Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 (Mới nhất)

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 (Mới nhất)

ÔN TẬP ĐẦU NĂM

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập và nhớ lại một số kiến thức hóa học cơ bản đã học ở lớp 8 vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập thường gặp.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng các bài tập định tính và định lượng .

3. Thái độ

- Giúp các em yêu thích môn học và vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.

4. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.

II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC

 - Phương pháp, kỹ thuật dạy học:

 + Hoạt động nhóm.

 + Phương pháp vấn đáp, tìm tòi.

 - Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.

III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.Giáo viên:

- Hệ thống các kiến thức học ở lớp 8, tivi, máy tính.

- Bài tập vận dụng.

2. Học sinh : Ôn lại kiến thức trọng tâm đã học.

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1. Khởi động (1’)

-GV: hôm nay cô và các em tiếp tục ôn lại các kiến thức lớp 8 để vận dụng và học trong chương trình lớp 9 này nhé. -HS: chú ý lắng nghe

 Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức

Ôn tập các khái niệm cơ bản và các nội dung lý thuyết cơ bản (10’)

a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học

b. Phương thức dạy học: đàm thoại- vấn đáp kết hợp hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm dự kiến: Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học lớp 8

d. Năng lực hướng tới: giải quyết vấn đề.

 

docx 172 trang Hoàng Giang 31/05/2022 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 	 Ngày soạn: 12/09/2020
Tiết: 1 Ngày dạy: .. / ./2020
 ÔN TẬP ĐẦU NĂM	
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Ôn tập và nhớ lại một số kiến thức hóa học cơ bản đã học ở lớp 8 vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập thường gặp.
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng các bài tập định tính và định lượng.
3. Thái độ 
- Giúp các em yêu thích môn học và vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống. 
4. Năng lực cần hướng đến
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
	- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: 
	+ Hoạt động nhóm.
	+ 	Phương pháp vấn đáp, tìm tòi.
	- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Hệ thống các kiến thức học ở lớp 8, tivi, máy tính.
- Bài tập vận dụng.
2. Học sinh 
- Ôn lại kiến thức trọng tâm đã học.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định lớp (1’) 
2.Tổ chức các hoạt động học tập 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Hoạt động 1. Khởi động (1’)
-GV: Trong chương trình hóa học lớp 8 có những kiến thức vô cùng quan trọng .Vậy, hôm nay cô và các em cùng ôn lại các kiến thức đó để vận dụng và học trong chương trình lớp 9 này nhé.
-HS: chú ý lắng nghe
 Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Ôn tập các khái niệm cơ bản và các nội dung lý thuyết cơ bản (10’) 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học.
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại- vấn đáp kết hợp hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm dự kiến: Trình bày được theo yêu cầu của giáo viên.
d. Năng lực hướng tới: giải quyết vấn đề.
- GV: Yêu cầu HS nêu các khái niệm oxit, axit, bazơ, muối. Công thức chung của các hợp chất đó. Phát biểu qui tắc hóa trị?
- GV: Lưu ý HS cần phải ghi nhớ các kiến thức : 
+ Thuộc kí hiệu các nguyên tố, công thức các gốc axit, hóa trị của các nguyên tố và các gốc.
 + Thuộc các khái niệm oxit, axit, bazơ, muối.
- HS: Trả lời câu hỏi GV đặt ra.
- HS: Lắng nghe, ghi bài.
® Qui tắc hóa trị: ] 
– Công thức chung của các hợp chất :
· Oxit: RxOy
· Axit: HxA
·Bazơ: M(OH)n
· Muối: MnAm
