Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tuần 1 đến 27 - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tuần 1 đến 27 - Năm học 2020-2021

I/ Mục tiêu.

1. Kiến thức. Qua bài nhằm giúp HS.

- Hiểu được thế nào là chí công vô tư

- Nêu được biểu hiện của chí công vô tư

- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

2. Kĩ năng.

- Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

- KNS: + Tìm kiếm và xử lí thông tin về cuộc vận động chống tham nhũng ở địa phương và cả nước hiện nay.

 + Trình bày và suy nghĩ của bản thân về chí công vô tư. Kĩ năng tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm không chí công vô tư.

3. Thái độ.

- Có thái độ đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.

- Liên hệ: Giáo dục học sinh học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Bác Hồ.

II/ Chuẩn bị.

1. GV: Giáo án, SGK.

2. HS: SGK, vở ghi, sự chuẩn bị bài ở nhà.

III/ Tiến trình một tiết lên lớp.

1. Ổn định (1’)

2. Kiểm tra (5’)

 - Em hãy nêu những quy định chung về an toàn giao thông?

 - Bản thân em cần làm gì khi tham gia trật tự ATGT?

3. Bài mới (36’)

* GV (2’): Liên hệ với thực tiễn để giới thiệu vào bài.

 

doc 107 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tuần 1 đến 27 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 
Tiết 1 (PPCT)
Ngày soạn: 01/9/2020
Ngày dạy: 12/9/2020
Bài: THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức. Qua bài nhằm giúp HS biết.
- Nắm được luật giao thông (giao thông đường bộ, đường sắt, ...)
- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.
- Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.
- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông.
2. Kĩ năng.
 Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông & 1 số biển báo thông dụng trên đường.
3. Thái độ.
Có ý thức tự giác thực hiện an toàn giao thông.
II/ Chuẩn bị.
1. GV: Giáo án, SGK, cuốn Luật GT đường bộ, máy chiếu, các loại biển báo, số liệu, 
2. HS: SGK, vở ghi, sự chuẩn bị bài ở nhà.
III/ Tiến trình một tiết lên lớp.
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra (5’)
Giới thiệu chương trình môn học & phương pháp học tập bộ môn.
3. Bài mới (36’)
* GV (2’): Tai nạn giao thông là vấn nạn lớn của xã hội ngày hôm nay khi mà kinh tế ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông phát triển không kịp với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông và cùng với đó là ý thức của người tham gia giao thông vừa thiếu và vừa yếu. 
Tai nạn giao thông luôn rình rập và đe dọa tính mạng con người chúng ta mỗi ngày, tai nạn giao thông không có trường hợp ngoại lệ cho bất kỳ bất người nào. Cả nước trung bình có hàng chục người chết mỗi ngày, hàng ngàn người chết mỗi tháng và hàng chục ngàn người chết mỗi năm. Sự mất mát về người và tài sản do tai nạn là quá lớn, trước đây cảnh chết chóc chủ yếu vì chiến tranh, còn hôm nay thời bình chúng ta lại chứng kiến cảnh chết chóc, đổ máu quá nhiều nhưng không bởi tiếng súng hay bom đạn mà là bởi . . . tai nạn giao thông. Thật xót xa và đau lòng khi phải chứng kiến cảnh mất mát con người lẫn tài sản do tai nạn giao thông gây ra. Vậy mỗi người hãy quan tâm, nâng cao ý thức trong tham gia giao thông để hạn chế và tránh những tai nạn đáng tiếc, giảm bớt sự đau thương mất mát cho gia đình và xã hội. 
3.1. HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về tình hình tai nạn giao thông hiện nay (8’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
- Chiếu bảng một số hình ảnh về tình hình tai nạn giao thông của cả nước, địa phương.
? Qua những số liệu thống kê, em có nhận xét gì về chiều hướng tăng, giảm các vụ tai nạn giao thông & thiệt hại về người, của do TNGT gây ra?
- Quan sát, chú ý, theo dõi.
- Tự trả lời dựa vào bảng số liệu quan sát, sự chuẩn bị bài ở nhà.
+ Số vụ TNGT, số người chết & bị thương tăng.
I. Tình hình tai nạn giao thông hiện nay.
1. Thông tin, sự kiện.
2. Nhận xét.
TNGT ngày càng tăng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, trở thành mối quan tâm, lo lắng của GĐ & XH.
