Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 1 đến 3 - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 1 đến 3 - Năm học 2020-2021

 KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOAI OXIT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- HS biết được những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.

- HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ và oxit axit là dựa vào những tính chất hoá học của chúng.

- Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng.

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO, SO2.

- Phân biệt được một số oxit cụ thể.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc học tập tìm hiểu môn học về T/c của oxit thông qua làm thí nghiệm.

4. Năng lực – phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

4.2. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: SGK,SGV, GA,

* Dụng cụ: + Chuẩn bị các thí nghiệm1- Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit.

 2- Oxit axit tác dụng với bazơ

 + Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp, cốc thuỷ tinh, ống hút.

* Hoá chất: CuO, H2O, dung dịch HCl, quỳ tím.

 2. Học Sinh :

- SGK, Vở ghi

- Nước rửa vệ sinh thí nghiệm

 

docx 8 trang hapham91 4240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 1 đến 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 29 tháng 8 năm 2020
 Ngày dạy tháng 9 năm 2020
Tiết 1 : ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8 , rèn luyện kĩ năng viết phưng trình phản ứng , kĩ năng lập công thức .
- Ôn lại các bài toán về tính theo công thức và tính theo pheo phương trình hoá học , các khái niệm về dung dịch , độ tan , nồng độ dung dịch.
- Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho các em kĩ năng viết phương trình phản ứng kĩ năng lập công thức.
- Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về dung dịch.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực tự học
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: 
- Phương tiện: SGK,SGV, GA, Kiến thức cơ bản lớp 8.
2. Học Sinh:
 Ôn lại kiến thức lớp 8
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức 
* Kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1. Khởi động.
Hoạt động khởi động
Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai nhanh hơn
Luật chơi: 
- Gv cho 2 hs tham gia
- Trong vòng 1 phút viết nhanh tên các đáp án 
- Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn, đúng hơn sẽ giành phần thắng
Câu hỏi: Viết các PTHH của dãy biến hóa sau ?
Fe → Fe2O3 → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe2(SO4)3 
Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs
Dùng kết quả thi để vào bài
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Ôn lại phần lý thuyết
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện 
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân 
- Định hướng NL, PC: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. 
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân hệ thống lại các kiến thức đã học, trả lời câu hỏi:
- Nhắc lại công thức chung của oxit, bazơ, muối?
- Nhắc lại kí hiệu , hoá trị của một số nguyên tố , CTHH của một số gốc axit?
- Quy tắc hoá trị của hợp chất 2 nguyên tố ? 
- Công thức tính tỉ khối của chất khí ?
- Nhắc lại công thức tính C% , CM. Giải thích các đại lượng?
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận.
I .Ôn tập cáckiến thức cơ bản ở lớp 8.
1. Công thức chung của 4 loại hợp chất vô cơ
+ oxit : RxOy + Axit : HnA
+ Bazơ : M(OH)m + Muối : MnAm
2.Quy tắc hoá trị
Trong hợp chất AxBy
Ta có : x.a = y.b
3.Công thức thường dùng 
m = n .M
M = m/n
a. n = m/M 
 n = V/ 22,4 --> V = n . 22,4
b. dA/H2 = MA / MH2 
 dA/kk = MA / 29
A – phải là chất khí , thể hơi
c. 
Hoạt động 2 : Ôn lại một số dạng bài tập cơ bản
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm 
- Định hướng NL, PC: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. 
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập:
Bài tập 1 :Tính thành phần % của các ngyên tố có trong NH4NO3 
GV: Y/c hs nhắc lại các bước làm chính 
HS : 1 hs lên bảng làm bài , các hs khác làm bài vào vở
GV: Gọi hs khác nhận xét và chốt kt
Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi hoàn thành bài tập:
Bài tập 2: Hoàn thành các PTPƯ sau và chỉ rõ đâu là PƯHH, phân huỷ, thế, oxy hoá khử.
a. P + O2 ?
b. KClO3 ?
c. Zn + ? ? + H2
d. CuO + ? Cu + ?
e. P2O5 + ? H3PO4
f. CaO + ? Ca(OH)2
g. ? + ? H2O
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm trả lời câu hỏihoàn thành bài tập:
Bài tập 3 : Hoà tan 2,8 g bột sắt bằng dung dịch HCl 2M vừa đủ.
a. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc
b. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng
c. Tính nồng độ mol của dd sau phản ứng
- Hs thảo luận nhóm bài tập
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
 Gv chốt lại pp chung khi làm dạng bt trên
II. Các dạng bài tập cơ bản ở lớp 8
1.Bài tập tính theo CTHH
Bài tập 1 :
 M NH4NO3 = 80g
%N = 28. 100% / 80 = 35 %
%H = 4.100% / 80 = 5 %
%O = 100% - (35%+ 5%) = 60%
2 . Bài tập chọn chất cho phản ứng
Bài tập 2:
a. 4P + 5O2 2P2O5
b. 2KClO3 2KCl + 3O2
c. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
d. CuO + H2 Cu + H2O
e. P2O5 + 3H2O 2 H3PO4
f. CaO + H2O Ca(OH)2
g. 2H2 + O2 2H2O
- PƯ phân huỷ: b
- PƯ HH: a,e,f,g
- PƯ thế: c
- PƯ oxy hoá khử: d
3.Bài tập tính theo PTHH
Bài làm : 
a.PT : 
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Ta có : nFe = 2,8/56 =0,05 (mol)
Theo PT : nH2 = nFe = 0,05 (mol)
vậy VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 (l)
b.
Theo PT : nHCl = 2 nFe = 0,1(mol)
Vậy VHCl = 0,1/2 = 0,05 (l)
c.DD sau phản ứng chứa muối FeCl2
Theo PT : nFeCl2 = nFe = 0,05 (mol)
Vdd sau phản ứng = VHCl 0,05 (l)
--> CM FeCl2 = 0,05 / 0,05 = 1 (M)
2.3. Hoạt động luyện tập.
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân 
- Định hướng NL, PC: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. 
Yêu cầu hs hoạt động nhóm xây dựng sơ đồ tư duy tổng kết bài học:
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
+ Nêu phương pháp giải dạng toán tính theo phương trình hoá học ?.
+ Nêu phương pháp giải dạng toán tính theo phương trình hoá học trường hợp có chất dư chất phản ứng hết .?
Viết PTHH thực hiện dãy chuyển đổi sau:
a) Natri → natri oxit → natri hiđroxit 
b) Sắt → oxit sắt từ → sắt.
2.4. Hoạt động vận dụng.
Cho 6,72lit SO3 (đktc) vào nước thu được 200gam dd axit H2SO4. Xác định nồng độ % của dung dịch axit thu được sau phản ứng.
2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
+ Đọc trước bài 1: Tính chất hoá học của oxit,khái quát về sự phân loại oxit lớp 9 .
+Tìm hiểu các loại oxit, ứng dụng của một số oxit quan trọng
+ Làm bài tập : Cho 13,7 gam Ba vào nước ta thu được 160 gam dd Ba(OH)2. Tính nồng độ % của dung dịch mới sau phản ứng.
Ngày soạn 1 tháng 9 năm 2020
 Ngày dạy tháng 9 năm 2020
Tiết 2,3 CHỦ ĐỀ OXIT
Bài 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
 KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOAI OXIT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS biết được những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.
- HS hiểu được cơ sở để phân loại oxit bazơ và oxit axit là dựa vào những tính chất hoá học của chúng.
- Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit. 
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO, SO2.
- Phân biệt được một số oxit cụ thể.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập tìm hiểu môn học về T/c của oxit thông qua làm thí nghiệm.
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: SGK,SGV, GA,
* Dụng cụ: + Chuẩn bị các thí nghiệm1- Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit.
	2- Oxit axit tác dụng với bazơ
 + Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp, cốc thuỷ tinh, ống hút. 
* Hoá chất: CuO, H2O, dung dịch HCl, quỳ tím.
 2. Học Sinh : 
- SGK, Vở ghi
- Nước rửa vệ sinh thí nghiệm
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức 
* Kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1. Khởi động.
Hoạt động khởi động
Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn
Luật chơi: 
- Gv cho 3-4 hs tham gia
- Trong vòng 1 phút lần viết ác đáp án mà em biết
- Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng.
Câu hỏi: Viết tên các loại oxit mà em biết ?
Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs
Dùng kết quả thi để vào bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của oxit 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm 