Hoạt động 3. Luyện tập 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, giải quyết câu hỏi phần khởi động.
Phương thức dạy học: PP nêu và giải quyết vấn đề
Sản phẩm đạt được: Ôn lại một số dạng bài tập cơ bản ở lớp 8
Năng lực hướng tới: năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước xác định thành phần phần trăm các nguyên tố có trong hợp chất. 
- GV: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập sau,yêu cầu các HS còn lại làm bài vào vở.
?Tính thành phần phần trăm các nguyên tố có trong hợp chất NH4NO3
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập: 
?Hoàn thành PTHH
a. Na2O +H2O 
 K2O +H2O 
b. SO2 +H2O 
c. SO3 +H2O 
d. NaOH + HCl 
e. Al(OH)3+H2SO4 
- Chỉ ra chất ở a,b,c thuộc loại hợp chất nào? Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về loại hợp chất của các chất sản phẩm ở a và b?
- Gọi tên các chất sản phẩm
? Viết CTHH của những muối có tên gọi dưới đây:
Đồng (II)clorua, Kẽm sun fat, Sắt (III) sun fat, Magiê hidro cacbocat, Canxi photphat, Natri hidro phot phat 
- HS: Trả lời
- HS: Làm bài tập
- HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn.
Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng, trả lời câu hỏi.
- HS: lên bảng làm
a. Na2O +H2O 2NaOH 
 K2O +H2O 2 KOH 
Sản phẩm thuộc loại bazơ
 NaOH: natri hidroxit
 KOH: kali hidroxit
b. SO2 +H2O H2SO3
 SO3 +H2O H2SO4
Sản phẩm thuộc loại axit
 H2SO3: axit sunfurơ
 H2SO4: axit sunfuric
c. NaOH +HClNaCl + H2O 
2Al(OH)3 + 3 H2SO4 6H2O + Al2 (SO4)3 
Sản phẩm thuộc loại muối
 NaCl:natriclorua
 Al2 (SO4)3: nhôm sunfat
Đồng (II)clorua : CuCl2
Kẽm sun fat : ZnSO4
Sắt III sun fat : Fe2 (SO4)3
Magiê hidro cacbocat: MgHCO3
Canxi photphat: Ca3(PO4)2
Natri hidro phot phat: NaHPO4
Natri đihidro photphat: NaH2PO4
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1’)
1. Tổng kết
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà sau: 
Đốt 32 gam khí mêtan CH4 trong không khí thu được khí CO2 và hơi nước.
a. Tính khối lượng khí CO2 thu được
b. Tính thể tích khí oxi cần dùng
- Ôn lại kiến thức ở lớp 8 phần nồng độ phần trăm, nồng độ mol/l
Tuần: 1 	 Ngày soạn: 12/09/2020
Tiết: 2 Ngày dạy: .. / ./2020
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Ôn tập và nhớ lại một số kiến thức hóa học cơ bản đã học ở lớp 8 vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập thường gặp.
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng các bài tập định tính và định lượng .
3. Thái độ 
- Giúp các em yêu thích môn học và vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống. 
4. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
	- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: 
	+ Hoạt động nhóm.
	+ 	Phương pháp vấn đáp, tìm tòi.
	- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Giáo viên:
- Hệ thống các kiến thức học ở lớp 8, tivi, máy tính.
- Bài tập vận dụng.
2. Học sinh : Ôn lại kiến thức trọng tâm đã học.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Hoạt động 1. Khởi động (1’)
-GV: hôm nay cô và các em tiếp tục ôn lại các kiến thức lớp 8 để vận dụng và học trong chương trình lớp 9 này nhé.
-HS: chú ý lắng nghe
 Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Ôn tập các khái niệm cơ bản và các nội dung lý thuyết cơ bản (10’) 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học
b. Phương thức dạy học: đàm thoại- vấn đáp kết hợp hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm dự kiến: Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học lớp 8
d. Năng lực hướng tới: giải quyết vấn đề.
- GV: Tổ chức thảo luận nhóm: Yêu cầu các nhóm hệ thống lại các công thức thường dùng làm bài tập.
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày trên bảng.
- GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
- HS: Thảo luận nhóm và ghi các công thức ra giấy.
- HS: Các công thức thường dùng.
