học sinh chia sẻ những hiểu biết về làm việc năng động, sáng tạo và hiệu quả.
- Hình thành năng lực trình bày suy nghĩ và hợp tác.
* Cách thức thực hiện: 
- Thảo luận, tự liên hệ bản thân.
* Sản phẩm mong đợi:
- Qua hoạt động này học sinh nắm được nội dung bài học về năng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả đó là sự cần thiết trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Tìm hiểu vấn đề SGK trang 27-28:
Gv yêu cầu hs đọc phần đặt vấn đề 
(?) Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng trong những câu chuyện trên?
(?) Hãy tìm những chi tiết trong chuyện thể hiện tính năng động, sáng tạo của họ?
Gv chốt lại: 
(?) Theo em, những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?
- Gv cho hs quan sát một số phát minh của Ê-đi-xơn và mở rộng thêm về quá trình lao động sáng tạo của nhà bác học vĩ đại người Mĩ.(chiếu)
(?) Em học tập được gì qua 2 nhân vật trên.
GV: Chốt ý: Trong cuộc sống của con người luôn luôn đòi hỏi những cái mới để nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo không ngừng.
2. Tìm hiểu phần Đặt vấn đề SGK trang 31-32:
- GV gọi HS đọc phần Đặt vấn đề.
? Nêu những việc làm mà giáo sư Lê Thế Trung đã làm trong hơn 50 năm qua.
- GV giới thiệu thêm về giáo sư Lê Thế Trung.
? Việc làm đó của ông được Nhà nước ghi nhận như thế nào ?Em học tập được gì ở giáo sư Lê Thế Trung.
- GV giới thiệu bài báo nói về GS Lê Thế Trung
- GV giới thiệu hình ảnh về GS Lê Thế Trung.
- GV chốt: Những việc làm trên của giáo sư Lê Thế Trung chứng tỏ ông là người có ý chí quyết tâm cao, có sức làm phi thường. Ông luôn say mê tìm tòi, sáng tạo và có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Ông là một người làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả.
=> Vậy năng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả là gì chúng ta cùng sang tìm hiểu ở phần 2
- HS đọc .
- HS nhận xét.
- Việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng là biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động, sáng tạo
- HS tìm chi tiết trong truyện
- HS bổ sung.
- Hs: Tiếp thu kiến thức
- HS trả lời.
- Những việc làm đó đã đem lại vinh quang cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng
- HS quan sát và lắng nghe
- HS liên hệ rút ra bài học cho bản thân
- HS nghe.
- HS đọc bài
- HS nêu.
- HS lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs: Tiếp thu kiến thức.
- HS lắng nghe
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học:
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1, Khái niệm: 
 (?) Em hiểu năng động là gì? Sáng tạo là gì.? Thế nào là làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả
GV: Chốt ý: Năng động, sáng tạo có mối quan hệ 2 chiều thể hiện năng động là điều kiện để sáng tạo còn sáng tạo là động lực thúc đẩy quá trình năng động và từ đó mới tạo hiệu quả trong công việc.
(?) Em hiểu người năng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả là người như thế nào.
2, Biểu hiện:
 (?) Vậy năng động, sáng tạo và làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả có biểu hiện như thế nào?
Gv: Sự thành công của mỗi người là kết quả của quá trình năng động, sáng tạo. Sự năng động, sáng tạo được thể hiện ở mọi khía cạnh của cuộc sống. 
- Gv chia lớp thành 3 nhóm lớn thảo luận theo nhóm trong 5’ và phát phiếu học tập cho từng nhóm.
(?) Tìm những biểu hiện của năng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả.
+ Nhóm 1: Biểu hiện của Năng động sáng tạo rong lao động, trong học tập, trong cuộc sống hằng ngày.
+ Nhóm 2: Biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả trong gia đình, nhà trường và lao động.
Gv thu, chiếu kết quả của một số nhóm yêu cầu trình bày và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Sau khi mỗi nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Sau đó GV nhận xét, bổ sung .( chiếu bảng chuẩn kiến thức)
(?) Trái với năng động, sáng tạo và làm việc năng suất chất lượng hiệu quả là gì?
(?) Hãy lấy ví dụ về tấm gương năng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả trong lớp, trường em.
