Giáo án Hình học Lớp 8 (5 hoạt động) - Chương III: Tam giác đồng dạng

Giáo án Hình học Lớp 8 (5 hoạt động) - Chương III: Tam giác đồng dạng

§2. ĐỊNH LÝ ĐẢO VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐỊNH LÝ TA-LET

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Phát biểu được định lý đảo và hệ quả của định lý Ta-let

2. Kỹ năng: Vận dụng định lý đảo chứng minh hai đường thẳng song song; lập dãy các tỉ số bằng nhau của các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày rõ ràng.

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: vận dụng định lý Talet đảo và hệ quả của định lý Ta-let vào việc chứng minh hai đường thẳng song song, tính độ dài đoạn thẳng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên: SGK, giáo án, thước kẻ, bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập, bảng nhóm.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:

 

doc 48 trang maihoap55 5090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 (5 hoạt động) - Chương III: Tam giác đồng dạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
Chương III : 	TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
§1. ĐỊNH LÝ TA-LET TRONG TAM GIÁC
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhớ các khái niệm tỉ số của hai đoạn thẳng, đoạn thẳng tỉ lệ, định lý Ta-let trong tam giác.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng lập các tỉ số của hai đoạn thẳng; vận dụng định lý Ta-Lét tính độ dài đoạn thẳng.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày rõ ràng.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: vận dụng định lý Ta-lét vào việc tìm ra các tỉ số bằng nhau.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Thước thẳng, êke, các bảng phụ, vẽ hình 3 SGK Phiếu học tập ghi ?3
2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập, bảng nhóm.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Định lí Ta–lét trong tam giác.
Viết được tỉ số của hai đoạn thẳng.
Viết được GT – KL của định lí Ta-lét
Tìm được các đoạn thẳng tỉ lệ
Vận dụng định lí Ta-lét tính được độ dài 
của một đoạn thẳng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát: Giới thiệu nội dung bài 
- Mục tiêu: Nhận biết nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK, thước thẳng 
- Sản phẩm: Dự đoán cách tìm đoạn thẳng chưa biết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV: Cho hình vẽ:
Dựa vào các kiến thức 
đã học, em có 
thể tính x hay 
không?
GV: Để tính x trên hình, ta có thể sử dụng kiến thức của định lý Ta-lét.
Không thể tính x
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2: Tỉ số của hai đoạn thẳng 
- Mục tiêu: Nêu khái niệm và tìm tỉ số của hai đoạn thẳng
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK , thước thẳng
- Sản phẩm: Khái niệm tỉ số của hai đoạn thẳng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu HS thực hiện 
HS đứng tại chỗ trả lời
GV: giới thiệu định nghĩa tỉ số của hai đoạn thẳng, gọi 1 HS đọc định nghĩa SGK. 
HS: Phát biểu định nghĩa 
GV: Nêu ví dụ về tỉ số của hai đoạn thẳng,
 HS theo dõi ghi vở
GV: Có thể có đơn vị đo khác để tính tỷ số của hai đoạn thẳng AB và CD không? Hãy rút ra kết luận.?
HS: Có thể có đơn vị đo khác để tính tỷ số của hai đoạn thẳng AB và CD. Vậy tỉ số của hai đoạn thẳng không phụ thuộc vào cách chọn đơn vị đo.
GV: Nêu chú ý SGK
1) Tỉ số của hai đoạn thẳng:
 AB = 3 cm, CD = 5 cm 
EF = 4dm, MN = 7dm 
*Định nghĩa: Tỉ số của 2 đoạn thẳng là tỉ số độ dài của chúng theo cùng một đơn vị đo.
Ví dụ: AB = 300 m, CD = 500 m 
*Chú ý: Tỉ số của hai đoạn thẳng không phụ thuộc vào cách chọn đơn vị đo.
HOẠT ĐỘNG 3: Đoạn thẳng tỉ lệ 
- Mục tiêu: Nhận biết định nghĩa hai đoạn thẳng tỉ lệ
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, cặp đôi
- Phương tiện dạy học: SGK , thước thẳng
- Sản phẩm: Lập tỉ lệ thức của hai đoạn thẳng tỉ lệ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV treo bảng phụ ?2 và hình vẽ 2.
Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
+ So sánh các tỉ số và ?