3.2. HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến TNGT hiện nay (15’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
- Chiếu bảng một số hình ảnh về vi phạm TNGT cho HS quan sát.
? Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến tình hình TNGT nhiều như hiện nay?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
? Trong các nguyên nhân trên, theo em nguyên nhân nào là chủ yếu?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại.
* Cung cấp những số liệu TNGT ở địa phương (cả nước) cho HS biết nguyên nhân TNGT.
 6 tháng đầu năm 2020, cả nước đã xảy ra hơn 6 700 vụ tai nạn giao thông, khiến 3242 người thiệt mạng và 4939 người bị thương.
KG. Theo Ban An toàn giao thông tỉnh Kiên Giang, 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã xảy ra 62 vụ tai nạn giao thông làm chết 37 người, bị thương 38 người.
ATGT là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà, là sự cần thiết, cấp bách phải khắc phục TNGT là trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta.
? Theo em, biện pháp nào giúp ta đảm bảo an toàn khi đi đường?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
- Quan sát, theo dõi.
- Tự trả lời cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tự trả lời cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tự trả lời dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
+ Tự giác tuân theo qui định của pháp luật về đi đường.
+ Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.
II. Nguyên nhân dẫn đến TNGT.
- Do nhiều nguyên nhân như.
Ý thức của người dân chưa tốt, đường xấu & hẹp, người tham gia giao thông đông, phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo an toàn.
- Nguyên nhân phổ biến: Do ý thức của người tham gia giao thông: kém hiểu biết pháp luật về ATGT.
Ý thức kém khi tham gia giao thông (không tự giác).
3.3. HĐ3. Hướng dẫn HS tìmhiểu những quy định của pháp luật về ATGT (13’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
* Giới thiệu cuốn luật giao thông đường bộ, các tín hiệu đèn.
? Để đảm bảo an toàn giao thông (nhất là đường bộ, sắt), bản thân em cần phải làm gì? pháp luật cần quy định ntn về đi đường đối với?
+ Người đi bộ.
+ Người đi xe đạp.
+ Đối với trẻ em.
- Cho lớp trao đổi, thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện trình bày kết quả thảo luận.
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại.
Quy định về đường sắt.
+ Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt.
+ Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu chạy.
+ Không ném đất đá, các vật nguy hiểm lên tàu & từ trên tàu xuống.
* GV: Thực hiện trật tự ATGT có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho mỗi cá nhân, gia đình & xã hội đó là: 
- Bảo đảm ATGT cho mình & cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho mọi người & bản thân.
- Bảo đảm giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.
- Chú ý, theo dõi.
- Theo dõi.
- Trao đổi, thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, lớp theo dõi.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý, theo dõi, ghi nhận.
III. Những quy định của pháp luật về đi đường.
1. Đối với người đi bộ.
- Phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp không có hè phố, lề đường phải đi sát mép đường.
- Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ & phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
2. Đối với người đi xe đạp.
- Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.
- Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác.
- Không sử dụng ô (dù), ĐTDĐ khi đi xe.
- Không sử dụng xe kéo, đẩy xe khác, mang vác hoặc chở vật cồng kềnh.
- Không buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng 1 bánh.
3. Đối với trẻ em.
- Dưới 16 tuổi không được đi xe gắn máy.
- Dưới 18 tuổi không được đi xe trên 50 Cm3
4. Củng cố (2’)
 Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em cần phải làm những gì khi tham gia giao thông? Gặp bạn vi phạm giao thông em cần làm gì?
5. Dặn dò (1’)
Về nhà:
- Xem lại nội dung bài học, vận dụng vào trong thực tiễn hàng ngày. Tuyên truyền mọi người thực hiện tốt trật tự ATGT.
