Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 31: Hệ sinh thái (Tiếp) - Năm học 2021-2022
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức hệ sinh thái
- Vận dụng các kiến thức để làm bài tập chuỗi thức ăn, lưới thức ăn
2. Năng lực cần đạt được:
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
3. Phẩm chất
- Tự tin, trung thực.
II. Đồ dùng, học liệu
1. Giáo viên: KHDH, Giáo án
2. Học sinh: Ôn trước bài.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định tổ lớp: 1phút
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 31: Hệ sinh thái (Tiếp) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20-22/11/2021 Ngày dạy: 22-25/11 Tiết 22, 23, 24 - Bài 31.HỆ SINH THÁI (tiếp) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức - Học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức hệ sinh thái - Vận dụng các kiến thức để làm bài tập chuỗi thức ăn, lưới thức ăn 2. Năng lực cần đạt được: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực tự quản lí. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. 3. Phẩm chất - Tự tin, trung thực. II. Đồ dùng, học liệu 1. Giáo viên: KHDH, Giáo án 2. Học sinh: Ôn trước bài. III. Tiến trình dạy - học. 1. Ổn định tổ lớp: 1phút 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm – Mục tiêu : giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội được ở các tiết trước. - Tổ chức: GV mời 1 HS làm chủ trò tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn dưới hình thức trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định? A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau, đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh Câu 2: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm: A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ sinh thái rừng nhiệt đới? A. Khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, có nhiều tầng. B. Ánh sáng mặt trời ít soi xuống mặt đất nên có nhiều loài cây ưa bóng. C. Động vật và thực vật đa dạng và phong phú, có nhiều động vật cỡ lớn. D. Khí hậu ít ổn định, vai trò của các nhân tố hữu sinh và các nhân tố vô sinh là như nhau. Câu 4: Tại sao có thể coi một giọt nước lấy từ ao hồ là 1 hệ sinh thái? A. Vì nó có hầu hết các yếu tố của một hệ sinh thái. B. Vì thành phần chính là nước. C. Vì nó chứa nhiều động vật thủy sinh. D. Vì nó chứa nhiều động vật, thực vật và vi sinh vật. Câu 5: Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật sản xuất? A. Cây ngô. B. Sâu C. Nhái. D. Rắn. Câu 6: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây: A. Các chất vô cơ: Nước, khí cacbonic, khí oxi...., các loài vi rút, vi khuẩn... B. Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y. C. Các nhân tố khí hậu như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...các loại nấm, mốc. D. Nước, khí cacbonic, khí oxi, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. Câu 7: Cho chuỗi thức ăn đơn giản còn để chỗ trống sau: Cây gỗ → (...........) → Chuột → Rắn → Vi sinh vật Loài nào sau đây điền vào chỗ trống là hợp lí nhất A. Mèo B. Sâu ăn lá cây C. Chim ăn sâu D. Ếch Câu 8: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây A. Cỏ → châu chấu → trăn → gà rừng → vi khuẩn B. Cỏ → trăn →châu chấu → vi khuẩn →gà rừng C. Cỏ → châu chấu → gà rừng→ trăn →vi khuẩn D. Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng → trăn Câu 9: Lưới thức ăn là A. Gồm một chuỗi thức ăn B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên Câu 10: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh? A. Vi sinh vật phân giải B. Động vật ăn thực vật C. Động vật ăn thịt D. Thực vật Hoạt động 2: Bài tập tự luận – Mục tiêu : giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội được ở các tiết trước để làm bài tập về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. - Tổ chức: GV mời 1 HS nhắc lại thế nào là 1 chuỗi thức ăn, lưới thức ăn HS hoạt động cá nhân trả lời HS bổ sung, chia sẻ GV chốt: Chuỗi thức ăn: SVSX -> SVTT (B1, B2...) -> SVPG Lưới thức ăn: Tập hợp các chuỗi thức ăn có mắt xích chung Bài 1. Giả sử một quần xã có các sinh vật sau : cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, cáo, hổ, mèo rừng, vi sinh vật. Hãy vẽ sơ đồ các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn có thể có trong quần xã đó. Lời giải: Cỏ -> Thỏ -> Mèo rừng -> Vi sinh vật Cỏ -> Thỏ -> Hổ -> Vi sinh vật Cỏ -> Dê -> Hổ -> Vi sinh vật Cỏ -> Sâu hại -> Chim ăn sâu -> Vi sinh vật Bài 2: Cho một quần xã gồm các loại sinh vật sau : Cây lúa, sâu đục thân, châu chấu, chim ăn sâu, vi sinh vật. a) Hãy thiết lập một lưới thức ăn có tất các các sinh vật đó? b) Sắp xếp các sinh vật đã cho theo thành phần chủ yếu của hệ sinh thái? Nếu tiêu diệt quần thể Châu chấu thì quần xã trên sẽ biến động như thế nào? Giải thích? Bài 3 : Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gơi ý về thức ăn như sau: - Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu. - Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu. - Rắn ăn ếch nhái, châu chấu. - Gà ăn cây cỏ và châu chấu. - Cáo ăn thịt gà. Bài 4: Cho một quần xã các loại sinh vật sau : Cỏ, Châu chấu, chim ăn sâu, dê, bò rừng, hổ, vi khuẩn. a) Hãy thiết lập các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn có thể có các sinh vật đó? b) Sắp xếp các sinh vật đã cho theo thành phần chủ yếu của hệ sinh thái? Nếu tiêu diệt quần thể Hổ thì quần xã trên sẽ biến động như thế nào? Giải thích? Bài 5: Cho một quần xã các loại sinh vật sau : Cỏ, Châu chấu, chim ăn sâu, chuột, rắn, bò rừng, hổ, cầy, đại bàng, vi khuẩn. a) Hãy thiết lập các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn có thể có các sinh vật đó? b) Sắp xếp các sinh vật đã cho theo thành phần chủ yếu của hệ sinh thái? Nếu tiêu diệt quần thể Hổ thì quần xã trên sẽ biến động như thế nào? Giải thích? GV chiếu bài tập, HS làm ra vở rồi chiếu vở HS đã làm bài và mời HS chia sẻ, GV chốt. Luyện tập, Vận dụng: HS làm bài tập về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_bai_31_he_sinh_thai_tiep_nam_hoc_2021.docx