+ Khi nào hai đoạn thẳng AB và CD tỉ lệ với hai đoạn thẳng A’B’ và C’D’?
Đại diện cặp đôi trả lời
GV: Giới thiệu AB, CD tỉ lệ với A'B', C'D'. Vậy AB và CD tỉ lệ với A'B' và C'D' khi nào?
HS: Phát biểu định nghĩa SGK
2) Đoạn thẳng tỉ lệ:
= ; = = 
 Vậy = 
*Định nghĩa: SGK/57
AB và CD tỉ lệ với A'B' và C'D' nếu 
= hay .
HOẠT ĐỘNG 4: Định lý Ta-lét 
- Mục tiêu: Phát biểu định lý Ta-lét trong tam giác
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
- Phương tiện dạy học: bảng phụ, SGK , thước thẳng
- Sản phẩm: định lý Ta-lét trong tam giác, tính được độ dài đoạn thẳng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Treo bảng phụ ghi đề lên bảng, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
GV: gợi ý HS làm việc theo nhóm:
+ Các đoạn thẳng chắn trên AB, AC là các đoạn thẳng như thế nào?
+ Tính và; và ;
 và 
HS hoạt động nhóm, cử đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời
GV nhận xét
? Nhận xét vị trí của đường thẳng a với 3 cạnh của tam giác?
HS: a song song với 1 cạnh và cắt 2 cạnh còn lại của tam giác.
GV: Rút ra kết luận gì từ ?
HS: Phát biểu định lý Talet 
GV: Gọi 1 HS lên bảng ghi GT, KL của định lý, các HS còn lại ghi vào vở
3. Định lý Ta-lét trong tam giác:
 Nếu đặt độ dài các đoạn thẳng bằng nhau trên đoạn AB là m, trên đoạn AC là n
= 
Tương tự:
; 
*Định lý Talet: SGK/58
 GT ABC; B'C' // BC 
KL ;;
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 5: Bài tập
- Mục tiêu: Viết tỉ số các đoạn thẳng, tính độ dài đoạn thẳng
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: bảng phụ, SGK , thước thẳng
- Sản phẩm: Giải ?4, bài 1, bài 5
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu HS làm SGK
GV: Áp dụng định lý Talet, ta sử dụng tỉ lệ thức nào để tính x, y?
HS: a) b)
GV: gọi 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 câu, các HS còn lại làm bài vào vở
GV nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu cá nhân làm bài 1 SGK
Gọi 3 HS lên bảng tính, HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét bài của bạn
GV nhận xét, đánh giá
- Tiếp tục làm 5aSGK
Yêu cầu HS lập các tỉ số bằng nhau rồi suy ra
1 HS lên bảng tính, HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét bài của bạn
GV nhận xét, đánh giá
a)Vì a // BC nên theo định lý Ta Lét ta có:
 x = 10: 5 = 2
b) Vì (cùng ) nên theo định lý Ta Lét ta có :
BT1/58 SGK 
a) ; b) c)
BT5/58 SGK 
a) Vì a // BC nên theo định lý Ta-let ta có:
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học kỹ định lý Talet trong tam giác
-BTVN: 2, 3, 4/59 SGK
- Xem trước bài: “Định lý đảo và hệ quả của định lý Ta-let”.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: (10 phút)
Câu 1: Phát biểu ĐL Ta Lét trong tam giác? (M1)
Câu 2: BT1/58 SGK (M3)
Câu 3 : BT5a/58 SGK (M4)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
§2. ĐỊNH LÝ ĐẢO VÀ HỆ QUẢ CỦA ĐỊNH LÝ TA-LET
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Phát biểu được định lý đảo và hệ quả của định lý Ta-let
2. Kỹ năng: Vận dụng định lý đảo chứng minh hai đường thẳng song song; lập dãy các tỉ số bằng nhau của các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày rõ ràng.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: vận dụng định lý Talet đảo và hệ quả của định lý Ta-let vào việc chứng minh hai đường thẳng song song, tính độ dài đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: SGK, giáo án, thước kẻ, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập, bảng nhóm.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
Phát biểu định lý đảo và hệ quả của định lý Ta-let
Suy luận ra định lý đảo và hệ quả của định lý Ta-let, lập dãy các tỉ số bằng nhau của các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
Vận dụng định lý đảo chứng minh hai đường thẳng song song
Vận dụng hệ quả định lí Ta-lét tính được độ dài của một đoạn thẳng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi
Đáp án
HS1: Phát biểu định lý Talet?
