Giáo án Sinh học Khối 9 - Bài 15: ADN

Giáo án Sinh học Khối 9 - Bài 15: ADN

I. Mục tiêu :

 Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được thành phần hóa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN

- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtit.

1. Kiến Thức:

 Trong bày này, hs được học về : Cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ADN

2. Năng lực:

- HS nêu được thành phần hóa học, giải thích vì sao ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù.

- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN, hiểu được nguyên tắc bổ sung và hệ quả của nó.

3.Phẩm chất:

-Chăm chỉ: chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Sử dụng zalo của nhóm lớp cho HS.

- Hình 15.1SGK/45 SGK sinh học 9

III. Tiến trình dạy học:

1.Hoạt động 1: Mở đầu ( thực hiện ở nhà trước giờ học)

a. Mục tiêu: HS biết được tính đặc thù và đa dạng của ADN, các phân tử ADN phân biệt nhau bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các Nuclêôtit, hệ quả của nguyên tắc bổ sung.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ thông qua zalo của nhóm lớp.

- GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lai sản phẩm vào buổi tối trước giờ học:

 

doc 10 trang Hoàng Giang 02/06/2022 3310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Khối 9 - Bài 15: ADN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III. ADN VÀ GEN
BÀI 15 : ADN
I. Mục tiêu : 
 Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được thành phần hóa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtit.
1. Kiến Thức:
 Trong bày này, hs được học về : Cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ADN
2. Năng lực:
- HS nêu được thành phần hóa học, giải thích vì sao ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN, hiểu được nguyên tắc bổ sung và hệ quả của nó.
3.Phẩm chất:
-Chăm chỉ: chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
Sử dụng zalo của nhóm lớp cho HS.
Hình 15.1SGK/45 SGK sinh học 9
III. Tiến trình dạy học: 
1.Hoạt động 1: Mở đầu ( thực hiện ở nhà trước giờ học)
a. Mục tiêu: HS biết được tính đặc thù và đa dạng của ADN, các phân tử ADN phân biệt nhau bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các Nuclêôtit, hệ quả của nguyên tắc bổ sung.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ thông qua zalo của nhóm lớp.
- GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lai sản phẩm vào buổi tối trước giờ học:
Nội dung : thực hiện các việc sau đây:
Câu 1. HS hoàn thành bài tập sau: Chọn các cụm từ :” đại phân tử ; số lượng ; đa phân; nuclêôtit; đa dạng; cơ sở phân tử, chuỗi xoắn kép T và X“ điền vào chỗ trống ( . ) thay cho các số1,2,3 .trong các câu sau:
 - Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H , O, N và P. 
 - ADN thuộc loại (1) ... được cấu tạo theo nguyên tắc .(2) .mà đơn phân là .(3) .thuộc 4 loại : A, T, G, X.
 - ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, (4) ..và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính ..(5) .của ADN. 
 - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là ( 6 ) .cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
 - ADN là một ..(7) .gồm 2 mạch song song, xoắn đều. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NSTS: A liên kết với (8) , G liên kết với ....(9)..., chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của hai mạch.
Từ nội dung bài tập trên, các em trả lời các câu hỏi sau: Vì sao AND có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?
Câu 2: Một đoạn mạch đơn của phân tử AND có trình tự sắp xếp như sau:
 -A – T – G – X – T- A – G – T – X – 
 Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
HS thực hiện nhiệm vụ( tự thực hiện có hướng dẫn)
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm qua quá trinh làm bài có gì khó khăn để kip thời hỗ trợ.
Sản phẩm:
Câu 1: (1) đại phân tử; (2) đa phân; (3) nuclêôtit;
 (4) số lượng; (5) đa dạng; (6) cơ sở phân tử; 
 (7) chuỗi xoắn kép; (8) T; (9) X.
- Vì : ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các Nuclêotit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại Nuclêotit đã tạo nên tính đa dạng của AND.
Câu 2: - T – A – X – G - A –T – X- A – G - 
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ :
HS nộp bài qua nhóm zalo của GV.
GV kết luận, nhận định
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện , chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
2 .Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới
I . Cấu tạo hóa học của phân tử ADN.
a. Mục tiêu : HS biết được đặc điểm cấu tạo hóa học của phân tử ADN và giải thích vì sao AD N có cấu tạo đa dạng và đặc thù.
