Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 107: Hội thoại - Bùi Văn Lũ

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 107: Hội thoại - Bùi Văn Lũ

I/.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp HS

 - Hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại.

 - Biết xác định thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp .

II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến thức :

Vai xã hội trong hội thoại.

2. Kĩ năng :

Xác định được các vai xã hội trong hội thoại .

III/. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :

1. Phương tiện :

 - Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KTKN, my chiếu, bảng phụ . . .

 - Học sinh: Đọc trước, soạn bài mới.

2. Phương pháp : Luyện tập, nêu, giải quyết vấn đề, trực quan, phân tích tổng hợp.

IV/.CÁC BỨƠC LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: yu cầu HS bo co sĩ số (1ph) .

2. Kiểm tra bài cũ: (3ph)

Cu hỏi : Nêu những kiểu hành động nói thường gặp?

 Đọc tình huống sau và trả lời :

 A hỏi :

 - Mấy giờ thì đá trận chung kết ?

 B đáp :

 - Mười chín giờ !

 Câu nghi vấn của A thực hiện hành động gì ?

 3. Dạy bài mới:

 a/. Giới thiệu : (1ph)

Dẫn tình huống cụ thể ->Vai xã hội là vị trí tham gia hội thọai đối với người khác trong cuộc thọai và được xác định bằng các quan hệ xã hội đó là những quan hệ nào ? Thầy cùng các em tìm hiểu.

 