- GV nhận xét, bổ sung và chuyển ý.
? Hãy tự nhận xét xem bản thân em đã thể hiện tính năng động, sáng tạo và hiệu quả chưa? hãy kể một việc làm năng động, sáng tạo của em trong học tập, trong lao động hoặc trong cuộc sống hàng ngày( em đã suy nghĩ và làm như thế nào, kết quả đạt được ra sao)
GV Kết luận: năng động, sáng tạo và làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nó mang tính kế thừa.
3. Ý nghĩa:
(?) Theo em năng động, sáng tạo có khác với phiêu lưu mạo hiểm, liều lĩnh không ? Vì sao 
? Ví dụ nếu trong nhà trường làm việc chỉ chạy theo thành tích điểm số mà không quan tâm đến chất lượng thì sẽ ra sao?
x
(?) Năng động, sáng tạo đã mang lại lợi ích gì cho Ê-đi- xơn và Lê Thái Hoàng.
(?) Hãy lấy ví dụ về người có tính năng động, sáng tạo mà em biết.
Vậy năng động, sáng tạo và làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả có biểu hiện như thế nào?
Gv chốt lại chuyển ý: Trong thời đại ngày nay, năng động và sáng tạo giúp con người tìm ra cái mới, rút ngắn thời gian để đặt đến mục đích đã đề ra một cách xuất sắc. Vậy ta phải rèn luyện như thế nào để trở thành người năng động sáng tạo và làm việc hiệu quả thì cô và trò chúng ta vào tìm hiểu nội dung tiếp theo.
4. Cách rèn luyện:
 (?) Theo em cần phải làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả.
(?) Hãy tự nhận xét bản thân em đã thể hiện tính năng động, sáng tạo chưa trong mọi công việc chưa? Hãy kể lại một việc làm của bản thân thể hiện tính năng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả.
(?) Năng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả có liên quan đến phẩm chất đạo đức nào em đã được học.
Gv tích hợp, lồng ghép thuế (Năng động, sáng tạo tạo ra năng xuất cao => tăng thu nhập 
(?) Vậy theo em sự năng động, sáng tạo và làm việc hiệu quả của Hs thường được biểu hiện thông qua những công việc nào?
Gv chuyển ý: Năng động sáng tạo và làm việc hiệu quả là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.
Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong nội dung bài học, để khắc sâu nội dung kiến thức chúng ta sang. phần luyện tập.
- HS nêu khái niệm
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi phát hiện ra những cái mới, giá trị mới 
- HS lắng nghe
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
- Lấy VD.
- Hs: Tiếp thu và lưu lại kiến thức
- HS trả lời
- Say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, cuộc sống, .
- Hs: Chia nhóm theo sự hướng dẫn của Gv.
* Biểu hiện của Năng động sáng tao:
- Trong lao động:
+ Năng đông sáng tạo:Chủ động tìm ra cái mới, cách làm mới năng suất, hiệu quả cao mang tính đột phá....
+ Không năng động sáng tạo: Bị động, do dự, bảo thủ, không dám nghĩ dám làm, băng lòng với thực tại.
- Trong học tập:
+ Biểu hiện của năng động sáng tạo: Phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì nhẫn nại, 
+ Không năng động sáng tạo: Thụ động lười học,lười suy nghĩ, không có chí vươn lên giành kết quả cao nhất. Học vẹt, 
- Trong cuộc sống hàng ngày
+ Biểu hiện của năng động sáng tạo:Lạc quan tin tưởng có ý thức phấn đấu vương lên vượt khó vượt khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại.
+ Không Năng động sáng tạo: Đua đòi ỷ lại, không quan tâm đến người khác, lười hoạt động. bắt trước 
* Biểu hiện của Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả.
- Trong Gia đình: 
+ Biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả: làm kinh tế giỏi, nuôi dạy con cái ngoan ngoãn học giỏi, học tập tốt, lao động tốt, kết hợp học với hành.
+ Không làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả: Ỷ lại lười nhác, trông chờ vận may, .
- Trong Nhà trường: 
+ Biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả: Thi đua dạy tốt học tốt, cải tiến phương pháp học tập,....