- Chuẩn bị bài sau “Chí công vô tư”
IV. Bổ sung, rút kinh nghiệm.
Tuần 2 
Tiết 2 (PPCT)
Ngày soạn: 12/9/2020
Ngày dạy: 19/9/2020
Bài 1. CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức. Qua bài nhằm giúp HS.
- Hiểu được thế nào là chí công vô tư
- Nêu được biểu hiện của chí công vô tư
- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư. 
2. Kĩ năng.
- Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
- KNS: + Tìm kiếm và xử lí thông tin về cuộc vận động chống tham nhũng ở địa phương và cả nước hiện nay. 
 + Trình bày và suy nghĩ của bản thân về chí công vô tư. Kĩ năng tư duy phê phán đối với những thái độ, hành vi, việc làm không chí công vô tư.
3. Thái độ.
- Có thái độ đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
- Liên hệ: Giáo dục học sinh học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Bác Hồ.
II/ Chuẩn bị.
1. GV: Giáo án, SGK.
2. HS: SGK, vở ghi, sự chuẩn bị bài ở nhà.
III/ Tiến trình một tiết lên lớp.
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra (5’)
 - Em hãy nêu những quy định chung về an toàn giao thông?
 - Bản thân em cần làm gì khi tham gia trật tự ATGT?
3. Bài mới (36’)
* GV (2’): Liên hệ với thực tiễn để giới thiệu vào bài.
3.1. HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về vấn đề chí công vô tư (8’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
- Gọi HS đọc lại 2 câu chuyện SGK
* Chia lớp thành 4 nhóm trao đổi, thảo luận với nội dung sau:
- N1+3: câu hỏi a (gợi ý)
- N2+4: câu hỏi b (gợi ý)
- Gọi đại diện trình bày kết quả. Lớp theo dõi.
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
? Việc làm của Tô Hiến Thành và HCM đã thể hiện được phẩm chất gì qua hai mẫu chuyện trên?
? Theo em, thế nào là chí công vô tư?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại.
? Em hãy nêu một số việc làm thể hiện được phẩm chất CCVT mà em biết?
? Để rèn luyện phẩm chất CCVT, HS cần phải làm gì?
- Đọc theo yêu cầu, lớp theo dõi.
- Trao đổi, thảo luận theo yêu cầu.
- Trình bày kết quả, lớp theo dõi.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Tô Hiến Thành là người chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác việc nước, không thiên vị; công bằng; giải quyết công việc theo lẽ phải và xuất phát từ lợi ích chung.
+ Bác Hồ là tấm gương sáng ngời, Bác dành trọn cuộc đời cho quyền lợi dân tộc, quyền lợi của đất nước và toàn thể nhân dân... Chính vì vậy Bác đã được NDVN tin yêu, kính trọng, khâm phục và tự hào, NDTG kính phục.
- Tự trả lời cá nhân.
+ Phẩm chất chí công vô tư
- Tự trả lời cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung
- Tự trả lời cá nhân.
+ Giúp đỡ người khác mà không mong người trả ơn, không nhận hối lộ,...
- Tự trả lời cá nhân.
+ Luôn cố gắng học tập tốt để vươn lên bằng chính khả năng của bản thân, không dựa dẫm vào người khác, không ích kỉ với người khác, ...
I. Tìm hiểu vấn đề.
1. Truyện đọc: SGK
2. Nhận xét:
1. Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ lợi ích chung => Là người công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
2. Mong muốn của Bác là TQ được giải phóng, ND được hạnh phúc, ấm no.
3.2. HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu về nội dung bài học (14’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
? Theo em, một người luôn phấn đấu hết mình để đạt được lợi ích cho bản thân bằng khả năng của mình thì người đó có phải là người chí công vô tư hay không? Vì sao?
? Vậy theo em thế nào là chí công vô tư?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung
* Nhận xét chung, chốt lại.
? Em hãy nêu những biểu hiện của chí công vô tư?
? Em hãy nêu lên một số hành vi trái với chí công vô tư?
? HS có những việc làm nào trái với chí công vô tư?
? Vậy phẩm chất chí công vô tư có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại.
* Có một số người khi nói thì có vẻ rất CCVT nhưng trong công việc, hành động thì ngược lại.
? Theo em, HS cần phải học tập và rèn luyện phẩm chất chí công vô tư hay không? Vì sao?
? Để rèn luyện phẩm chất này, mỗi chúng ta cần phải làm gì?
* Mỗi chúng ta cần học tập theo đạo đức chí công vô tư của Bác Hồ: Bác luôn hy sinh cho dân cho nước không nghĩ về lợi ích cá nhân.
- Tự trả lời cá nhân.
+ Phải, vì người đó phấn đấu bằng khả năng của mình mà không làm những việc phi pháp để đạt được lợi ích.
- Tự trả lời cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tự trả lời cá nhân.
- Tự trả lời cá nhân.
+ Nhận hối lộ; bớt xén tiền của, thời gian của Nhà nước; thiên vị, đối xử không công bằng...
- Tự trả lời cá nhân.
+ Làm bài thi dựa vào bạn bè; xem tài liệu trong thi cử; thiên vị trong các hoạt động của lớp,...
- Tự trả lới cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý, theo dõi, ghi nhận.
- Tự trả lời dựa hiểu biết cá nhân.
+ Rất cần, vì đây là đức tính tốt, nó sẽ giúp chúng ta trở thành người có ích cho XH
- Tự trả lời cá nhân.
- Chú ý, theo dõi, ghi nhận.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. Biểu hiện:
Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
3. Ý nghĩa:
+ Đối với cá nhân: Luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng.
 + Đối với tập thể, XH: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, XH, đất nước.
4. Cách rèn luyện:
- Ủng hộ, quý trọng người có đức tính CCVT.
- Phê phán hành động trái với CCVT.
3.3. HĐ2. Hướng dẫn HS luyện tập (12’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
- Gọi HS đọc bài tập 1 SGK
? Em hãy cho biết yêu cầu của bài tập ta phải làm gì? Em hãy làm theo yêu cầu đó.
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại.
* Treo bài tập 2 lên bảng và gọi HS lên làm.
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
- Đọc theo yêu cầu, lớp theo dõi.
- Tự làm & trã lời dựa vào nội dung bài học.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lên bảng làm theo yêu cầu, lớp theo dõi.
- Nhận xét, bổ sung.
III. Bài tập.
1. Xác định hành vi CCVT & không CCVT. Giải thích.
- d, e thể hiện CCVT vì: Lan & bà Nga giải quyết công việc xuất phát từ lợ ích chung.
- a, b, c, đ không phải CCVT vì đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phối mà giải quyết công việc thiên lệch, không công bằng.
2. Giải thích quan điểm.
a. tán thành: d, đ.
b. không tán thành vì:
a. CCVT là phẩm chất đạo đức của mọi người chứ không riêng của người có chức, có quyền.
b. CCVT đem lại lợi ích cho tập thể & cộng đồng XH.
c. CCVT cần được rèn luyện ngay từ nhỏ thông qua lời nói & việc làm, trong quan hệ với mọi người.
4. Củng cố (2’)
 Em hiểu ntn về câu nói cuối bài của Bác? Bản thân em đã làm được những gì thể hiện đức tính chí công vô tư? 
5. Dặn dò (1’)
Về nhà:
- Xem lại nội dung bài học, làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tốt bài sau “Tự chủ” (đọc & trả lời các câu hỏi phần I SGK)
IV. Bổ sung, rút kinh nghiệm.
Tuần 3 
Tiết 3 (PPCT)
Ngày soạn: 19/9/2020
Ngày dạy: 26/9/2020
Bài 2. TỰ CHỦ
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức. Qua bài nhằm giúp HS.
- Hiểu được thế nào là tự chủ.
- Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.
- Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ.
2. Kĩ năng.
- Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.
- KNS: Ra quyết định, kiên định, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân; kỹ năng kiểm soát cảm xúc,...
3. Thái độ.
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống, trong quan hệ với người khác và trong những công việc của bản thân.
- Tích hợp PL: Có thái độ sống theo Hiến pháp, pháp luật của nhà nước.
II/ Chuẩn bị.
1. GV: Giáo án, SGK.
2. HS: SGK, vở ghi, sự chuẩn bị bài ở nhà.
III/ Tiến trình một tiết lên lớp.
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra (7’)
 ? Thế nào là chí công vô tư? Ý nghĩa của chí công vô tư? Nêu biểu hiện cụ thể về chí công vô tư.
 ? Chúng ta cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào?
3. Bài mới (33’)
 * GV (1’): Liên hệ với thực tiễn để giới thiệu vào bài.
3.1. HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về vấn đề chí công vô tư (10’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
- Gọi HS đọc 2 câu chuyện SGK.