Các công thức:
Hoạt động 3. Luyện tập 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, giải quyết câu hỏi phần khởi động.
Phương thức dạy học: PP nêu và giải quyết vấn đề
Sản phẩm đạt được: Ôn lại một số dạng bài tập cơ bản ở lớp 8
Năng lực hướng tới: năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
- GV: Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập: 
BT1:Hòa tan 28g Fe bằng dung dịch HCl 2M vừa đủ.
a. Tính thể tích HCl cần dùng.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng (coi thể tích dung dịch thu được sau phản ứng không thay đổi đáng kể so với thể tích HCl) 
Gọi học sinh trình phân tích đề và trình bày cách làm.
GV chốt kiến thức: Làm theo các bước: 
+ Tính số mol của Fe.
+ Dựa vào PTHH để tìm số mol của chất cần tìm.
+ Tính thể tích, nồng độ dung dịch. 
- GV chốt kiến thức.
BT 2: 
a) Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là gì?
b) Nếu hòa tan 25gam NaCl vào 75gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
- Gọi học sinh trình phân tích đề và trình bày cách làm. Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV chốt kiến thức
BT 3: 
Trộn 2 lít dung dịch rượu êtylic có nồng độ 1M, vào 3 lít dung dịch rượu êtylíc có nồng độ 2M. Tính nồng độ mol của dung dịch rượu êtylíc sau khi pha trộn.
- Gọi học sinh trình phân tích đề và trình bày cách làm. Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV chốt kiến thức.
- GV:hướng dẫn hs và yêu cầu hs lên bảng trình bày
BT 4: 
Từ muối CuSO4 , nước cất và những dụng cụ cần thiết, tính tổng giới thiệu cách pha chế 200gam dung dịch CuSO4 15%.
- HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn.
- HS: lên bảng làm.
- Lắng nghe, ghi bài.
- HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn.
- HS: lên bảng làm.
- Lắng nghe, ghi bài.
- HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn.
- HS: lên bảng làm.
- Lắng nghe, ghi bài.
- HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn.
- HS: lên bảng làm.
- Lắng nghe, ghi bài.
BT1:
Theo phương trình: 
 + Thể tích dung dịch HCl cần dùng là :
CM = n/V => V = n / CM 
 = 1/2 = 0,5 (l)
 + Nồng độ của dung dịch sau phản ứng:
BT 2:
a) Nồng độ phần trăm của dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100gam dung dịch. 
b)
Ta có: mdd = mct + mdm 
 = 25 + 75 = 100 (gam) 
-Áp dụng công thức :
 C% = mct x 100%/ mdd 
= (25x 100%):100 = 25% 
-Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là 25%. 
BT 3
Ap dụng công thức 
*n1 = CM(1) x V1 
 = 1 x 2 = 2 (mol) 
*n2 = CM(2) x V2 
 = 2 x 3 = 6 (mol) 
*nmới = n1 + n2 
 = 2 + 6 = 8 (mol) 
 V ( mới ) = V1 + V2 
 = 5 ( lít ) 
 *CM ( mới ) = 8: 5= 1,6 (M). 
-Vậy nồng độ mol của dung dịch rượu êtylic sau khi pha trộn là 1,6( M ).
 BT4: * Tính tổng:
- Khối lượng chất tan CuSO4 l: 
m CuSO4 = 15 x 200 / 100 = 30 (gam) 
- Khối lượng dung mơi l: 200 – 30 170 (gam) nước. 
* Cách pha chế: Cân lấy 30 gam CuSO4 cho vo cốc có dung tích 250 ml. Sau đó đong lấy 170ml nước cất rồi đổ dần vo cốc khuấy nhẹ đều cho tan hết. Ta được 300ml dung dịch CuSO4 15%. 
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1’)
1. Tổng kết
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Ôn lại kiến thức ở lớp 8 thật kĩ.
- Chuẩn bị chủ đề Oxit 
 Tiết 1: “ Tính chất hoá học của oxit – phân loại oxit” .
Tuần: 2,3 	 Ngày soạn: ./ ./2020
Tiết: 3,4,5 Ngày dạy: .. / ./2020
CHỦ ĐỀ: OXIT
KẾ HOẠCH CHUNG
Phân phối thời gian
Tiến trình dạy học
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
KT1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit.
Tiết 2
KT2: Một số oxit quan trọng.
Tiết 3
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Năng lực cần đạt
Tính chất hoá học của Oxit.
Khái quát về sự phân loại oxit. Một số oxit quan trọng
Câu hỏi, bài tập, định tính
-Nắm được tính chất hoá học của oxit a xit, oxit bazo.
-Biết phân loại oxit