b. Tổ chức thực hiện
GV giao cho HS nhiệm vụ sau đây :
HS quam sát hình trả lờ các câu hỏi mà GV đặt ra liên quan đến cấu tạo hóa học của phân tử ADN và vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù.
HS thực hiện nhiệm vụ 
Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. GV diều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.
Sản phẩm : HS ghi lại những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích lí do. HS rút ra kết luận :
 Phân tử AND được cấu tạo từ các nguyên tố C, H , O, N và P . AND thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêotit.thuộc 4 loại : A, T, G, X.
AND của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của AND. Tính đa dạng và đặc thù của AND là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
GV tổ chức thảo luận và kết luận :
GV yêu cầu HS thảo luận cá nội dung sau đây :
- ADN được cấu tạo từ những nguyên tố nào? 
- Phân tử ADN có kích thước và khối lượng như thế nào? 
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc nào?
- Đơn phân của ADN là gì? Gồm mấy loại?
- Các phân tử ADN phân biệt nhau bởi những yếu tố nào?
- Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN có ý nghĩa gì đối với sinh vật? 
 GV kết luận, nhận định : ( HS ghi bài ) 
-Cấu tạo hóa học của phân tử ADN
 + ADN được cấu tạo từ cc nguyn tố : C,H,O, N và P.
 + ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn.
 + ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân,gồm nhiều đơn phân.
 + Đơn phân của ADN là nuclêôtic gồm 4 loại: Ađênin(A), Timin(T), Xitozin(X), Guanin(G).
- Tính đa dạng và đặc thù của phân tử ADN :
 + Đa dạng : Do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nu nên tạo ra vô số phân tử ADN.
 + Tính đặc thù của ADN :Do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại nu
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN
a. Mục tiêu : HS mô tả được cấu trúc không gian của A DN , hiểu được nguyên tắc bổ sung và hệ quả của nó.
b. Tổ chức thực hiện
GV giao cho HS nhiệm vụ sau đây :
HS quam sát hình trả lờ các câu hỏi mà GV đặt ra liên quan đến cấu trúc không giancủa phân tử ADN và hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào .
HS thực hiện nhiệm vụ 
Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. GV diều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.
Sản phẩm : HS ghi lại những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích lí do. HS rút ra kết luận :
 AND là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NSTS: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của hai mạch.
GV tổ chức thảo luận và kết luận :
GV yêu cầu HS thảo luận cá nội dung sau đây :
- Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN ?
J.WATSON
F.CRICK
 -Các loại nuclêôtít nào giữa hai mạch liên kết với nhau thành cặp? 
- Cho HS trả lời câu hỏi 2 mục tam giác SGK/46.
Dựa vào thông tin SGK trả lời câu hỏi : Hệ quả của nguyên tắ bổ sung được thể hiện ở những diểm nào ? 
 GV kết luận, nhận định : ( HS ghi bài ) 
- ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải , ngược chiều kim đồng hồ.
- Mỗi chu kì xoắn dài 34A0 gồm 10 cặp nuclêôtic. đường kính vòng xoắn là 20A0
- Các Nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn.
- Hệ qủa của NTBS: 
+ Khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch còn lại. 
+ Về tỉ lệ các loại đơn phân của ADN : A=T; G=X èA+G=T+X => A+T+G+X= 100% => 
3 .Hoạt động 3 : Củng cố, luyện tập
a. Mục tiêu : HS biết được cấu tạo của phân tử ADN , hệ quả của nguyên tác bổ sung.
b. Tổ chức thực hiện :
GV giao nhiệm vụ
Nội dung :
Bài 1 : Chọn câu đúng nhất cho các câu dưới đây :
Câu 1 : Tên gọi của phân tử ADN là :
A. nuclêôtit	B. axit nuclêic 	C. axit ribônuclêic	D. axit đêôxiribônuclêic.
Câu 2. Két quả dẫn đến từ NTBS trong phân tử ADN là :
A. A=X và T=G	B. A=G và A=X	C. A=T và G=X D. A=T=G=X
Câu 3. Chiều dài mỗi chu kì xoắn của phân tử AND là bao nhiêu?
A. 20 A0 B. 34 A0 	C. 10 A0	D. 3,4 A0
Câu 4. Cơ sở vật chất di truyền chủ yếu ở cấp độ phân tử là:
A.mARN 	B. prôtêin 	C. t ARN	D. ADN 
Câu 5. Trong phân tử AND, vòng xoắn có đường kính là bao nhiêu?
A. 20 A0 B. 10 A0 	C. 50 A0	D. 100A0
Bài 2: Giả sử trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch của AND như sau:
 - A – T – G –X – T – G – A – X-
 Hãy xác đinh trình tự các nuclêôtit ở mạch còn lại?
Bài 3: Trong một phân tử AD N , số nuclêôtid loại A = 500 nuclêôtid, loại X=200 nuclêôtid.Hỏi nuclêôtid loại T và loại G.
 HS thực hiện nhiệm vụ :
Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. GV diều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.
Sản phẩm : HS chọn câu đúng nhất, hoàn thành bài tập 2 và 3.
