Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 23 Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 23 Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

Giới thiệu:

1.Tác giả:

- Tên là Phan Thanh Viễn (1928 – 2005), quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ.

- Thơ của ông nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ.

2. Tác phẩm :

* Tác phẩm tiêu biểu

Mắt sáng học trò.

Nhớ lời di chúc.

Như mây mùa xuân.

Đám cưới giữa mùa xuân .

 

ppt 20 trang hapham91 2780
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 23 Viếng lăng Bác (Viễn Phương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾNG LĂNG BÁC	 ViÔn Ph­¬ng Phan Thanh Viễn (1928 - 2005)Giới thiệu:1.Tác giả: - Tên là Phan Thanh Viễn (1928 – 2005), quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ.- Thơ của ông nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ. 2. Tác phẩm :* Tác phẩm tiêu biểuMắt sáng học trò.Nhớ lời di chúc.Như mây mùa xuân.Đám cưới giữa mùa xuân .* Bài thơ: Viếng Lăng Bác:Phan Thanh Viễn (1928 - 2005)- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 4 năm 1976, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. Bấy giờ nhà thơ có dịp ra thăm lăng Bác, xúc động nghẹn ngào Viễn Phương viết nên bài thơ này.Xuất xứ : Bài thơ in trong tập: “ Như mây mùa xuân”- Thể loại: thơ tự do tám chữBố cục :Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi ! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng.Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim!Mai về miền Nam thương trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này.Cảm xúc trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng.Cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng.Cảm xúc khi đã vào lăng.Cảm xúc trước khi ra về, ước mơ của nhà thơ. Mạch vận động của cảm xúc trong bài đi theo trình tự của một cuộc viếng thăm, trình tự của thời gian kết hợp không gian : Cảm xúc khi đến lăng Bác Cảm xúc của nhà thơ khi thấy dòng người trước lăng dể vào lăng viếng Bác Cảm xúc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác Cảm xúc của nhà thơ khi rời xa lăng Bác Mạch cảm xúc bao trùm toàn bài : Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính; niền tự hào, đau xót của nhà thơVIẾNG LĂNG BÁC.1. Cảm xúc của tác giả khi tới lăng Bác:Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi ! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng.+ Cách xưng hô: con – Bác Tình cảm tôn kính + sự gần gũi thân thương+ thăm ( không phải viếng): cách nói giảm nói tránh – giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát – khẳng định Bác vẫn còn sống mãi .II. Phân tích: Câu thơ là niềm xúc động là xúc cảm dồn nén của nhà thơ đó không chỉ là lòng thành kính một vị lãnh tụ mà đó còn là nỗi nhớ thương chất chứa bấy lâu của người con dành cho người cha rấ mực kính yêu.1. Cảm xúc của tác giả khi tới lăng Bác:Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi ! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng.+ trong sương: tác giả đến đây từ rất sớm sự nôn nóng mong mỏi được vào thăm Bác Từ hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương nhà thơ dã suy ngẫm, liên tưởng mở rộng và khái quát thành một hình ảnh hàng tre mang nghĩa biểu tượng sâu sắc: biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất, bất diệt của dân tộc ta dù qua bao thăng trầm lịch sử vẫn thẳng hàng vẫn đúng thẳng, vẫn mãi xanh...+ hàng tre: Ẩn dụTả thực + bão táp mưa sa: thành ngữ chỉ những hiện tượng cực đoan của thời tiết tự nhiên ẩn dụ cho những khó khăn, gian lao thử thách mà dân tộc ta phải đối mặt và vuợt qua trong hai cuộc chiến cam go ác liệt hàng tre hai bên lăng Bácbiểu tượng cho con người, cho dân tộc Việt Nam + đứng thẳng hàng: tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường bất khuất tất cả vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam2. Cảm xúc của tác giả khi dứng trước lăng:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân b. Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.Mặt trời thực của tự nhiên, của muôn loài, đem lại sức sống cho thế giới.Ẩn dụ: Bác là mặt trời soi sáng cho dân tộc. Bác tồn tại vĩnh cửu trong mỗi người dân...Từ láy chỉ thời gian, sự tuần hoàn bất biến của tự nhiênĐỏ - Ẩn dụ cho nhiệt huyết cách mạng và trái tim ấm nồng tình yêu thương của Người2. Cảm xúc của tác giả khi đúng trước lăng:Hình ảnh mặt trời sóng đôi trong hai câu thơ khẳng định sự vĩ đại, trường tồn của Bác, đó cũng chính là tình yêu, niền tự hào của nhà thơ của con dân Việt đối với Bác. 2. Cảm xúc của tác giả khi đúng trước lăng:Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ngày ngày lặp lại – nhấn mạnh sự bất biến của tự nhiênDòng người đi trong thương nhớ - nỗi nhớ thương bao trùm cà không gian. Thời gian, bao trùm mọi thế hệ người Việt NamBảy mươi chín mùa xuâ – 79 tuổi, 79 mùa dâng hiến tuổi thanh xuân, sức trẻ, sức khỏe tất cả cái dẹp của cuộc đời BácKết tràng hoa: dòng người vào lăng là những bông hoa dâng lên Bác...2. Cảm xúc của tác giả khi đúng trước lăng:Bằng sự quan sát thực tế nhà thơ đã tạo ra một hình ảnh ẩn dụ đẹp và đầy sáng tạo biểu lộ tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhà thơ của nhân dân đối với Bác.3.Cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng:Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim.3.Cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng:Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiền+ giấc ngủ bình yên: nói giảm nói tránh- một lần nữa khẳng định Bác sống mãi.+ vầng trăng sáng dịu hiền : vầng trăng: thực thể tồn tại vĩnh cửu của tự nhiênẨn dụ: tâm hồn thanh bạch sáng trong, mát mẻ của Người; người bạn tri ân, tri kỉ của Người, ... Hai câu thơ cho người đọc cảm nhận được khung cảnh êm dịu, thanh bình trong lăng; gợi cho chúng ta nghĩ đến một tâm hồn , một cách sống cao dẹp, thanh cao, sáng trong của Bác3.Cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng:Vẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim.+ trời xanh: ẩn dụ của thiên nhiên kì vĩ lớn lao, vĩnh cửu; ẩn dụ cho Bác + kết hợp từ láy mãi mãi khẳng định sự trường tồn, sống mãi cùng non nước.+ nhói trong tim: nỗi dau vô hạn, đột ngột, qặn thắt trước thực tế - Bác đã ra đi. Lí trí vẫn trấn an lòng mình rằng: Bác vẫn sống đấy vẫn còn dõi theo Tổ quốc mãi mãi như màu xanh thanh bình trên nền trời tổ quốc. Nhưng con tim nhà thơ và tất cả người dân Việt Nam vẫn nhói đau vì : Bác mất thật rồi.+ Vẫn biết ... Mà sao : cấu trúc dối lập tương phản – sự mâu thuẫn trong lòng tác giả, lòng người dân Việt.4. Cảm xúc trước khi rời xa lăng:Mai về miền Nam thương trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu trốn này.Muốn làm: Con chim hót Đóa hoa tỏa hương Cây tre Điệp ngữ (muốn làm) diễn tả tâm trạng lưu luyến , lòng thành kính của tác giả muốn ở mãi bên Người? Chúng ta bắt gặp hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu và hình ảnh cây tre ở cuối bài thơ. Vậy hình ảnh này có điểm nào giống nhau và khác nhau?Gợi ý đáp án:- Giống nhau: Nói về con người Việt nam có những phẩm chất tốt đẹp.- Khác nhau: Khổ đầu nói về cả dân tộc Việt Nam; khổ cuối nói về cá nhân tác giả.III. Tổng kết:1. Nghệ thuật:- Bố cục chặt chẽ.- Kết hợp chặt chẽ miêu tả với biểu cảm.- Ngôn ngữ bình dị, hàm súc.- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, 2. Nội dung:Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính; tình cảm thiêng liêng, niềm xúc động sâu sắc của tác và toàn dân tộc khi vào lăng viếng Bác. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_23_vieng_lang_bac_vien_phuong.ppt