+ Không năng suất chất lượng hiệu quả: Chạy theo thành tích điểm số, 
- Trong lao động:
+ Có năng suất chất lượng hiệu quả:
Tinh thần lao động tự giác, máy móc kĩ thuật hiện đại, 
+ Không năng suất chất lượng hiệu quả: Làm bừa làm ẩu, chạy theo năng suất, chất lượng hàng hóa không tiêu thụ được.
- HS chia nhóm thảo luận theo yêu cầu của giáo viên
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung
- HS trả lời.
- HS lấy ví dụ minh hoạ
- Hs: Tiếp nhận kiến thức
- HS trả lời.
- HS nghe.
- Hs: Tiếp thu kiến thức
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS dựa vào sgk nêu ý nghĩa.
- Là phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, giao đình và xã hội.
- Giúp con người vượt qua khó khăn, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích một cách nhanh chóng.
- Giúp con người tạo ra những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước.
-HS trả lời.
-HS lấy Ví dụ
- HS đọc đề bài, suy nghĩ trả lời.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs đưa ra cách rèn luyện
- Để trở thành người năng động sáng và làm việc hiệu quả tạo mỗi Hs chúng ta cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống. Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏa, lao động một cách tự giác, có lỉ luật và luôn năng động sáng tạo.
- Hs tự liên hệ bản thân và đề ra biện pháp khắc phục những mặt hạn chế
HS trả lời
-HS trả lời
-HS nghe
3. 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
*Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kỹ năng trình bày, làm việc nhóm... để giải quyết các tình huống thực tiễn về năng động, sáng tạo
* Cách thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên nêu tình huống thực tiễn và câu hỏi:
GV: Cho HS chơi trò chơi “ nhanh tay, nhanh mắt”
GV: Đưa ra bài tập tình huống
HS: Suy nghĩ trả lời nhanh
GV: Ghi bài tập lên bảng phụ, câu trả lời lên giấy.
HS: Trả lời như nội dung bài học
GV: Nhận xét cho điểm
* Kết quả mong đợi
- Bài làm của học sinh giải quyết được tình huống thực tiễn.
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm, trình bày suy nghĩ ý tưởng.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
GV: cho HS làm bài tập tại lớp.
GV: Gọi HS lên bảng trả lời.
.
GV: Nhận xét, cho điểm.
Bài 1 SGK tr 29, 30
GV: Rút ra bài học
Trước khi làm việc gì phải ctự đặt ra mụch đích, có những khó khăn gì? làm thế nào thì tốt, kết quả ra sao?
(?) Em hãy tự giới thiệu một tấm gương năng động, sáng tạo mà em biết. Qua đó em học tập được gì ở họ.
(?) Hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo.
HS: làm bài ra giấy nháp.
- Hs: Trả lời.
HS: cả lớp nhận xét
HS: Tiếp nhận ghi vở.
*Bài tập: Đáp án
- Hành vi b, d, e, h thể iện tínhnăng động sáng tạo
- Hành vi a, c, d, g ko thể hiện tính năng động sáng tạo
Đáp án:
* HS A
- học kém văn, T Anh
- Cần sự gúp đỡ của các bạn, thầy cô. Sự nỗ lực của bản thân. 
- HS trình bày 1’
- HS nhận xét, bổ sung
- HS đọc ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính năng động, sáng tạo.
3. 4: VẬN DỤNG,MỞ RỘNG :
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
- GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân:
Có quan điểm cho rằng học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được .Ý kiến của em thế nào ? 
- HS: Suy nghĩ trả lời
- Hs: Phát biểu ý kiến
- Hs: Bổ sung nhận xét
- Hs: Tiếp thu kiến thức.
3.5. Tìm tòi mở rộng:
- Về nhà học bài , làm bài tập.
- Đọc trước nội dung bài mới.
Gv: Kết luận: Năng động sáng tạ và làm việc hiệu quả là một đức tính tốt đẹp của mọi người trong cuộc sống, học tập, và lao động. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, chúng ta cần có đức tính năng động sáng tạo để có thể vượt qua nhứng ràng buộc của hoàn cảnh, vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ bản thân.
Là Học sinh chúng ta cần phát huy tính năng động sáng tạ và làm việc hiệu quả như Bác Hồ đã dạy: “phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ, đối với bất kì vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi: “ Vì sao?”, đều phải suy nghĩ kĩ càng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_121314_chu_de_lam_viec.docx