Áp dụng:
 Tìm x trên hình vẽ 
Định lý Talet(SGK/57) (5đ)
Áp dụng: 
Vì PQ// EF nên theo định lý Talet ta có:
 (5đ)
A. KHỞI ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát: 
- Mục tiêu: Nhận biết nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: Thước thẳng
- Sản phẩm: Dự đoán hai đường thẳng song song
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Cho hình vẽ:
Hãy so sánh . 
Dự đoán MN có song song với BC hay không?
GV: Chúng ta sẽ chứng minh dự đoán trên nhờ định lý Ta-lét đảo.
Dự đoán: MN//BC
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2: Định lý Ta-lét đảo 
- Mục tiêu: Phát biểu định lý Ta-lét đảo
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
- Phương tiện dạy học: Thước thẳng, SGK
- Sản phẩm: Định lý Ta-lét đảo, biết sử dụng định lý để chứng minh hai đường thẳng song song.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài , yêu cầu HS hoạt động nhóm thực hiện 
Đại diện nhóm lên bảng trình bày
GV : qua bài tập này em rút ra kết luận gì nếu một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và định ra trên hai đoạn thẳng đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ? 
HS: đường thẳng đó song song với cạnh còn lại
GV: Giới thiệu định lý Talet đảo
HS: Đọc định lý SGK
GV: Yêu cầu HS ghi GT, KL của định lý
1HS lên bảng thực hiện, các HS khác làm bài vào vở
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài , yêu cầu HS hoạt động theo nhóm thực hiện 
GV gợi ý: Để tìm các cặp đường thẳng song song ta áp dụng kiến thức nào?
HS: Định lý Talet đảo
1HS lên bảng chữa câu a, các HS khác làm bài vào vở
GV: Tứ giác BDEF là hình gì? Vì sao?
HS: Tứ giác BDEF là hình bình hành vì có 2 cặp cạnh đối song song
GV: Thay vì so sánh các tỉ số ta có thể so sánh các tỉ số nào? Vì sao?
HS: vì BF = DE
GV: Nhận xét mối liên hệ giữa các cặp cạnh tương ứng của ADE và ABC?
HS: tương ứng tỉ lệ
1) Định lý Talet đảo:
 1) Ta có: = ; 
= 
 Vậy = 
2.a)Vì B’C"// BC nên theo định lý Talet ta có:
 cm
 b) AC" = AC' = 3cm
 Ta có: B’C”//BC; C'C"B’C’ // BC
*Định lý Talet đảo: SGK/60
 ABC; B' AB ; C' AC 
 GT ; 
 KL B'C' // BC
a) Ta có :
 DE//BC 
(định lý Talet đảo)
Ta có: EF // AB
b) Tứ giác BDEF là hình bình hành vì có 2 cặp cạnh đối song song
c)Ta có 
Mà BF = DE suy ra 
 Các cặp cạnh tương ứng của ADE và ABC tương ứng tỉ lệ
HOẠT ĐỘNG 3: Hệ quả của định lý Ta-lét 
- Mục tiêu: Phát biểu hệ quả của định lý Ta-lét
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: Thước thẳng, SGK
- Sản phẩm: Hệ quả của định lý Ta-lét
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Giới thiệu hệ quả của định lý Talet
HS: Đọc hệ quả
GV: Vẽ hình, HS ghi GT, KL của hệ quả
1HS lên bảng thực hiện, các HS khác làm vào vở
GV: hướng dẫn HS cách c/m định lý
HS theo dõi kết hợp xem SGK
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 11, giới thiệu phần chú ý SGK
2) Hệ quả của định lý Talet:
*Hệ quả : SGK/60
GT ABC ; B'C' // BC
 ( B' AB ; C' AC
 KL 
Chứng minh: SGK/61
*Chú ý: SGK/61
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 4: Bài tập
- Mục tiêu: Viết tỉ số các đoạn thẳng, tính độ dài đoạn thẳng, tìm các đường thẳng song song
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: bảng phụ, SGK , thước thẳng
- Sản phẩm: Giải ?3, bài 6
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 12 SGK, chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm thực hiện , mỗi nhóm làm 1 câu
HS: hoạt động nhóm, cử đại diện lên bảng trình bày
GV nhận xét, đánh giá
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 13 SGK, chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm thực hiện bài 6 SGK, mỗi nhóm làm 1 câu
HS: hoạt động nhóm, cử đại diện lên bảng trình bày
GV nhận xét, đánh giá
a) Vì DE //BC nên theo hệ quả của định lý Talet :
b) Vì MN//PQ nên theo hệ quả của định lý Talet :
c) Vì EB//CF nên theo hệ quả của định lý Talet :
BT6/62 SGK:
a) Ta có : 
 DE//BC 
(định lý Talet đảo)
b) Ta có : 
 A’B’//AB 
(định lý Talet đảo)
Ta có: 
Mà 2 góc ở vị trí so le trong nên 
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc định lý Ta-let đảo và hệ quả của định lý Ta-let.
