Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 4: Tìm hiểu thư điện tử (2 tiết)

Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 4: Tìm hiểu thư điện tử (2 tiết)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - HS nêu được khái niệm thư điện tử.

 - HS nắm được quy trình hoạt động của hệ thống thư điện tử.

 - HS biết các bước cần thực hiện để sử dụng thư điện tử.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, lắng nghe, trao đổi và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực tin học:

 - Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

 - Biết truy cập và sử dụng mạng máy tính.

- Sử dụng thành thạo phần mềm soạn thảo văn bản Word để tạo một lá thư điện tử.

3. Phẩm chất:

- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.

- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.

 - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học, SGK.

- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh:

- SGK, bài cũ ở nhà

 

docx 11 trang Hoàng Giang 31/05/2022 3791
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 4: Tìm hiểu thư điện tử (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI 4: TÌM HIỂU THƯ ĐIỆN TỬ( T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- HS nêu được khái niệm thư điện tử.
	- HS nắm được quy trình hoạt động của hệ thống thư điện tử.
	- HS biết các bước cần thực hiện để sử dụng thư điện tử.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, lắng nghe, trao đổi và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực tin học:
	- Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
	- Biết truy cập và sử dụng mạng máy tính.
- Sử dụng thành thạo phần mềm soạn thảo văn bản Word để tạo một lá thư điện tử.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học, SGK.
- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: 
- SGK, bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: 
- HS nêu được khái niệm thư điện tử.
- Nêu được ưu điểm của việc sử dụng thư điện tử so với thư truyền thống.
b) Nội dung: Thư điện tử là gì? Ưu điểm của thư điện tử?
c) Sản phẩm: 
- Khái niệm thư điện tử.
- Ưu điểm của thu điện tử so với thư truyền thống.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Hàng ngày những người ở cách xa nhau muốn trao đổi những thông tin cần thiết người ta làm thế nào?
? Thư truyền thống được chuyển từ người gửi đến người nhận bằng cách nào?
? Thư điện tử là gì?
? Việc sử dụng thư điện tử so với thư truyền thống có những ưu điểm gì?
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS tự nghiên cứu SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả:
HS lên bảng trả lời câu hỏi.
*Đánh giá kết quả:
Học sinh nhận xét, bổ sung
GV nhận xét" chốt kiến thức
HS chú ý nghe và ghi bài.
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
Việc sử dụng thư điện tử được thực hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
* Thư điện tử là dịch vụ chuyển thư dưới dạng số trên mạng máy tính (chẳng hạn Internet) thông qua các hộp thư điện tử. Việc chuyển thư và quản lí các hộp thư điện tử được hệ thống thư điện tử thực hiện. 
* Thư điện tử có nhiều ưu điểm so với thư truyền thống: chi phí thấp, thời gian chuyển gần như tức thời, một người có thể gửi thư đồng thời cho nhiều người nhận, có thể gửi kèm tệp,..
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- HS nêu được quy trình hoạt động của hệ thống thư điện tử.
b) Nội dung:
- Mô hình gửi thư truyền thống, Mô hình gửi và nhận thư điện tử
c) Sản phẩm: Hệ thống thư điện tử.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống thư điện tử
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
? Quá trình gửi thư truyền thống được thực hiện như thế nào?
