Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 3+4: Tự chủ - Năm học 2021-2022
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được phẩm chất tự chủ
- Nêu được các biểu hiện của phẩm chất tự chủ.
2. Năng lực: Tự chủ, hợp tác, giao tiếp, điều chỉnh hành vi, làm chủ bản thân.
3. Phẩm chất:
Trung thực, chăm chỉ, có ý thức rèn luyện phẩm chất tự chủ trong cuộc sống.
- Tích hợp tư tưởng HCM: Bác rủ người bạn đi ra nước ngoài vào năm 1911.
* Yêu cầu đối với HS khá, giỏi
- Bản thân biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi khó khăn, không bị ngả nghiêng lôi kéo trước những áp lực tiêu cực.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Tài liệu, máy chiếu
2 Học sinh: Vở, sách, đọc và trả lời trước câu hỏi
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra đầu giờ: 3’
H: Hãy nêu những việc làm thể hiện chí công vô tư và không chí công vô tư? Bản thân em đã và sẽ làm gì để thể hiện chí công vô tư?
HS cá nhân 2’ chia sẻ, nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét, cho điểm
Ngày soạn: 17 /9/2021 Ngày giảng: 20 /9/2021 Bài 2 - Tiết 3, 4- TỰ CHỦ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được phẩm chất tự chủ - Nêu được các biểu hiện của phẩm chất tự chủ. 2. Năng lực: Tự chủ, hợp tác, giao tiếp, điều chỉnh hành vi, làm chủ bản thân.. 3. Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, có ý thức rèn luyện phẩm chất tự chủ trong cuộc sống. - Tích hợp tư tưởng HCM: Bác rủ người bạn đi ra nước ngoài vào năm 1911... * Yêu cầu đối với HS khá, giỏi - Bản thân biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi khó khăn, không bị ngả nghiêng lôi kéo trước những áp lực tiêu cực.. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Tài liệu, máy chiếu 2 Học sinh: Vở, sách, đọc và trả lời trước câu hỏi III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: 1’ 2. Kiểm tra đầu giờ: 3’ H: Hãy nêu những việc làm thể hiện chí công vô tư và không chí công vô tư? Bản thân em đã và sẽ làm gì để thể hiện chí công vô tư? HS cá nhân 2’ chia sẻ, nhận xét, bổ sung GV: nhận xét, cho điểm 3. Tổ chức các hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung chính A/ HĐ mở đầu - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - CTHĐ lên điều hành trò chơi theo tài liệu/11 - HS các tổ HĐ nhận xét, đánh giá - GV lắng nghe, nhận xét, dẫn 1 số câu ca dao, tục ngữ : a. Dù ai nói ngã nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân b. Ai ơi ở chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai H: Nêu nội dung câu ca dao trên? HS chia sẻ GV nhận xét, dẫn vào bài B/ HĐ hình thành kiến thức * HĐ1: Tìm hiểu về phẩm chất tự chủ - Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm về phẩm chất tự chủ HĐN 10’ đọc câu chuyện trả lời câu hỏi a1,2,3 ( TL/11) -> Báo cáo, chia sẻ - GV đánh giá- KL + Dũng là người tự chủ: Dũng ngồi chăm chú lắng nghe người bạn thân mắng mình... Bạn cho tôi một món quà.... + Hùng không phải là người tự chủ. Vì nóng nảy, vội vàng, không biết kiềm chế cảm xúc. HĐCN 5’ trả lời câu hỏi b1,2 ( TL/12) -> chia sẻ HS nhận xét, bổ sung GV lắng nghe, nhận xét, đánh giá chốt 1. Đồng tình với quan niệm trên vì: Khi mình tự chủ thì mình sẽ làm chủ và kiểm soát được mọi hành vi, hành động và lời nói của mình. Do đó, mình sẽ có hướng giải quyết mọi vấn đề một cách bình tĩnh, nhẹ nhàng và êm đẹp. 2. Ví dụ về hành động, việc làm thể hiện sự tự chủ: Hoa vừa đi học về chưa kịp cất sách vở đã nghe trong nhà mẹ mắng chửi xối xả. Mẹ cho là Hoa là đứa con hư đã lấy tiền mẹ cất ở tủ để mang đi chơi. Nhưng Hoa chỉ cúi mặt và không phản ứng gì cho đến khi mẹ ngừng nói. Khi đó, Hoa mới bình tĩnh hỏi mẹ tiền mẹ để đâu và số tiền mẹ mất là bao nhiêu? Đúng lúc đó, bố Hoa vừa về và bảo lúc sáng phải đóng họ nên bố Hoa đã lấy tiền trong tủ của mẹ mà chưa kịp nói cho mẹ Hoa. Mẹ Hoa lúc đó mới vỡ ra mọi chuyện và xin lỗi Hoa. -> Hoa là người tự chủ H: Em hiểu tự chủ là gì? HS chia sẻ GV đánh giá- KL Tích hợp tư tưởng HCM: Bác rủ người bạn đi ra nước ngoài vào năm 1911... *HĐ 2: Tìm hiểu về các biểu hiện của phẩm chất tự chủ. - Mục tiêu: HS hiểu được các biểu hiện của tự chủ. HĐCĐ 8’ trả lời câu hỏi 2a, b( TL/12,13) -> chia sẻ HS hoàn thiện vào PHT – chia sẻ, bổ sung - GV đánh giá- KL, a. Tự chủ: A, B, D, E, K, M b. GV: Phẩm chất tự chủ là một trong những phẩm chất quý giá của con người. Nhờ có tính tự chủ mà con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá hơn. Đồng thời, nó cũng giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày. Các biểu hiện của phẩm chất tự chủ là: - Thái độ bình tĩnh tự tin. - Biết tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình, - Biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình. - GV Kể chuyện 1 bạn ngoan, học giỏi-> gđ có chuyện bố mẹ li hôn-> buồn chán, bạn bè xấu rủ rê-> bỏ học, nghiện ngập... H: Bạn HS đó đã có biểu hiện tự chủ chưa? Vì sao? HS HĐ cá nhân, chia sẻ, bổ sung GV: Nhận xét, đánh giá, kết luận Tiết 4: 27/9/2021 *HĐ3: Tìm hiểu về ý nghĩa của tự chủ - Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống. HĐCN 5’ trả lời câu hỏi a1 ( TL/13) -> chia sẻ ( Giảm tải câu a2 vì trùng lặp phần b) - GV đánh giá- KL 1. Chi tiết trong câu chuyện nói về tự chủ là: Vị vua thích hai bức tranh, mỗi tranh có một vẻ đẹp riêng, những sau đó ông từ từ phân tích hàm ý của mỗi bức tranh và cuối cùng ông chọn cho mình một bức tranh đẹp nhất. 2. Tự chủ mang lại cho chúng ta cách sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá. Đồng thời, tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ. HĐN 7’ trả lời câu hỏi b1,2 ( TL/14) -> Báo cáo, chia sẻ Những lợi ích của tự chủ mang lại cho chúng ta là: Giúp chúng ta sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá. Giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ, kiên cường để vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ. Nếu không làm chủ được bản thân thì chúng ta sẽ có những suy nghĩ và hành vi thiếu chính chắn, mang tính bồng bột, do đó dễ mắc phải những sai lầm và cám dỗ trong cuộc sống. - GV đánh giá- KL * HĐ4: Tìm hiểu cách rèn luyện phẩm chất tự chủ. - Mục tiêu: Biết cách rèn luyện tính tự chủ. - HĐCN 5’ trả lời câu hỏi 4a,b ( TL/14) -> chia sẻ a1. Hành động của Lan như vậy là chưa có tính tự chủ. Trong tình huống này, Lan đã không làm chủ được hành động của mình, vì có chiếc điện thoại mới mà Lan đã lơ là việc học cũng như không giao lưu, vui chơi với bạn bè trong lớp. a2. Để hạn chế việc lạm dụng điện thoại, Lan nên để điện thoại ở nhà và không mang đến trường, đồng thời, Lan nên đề ra cho mình mỗi ngày sử dụng điện thoại trong thời gian bao lâu và với mục đích chính đáng nào. Còn thời gian ở lớp, Lan nên chú tâm vào học bài và vui chơi cùng các bạn để có những hoạt động lành mạnh. b. Những điều cần rèn luyện để có thể tự chủ tốt là: - GV đánh giá- KL C. Luyện tập - Mục 1. HS HĐCN- 5', chia sẻ GV nhận xét, đánh giá, KL - HS HĐN 4- 8', Mục 2, báo cáo, chia sẻ - GVKL HS chia sẻ xử lí tình huống mục 1a phần HĐ vận dụng 1. Tìm hiểu về phẩm chất tự chủ - Tự chủ là người biết làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của c/s. - Luôn bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. 2. Các biểu hiện của phẩm chất tự chủ Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống, không nao núng, hoang mang khi gặp khó khăn, không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước áp lực tiêu cực... 3. Ý nghĩa của sự tự chủ - Tự chủ giúp con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hóa - Biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ... 4. Rèn luyện phẩm chất tự chủ - Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động. - Xem xét thái độ,lời nói hành động, việc làm của mình đúng hay sai. - Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa. 5. Luyện tập * Bài 1. - Không đồng ý với quan điểm đó. Vì người tự chủ khi hành động phải làm chủ được hành vi trong mọi hoàn cảnh vì thế phải quan tâm đến hoàn cảnh và người giao tiếp. - Người có tính tự chủ phải suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. Bài 2. * Tình huống 1 - Tuấn đã bị cám dỗ khi dùng facebook. Đó là điều không tốt, gây mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc, học tập, sức khỏe... - Tuấn cần thay đổi suy nghĩ về dùng facebook; lên và thực hiện kế hoạch hàng ngày... * Tình huống 2. - Để giờ ra chơi nói với bạn 4. Củng cố: 3’ H: Em hiểu thế nào là tự chủ?Lấy vi dụ Minh họa HSHĐ cá nhân 2 chia sẻ GV: Lắng nghe, nhận xét, đánh giá, khắc sâu kiến thức cho hs 5. Hướng dẫn học bài * Bài cũ: Học kĩ khái niệm, biểu hiện của Tự chủ. * Bài mới: Chuẩn bị bài 2 Tự chủ (Tiếp theo)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_34_tu_chu_nam_hoc_2021.docx