- BTVN: 7, 8, 9/62 SGK
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
 Câu 1: Phát biểu định lý Talet đảo? (M1)
Câu 2: Phát biểu hệ quả của định lý Talet? (M1)
Câu 3: BT6/62 SGK: (M3)
Câu 4: ?3 (M4)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS kiến thức về định lý Ta-lét, định lý Ta-lét đảo và hệ quả của nó. 
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng giải bài tập về tính độ dài đoạn thẳng, chứng minh các hệ thức.
3. Thái độ: HS tự giác, tích cực, chủ động trong học tập.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Tính độ dài đoạn thẳng, chứng minh các hệ thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: SGK, giáo án, thước kẻ, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, thước kẻ, bài tập phần luyện tập.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Luyện tập 
Thuộc định lý Ta-lét, định lý Ta-lét đảo và hệ quả.
Phân biệt được định lý Ta-lét, định lý Ta-lét đảo và hệ quả.
- Biết sử dụng định lý Ta-lét, định lý Ta-lét đảo và hệ quả của nó để tính độ dài đoạn thẳng, chứng minh hai đường thẳng song song.
.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi
Đáp án
HS1: Nêu định lý Ta-lét đảo, hệ quả của định lý Ta-lét? Vẽ hình, ghi GT, KL?
HS2: Cho hình vẽ. Chứng minh DE// BC. Tính DE?
HS1: Định lý Ta-lét đảo, hệ quả của định lý Ta-lét. Vẽ hình, ghi GT, KL (SGK/60, 61) (10đ)
HS2: ; 
DE//BC (Định lý Ta-lét đảo)
 (hệ quả định lý Talét) (10đ)
A. KHỞI ĐỘNG: 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 1: Bài tập tính độ dài đoạn thẳng 
- Mục tiêu: Luyện tập cho HS cách tính độ dài đường thẳng bằng cách sử dụng định lý Ta-lét, hệ quả của định lý Ta-lét.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học : SGK, bảng phụ, thước thẳng
- Sản phẩm: Bài 7/62 sgk
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV trep bảng phụ vẽ hình 14, yêu cầu HS sửa BT 7 SGK
GV: Ở hình a, áp dụng kiến thức nào để tính x?
HS: hệ quả của định lý Ta-lét
GV: Ở hình a, áp dụng kiến thức nào để tính x, y?
HS: Tính x: hệ quả định lý Ta-lét 
Tính y: định lý Pytago
GV: gọi 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 câu
GV kiểm tra vở BT của HS.
HS nhận xét, GV nhận xét.
BT 7/62 SGK: 
a)Vì MN// EF nên theo hệ quả củađịnh lý Ta-lét, ta 
có :
b) Vì A’B’//AB (cùng vuông góc với AA’) nên theo hệ quả định lý Ta-lét, ta có :
Áp dụng định lý Pytago cho OAB vuông tại O, ta có :
y = OB = 
HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập về c/m hai đường thẳng song song, tính diện tích 
- Mục tiêu: Biết cách chứng minh hai đường thẳng song song, chứng minh các hệ thức.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm
- Phương tiện dạy học(nếu có): Bảng phụ
- Sản phẩm: Bài 10, 11 SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: treo bảng phụ ghi đề bài tập 10, yêu cầu HS đọc đề bài tập
GV: Xét ABH, tỉ số bằng tỉ số nào? Vì sao?