? Hãy cho biết nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm là gì?
? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
? Theo em, bà Tâm là người như thế nào?
? Từ 1 HS ngoan, học giỏi, N đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao?
- Đọc theo yêu cầu, lớp theo dõi.
- Dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà trả lời.
+ Con trai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS
- Dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà trả lời.
+ Nén chặt nỗi đau để chăm sóc con và giúp đỡ, động viên người có cùng cảnh ngộ.
- Dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà trả lời.
+ Người làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua đau khổ, sống có ích đối với con mình và người khác.
- Dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà trả lời.
+ N sa vào các TNXH một cách nhanh chóng vì do thiếu tính tự chủ.
I. Tìm hiểu vấn đề.
1. Truyện đọc: SGK
2. Nhận xét:
a. Bà Tâm là người làm chủ tình cảm & hành vi của mình => có đức tính tự chủ, vượt khó khăn, không bi quan.
b. N không làm chủ được tình cảm & hành vi của bản thân; gây hậu quả cho bản thân, gđ, xh => không có tính tự chủ, thiếu tự tin & không có bản lĩnh.
3.2. HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu về nội dung bài học (14’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
? Theo em, tính tự chủ được thể hiện như thế nào?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét & chốt lại.
? Thế nào là người thiếu tính tự chủ? Hậu quả?
? Vì sao chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ?
? Hãy nêu những biểu hiện thể hiện đức tính tự chủ? Tính tự chủ được biểu hiện ntn?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét & chốt lại.
? Khi có người làm điều gì khiến em không hài lòng, bạn sẽ xử sự như thế nào? Nếu ai đó rủ em làm điều gì đó sai trái, em sẽ làm gì?
? Bạn rất mong muốn một điều gì đó nhưng cha mẹ chưa đáp ứng được, bạn sẽ làm gì? Tự chủ có ý nghĩa ntn?
* GDPL: Trước những cám dỗ, lôi kéo, của người không lành mạnh ta cần phải tỉnh táo, khôn khéo từ chối & tránh xa. Nếu không ta sẽ vướng vào vòng lao lí, không còn lối thoát, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
? Vì sao cần có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp? Để rèn luyện tính tự tự chủ ta cần phải làm gì?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung
- Dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà trả lời.
- Nhận xét, bổ sung
- Dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà trả lời.
+ Không làm chủ được bản thân, luôn nóng nảy, không bình tĩnh,... trong mọi việc nên kết quả làm việc, trong các mqh xã hội thường không được như mong muốn.
- Tự trả lời cá nhân.
- Tự trả lời cá nhân.
- Nhận xét, bổsung.
- Tự trả lời cá nhân.
+ Mình phải xem lại việc làm đó (để biết được mình hay người ấy đúng), nếu người ấy sai thì phải phân tích và nhắc nhở bạn.
- Tự trả lời cá nhân.
+ Phải biết từ chối khéo léo, đồng thời khuyên bạn không nên làm những điều đó.
+ Xem lại mong muốn của mình có chính đáng hay không, đ/k gđ mình ntn, nếu mong muốn của mình chính đáng nhưng gđ khó khăn thì mình cũng phải chấp nhận một cách vui vẻ và xin cha mẹ vào lúc khác khi có đủ điều kiện.
- Chú ý, theo dõi, ghi nhận
- Tự trả lời cá nhân
- Nhận xét, bổ sung.
+ Ôn hòa và từ tốn trong giao tiếp giúp ta tránh được những sai lầm đồng thời đối tượng giao tiếp sẽ thấy tin tưởng, yêu mến mình hơn.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin & biết điều chỉnh hành vi của bản thân. 
2. Biểu hiện.
Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi khó khăn; không bị ngã nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho chính mình.
3. Ý nghĩa.
Giúp cho con người biết sống & ứng xử đúng đắn, có văn hóa; biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngã nghiêng trước những áp lực tiêu cực.
4. Cách rèn luyện: 
- Suy nghĩ trước khi hành động.
- Xem xét thái độ, lời nói, hành động việc làm của mình đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm & sửa chữa.