– Nắm được tính chất vật lý, tính chất hoá học của một số oxit quan trọng CaO, SO2.
– Ứng dụng của CaO, SO2 trong thực tiễn. Phương trình điều chế CaO,SO2.
Minh hoạ tính chất bằng các phương trình hoá học của oxit.
– Hiểu được cơ sở để phân loại oxit.
– Dự đoán được các tính chất hoá học của oxit
axit, oxit bazo.
– Dự đoán được kết quả phản ứng của oxít axit với nước, với bazo,với oxit bazo;, của oxit bazo với axit, nước, oxit axit.
– Tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của oxit axit ( SO2), oxit bazơ(CaO)
– Phân biệt được oxít axit với oxit bazơ.
– Tính toán theo PTHH.
– Tư duy logic về tính chất hoá học ,phương trình điều chế oxit axit, oxit bazơ để chọn được công thức hoá học thích hợp.
– NL thực hành
– NL sử dụng ngôn ngữ hóa học
– NL tính toán
Câu hỏi/ Bài tập định lượng
Bài tập tính toán theo PTHH:
+ Tính thể tích khí thoát ra.
+ Xác định nồng độ mol của dung dịch a xit.
-Tìm CTHH của oxit liên quan tới nồng độ dung dịch.
– Tính thành phần % theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
– Tính nồng độ % các chất trong dung dịch
( liên quan đến chất dư, chất hết).
– NL tính toán
– NL sử dụng ngôn ngữ hóa học
Bài tập thực hành/ TN/ gắn hiện tượng
thực tiễn.
– Vận dụng tính chất hoá học các oxit, làm bài tập nhận biết các oxit.
– Tách chất ra khỏi hỗn hợp
– Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế: vôi sống để lâu bị kết cứng, hiện tượng mưa axít, hiện tượng vôi tôi
– Tính toán lượng khí thải ra môi trường do điều chế chất
– NL vận dụng kiến thức vào thực tế
– NL phát hiện và giải quyết vấn đề
Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo bảng mô tả
1. Mức độ nhận biết: 
Câu 1: Cho các oxít sau: CO2, N2O5, SO2, Na2O, MgO, . Hãy cho biết những oxít nào là oxit bazơ? Những oxit nào là oxit axit. Hãy chứng minh bằng phản ứng hóa học).
 Câu 2: Cho các oxit sau: K2O, CO,Fe2O3, SO3, Al2O3, CO2, CaO, NO, SO2, ZnO. Hãy phân loại các oxit.
2. Mức độ thông hiểu: 
Câu 1: Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với:
a. Nước, tạo thành axit b. Nước, tạo thành dung dịch Bazơ
c. Axit, tạo thành muối và nước c. Bazơ, tạo thành muối và nước
Câu 2: Cho những oxit sau: BaO, Fe2O3, N2O5, SO2. Những oxit nào tác dụng với:
a. Nước b. Axit clohiđric c. Natri hiroxit
Viết phương trình phản ứng xảy ra 
Câu 3: Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau. Viết phương trình phản ứng.
3. Vận dụng thấp
Câu 1: Viết phương trình phản ứng cho mỗi chuyển đổi sau
CaCO3 CaO Ca( OH)2 
 CaCl2
 CaCO3
S SO2 SO3 H2SO4 
 Na2SO3 
Câu 2: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất rắn sau: CaO, P2O5 , SiO2
Câu 3: Khí cacbonic (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbonđiôxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit SO2. Làm thế nào để tách được những tạp chất ra khỏi CO? Viết các phương trình hóa học?
4. Vận dụng cao:
Câu 1: Hòa tan 2,4g một oxit kim loại hóa trị II vào 21,9g dd HCl 10% thì vừa đủ. Tìm CTHH của oxit?
Câu 2: Cho 200ml dd HCl có nồng độ 3,5mol/l hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp 2 oxit CuO, Fe2O3.
a, Viết PTHH
b, Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu
Câu 3: Cho 1,6g đồng(II)oxit tác dụng với 100g dd axitsunfuric có nồng độ 20%.
a, Viết PTHH.
b, Tính nồng độ % của các chất có trong dd sau khi phản ứng kết thúc.
Câu hỏi liên quan đến thực tiễn
Câu 1: Lưu huỳnh đi oxit (SO2) là một trong các chất gây ô nhiễm, dẫn đến sự hình thành các trận mưa axit. Giới hạn của hàm lượng SO2 khí sạch được quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO) là 3,10.10-6 mol SO2 trong mỗi m3. Giới hạn trên tương ứng với nồng độ SO2 là bao nhiêu tính theo g/l:
A. 1,99.10-1 B. 1,9.10-5 C. 1,49.10-6 D. 1,98.10-7
Câu 2: Người ta dùng một lượng nước bằng 70% khối lượng vôi sống để tôi. Lượng nước này lớn gấp mấy lần so với lượng tính theo phương trình:
A. 3 lần B. 2 lần C. 2,18 lần D. 2,25 lần
Câu 3: Vôi bột (CaO) để lâu ngày trong không khí sẽ bị kết cứng. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
Câu 4: Tính thể tích khí cacbonic mà cây xanh đã hấp thụ được bằng quá trình hợp quang hợp nếu quá trình đó giải phóng 134,4 m3 khí oxi(đktc). Hiệu suất quá trình tổng hợp đạt 80%. Từ đó em hãy nêu lợi ích của cây xanh.
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
Học sinh biết được:
- Tính chất hoá học của oxit:
 + Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
 + Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
- Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit, lưu huỳnh đioxxit.
2. Kỹ năng 
 - Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit. 
 - Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit.
 - Phân biệt được một số oxit cụ thể.
 - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất.
 - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của SO2, CaO.
 - Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của hai oxit SO2, CaO
3. Thái độ 
 -Giáo dục tính cẩn thận, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, cẩn trọng, chính xác trong thao tác thí nghiệm, thái độ yêu thích môn học.
4. Năng lực cần hướng đến
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
	- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: 
	+ Phương pháp làm thí nghiệm.
	+ Dạy học theo nhóm.
	+ Dạy học dự án.
	+ Vấn đáp tìm tòi.
 - Hình thức tổ chức dạy học: (cá nhân, nhóm, cả lớp, tham quan, trải nghiệm, dạy học nhà trường gắn với sản cuất, kinh doanh, dịch vụ )
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Đồ dùng dạy học: 
a. Giáo viên:
	- Hoá chất: CuO, HCl, máy tính, ti vi, CaO, dd HCl, dd H2SO4 loãng, CaCO3, dd Ca(OH)2 , Na2SO3, H2SO4 loãng, S, Ca(OH)2.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh.
	- Tranh ảnh lò lung vôi trong công nghiệp và thủ công.
	- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, ống hút. 
b. Học sinh: 
	Nghiên cứu trước nội dung bài học, bảng nhóm. 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1 : Khởi động (2’)
- GV: chiếu 1 số hình ảnh về oxit axit, oxit bazơ (SO2, CaO, Fe3O4)
- GV: Trong chương trình lớp 8 chúng ta đã được làm quen khái niệm về oxit. Vậy, oxit là gì? Oxit có những tính chất hoá học nào? Chúng được chia thành mấy loại? 
- HS: quan sát
- HS: Chú ý lắng nghe
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Tính chất hoá học của oxit
a. Mục tiêu: 
HS biết được: Những tính chất hoá học chung của oxit và viết được PTHH tương ứng cho mỗi tính chất.
b. Phương thức dạy học: Trực quan – Thảo luận nhóm – Đàm thoại
c. Sản phẩm dự kiến: học sinh quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
d. Năng lực hướng tới: sử dụng ngôn ngữ hóa học, thực hành thí nghiệm, giải quyết vấn đề.
 - GV: Thông báo : BaO phản ứng với nước tạo thành dung dịch bari hidroxit.
 - GV: Yêu cầu 1 HS viết PTHH?
 - GV: Yêu cầu 3HS viết PTHH của: K2O, Na2O, CaO với nước .
- GV: Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm: CuO + HCl
Yêu cầu HS quan sát màu sắc Viết PTHH ?
- GV: Tương tự,yêu cầu HS viết PTPƯ khi cho Al2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 
- GV: Yêu cầu HS chốt lại các TCHH của oxit bazơ?
-GV: Thông báo:Khi cho P2O5 tác dụng với H2O có hiện tượng gì ?
- GV: Yêu cầu 3HS viết PTPƯ khi cho SO2, SO3, N2O5 + H2O?
- GV: Yêu cầu 2 HS viết PTPƯ khi cho SO2 tác dụng với dung dịch NaOH và P2O5 tác dụng với dung dịch KOH .
- GV hỏi: Ngoài ra oxit axit còn có TCHH nào khác và kết luận?
- HS : Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS: Viết PTHH.
- HS: Viết các PTHH lên bảng.
- HS: Thực hiện thí nghiệm, nêu hiện tượng: CuO tandd có màu xanh lam.
CuO + 2HCl 
 CuCl2 + H2
-HS: Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O
- HS: Dựa vào kiến thức vừa học trả lời.