HS: = (định lý Ta-lét)
GV: Xét ABC, tỉ số bằng tỉ số nào? Vì sao?
HS: = (định lý Ta-lét)
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày, các HS còn lại làm bài vào vở
GV : Công thức tính SABC, SAB'C'?
HS: SABC = 
GV: Từ giả thiết AH' = AH, kết hợp câu a, ta suy ra được điều gì?
HS: AH' = AH= 
GV : Vậy tính thông qua SABC như thế nào?
HS: SAB'C' = SABC
GV hệ thống ghi bảng, HS theo dõi ghi vở
GV: Yêu cầu HS giải BT 11 SGK
GV: So sánh AK, AI và AH?
HS: AK = AH; AI = 
GV: Để tính MN ta phải dựa vào tỉ số nào khi biết BC = 15cm?
HS: ( MN//BC)
GV: bằng tỉ số nào? Từ đó tính MN?
HS: (MK//BH)
GV: Thực hiện tương tự cho EF.
GV: gọi 2 HS lên bảng trình bày, 1 HS tính MN, 1 HS tính EF
HS nhận xét, GV nhận xét. 
GV: Tứ giác MNEF là hình gì? Nêu công thức tính? Biểu diễn thông qua như thế nào?
HS: Đứng tại chỗ trả lời
GV hệ thống ghi bảng, HS theo dõi ghi vở
BT 10/63 SGK: 
a) Ta có d // BC; AH ^ BC
Xét ABH có B’H’// BH (vì d // BC)
= (1) (định
 lý Ta-lét)
Xét ABC có B’C’// BC 
(vì d // BC)
= (2) (định lý Ta-lét)
Từ (1) và (2) = 
b) Nếu AH' = AH = (câu a)
SAB'C' == 
SABC = 7,5 cm2
BT11/63 SGK:
a)Xét ABC có MN//BC
(hệ quả định lý Ta-lét)
Xét ABH có MK//BH
(hệ quả định lý Ta-lét)
 cm
Tương tự, ta có : 
 (cm)
b)Tứ giác MNEF là hình thang nên
 (cm2)
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học kỹ định lý Ta-lét, định lý Ta-lét đảo và hệ quả của định lý Ta-lét.
- Xem lại các BT đã giải
- BTVN: 12, 17 SGK/65
- Xem trước bài: “Tính chất đường phân giác của tam giác”.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1 : Nhắc lại định lý Ta-lét, định lý Ta-lét đảo và hệ quả của định lý Ta-lét (M1)
Câu 2 : Bài 7 SGK (M2)
Câu 3 : Bài 10, 11 SGK (M3)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
§3. TÍNH CHẤT ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nhớ tính chất đường phân giác của tam giác, hiểu được cách chứng minh định lý.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng định lý để tính độ dài các đoạn thẳng và chứng minh hình học.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trình bày rõ ràng.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: vận dụng định lý để tính độ dài các đoạn thẳng và chứng minh hình học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: SGK, giáo án, thước thẳng, compa, bảng phụ, thước đo góc.
2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập, bảng nhóm.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Tính chất đường phân giác của tam giác.
Phát biểu được định lí về tính chất đường phân giác của tam giác
Viết được GT – KL của định tính chất đường phân giác của tam giác
Vận dụng định lí tính được độ dài của các đoạn thẳng
Dựa vào định lí tính được tỉ số diện tích của hai tam giác. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi
Đáp án
1. Phát biểu hệ quả của định lí Ta – Lét.
2. Cho hình vẽ: hãy so sánh tỉ số và 
1. Hệ quả: SGK/61 (5 đ)
2. Vì (GT) nên BE // AC ( Vì có hai góc so le trong bằng nhau).
Áp dụng hệ quả của định lí Ta – lét đối với ADC, ta có: = (5 đ)
A. KHỞI ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát
- Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- Phương tiện dạy học: SGK
- Sản phẩm: Tìm ra mối quan hệ giữa hai cạnh AB, AC với hai đoạn thẳng trên cạnh BC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV: Từ phần kiểm tra bài cũ, nếu AD là phân giác của góc BAC thì ta có được điều gì?