doc 5 trang hapham91 4230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 107: Hội thoại - Bùi Văn Lũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần / Tiết 107 : tiếng Việt
Ngày soạn : Thứ 4, ngày 02 / 03 / 2011
Ngày dạy : Thứ 6, ngày 18 / 03 / 2011
GV : Bùi Văn Lũ 
HỘI THOẠI
I/.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Giúp HS
	- Hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại.
	- Biết xác định thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp .
II/. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
Kiến thức :
Vai xã hội trong hội thoại.
Kĩ năng :
Xác định được các vai xã hội trong hội thoại .
III/. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Phương tiện :
 - Giáo viên: Soạn giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KTKN, máy chiếu, bảng phụ . . . 
 - Học sinh: Đọc trước, soạn bài mới.
Phương pháp : Luyện tập, nêu, giải quyết vấn đề, trực quan, phân tích tổng hợp.
IV/.CÁC BỨƠC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: yêu cầu HS báo cáo sĩ số (1ph) .
2. Kiểm tra bài cũ: (3ph)
Câu hỏi : Nêu những kiểu hành động nói thường gặp?
 Đọc tình huống sau và trả lời :
 A hỏi :
	- Mấy giờ thì đá trận chung kết ?
	 B đáp :
	- Mười chín giờ !
 Câu nghi vấn của A thực hiện hành động gì ?
 3. Dạy bài mới:
 a/. Giới thiệu : (1ph)
Dẫn tình huống cụ thể ->Vai xã hội là vị trí tham gia hội thọai đối với người khác trong cuộc thọai và được xác định bằng các quan hệ xã hội đó là những quan hệ nào ? Thầy cùng các em tìm hiểu.	
 b/. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
5ph
7ph
10ph
15ph
Họat động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai xã hội trong hội thoại :
GV: Chiếu ngữ liệu (SGK), yêu cầu HS đọc ngữ liệu sgk .
? Đoạn trích trên có bao nhiêu nhân vật. Ai với ai ?
GV: Hai đối tượng ở hai vị trí xã hội khác nhau khi tham gia hôi thoại -> Vai xã hội.
? Vậy vai xã hội là gì ?
GV: chuyển ý  
Họat động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu sự liên quan giữa vai xã hội với quan hệ xã hội trong hội thoại :
? Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đọan trích trên là quan hệ gì ? Ai là vai trên ? Ai là vai dưới ?
? Vai xã hội được xác định bằng quan hệ gì ?
GV: Yêu cầu HS đọc tình huống :
Lan: Hôm qua bạn có giải xong bài tập không?
Hồng:Mình chưa giải được.
Minh: Mình tưởng là các cậu đã giải xong rồi. Mình cũng không thể giải được.
Lan:Vậy tí nữa chúng mình sẽ nhờ cô giáo giảng lại.
? Quan hệ giữa các bạn tham gia trong hội thoại là quan hệ gì ?
? Qua tình huống đó vai xã hội còn được xác định bằng quan hệ nào ?
GV: kết hỏi, diễn giảng.
? Cách cư xử của người cô có gì đáng chê trách ?
? Tìm những chi tiết cho thấy Hồng cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép ? Giải thích vì sao Hồng làm như vậy ?
? Qua cuộc hội thoại của Hồng và cô. Em rút ra bài học gì cho bản thân khi tham gia giao tiếp
? Qua hai tình huống trên, vai xã hội ngoài việc đựơc xác định bằng quan hệ trên – dưới hay ngang hàng còn được xác định bằng quan hệ nào ?
? Em hiểu quan hệ thân là quan hệ gì ? Quan hệ sơ là quan hệ như thế nào ? Vậy 
quan hệ thân – sơ nghĩa là quan hệ như thế nào ?
GV: giải nghĩa theo từ điển tiếng Việt -> Mỗi nghĩa có ví dụ chứng minh
GV: Tùy theo mức độ quen biết, thân tình mà xác định quan hệ thân hay sơ . -> Chuyển ý (Lưu ý).
Hoạt động 3: HD HS lưu ý về tính đa dạng của quan hệ xã hội để xác định đúng vai khi giao tiếp .
GV: Chiếu bảng phụ về vai của 1 HS lớp 8 cho các em phát biểu, nhận xét.
GV: Sửa khen ngợi.
? Qua sơ đồ trên, Từ đó khi tham gia hội thoại em cần lưu ý gì ? 
GV: chuyển ý .
Hoạt động 4 : HD HS luyện tập.
BT1: Tìm chi tiết trong bài “Hịch tướng sĩ - TQT” thể hiện nghiêm khắc, khoan dung.
GV: nhận xét, sửa
BT2: Cho HS làm việc 4 nhóm :
Nhóm 1: Nhận xét vai xã hội .
Nhóm 2: Thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc 
Nhóm 3: Thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo :
Nhóm 4: Chi tiết thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc :
- Cho HS đại diện nhóm trình bày kết quả 
- Cho HS nhận xét
GV nhận xét.
BT3: Cho HS viết (Chọn 01 HS viết đẹp, hay treo phân tích )
- Quan sát - Đọc.
- Có 2 nhân vật (Hồng và cô Hồng).
- Lắng nghe
- Là vị trí của người tham gia hội thọai đối với người khác trong cuộc thoại .
- Lắng nghe.
-Quan hệ gia tộc .
-Người cô – vai trên.
-Hồng – vai dưới .
- Quan hệ trên – dưới 
- Quan sát, đọc .
- Quan hệ bạn bè, ngang hàng – thân tình.
- Quan hệ ngang hàng .
- Lắng nghe – trả lời.
- Cách cư xử của cô vừa thiếu thiện chí vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt, vừa không thể hiện được thái độ đúng mực của người trên với người dưới.
-“Tôi cũng cười đáp lại, tôi im lặng cuối đầu xuống đất”, “Tôi cười dài trong tiếng khóc”.
- Hồng phải nén sự bất bình vì Hồng vai dưới có bổn phận tôn trọng người trên
- Tùy theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội mà sử dụng vai cho phù hợp.
- Quan hệ thân sơ .
Trả lời tùy mức độ hiểu.
- Lắng nghe – cùng giáo viên phân tích .
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
-Quan sát, đọc
- Thi 2 đội A & B
- Quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều.
- Cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
- Lắng nghe .
- Đọc thầm, tìm liệt kê .
- Lắng nghe .
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả .
- Nhận xét.
- Lắng nghe .
- Viết câu chuyện .
I/.Vai xã hội trong hội thoại :
1/. Vai xã hội trong hội thoại là gì ?
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thọai đối với người khác trong cuộc thoại. 
- Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ hã hội :
 + Quan hệ trên – dứơi 
hay ngang hàng 
(theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội).
 + Quan hệ thân - sơ 
(theo mức độ quen biết, thân tình).
2/. Lưu ý :
 Quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
II/.Luyện tập :
BT 1: - Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn . . .
- Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ . . . Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta. 
BT 2 :
Nhóm 1: Nhận xét vai xã hội :
- Về địa vị xã hội : ông giáo vai trên, lão Hạc vai dưới .
- Về tuổi tác: lão Hạc vai trên, ông giáo vai dưới. 
Nhóm 2: Thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc :
- Mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai .
- Gọi lão Hạc là “cụ”, xưng hô gộp “ông con mình”.
Nhóm 3: Thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo :
- Gọi là “ông giáo”, dùng từ “dạy” thay cho từ “nói”.
- Xưng hô gộp “chúng mình”, cách nói chuyện xuề xòa .
Nhóm 4: Chi tiết thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc :
- Lão Hạc chỉ cười như đưa đà, cười gượng .
- Thoái thác lời mời của ÔG
BT3: Thuật lại câu chuyện (tùy ý của HS với thầy cô). Phân tích vai xã hội của những người tham gia.
4/. Củng cố:(2ph)? Vai xã hội là gì? Vai xã hội còn được xác định bằng quan hệ hã hội nào?
 ? Khi tham gia hội thoại em cần lưu ý gì ? 
5/. Dặn dò : (1ph)
- Học bài, hoàn thành tất cả các bài tập .
- Xem trước và chuẩn bị bài: “ Hội thoại (tiếp theo)”.
 Rút kinh nghiệm : 
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_107_hoi_thoai_bui_van_lu.doc