Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 20: Mối quan hệ giữa gen và ARN - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 20: Mối quan hệ giữa gen và ARN - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được cấu tạo hóa học của ARN

- So sánh được cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN và ARN

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy trừu tượng

3. Thái độ

- Tích cực tìm tòi và vận dụng kiến thức.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Máy chiếu, hình ảnh hoặc mô hình phân tử ARN

2. Học sinh

- Chuẩn bị trước bài ở nhà

III. Tổ chức hoạt động học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Mô tả cấu trúc không gian của ADN?

3. Bài mới

A. Khởi động

- GV: Giao nhiệm vụ: Hoạt động cặp đôi. Dự đoán:

+ ARN giống hay khác ADN? Vì sao?

- HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện theo yêu cầu của GV

- GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn

- GV: Gọi nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.

- GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1. Cấu tạo hóa học của ARN

Mục tiêu: - Nêu được cấu tạo hóa học của ARN

- So sánh được cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN và ARN

 

doc 2 trang Hoàng Giang 31/05/2022 5050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 20: Mối quan hệ giữa gen và ARN - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/9/2020
Ngày dạy: 16/9/2020
Tiết 5 - Bài 20. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được cấu tạo hóa học của ARN
- So sánh được cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN và ARN
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tư duy trừu tượng
3. Thái độ
- Tích cực tìm tòi và vận dụng kiến thức.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Máy chiếu, hình ảnh hoặc mô hình phân tử ARN
2. Học sinh
- Chuẩn bị trước bài ở nhà
III. Tổ chức hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Mô tả cấu trúc không gian của ADN?
3. Bài mới
A. Khởi động
- GV: Giao nhiệm vụ: Hoạt động cặp đôi. Dự đoán: 
+ ARN giống hay khác ADN? Vì sao?
- HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện theo yêu cầu của GV
- GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn HS còn gặp khó khăn
- GV: Gọi nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác. 
- GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Cấu tạo hóa học của ARN
Mục tiêu: - Nêu được cấu tạo hóa học của ARN
- So sánh được cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN và ARN
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm lớn (5 phút) hoàn thiện phiếu học tập:
+ Quan sát hình 20.1 (104), trả lời câu hỏi trong sách HDH (104).
+ Hoàn thiện bảng so sánh ARN và ADN
HS: Hoạt động nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân
I. ARN (Axit Ribônuclêic)
1. Cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian của ARN
- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit gồm 4 loại Nu là A ; U ; G; X.
- Các Nu của ARN liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị bền vững
- So sánh ADN và ARN
Đặc điểm
ARN
ADN
Thành phần hóa học
C, H, O, N, P
C, H, O, N, P
Số mạch đơn
1
2
Các loại đơn phân
A, U, G, X
A; T; G; X
Kích thước, khối lượng
Nhỏ
Lớn
Hoạt động 2. Các loại ARN và chức năng của ARN
Mục tiêu: HS nêu được các loại ARN, cấu trúc không gian và chức năng của ARN
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động cặp đôi: Quan sát hình 20.2 (104), trả lời 2 câu hỏi trong sách HDH (104).
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân 
HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân
2. Các loại ARN và chức năng của ARN
- ARN gồm :
+ mARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của Prôtêin. Sau khi tổng hợp Prôtêin thì mARN thường được các enzim phân hủy
+ tARN: Vận chuyển axít amin tới nơi tổng hợp Prôtênin. Nhận biết bộ ba mã hóa theo nguyên tắc bổ sung
+ rARN: Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. Nơi tổng hợp protein 
4. Củng cố/ Luyện tập
- GV yêu cầu HS làm bài tập C2. Đáp án: B.
- Mô tả cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ARN.
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập kiến thức: cấu tạo hóa học của ARN, các loại ARN và chức năng của chúng?
- Chuẩn bị bài mới: 
+ Các yếu tố tham gia vào quá trình tổng hợp ARN
+ Nêu những diễn biến cơ bản trong quá trình tổng hợp ARN? 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_20_moi_quan_he_giua_gen_va_arn_na.doc