3.3. HĐ2. Hướng dẫn HS luyện tập (8’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
- Gọi HS đọc bài tập 1 SGK
? Em hãy cho biết yêu cầu của bài tập ta phải làm gì? Em hãy làm theo yêu cầu đó.
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại.
- Đọc theo yêu cầu, lớp theo dõi.
- Tự làm & trã lời dựa vào nội dung bài học.
- Nhận xét, bổ sung.
III. Bài tập.
1. Giải thích đồng ý với ý kiến.
 Ý kiến a, b, d,e => là biểu hiện của sự tự chủ, thể hiện sự tự tin, suy nghĩ không chín chắn
4. Củng cố (3’)
- Là người không làm chủ bản thân, khi gặp khó khăn hoặc bị bạn bè lôi kéo, ép buộc, rủ rê (hút thuốc lá, uống rượu thậm chí bị sa vào con đường nghiện ngập hoặc các TNXH khác. Khi đã bị nghiện thì họ không thể làm chủ bản thân, mà ngày càng bị lệ thuộc vào nó. 
- Nếu còn thời gian GV nêu tình huống để HS xác định tình tự chủ & nêu giải pháp.
5. Dặn dò (1’)
Về nhà:
- Xem lại nội dung bài học, vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tốt bài sau “Dân chủ & kỉ luật” (đọc & trả lời các câu hỏi phần I SGK)
IV. Bổ sung, rút kinh nghiệm.
Tuần 4 
Tiết 4 (PPCT)
Ngày soạn: 26/9/2020
Ngày dạy: 03/10/2020
Bài 3. DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức. Qua bài nhằm giúp HS.
- HS hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật.
- Hiểu được mqh giữa dân chủ & kỉ luật.
- Hiểu được ý nghĩa của dân chủ & kỉ luật.
2. Kĩ năng.
- Biết thực hiện quyền dân chủ & chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
- KNS: Ra quyết định, sự kiên định, sự thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân; kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
3. Thái độ.
- Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ & kỉ luật của tập thể.
- Có thái độ ủng hộ những việc tốt, những người thực hiện tốt dân chủ & kỉ luật, biết góp ý, phê phán đúng mực những hành vi vi phạm dân chủ & kỉ luật.
* TH QPAN: Nêu ví dụ dân chủ phải có kỉ luật trong điều kiện hiện nay.
1. GV: Giáo án, SGK, Bài giảng trình chiếu, máy tính.
2. HS: SGK, vở ghi, sự chuẩn bị bài ở nhà.
III/ Tiến trình một tiết lên lớp.
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra (7’)
? Nêu tình huống gặp ở nhà trường, xã hội & cách ứng xử phù hợp thực hiện sự tự chủ.
3. Bài mới (34’)
* GV (1’): Liên hệ với thực tiễn để giới thiệu vào bài.
3.1. HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về vấn đề (15’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
- Trình chiếu tình huống BT1 (SGK, 11) thay thế tình huống ở phần đặt vấn đề, SGK.
? Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy tính dân chủ & thiếu dân chủ trong tình huống trên?
- Treo bảng, gọi HS lên bảng điền.
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại.
? Việc làm của ông Bính cho thấy ông là người ntn?
? Từ tình huống trên em rút ra được bài học gì?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung
* Nhận xét chung & chốt lại.
- Đọc , lớp theo dõi.
- Lên bảng điền vào 2 cột theo y.cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
Dân chủ
Thiếu DC
. Các bạn hs sôi nổi thảo luận.
. Tập thể lớp thống nhất thực hiện nội quy.
. Ông Bính tự quyết định yêu cầu mọi người thực hiện mà không xin ý kiến ai cả.
- Dựa vào tình huống 1 trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
Dân chủ
Kỉ luật
. Mọi người cùng tham gia bàn bạc.
. Ý thức tự giác.
. Biện pháp tổ chức thực hiện
. Các bạn tuân thủ
. Cùng thống nhất hành động.
. Nhắc nhở, đôn đốc thực hiện
- Tự trả lời cá nhân.
+ Độc đoán, chuyên quyền.
- Tự trả lời cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu vấn đề.
- Phát huy tính DC & KL 
- Sự thiếu DC của ông Bính đã làm mọi người bất bình.
3.2. HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học (12’)
Yêu cầu hs tự đọc mục 1/ Khái niệm ở SGK, 10.
? Vậy giữa DC & KL có mqh ntn?
* TH QPAN: Nêu ví dụ dân chủ phải có kỉ luật trong điều kiện hiện nay.
? DC & KL được thực hiện ntn? Có ý nghĩa ntn?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại.
- Tự đọc khái niệm.
- Dựa vào t.huống & sự c.bài ở nhà trả lời 
- Nhận xét, bổ sung.