*HS thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ câu trả lời.
 *Báo cáo kết quả:
HS trả lời câu hỏi.
*Đánh giá kết quả:
GV nhận xét" đưa ra hình 1.40 SGK và giới thiệu về Mô hình quá trình chuyển thư
HS chú ý nghe và quan sát. 
----------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ 2:
? Việc gửi và nhận thư điện tử được thực hiện như thế nào? 
*HS thực hiện nhiệm vụ:
HS nghiên cứu SGK và suy nghĩ câu trả lời.
 *Báo cáo kết quả:
HS trả lời câu hỏi.
*Đánh giá kết quả:
GV nhận xét, chốt kiến thức.
----------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ 3:
GV đưa ra hình 1.41 SGK yêu cầu HS HĐ nhóm quan sát và nhận xét về những điểm giống và khác nhau giữa Mô hình gửi thư truyền thống với Mô hình gửi và nhận thư điện tử
? Theo em máy chủ thư điện tử là gì? 
? So với việc gửi thư truyền thống, máy chủ thư điện tử sẽ là gì? mạng máy tính là gì?
*HS thực hiện nhiệm vụ: 
HS quan sát 2 mô hình và nêu nhận xét, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả:
HS trả lời câu hỏi.
*Đánh giá kết quả:
GV nhận xét, chốt kiến thức.
GV giải thích việc gửi và nhận thư điện tử.
HS chú ý nghe, quan sát và ghi bài. 
1. Hệ thống thư điện tử 
VD: (SGK-36,37)
H1.40: Quá trình chuyển thư
* Việc gửi và nhận thư điện tử cũng được thực hiện tương tự như gửi thư truyền thống. Tuy nhiên, trong hệ thống thư điện tử, người gửi và người nhận đều phải có một tài khoản thư điện tử để có địa chỉ gửi và nhận thư.
H1.41: Gửi và nhận thư điện tử
- Các máy chủ được cài đặt phần mềm quản lí thư điện tử, được gọi là máy chủ thư điện tử, sẽ là "bưu điện", còn hệ thống vận chuyển của "bưu điện" chính là mạng máy tính. Cả người gửi và người nhận đều sử dụng máy tính với các phần mềm thích hợp để soạn, gửi và nhận thư. 
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về khái niệm thư điện tử, quy trình gửi và nhận thư điện tử.
b) Nội dung: Khắc sâu khái niệm thư điện tử.
c) Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Yêu cầu hs trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 39.
*HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ câu trả lời.
*Báo cáo: Cá nhân HS trả lời câu hỏi.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh
Bài tập:
1.Thư điện tử là gì? Hãy cho biết những ưu điểm của việc sử dụng thư điện tử so với thư truyền thống.
2. Hãy mô tả mô hình hoạt động của thư điện tử. Mô hình này có điểm gì giống và khác với mô hình chuyển thư truyền thống?
Trả lời:
1.- Thư điện tử là dịch vụ chuyển thư dưới dạng số trên mạng máy tính thông qua các hộp thư điện tử.
- Những ưu điểm của việc sử dụng thư điện tử so với thư truyền thống là:
 + Thời gian chuyển gần như tức thời.
 + Chi phí rất thấp.
 + Một người có thể gửi thư đồng thời cho nhiều người nhận.
 + Có thể gửi kèm tệp như hình ảnh, video, ...
2. - Mô hình hoạt động của thư điện tử là:
 + Người gửi viết thư và ghi địa chỉ thư điện tử của người nhận.
 + Người gửi gửi thư cho máy chủ thư điện tử.
 + Máy chủ thư điện tử vận chuyển thư điện tử nhờ Internet.
 + Máy chủ thư điện tử nhận thư và gửi cho người nhận.
- Điểm giống và khác giữa hai mô hình:
+ Giống nhau: Việc gửi và nhận thư đều qua các bước gửi thư, vận chuyển thư và nhận thư.
+ Khác nhau:
Phương tiện chuyển thư điện tử: Internet, thời gian gần như tức thời, chi phí thấp 
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI 4: TÌM HIỂU THƯ ĐIỆN TỬ( T2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- HS nêu được khái niệm thư điện tử.
	- HS nắm được quy trình hoạt động của hệ thống thư điện tử.
	- HS biết các bước cần thực hiện để sử dụng thư điện tử.