GV: Kết quả trên là nội dung của bài học hôm nay
mà 
Suy ra 
Do đó DABE cân tại B suy ra = 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
HOẠT ĐỘNG 2: Định lý 
- Mục tiêu: HS phát biểu được định lý tính chất đường phân giác của tam giác.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Phương tiện dạy học: SGK, thước thẳng
- Sản phẩm: Định lý tính chất đường phân giác của tam giác.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV : Ghi đề SGK, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm:
- Vẽ tam giác ABC, biết:
AB = 3 cm ; AC = 6 cm; = 1000
+ Dựng đường phân giác AD
+ Đo DB; DC rồi so sánh và 
HS hoạt động nhóm
Cử đại diện lên bảng vẽ hình, so sánh tỉ số 
các HS khác theo dõi, so sánh với kết quả của mình
GV: chỉ ra đoạn BD kề với đoạn AB, đoạn CD kề với đoạn AC. Từ kết quả , em có nhận xét gì nếu phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng?
HS: Phát biểu định lý SGK
GV: Vẽ hình, gọi 1 HS lên bảng ghi GT, KL của định lý
1 HS lên bảng thực hiện, các HS còn lại làm bài vào vở
GV: dựa vào kiến thức đã học về đoạn thẳng tỷ lệ, chứng minh tỷ số trên ta phải dựa vào định lý nào?
HS: Định lý Talet 
GV: Vậy ta cần vẽ thêm đường thẳng nào để sử dụng được định lý?
HS: Qua B kẻ đường thẳng song song với AC
GV: Khi đó ta có tỉ số nào?
HS: = 
GV: Vậy muốn chứng minh = , ta cân chứng minh thêm điều gì?
HS: BE = AB hay ABE cân tại B
GV: Chứng minh ABE cân tại B như thế nào?
GV hệ thống ghi bảng, HS theo dõi ghi vở
1) Định lý:
Ta có: = ; 
 = 
*Định lý : SGK/65
 ABC, AD là tia phân giác
 GT của ( D BC )
 KL = 
Chứng minh: 
Qua B kẻ đường thẳng song song với AC cắt AD tại E
Áp dụng hệ quả của định lý Talet vào DAC
 ta được: = (1) (vì BE // AC)
Ta có:(gt)
Vì BE // AC nên (so le trong)
 ABE cân tại B 
BE = AB (2)
Từ (1) và (2) ta có = .
HOẠT ĐỘNG 3: Chú ý 
- Mục tiêu: Giúp HS áp dụng định lý góc ngoài của tam giác, tính được độ dài đoạn thẳng.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học: SGK, thước thẳng, bảng phụ
- Sản phẩm: Học sinh tính được độ dài đoạn thẳng dựa vào định lý.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: Đưa ra khẳng định định lý vẫn đúng trong trường hợp tia phân giác của góc ngoài của tam giác
HS theo dõi ghi vở
GV: Yêu cầu HS về nhà chứng minh 
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 23 SGK, yêu cầu HS thực hiện , 
GV: Nhìn vào hình vẽ a, ta áp dụng định lý trên như thế nào?
HS: AD là phân giác của nên: 
GV: Nhìn vào hình vẽ b, áp dụng định lý trên như thế nào để tính x?
HS: DH là phân giác của nên
GV: Gọi 2 HS lên bảng trình bày, mỗi HS làm 1 câu, các HS khác làm bài vào vở
HS nhận xét, GV nhận xét
2) Chú ý:
=
 ( AB AC )
a) Do AD là phân giác của nên 
 Nếu y = 5 thì x = 5.7 : 15 = 
Do DH là phân giác của nên
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 4: Bài tập 
- Mục tiêu: Luyện tập cho HS cách tính độ dài đường thẳng bằng cách sử dụng tính chất đường phân giác của tam giác
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học : SGK, thước thẳng
- Sản phẩm: Lời giải bài 15 sgk
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Gọi HS đọc bài 15 SGK, áp dụng tính chất, giải bài toán
1 HS lên bảng giải, HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét bài của bạn
GV nhận xét, đánh giá.
Bài tập: Cô Hồng và cô Hoa rủ nhau tận dụng mảnh đất thừa gần nhà để trồng rau sạch. Hai cô phân công nhau: cô Hồng rào cạnh giáp con đường nhỏ dài 12 m, cô Hoa rào cạnh giáp con đường lớn dài 15 m. Hai cô thống nhất chia diện tích của mảnh đất tỉ lệ với chiều dài của hàng rào. Em hãy giúp các cô chia theo đúng sự thống nhất đó (kích thước trên hình vẽ)
HS đọc bài toán, đứng tại chỗ trả lời.