- HS: Tạo thành dung dịch axit làm giấy quỳ tím hoá đỏ .
- HS: Lên bảng viết PTHH.
- HS: Lên bảng viết PTHH:
SO2+2NaOHNa2SO3+ H2O 
P2O5+6KOH2K3PO4+3H2O 
-HS: Tác dụng với oxit bazơ và kết luận về TCHH của oxit axit.
I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
1. Oxit bazơ:
 a. Tác dụng với nước dd bazơ
BaO + H2O Ba(OH)2 .
 Na2O + H2O 2NaOH .
b. Tác dụng với axit muối + nước
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O
c. Tác dụng với oxit axit muối .
CaO + CO2 CaCO3
 2. Oxit axit 
a.Tác dụng với nước dd axit .
P2O5+3H2O 2H3PO4
b. Tác dụng với bazơ muối + nước
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 
 c. Tác dụng với oxit bazơ muối 
 BaO + SO2 BaSO3 
Hoạt động 2.2 Khái quát về sự phân loại oxit 
a. Mục tiêu: 
HS biết được: phân loại oxit
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại gợi mở
c. Sản phẩm dự kiến: học sinh quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
d. Năng lực hướng tới: sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề
 - GV: Dựa vào TCHH ở trên oxit được chia làm mấy loại ? 
- GV: Từ kiến thức lớp 8, yêu cầu HS nhắc lại :
 Oxit bazơ là gì ?
 Oxit axit là gì ? 
-GV: Giới thiệu oxit lưỡng tính, oxit trung tính .
- HS: Có 2 loại :
Oxit axit và oxit bazơ .
- HS: Trình bày khái niệm oxit axit, oxit bazơ.
-HS: Nghe và ghi vào vở.
II. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT 
1. Oxit bazơ (K2O, CuO, Fe2O3...)
2. Oxit axit (SO3, P2O5 )
 3. Oxit lưỡng tính
(Al2O3, ZnO )
4. Oxit trung tính 
(CO, NO )
Hoạt động 2.3 Một số oxit quan trọng
a. Mục tiêu: 
HS biết được: Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit, lưu huỳnh đioxit 
b. Phương thức dạy học: Thí nghiệm trực quan - Thảo luận nhóm – Đàm thoại – Vấn đáp - Dạy học dự án, Tự học tại nhà. 
c. Sản phẩm dự kiến: Học sinh quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của CaO, SO2, sản phẩm hoạt động dự án.
d. Năng lực hướng tới: sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học
- GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu CaO và nêu ra các tính chất vật lý?
- GV yêu cầu nêu tính chất hóa học của Oxit bazơ?
- GV giới thiệu CaO thành phần có nguyên tố kim loại liên kết với nguyên tố oxi vậy CaO thuộc loại oxit nào?
- GV “Vì vậy CaO mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ”
- GV yêu cầu HS về nhà tự học phần tính chất hóa học và PTHH minh hoạ.
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế để nêu các ứng dụng của CaO?
 - GV: Kết luận và bổ sung.
- HS: Quan sát mẫu vật, từ đó nêu tính chất vật lý của CaO.
-Hs trả lời
-HS CaO là oxit bazơ
-HS: Theo dõi thông tin SGK , liên hệ thực tế và nêu các ứng dụng của CaO
-HS: Nghe và ghi vở
A.Canxioxit (CaO)
I. TÍNH CHẤT
1.Tính chất vật lí:
- Là chất rắn, màu trắng nóng chảy ở nhiệt độ là 2585oC.
2. Tính chất hoá học (hướng dẫn học sinh tự học)
II. CANXI OXIT CÓ NHỮNG ỨNG DỤNG GÌ?
(SGK)
- GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí SO2, ngửi khí (đúng nguyên tắc).
 Hãy nêu trạng thái, màu sắc, mùi của khí SO2?
- GV: Yêu cầu HS xác định tỉ khối của khí SO2 đối với không khí kết luận gì ?
- GV thông báo: SO2 độc gây ho, viêm đường hô hấp, mùi hắc. 
SO2 thành phần có nguyên tố phi kim liên kết với nguyên tố oxi vậy SO2 thuộc loại oxit nào?
- GV: “Vì vậy SO2 mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit axit”
- GV yêu cầu HS về nhà tự học phần tính chất hóa học và PTHH minh hoạ.
- GV hỏi: Qua phần TCHH hãy cho biết nguyên liệu để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
- GV : Giới thiệu thêm: muối sunfít và dd HCl.
- GV hỏi: Cách thu khí SO2 như thế nào ? tại sao ? trong các cách sau:
a. Đẩy nước.
b. Đẩy không khí (úp bình thu).
c.Đẩy không khí (ngửa bình thu).
-GV: Giới thiệu thêm cách điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm bằng cách cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với Cu.