	- HS thực hiện được các bước để mở tài khoản và sử dụng thư điện tử.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, lắng nghe, trao đổi và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực tin học:
	- Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
	- Biết truy cập và sử dụng mạng máy tính.
	- Biết mở tài khoản thư điện tử.
- Sử dụng thành thạo phần mềm soạn thảo văn bản Word để tạo một lá thư điện tử.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học, SGK.
- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh: 
- SGK, bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học...
- Nêu được quy trình gửi và nhận thư điện tử.
b) Nội dung: Quy trình gửi và nhận thư điện tử?
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của hs.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu hệ thống thư điện tử, các em hãy nêu quy trình gửi và nhận thư điện tử?
? Để sử dụng được thư điện tử thì người gửi và nhận cần chuẩn bị những thiết bị gì?
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả:
HS lên bảng trả lời câu hỏi.
*Đánh giá kết quả:
Học sinh nhận xét, bổ sung
GV nhận xét" chốt kiến thức
HS chú ý nghe.
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
Việc tạo và sử dụng thư điện tử được thực hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- HS thực hiện được các thao tác mở tài khoản thư điện tử.
- HS thực hiện được các bước sử dụng thư điện tử.
- Biết được các chức năng chính của dịch vụ thư điện tử.
- Biết 1 số phần mềm thư điện tử.
b) Nội dung:
- Tạo tài khoản, gửi và nhận thư điện tử, phần mềm thư điện tử.
c) Sản phẩm: Các bước tạo tài khoản, gửi, nhận thư điện tử, cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 1: Mở tài khoản thư điện tử
MT: HS thực hiện được các thao tác mở tài khoản thư điện tử
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Để có thể sử dụng dịch vụ thư điện tử, trước hết chúng ta phải làm gì?
? Làm thế nào để có thể mở tài khoản thư điện tử?
? Hộp thư điện tử là gì? 
? Em hiểu thế nào là một địa chỉ thư điện tử? Mỗi địa chỉ thư điện tử gồm mấy phần? là những phần nào?
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả:
HS lên bảng trả lời câu hỏi.
*Đánh giá kết quả:
GV nhận xét, chốt kiến thức.
HS chú ý nghe và ghi bài.
GV đưa ra VD, giới thiệu về địa chỉ thư điện tử.
GV lưu ý HS:
HS nghe và ghi bài.
2. Tạo tài khoản, gửi và nhận thư điện tử
a) Tạo tài khoản thư điện tử
- Để có thể gửi/ nhận thư điện tử, trước hết ta phải mở tài khoản thư điện tử. 
- Ta có thể mở tài khoản thư điện tử với một nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử hoặc với nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử miễn phí trên Internet như Yahoo, Google,.... 
- Sau khi mở tài khoản, người dùng sẽ được nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử cấp cho một hộp thư điện tử (mail box) trên máy chủ thư điện tử với tên đăng nhập và mật khẩu dùng để truy cập vào hộp thư điện tử. 
- Hộp thư điện tử được gắn với một địa chỉ thư điện tử.
- Địa chỉ thư điện tử có dạng: 
 @ 
Ví dụ: thelong@math.ac.vn, 
habuiviet@gmail.com, thanhbv@vnn.vn,... là các địa chỉ thư điện tử. 
* Lưu ý: Hai hộp thư thuộc cùng nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử phải có tên đăng nhập khác nhau. Do vậy, mỗi địa chỉ thư điện tử sẽ là duy nhất trên phạm vi toàn cầu.
Hoạt động 2: Nhận và gửi thư
MT: HS thực hiện được các bước sử dụng thư điện tử.
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Muốn nhận, đọc và gửi thư điện tử ta làm thế nào?
?Em hãy nêu các chức năng chính của dịch vụ thư điện tử?
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả:
HS lên bảng trả lời câu hỏi.
*Đánh giá kết quả:
-GV nhận xét" làm mẫu HD HS cách đăng nhập vào hộp thư điện tử, mở và đọc nội dung của một thư cụ thể... " GV yêu cầu một HS lên bảng thực hiện lại các thao tác GV vừa trình bày.
HS chú ý nghe và quan sát" lên bảng thực hiện .
GV giới thiệu: Sau khi đăng nhập, trang web sẽ liệt kê danh sách thư điện tử đã nhận và lưu trong hộp thư dưới dạng các liên kết. Để đọc nội dung một thư cụ thể, ta chỉ cần nháy chuột trên liên kết tương ứng.
HS chú ý nghe, ghi nhớ và ghi bài.
-GV làm mẫu mở một hộp thư điện tử và giới thiệu các chức năng chính của dịch vụ thư điện tử.
HS chú ý nghe và quan sát.
GV yêu cầu một HS lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa trình bày.
HS lên bảng thực hiện
HS lớp quan sát, nhận xét
GV nhận xét, đánh giá
b) Nhận và gửi thư 
Sau khi có hộp thư điện tử, ta có thể nhận, đọc và gửi thư bằng cách: 
1. Truy cập trang web cung cấp dịch vụ thư điện tử (VD: Yahoo hoặc Google). 
2. Đăng nhập vào hộp thư điện tử bằng cách gõ tên đăng nhập, mật khẩu rồi nhấn Enter (hoặc nháy nút Đăng nhập).
Hình 33. Đăng nhập hộp thư điện tử
* Dịch vụ thư điện tử cung cấp các chức năng chính sau đây:
- Xem danh sách các thư đã nhận và được lưu trong hộp thư.
- Đọc nội dung của một thư cụ thể.
- Soạn thư và gửi thư cho một hoặc nhiều người.
- Trả lời thư . 
- Chuyển tiếp thư cho một người khác.
Để gửi thư điện tử, người gửi phải ghi rõ địa chỉ thư điện tử của người nhận.
Hoạt động 3: Phần mềm thư điện tử
MT: HS biết một số trình đuyệt ửi và nhận thư diện tử
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Các em đã từng được biết hoặc đã sử dụng phần mèm thư điện tử nào?
*Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả:
HS lên bảng trả lời câu hỏi.
*Đánh giá kết quả:
GV nhận xét" chốt kiến thức
HS chú ý nghe, ghi bài.
c) Phần mềm thư điện tử
- Thực hiện nhận và gửi thư trực tiếp thông qua trình duyệt trực tuyến như Google, Yahoo,...
- Các phần mềm chuyên dụng như: Thunder Bird, Outlook.
- Các phần mềm thư điện tử thường có thể tải miễn phí từ Internet.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về tạo tài khoản thư điện tử, nắm được quy trình nhận và gửi thư.
b) Nội dung: Quy trình tạo tài khoản, nhận và gửi thư điện tử.
c) Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Yêu cầu hs trả lời câu hỏi 3, 4, 5, 6, 7, 8 SGK trang 39, 40.
*HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ câu trả lời.
*Báo cáo: Cá nhân HS trả lời câu hỏi.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh
Trả lời:
3. Để có thể sử dụng dịch vụ thư điện tử, trước hết chúng ta cần phải mở tài khoản thư điện tử.
4. - Hộp thư điện tử là một dịch vụ thư điện tử trên Internet nhằm cung cấp cho người dùng một phương tiện để gửi, nhận thư điện tử.
- Địa chỉ thư điện tử là tên địa chỉ trên một máy chủ lưu hộp thư nào đó của Internet để người dùng có thể gửi thư đi và nhận thư đến.
5. Địa chỉ thư điện tử có dạng: @ 
Hai hộp thư thuộc cùng nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử phải có tên đăng nhập khác nhau. Vì vậy, mỗi địa chỉ thư điện tử là duy nhất trên phạm vi toàn cầu.
6. Các thao tác làm việc với thư điện tử:
1. Mở và xem danh sách các thư đã nhận và được lưu trong hộp thư.
2. Mở và đọc nội dung của một thư cụ thể.
3. Soạn thư và gửi thư cho một hoặc nhiều người.
4. Trả lời thư.
5. Chuyển tiếp thư cho một người khác.
7. Chọn B và C
8. Một người có thể có nhiều thư điện tử.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Tạo được một tài khoản thư điện tử ( Gmail).
b) Nội dung: Mỗi học sinh tạo một tài khoản gmail.
c) Sản phẩm: Tài khoản gmail của từng hs.
d) Tổ chức thực hiện: Về nhà mỗi hs tự tạo cho mình một tài khoản gmail.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_9_bai_4_tim_hieu_thu_dien_tu_2_tiet.docx