GV nhận xét, đánh giá.
BT 15 a SGK/ 67: (M3)
Vì AD là tia phân giác của góc A nên ta có:
Bài tập: 
Vẽ đường phân giác AD của góc A. 
Vì AD là phân giác của góc A nên ta có: Tỉ số diện tích của hai tam giác bằng tỉ số của hai đoạn DB và DC.
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc định lý tính chất đường phân giác của tam giác.
- Làm các bài tập 15b ; 16 ; 17 tr 67, 68 SGK.
- Chuẩn bị tiết sau Luyện tập.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
Câu 1 : Phát biểu định lí tính chất đường phân giác của tam giác (M1)
Câu 2 : Bài 15a/67 SGK (M3)
Câu 3 : Bài tập: (M4) 
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố định lý về tính chất đường phân giác của tam giác 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, chứng minh, tính toán, biến đổi tỉ lệ thức.
3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tư duy logic, thao tác phân tích đi lên trong việc tìm kiếm lời giải của một bài toán chứng minh. 
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: chứng minh, tính toán, biến đổi tỉ lệ thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: SGK, giáo án, thước kẻ
2. Học sinh: SGK, thước kẻ 
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Luyện tập: Tính chất đường phân giác của tam giác.
Viết được tỉ lệ thức của định lí về tính chất đường phân giác của tam giác
Tính được độ dài của các đoạn thẳng bằng cách áp dụng định lí về tính chất đường phân giác của tam giác
Vận dụng định lí về tính chất đường phân giác của tam giác chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau.
Dựa vào định lí về tính chất đường phân giác của tam giác tính được diện tích của tam giác. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi
Đáp án
- Phát biểu định lý về đường phân giác của tam giác.
- Áp dụng : giải bài 15b tr 67 SGK (GV vẽ hình 24b)
-Phát biểu định lý về đường phân giác của một tam giác đúng (SGK/65):.4đ
- Bài tập: 
b) Vì PQ là tia phân giác của góc P nên:
: 6đ
HS1: Phát biểu định lý Ta-lét?
Áp dụng: Tìm x trên hình vẽ 
Đáp án:
Định lý Ta-lét(SGK/57) (5đ)
Áp dụng: 
Vì PQ// EF nên theo định lý Ta-lét ta có:
 (5đ)
A. KHỞI ĐỘNG: 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng thành thạo định lý về tính chất đường phân giác của tam giác 
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm
- Phương tiện dạy học: SGK, thước thẳng
- Sản phẩm: Học sinh biết vận dụng định lý để chứng minh, tính toán, biến đổi tỉ lệ thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Làm BT 18 SGK
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
+ Đọc bài toán
+1 HS lên bảng vẽ hình, các HS còn lại làm bài vào vở
? AE là đường phân giác góc A của thì ta có tỉ lệ thức nào?
HS: 
GV: gợi ý cho HS cách tính EB, EC: có thể sử dụng các cách biến đổi tỉ lệ thức và tính chất dãy tỉ số bằng nhau để có được các tỉ lệ thức liên quan
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm
HS: Hoạt động theo nhóm, cử đại diện lên bảng trình bày
GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án
* Làm BT 20 SGK
GV: Vẽ hình 26 SGK lên bảng
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Đọc bài toán
+ Xét , ta có được tỉ lệ thức nào?
HS: 
+ Xét , ta có được tỉ lệ thức nào?
+ Để chứng minh OE = OF ta cần chứng minh như thế nào?
HS: 
+ Từ giả thiết AB // CD, em có thể suy ra tỉ lệ thức nào liên quan đến hai tỉ lệ thức trên?
HS: 
+ Vậy em suy ra được điều gì?
HS: OE = OF
1 HS lên bảng trình bày
GV nhận xét, chốt kiến thức
* Làm BT 21 SGK
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
 + Đọc bài toán, vẽ hình
+ AD là phân giác của góc B thì ta có được tỉ lệ nào?
HS: 
+ Từ GT m < n, suy ra vị trí điểm D đối với B và C?
HS: D nằm giữa B và M
+ Tính tỉ số ?