-GV: Giới thiệu cách SX SO2 trong công nghiệp.
-HS: quan sát, ngửi khí, trả lời:
SO2 là chất khí không màu, mùi sốc.
-HS: Nặng hơn không khí 
- HS:Lắng nghe, ghi nhớ.
-HS: SO2 là oxit axit
- HS: Suy nghĩ trả lời:
Na2SO3, H2SO4 loãng.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Đẩy không khí, để ngửa bình do SO2 nặng hơn không khí và do SO2 tác dụng được với nước .
- HS: Chú ý lắng nghe. Viết PTPƯ .
B.LƯU HUỲNH ĐIOXIT
I.TÍNH CHẤT CỦA LƯU HUỲNH ĐIOXIT (SO2 ) :
1.Tính chất vật lí :
- Chất khí, không màu có mùi hắc, độc. 
- Nặng hơn không khí.
2.Tính chất hoá học: (hướng dẫn học sinh tự học)
II. Ứng dụng:
- Sản xuất H2SO4 
- Tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. 
- Diệt nấm mốc.
III. Điều chế :
1.Trong phòng thí nghiệm 
- Nguyên liệu muối sunfít, dd HCl, H2SO4 loãng .
Na2SO3 + 2HCl 2NaCl+H2O + SO2 
Na2SO3+ H2SO4 Na2SO4+H2O+ SO2 
2.Trong công nghiệp :
- Đốt lưu huỳnh trong không khí.
S + O2 SO2
- Đốt quặng pirit (FeS2)
4FeS2+11O2 2Fe2O3+ 8SO2. 
Hoạt động 3. Luyện tập 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, luyện tập tính chất hoá học của oxit, CaO, SO2.
Phương thức dạy học: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
Sản phẩm đạt được: bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực tính toán.
- Giáo viên chiếu bài tập lên tivi (máy trình chiếu)
- GV gọi học sinh đọc đề bài các bài tập luyện tập:
- Bài tập1: Cho các oxit sau: K2O, Fe2O3, SO3, P2O5.
a. Em hãy gọi tên, phân loại các oxit trên .
b. Trong các oxit trên, chất nào tác dụng với nước, dd HCl, dd KOH. Viết các PTPƯ xảy ra?
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4, 6 SGK/6.
Bài tập 3 : Viết PTPƯ cho mỗi biến đổi sau:
 Ca(OH)2
CaCO3 CaO CaCl2
 Ca(NO3)2
 CaCO3
Bài tập 4: Thực hiện chuỗi phản ứng sau: 
CaCO3 → CaO → CaSO3 → S → K2SO3
Bài tập 5: Hoàn thành các phản ứng sau : 
 SO2 + Ca(OH)2 →
 SO2 + Na2O →
Bài tập 6: Cho 2,24 lit khí SO2 tác dụng vừa đủ với V(lit) dung dịch Ca(OH)2 1M chỉ tạo ra muối trung hoà. Tính V và khối lượng kết tủa tạo thành.
- GV gọi HS lên bảng làm bài, gọi học sinh khác nhận xét. Giáo viên chốt kiến thức.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh lên bảng.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
a. Mục tiêu: 
 Vận dụng các kiến thức về oxit giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b. Phương thức dạy học: 
 Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm dự kiến: 
 Thuyết trình sản phẩm, bài làm của học sinh.
d. Năng lực hướng tới:
 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
- GV: Đặt vấn đề: tại sao vôi sống dạng bột để ngoài không khí thì bị vón cục?
- GV: Nếu em để 1 cốc nước vôi trong trong không khí 1 thời gian có hiện tượng gì?
- HS: Do nó phản ứng được với CO2 trong không khí tạo thành muối canxi cacbonat không tan.
- HS: Vôi trong có 1 lớp màng mỏng màu trắng ở trên bề mặt .
Hoạt động 5. Tìm tòi và mở rộng
a. Mục tiêu: 
 Vận dụng kiến thức tìm tòi các kiến thức trong cuộc sống về bazơ.
b. Phương thức dạy học: 
 Tự học ở nhà, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm dự kiến: 
 Thuyết trình sản phẩm, bài làm của học sinh.
d. Năng lực hướng tới:
 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực vận dụng kiến thức Hoá học vào cuộc sống.
-GV: Tại sao trên bề mặt các hố tôi vôi ngập nước thường có một lớp váng trắng (tại sao cốc nước vôi trong để lâu trong phòng thí nghiệm thường có một lớp váng trắng)
- GV: SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong những nguyên nhân gây mưa axit, ăn mòn các công trình xây dựng, hãy viết các PTPƯ giải thích quá trình trên.
- Tại sao SO2 được dùng tẩy trắng bột giấy?
- Tại sao vôi sống để lâu trong không khí bị kém chất lượng?
- Tại sao người ta đốt S diệt chuột ở những nhà kho kín? 