- Định hướng NL, PC: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên 
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Thế nào là oxit bazơ? ở lớp 8 ta đã được học tính chất nào của oxit bzơ?
- Khi cho oxit bazơ tác dụng với nước thì ta thu được sản phẩm nào?
- Viết PTHH xảy ra ?
GV: Thông báo một số oxit bazơ khác như : K2O , Na2O , CaO...cũng có phản ứng tương tự
- Yêu cầu hs viết PTHH
Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm
TN1: Cho CuO tác dụng với HCl
- Các nhóm hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn
 + Quan sát hiện tượng xảy ra.
 + Giải thích hiện tượng.
 + Viết PTHH minh họa.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Bằng thực nghiệm ,người ta cũng chứng minh được rằng ; một số oxit bazơ như CaO, Na2O, BaO...tác dụng được với oxit axit .
- Vậy sản phẩm của phản ứng đó sinh ra là gì? Viết PTPƯ? 
Hs lên bảng viết PTHH
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận.
Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Nhắc lại t/c hoá hoc của oxit axit đã học ở lớp 8 
- Vậy khi oxit axit tác dụng với nước , sản phẩm thu được là gì? Viết pthh ?
Hs lên bảng viết PTHH
- GV nhận xét và chốt kết luận.
Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm
TN2: thổi hơi thở vào cốc đựng nước vôi trong - Các nhóm hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn
 + Quan sát hiện tượng xảy ra.
 + Giải thích hiện tượng.
 + Viết PTHH minh họa.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
KT trình bày 1 phút
- So sánh tính chất hoá học của oxit bazơ và oxit axit?
Một số học sinh trình bày
GV: Nhận xét. bổ xung.
I Tính chất hoá học của oxit
1.Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào ?
a. Tác dụng với nước
VD: BaO + H2O Ba(OH)2
 N/X : Một số oxít bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm).
b. Tác dụng với a xit
- Thí nghiệm: Cho CuO tác dụng với dd HCl
- Hiện tượng:
- PTHH: 
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
N/X: Oxit bazơ tác dụng với dd axit tạo thành muối và nước.
c. Tác dụng với oxit axit
VD: CaO + CO2 CaCO3
N/X: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo ra muối.
2. Oxit axit có những tính chất hoá học nào ?
a. Tác dụng với nước
VD: P2O5 + 3H2O 2H3PO4
N/X: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd axit.
b.Tác dụng với bazơ tan (kiềm)
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 +H2O
N/X: Oxit axit tác dụng với kiềm tạo thành muối và nước
c/ Tác dụng với oxit bazơ 
O xit axit tac dụng với 1 số o xit bazơ tạo muối 
VD: Na2O + SO2 Na2SO3
Hoạt động 2: Khái quát về sự phân loại oxit
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, khăn trải bàn
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm 
- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước
- GV yêu cầu hs nghiên cứu thông tin mục II SGK thảo luận nhóm ( khăn trải bàn) trả lời câu hỏi:
- Theo em dựa trên cơ sở nào để phân loại oxit?
- Oxit được phân thành những loại nào? Cho vd mỗi loại?
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
II. Khái quát về sự phân loại oxit
1. Oxit bazơ: Na2O, BaO, ...
2. Oxit axit: CO2, SO2, SO3, ...
3. Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO, ...
4. Oxit không tạo muối: NO, CO, ...
2.3. Hoạt động luyện tập.
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm nhỏ
- Định hướng NL, PC: năng lực giải quyết vấn đề. PC tự tin
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
- Hs làm BT1 - SGK trang 6
+ Hs1: làm a,c; Hs2 làm 
- Gv chốt Khái quát về sự phân loại oxit bằng sơ đồ tư duy
4. Hoạt động vận dụng.
- Liên hệ vai trò của các oxit trong đời sống ?
-Viết PTHH thực hiện chuyển hóa sau : Fe → Fe2O3 → FeCl3 → Fe(OH)3
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Về nhà làm BT: 2, 3, 4, 5, 6 SGK
- Tìm hiểu thêm về oxit và ứng dụng của oxit trên internet
- Gv hướng dẫn BT6 - T6: Đầu bài cho 2 chất tg tìm chất dư sau phản ứng (H2SO4)
mdd = m dd axit + mCuO ; C% H2SO4 dư = ?; C% CuSO4 = ?
Hướng dẫn hs khá giỏi:
Al2O3 + NaOH NaAlO2 + H2O
ZnO + NaOH Na2ZnO2 + H2O
ĂN ĐI CHO SƯỚNG

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_9_tiet_1_den_3_nam_hoc_2020_2021.docx