HS: 
GV hướng dẫn HS áp dụng tính chất tỉ lệ thức đề suy ra 
1 HS lên bảng trình bày
GV nhận xét, chốt kiến thức
BT18/68 SGK: 
GT
DABC, AB = 5cm
 AC = 6cm ; BC = 7cm
 AE tia phân giác Â
KL
Tính EB, EC
	Chứng minh:
Vì AE là tia phân giác của nên ta có :
 Þ
mà BE + EC = BC = 7 Þ 
Þ BE =.5 » 3,18cm; CE = 7 - 3,18 » 3,82cm 
BT 20/68 SGK :
 ABCD (AB // CD)
GT	AC cắt BD tại O
	EF // DC; E Î AD
	F Î BC
KL	OE = OF
Chứng minh :
Xét DADC. Vì OE // DC ta có : 	(1)
Xét D BCD. Vì OF // DC ta có : 	(2)
Xét DODC vì AB //DC ta có : 
Þ Þ 
Þ 	(3)
Từ (1), (2), (3) ta có : Þ OE = OF
BT 21/68 SGK :
 DABC; MB = MC
 GT 
 AB = m; AC= n
 ( m < n)
 SABC = S
SADM = ?
SADM = ?%SABC nếu n = 7 cm; m = 3 cm
Chứng minh: Vì AD là tia phân giác của 
 ( Tính chất đường phân giác)
Có: m < n nên DB< DC và MB = MC = 
Þ D nằm giữa B và M
Kẽ đường cao AH , ta có:
 SABM =AH.BM ; SACM = AH.CM
 Mà : BM = CM Þ SABM = SACM =
Lại có : Þ 
Hay : Þ SACD = 
SADM = SACD - SACM == 
b) n = 7cm ; m = 3cm
SADM== Þ SADM=S=20%SABC
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc định lý tính chất đường phân giác của tam giác, ôn lại định lí thuận, đảo, hệ quả của định lí Ta-lét.
- Bài tập về nhà : 19 ; 22 tr 68 SGK , bài 19, 20, 21, 23 tr 69 , 70 SBT
- Chuẩn bị bài mới “Khái niệm tam giác đồng dạng”.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS: 
 Câu 1: phát biểu định lí tính chất đường phân giác của tam giác (M1)
Câu 2: Bài 15b sgk (M2)
Câu 3: Bài 18, 20 sgk (M3)
Câu 4: Bài 21 sgk (M4)
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy: 
Chủ đề: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG (8 tiết)
A. Nội dung bài học:
1. Mô tả chủ đề
Chủ đề gồm các bài:
Khái niệm tam giác đồng dạng
Trường hợp đồng dạng thứ nhất
Trường hợp đồng dạng thứ hai
Trường hợp đồng dạng thứ ba
Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
2. Mạch kiến thức chủ đề
- Khái niệm tam giác đồng dạng
- Luyện tập
- Ba trường hợp đồng dạng của tam giác
- Luyện tập
- Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
- Luyện tập
B. Tiến trình dạy học
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nhớ định nghĩa về hai tam giác đồng dạng và các trường hợp đồng dạng của tam giác
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng chứng minh tam giác đồng dạng.
3. Thái độ: tự giác, tích cực, chủ động trong học tập, liên hệ về các hình đồng dạng trong thực tế đời sống.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Viết đúng các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng tỷ lệ của hai tam giác đồng dạng; chứng minh hai tam giác đồng dạng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng phụ vẽ hình 28 sgk.
2. Học sinh: Thước kẻ, compa, thước đo góc.
yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Khái niệm hai tam giác đồng dạng
Khái niệm hai tam giác đồng dạng 
Suy luận tính chất, định lý về đồng dạng
Lập được tỉ số đồng dạng của hai tam giác đồng dạng.
Chứng minh được hai tam giác đồng dạng. Tính được tỉ số đồng dạng.
Luyện tập
Hai tam giác đồng dạng
Viết các tỉ số đồng dạng
Vẽ tam giác đồng dạng theo tỉ số cho trước
Tính tỉ số chu vi của hai tam giác đồng dạng.
Trường hợp đồng dạng thứ nhất
Phát biểu trường hợp đồng dạng thứ nhất 
Cách chứng minh định lý 
Lập được tỉ số giữa các cạnh của hai tam giác
Chứng minh hai tam 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_5_hoat_dong_chuong_iii_tam_giac_dong.doc