GV tổ chức thảo luận và kết luận
Bài 1: Câu : 1 D – 2 C – 3 B – 4D – 5A
 Bài 2: - T – A- X- G – A- X- T – G – 
Bài 3: A=T =500 nuclêôtid ; X=G=200 nuclêôtid
4 .Hoạt động 4 : Vận dụng ( giao nhiệm vụ thực hiện ở nhà )
a. Mục tiêu: vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về nhà các em làm mô hình AND.
b.Tổ chức thực hiện :
GV giao nhiệm vụ:
Nội dung: mỗi nhóm 7 HS làm mô hình ADN và nêu các dụng cụ làm mô hình và nêu cấu tạo hóa học của phân tử AND.
Sản phẩm : các nhóm làm và nộp sản phẩm .
GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận
- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm sau khi vào học trực tiếp. GV nhận xét trước lớp sau đó.
- GV trả sản phẩm mô hình, chọn 1 số mô hình đẹp của HS để giới thiệu trước lớp .
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN 
Môn: Sinh học 9
(Thời lượng thực hiện: 01 tiết)
I/ MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được cơ chế tự sao của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
- Biết được bản chất hóa học của gen và chức năng của ADN.
 	 1. Kiến thức: Trong bài này, học sinh được học về: 
 	- Cơ chế tự sao của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
 	- Bản chất hóa học của gen và chức năng của ADN.
 	 2. Năng lực:
 	 - HS mô tả được cơ chế tự nhân đôi của ADN; nêu được quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn, giải thích được vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ. nêu được bản chất của gen và chức năng của AND. 
 	3. Phẩm chất: 
 	- Chăm chỉ: chăm học, ham học, có tinh thần tự học
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- HS sử dụng tài khoản Google meet hoặc zalo đưa bài tập và học liệu cho học sinh
	- SGK Sinh học 9
- Video cơ chế nhân đôi ADN: 
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: HS bước đầu xác định được cơ chế tự nhân đôi của ADN; quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn; bản chất của gen và chức năng của ADN. nhận xét được sự giống nhau của 2 ADN con so với ADN mẹ.
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học: 
Nội dung thực hiện
 HS quan sát vedeclip theo link: và hoàn thành phiếu học tập về quá trình tự nhân đôi của ADN. 
Đặc điểm 
Nội dung
Không gian
Thời gian
Diễn biến
Nguyên tắc 
Kết quả
HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 
Sản phẩm
1. Hoàn thành phiếu học tập 
Đặc điểm 
Nội dung
Không gian
- Xảy ra trong nhân tế bào, tại các NST
Thời gian
- Xảy ra vào kì trung gian
Diễn biến
- Hai mạch đơn tháo xoắn, tách nhau ra.
- Các nuclêôtit trên hai mạch của ADN liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để hình thành mạch đơn mới
Nguyên tắc 
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo nguyên tắc bổ sung : A - T, G - X.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ)
Kết quả
Từ 1 ADN mẹ g 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. 
GV kết luận, nhận định
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I/ AND tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ? 
a) Mục tiêu: HS mô tả được sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN, biết được nguyên tắc nhân đôi của ADN
b) Tổ chức thực hiện
Giáo viên giao cho HS nhiệm vụ sau đây: 
Nội dung: 
(1) Báo cáo kết quả bài làm của mình trước lớp. ( Nội dung số 1 )
(2) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm đáp án phù hợp. 
HS thực hiện nhiệm vụ
- Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định.
- Các HS khác lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. 
- GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ trọng tâm của bài
c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích lí do. HS rút ra kết luận ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào , mô tả được quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc cơ bản 
GV tổ chức thảo luận và kết luận
GV yêu cầu HS quan sát hình 16 thảo luận các nội dung sau đây:
Hình 16. Sơ đồ tự nhân đôi của phân tử ADN
+ Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN ? 
	+ Trong quá trình tự nhân đôi, các loại Nucleotit nào liên kết với nhau thành tưng cặp ? 
+ Sự hình thành mạch mới ở 2 AND con diễn ra như thế nào ? 
+ Có những nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ ? 
+ Ngoài nguyên tắc bổ sung và nguyên tăc bán bảo toàn thì quá trình tự nhân đôi của ADN còn dựa trên nguyên tắc nào khác ? 
Sản phẩm HS thu được:
 + Diễn ra trên 2 mạch và 2 mạch này đã làm khuôn để tổng hợp nên 2 mạch mới. Trong 2 ADN con có 1 mạch được nhận từ ADN mẹ. Mạch còn lại được tổng hợp mới. 
 + Trong quá trình tự nhân đôi các loại nuclêôtit A – T, G – X luôn liên kết với nhau thành từng cặp.
 + Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con dựa trên mạch khuôn của mẹ và ngược chiều nhau.
 + Cấu tạo của 2 ADN con giống nhau và giống hệt ADN mẹ, đặc biệt trong mỗi ADN con có 1 mạch được nhận từ ADN mẹ. Mạch còn lại được tổng hợp mới.
- ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kỳ trung gian.
- Quá trình tự nhân đôi:
 + 2 mạch ADN tách nhau dần theo chiều dọc.
 + Các nuclêôtit trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A-T, G- X
 + 2 mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.
- Kết quả: Từ 1 phân tử ADN mẹ nhờ sự tự nhân đôi tạo thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ.
- GV kết luận, nhận định: 
II – Bản chất và chức năng của gen 
a) Mục tiêu: HS biết được bản chất và chức năng của gen .
b) Tổ chức thực hiện
Giáo viên giao cho HS nhiệm vụ sau đây:
Nội dung: 
- HS nghiên cứu thông tin sgk và quan sát hình mà giáo viên cho xem trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra liên quan đến bản chất và chức năng của gen 
HS thực hiện nhiệm vụ
Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. 
Sản phẩm: HS nêu được 
 - Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
 - ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc protêin).
 - ADN thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua thế hệ tế bào và cơ thể.
GV tổ chức thảo luận và kết luận
GV yêu cầu HS quan sát hình thảo luận các nội dung sau đây:
Gen 1
Gen 2
a. Bản chất hóa học của gen là gì ? 
b. Gen cấu trúc có chức năng gì ? 
c. Các gen được phân chia làm mấy loại chính ? 
 a. Đặc điểm nào giúp ADN lưu giữ thông tin di truyền ?
 b. Đặc điểm nào giúp ADN truyền đạt thông tin di truyền ?
- GV kết luận, nhận định: 
1. Bản chất của gen 
- Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
- Bản chất hoá học của gen là ADN.
- Chức năng: gen là cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin.
2. Chức năng của gen
- ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc protêin).
- ADN thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua thế hệ tế bào và cơ thể.
3. Hoạt động 3. Củng cố, luyện tập
a) Mục tiêu: Thông qua quá trình tự nhân đôi AND HS xác định được thời gian, không gian diễn ra quá trình tự nhân đôi , đồng thời vận dung giải được dạng bài tập cơ bản ; củng cố lại kiến thức về bản chất và chức năng của gen 
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ
Nội dung: 
 Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. 
 Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. 
HS thực hiện nhiệm vụ
Một số HS trình bày về bài làm của mình. 
Sản phẩm: HS xác định đúng thời gian, không gian diễn ra quá trình tự nhân đôi , đồng thời vận dung giải được dạng bài tập cơ bản ; khắc sâu kiến thức về bản chất và chức năng của gen 
GV tổ chức thảo luận và kết luận
GV yêu cầu HS thực hiện các nội dung sau đây:
Nội dung 1: Làm được bài tập trắc nghiệm ( Chon câu trả lời đúng nhât )
Câu 1: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở kì nào trong nguyên phân? 
 a Kì trung gian b. Kì đầu
 c. Kì sau d. Kì cuối
Câu 2: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở đâu trong tế bào? 
 a. Màng tế bào b. Chất tế bào
 c. Nhân tế bào d. Ribôxôm
Câu 3: Chức năng của ADN là: 
a. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
b.Tham gia vào các cấu trúc của màng tế bào
c. Chứa đựng năng lượng cho các hoạt động của tế bào
d.Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
Câu 4: Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tục 2 lần. Hỏi có bao nhiêu phân tử ADN con được tạo thành sau khi phân tử ADN nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi? 
2 ADN con 
3 ADN con 
4 ADN con 
8 ADN con 
Nội dung 2: Làm được bài tập 4 SGK trang 50
 Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:
 Mạch 1: - A – G – T – X – X – T – 
 │ │ │ │ │ │
 Mạch 2:- T – X – A – G – G – A – 
 Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi? 
- GV kết luận, nhận định:
 Nội dung 1 : Câu 1 : a Câu 2: c Câu 3: a Câu 4: a
 Nội dung 2: 
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)
a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về ADN và bản chất của gen 
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ
 Nội dung: Hãy vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa lại kiến thức bài học
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- GV cho HS vẽ thực hiện vẽ sơ đồ tư duy trên giấy 
c) Sản phẩm:
GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận
– GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập ( zalo ) ; GV nhận xét vào bài làm.
– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_khoi_9_bai_15_adn.doc