- HS: Trên bề mặt các hố tôi vôi ngập nước thường có một lớp váng trắng (cốc nước vôi trong để lâu trong phòng thí nghiệm thường có một lớp váng trắng) do: 
 - HS phát biểu:
2SO2 + O2 2SO3
SO3 + H2O →H2SO4
Các công trình xây dựng chứa sắt và đá vôi:
H2SO4 + Fe →FeSO4 + H2
H2SO4+CaCO3→
 CaSO4+CO2+H2O
- SO2 tác dụng với các chất hữu cơ có màu tạo ra các chất không màu nên nó tẩy trắng được bột giấy.
- Do CaO phản ứng với CO2 trong không khí, phản ứng với hơi nước vì vậy khi bảo quản phải cho vào thùng kín hoặc túi nilon buộc kín tránh tiếp xúc với không khí.
Đốt S tạo ra khí SO2 là khí độc gây viêm đường hô hấp, sưng phổi
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
	1. Tổng kết
2. Hướng dẫn tự học ở nhà	
- Học bài, làm bài tâp 1, 2, 3, 5 (SGK/6). Học bài làm bài tập 4, 5, 6 (11 / SGK) và xem trước bài: “Tính chất hoá học của axit 
Tuần: 3,4 	 Ngày soạn: ./ ./2020
Tiết: 6,7,8 Ngày dạy: .. / ./2020
CHỦ ĐỀ: AXIT
A. KẾ HOẠCH CHUNG
Phân phối thời gian
Tiến trình dạy học
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
KT1: Tính chất hóa học của oxit axit
Tiết 2
KT2: Một số oxit quan trọng
Tiết 3
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
	HS biết được:
- Tính chất hóa học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ , oxit bazơ và kim loại, muối.
- Ứng dụng H2SO4 và phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
- Tính chất H2SO4 đặc( tác dụng với kim loại, tính háo nước). 
2. Kỹ năng 
 	- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng.
-Viết các phương trình chứng minh tính chất của axit H2SO4 loãng.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học của axit H2SO4 đặc tác dụng với kim loại. 
- Viết các phương trình chứng minh tính chất của axit H2SO4 đặc, nóng. 
- Nhận biết được dung dịch axit H2SO4 và dung dịch muối sunphat.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit H2SO4 trong phản ứng. 
3.Thái độ 
	 Giáo dục tính cẩn thận, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, trong thao tác thí nghiệm, sự yêu thích môn học.
4. Năng lực cần hướng đến: 
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
	- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: 
	+ Phương pháp làm thí nghiệm.
	+ Dạy học theo nhóm.
	+ Vấn đáp tìm tòi.
	+ Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Hình thức tổ chức dạy học: (cá nhân, nhóm, cả lớp)
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Đồ dùng dạy học: 
a. Giáo viên:
	- Hoá chất: dd HCl, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, Cu, Zn, dd CuSO4, dd NaOH, quỳ tím, Fe2O3, đường saccarozơ.
- Thiết bị: Tivi (máy chiếu).
	- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, ống hút. 
b. Học sinh:
	 Nghiên cứu trước nội dung bài học, bảng nhóm, ôn lại định nghĩa về axit. 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1: Khởi động (2’)
- GV: chiếu nội dung kiểm tra bài cũ lên tivi
- HS1: Nêu tính chất hóa học của SO2? Viết PTHH minh họa?
- HS2: Nêu định nghĩa axit? Công thức chung của axit? 
Gọi HS lên bảng, gọi HS khác nhận xét, bổ sung, GV chốt kiến thức, cho điểm.
- GV chiếu 1 số hình ảnh các ứng dụng về axit HCl, H2SO4 GV đặt vấn đề: “Chúng ta đã biết được tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ. Vậy axit có những tính chất hóa học nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay”
- HS lên bảng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS: quan sát.
- HS: Chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Tính chất hoá học của oxit
a. Mục tiêu: 
HS biết được: 
 - Tính chất hóa học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại, viết được PTPƯ minh hoạ.
b. Phương thức dạy học: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp tìm tòi - Làm việc nhóm - Kết hợp làm việc cá nhân
c. Sản phẩm dự kiến:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_hoc_2020_202.docx