- Liên hệ với thực tiễn trả lời.
- Nêu ví dụ theo hiểu biết cá nhân
- Tự trả lời dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Nhận xét, bổ sung.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm (SGK, 10).
2. Mqh giữa dân chủ & kỉ luật.
 KL là điều kiện đảm bảo cho DC thực hiện có hiệu quả; DC phải đảm bảo tính KL.
3. Ý nghĩa.
 Tạo ra sự thống nhất về nhận thức, ý chí & các thành viên trong 1 tập thể; tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp; nâng cao chất lượng & hiệu quả học tập, LĐ, hoạt động XH.
3.3. HĐ3. Hướng dẫn HS làm bài tập (6’)
- Gọi HS đọc bài tập 1 SGK.
? Hãy cho biết yêu cầu của bài tập ta phải làm gì?
? Vậy em hãy làm theo yêu cầu của bài tập?
 - Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại.
Hướng dẫn hs làm BT4. 
- Đọc theo yêu cầu, lớp theo dõi.
- Tự trả lời dựa vào SGK.
- Tự làm & trả lời cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
-HS phát biểu ý kiến.
III. Luyện tập.
BT1: Xác định nội dung thể hiện tính dân chủ.
DC: a, c, d.
Thiếu DC: b; thiếu KL: đ
BT4. Để thực hiện tính dân chủ trong nhà trường, hs cần: 
Tích cực phát biểu xây dựng bài,
Đóng góp ý kiến với tập thể trong tiết ngoại khoá.
Muốn làm rõ vấn đề gì đó thì hãy báo với thầy cô để được giải đáp thắc mắc.
4. Củng cố (2’)
Em hiểu ntn về chủ trương của Đảng “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
5. Dặn dò (1’)
Về nhà:
- Xem lại nội dung bài học, vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, làm bài tập 2.
- Chuẩn bị tốt bài sau “Bảo vể hoà bình” (đọc & trả lời các câu hỏi phần I SGK)
IV. Bổ sung, rút kinh nghiệm.
Tuần 5 
Tiết 5 (PPCT)
Ngày soạn:02/10/2020
Ngày dạy: 10/10/2020
Bài 4. BẢO VỆ HÒA BÌNH
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức. Qua bài nhằm giúp HS.
- Thế nào là hòa bình & bảo vệ hòa bình.
- Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình (giá trị của hòa bình & tác hại của chiến tranh; nguy cơ chiến tranh).
2. Kĩ năng.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
- KNS: Giáo dục kĩ năng giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy phê phán.
3. Thái độ.
- Có thái độ yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
- TH QPAN: Có thái độ ủng hộ những việc làm lời nói thể hiện hoà bình (hoà nhã với mọi người xung quanh), phê phán những hành vi gây ra chiến tranh.
II/ Chuẩn bị.
1. GV: Giáo án, SGK, giấy Ao.
2. HS: SGK, vở ghi, sự chuẩn bị bài ở nhà.
III/ Tiến trình một tiết lên lớp.
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra (7’)
? Thế nào là dân chủ? Ý nghĩa của dân chủ?
? Em hãy kể lại một việc làm thể hiện tính dân chủ, kỉ luật? Để thực hiện tốt DC và KL ta cần phải làm gì?
3. Bài mới 
* GV (1’): Liên hệ tới các cuộc chiến tranh của Việt Nam (hiện tại, quá khứ) để giới thiệu vào bài.
3.1. HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về vấn đề (7’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
HDHS tự đọc phần Đặt vấn đề, sau đó rút ra hậu quả của chiến tranh và những lời ích mà hoà bình mang lại.
- Các em xem tranh ảnh và thông tin sau đó rút ra hậu quả mà chiến tranh để lại.
* GV: Chiến tranh để lại hậu quả vô cùng to lớn (VD: CTTG I, CTTG II, khủng bố,...). Tuy nhiên, các quốc gia tiến hành chiến tranh đôi khi vì mục đích khác nhau. Do đó, có chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa.
- Đọc theo yêu cầu, lớp theo dõi.
Tự đọc thầm.
- Theo dõi.
I. Tìm hiểu bài (DH HS tự đọc)
1. Thông tin: SGK.
2. Nhận xét:
- Chiến tranh là thảm họa của loài người; HB là hạnh phúc, là khát vọng của loài người.
- Cần XD mqh tôn trọng, thân thiện giữa con người với con người, hiểu biết, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các DT, quốc gia trên TG. 
3.2. HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học (15’)
? Qua tìm hiểu, em hãy cho biết thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* GV: Ngày nay, các thế lực thù địch, phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại, gây chiến ở nhiều nơi trên thế giới. (Biển Đông, Hoa Đông, Syri, IS, )
* Gọi HS đọc phần tư liệu SGK (phần I)
 ? Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai? Ý nghĩa.
? Khi nào thì phải BVHB và ngăn chặn chiến tranh?
* GV: VN là đất nước chịu nhiều đau thương do chiến tranh gây ra. Tuy nhiên, nhân dân VN đã khép lại quá khứ (khép lại nhưng không quên) để hướng tới tương lai.
VD: Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa Kì vào tháng 7/2005 theo lời mời của Tổng thống Mỹ. Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam
? Tất cả các hành động, việc làm trên thể hiện VN là một đất nước ntn?
* GV: Hà Nội là thành phố được UNESCO công nhận là “thành phố hòa bình”.
 ? Ngày nay, nhân dân thế giới đã, đang và sẽ có nhiều hình thức BVHB. Em hãy cho biết một số hình thức BVHB?
* VD: VN và TQ đã đàm phán về Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Trường Sa, HS.
? Để BVHB chúng ta phải làm gì?
? Là HS khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì để góp phần BVHB?
- Dựa vào thông tin, phần nhận xét trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý, theo dõi, ghi nhận.
- Đọc theo yêu cầu, lớp theo dõi.
* VD: Chiến tranh ở Iraq, khủng bố 11/9/2001 (10 ngàn người chết ở Mỹ), khủng bố ngày 7/7/2005 (50 người chết, 700 người bị thương ở Anh).
- Tự trả lời cá nhân.
- Tự trả lời dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà.
+ Chúng ta phải BVHB và ngăn chặn chiến tranh ở mọi nơi, mọi lúc (trong các mối quan hệ)
- Chú ý, theo dõi, ghi nhận.
- Tự trả lời cá nhân.
- Tự trả lời dựa vào hiểu biết cá nhân.
+ Biểu tình, mít tinh, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, đàm phán, hội nghị, ... để bảo vệ hòa bình.
- Chú ý, theo dõi. 
- Tự trả lời cá nhân.
- Tự trả lời dựa vào hiểu biết, cảm nhận của cá nhân.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
a. Hòa bình: là không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mlh, hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng & hợp tác giữa các quốc gia, DT, giữa con người - người, là khát vọng của nhân loại.
b. BVHB là làm mọi việc để BV, gìn giữ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng hay đàm phán để giải quyết xung đột vũ trang ><, xung đột giữa các dt, tôn giáo, quốc gia.
2. Ý nghĩa: 
Hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại, gìn giữ cuộc sống bình yên.
3. (Không dạy)
4. Cách rèn luyện:
- Biết lắng nghe, hiểu & thông cảm với mọi người.
- Dùg thương lượng để giải quyết ><, học hỏi những tinh hoa, điểm mạnh của người khác.
- Hòa đồng với mọi người, không phân biệt, đối xử kì thị, tôn trọng các DT khác.
3.3. HĐ3. Hướng dẫn HS làm bài tập (9’)
- Gọi HS đọc bài tập 1 SGK.
? Hãy cho biết yêu cầu của bài tập ta phải làm gì?
? Vậy em hãy làm theo yêu cầu của bài tập?
 - Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại.
* Tình huống: Nếu có một bạn trong lớp luôn gây gỗ, trêu chọc với mọi người, em sẽ xử sự như thế nào?
- Đọc theo yêu cầu, lớp theo dõi.
- Tự trả lời dựa vào SGK.
- Tự làm & trả lời cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tự trả lời cá nhân.
+ Có thể: Không đồng tình và phân tích cho bạn hiểu, khuyên bạn không nên là như vậy nữa.
III. Luyện tập.
Biểu hiện của cuộc sống yêu hòa bình.
Biểu hiện: a, b, d, e, h, i.
4. Củng cố (2’)
 Hãy nêu 1 số hoạt động BVHB, chống chiến tranh do lớp, trường, đoàn thể tổ chức?
5. Dặn dò (1’)
Về nhà:
- Xem lại nội dung bài học, vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tốt bài sau “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới” (đọc & trả lời các câu hỏi phần I SGK)
IV. Bổ sung, rút kinh nghiệm.
Tuần 6 
Tiết 6,7 (PPCT)
Ngày soạn:10/10/2020
Ngày dạy: 19/10/2020
Bài 5. TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI.
 Bài 6. HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
I/ Mục tiêu.
1. Kiến thức. Qua bài nhằm giúp HS.
- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc . 
- Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Những biểu hiện, việc làm cụ thể của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
2. Kĩ nă

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_tuan_1_den_27_nam_hoc_2020_2.doc