Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Hướng dẫn làm bài đọc hiểu

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Hướng dẫn làm bài đọc hiểu

ĐỀ 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không ? không sao đâu vì
 Oan Đi- xnây từng bị nhà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sang tạo nên Đi- xnây- len.
 Lúc còn đi học phổ thông, Lu-i Pa-xto chỉ là một học sinh trung bình . Về môn hóa, ông đứng thứ hạng 15 trong tổng số 22 học sinh của lớp .
 Lep Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “ Chiến tranh và hòa bình”, bị đình chỉ học đại học vì “ vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.
 Hen-ri Pho thất bại và cháy túi đến năm lần trước khi thành công.
 Ca sĩ ô – pê – ra nổi tiếng En-ri-cô Ca- ru –xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
 Vậy xin bạn chớ lo thất bại . Điều đáng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
 (Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr 41, NXB giáo dục Việt Nam , 2015)
Câu 1:Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích biện pháp điệp cấu trúc câu trong đoạn : “Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không ?”.
Câu 3: Từ văn bản, hãy rút ra 1 thông điệp mà em tâm đắc nhất . Lý giải vì sao điều đó có ý nghĩa với em ?

pptx 31 trang hapham91 16791
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Hướng dẫn làm bài đọc hiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 1/ Mô tả cấu trúc đề thi và các mức độ câu hỏi dạng bài đọc-hiểu.	2/ Một số kỹ năng làm bài đọc - hiểu.	3/ Luyện tập	4/ Nhiệm vụ về nhàNỘI DUNG BÀI HỌCĐỀ 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 	Bà hành khất đến ngõ tôi Bà tôi cung cúc ra mời vào trong 	Lưng còng đỡ lấy lưng còng Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều 	Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu Gạo còn hai ống chia đều, thảo thơm 	Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa   	 Lá tre rụng xuống sân nhà Thoảng hương nụ vối chiều qua cùng chiều. ( Bà tôi, Kao Sơn) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ?Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với tư hành khất?Câu 3: Tìm ra biện pháp tu từ trong câu thơ: “ Lưng còng đỡ lấy lưng còng”Câu 4: Thái độ ứng xử cảm động chán chứa tình người của người bà trong bài thơ trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì?ĐỀ 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không ? không sao đâu vì  Oan Đi- xnây từng bị nhà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sang tạo nên Đi- xnây- len.  Lúc còn đi học phổ thông, Lu-i Pa-xto chỉ là một học sinh trung bình . Về môn hóa, ông đứng thứ hạng 15 trong tổng số 22 học sinh của lớp . Lep Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “ Chiến tranh và hòa bình”, bị đình chỉ học đại học vì “ vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập”.  Hen-ri Pho thất bại và cháy túi đến năm lần trước khi thành công.  Ca sĩ ô – pê – ra nổi tiếng En-ri-cô Ca- ru –xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.  Vậy xin bạn chớ lo thất bại . Điều đáng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.  (Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr 41, NXB giáo dục Việt Nam , 2015)Câu 1:Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? Câu 2: Chỉ ra và phân tích biện pháp điệp cấu trúc câu trong đoạn : “Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn đã uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đánh bóng bàn, bạn có đánh trúng không ?”. Câu 3: Từ văn bản, hãy rút ra 1 thông điệp mà em tâm đắc nhất . Lý giải vì sao điều đó có ý nghĩa với em ? Mức độVí dụMục đích yêu cầuNhận biết- Chỉ ra các phương thức biểu đạt/phương thức biểu đạt chính- Xác định thể thơ/ ngôi kể- Xác định từ láy, từ Hán Việt- Xác định thành phần biệt lập (phụ chú, tình thái, cảm thán, gọi đáp)- Xác định kiểu câu phân loại theo cấu tạo/phân loại theo mục đích nói.- Chỉ ra biện pháp tu từ- Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn- Mục đích: Kiểm tra đánh giá kiến thức Tiếng Việt, kiến thức về đặc điểm tổ chức của văn bản (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, thể loại, phương thức biểu đạt, phép tu từ, kiểu câu và liên kết câu, liên kết đoạn văn)- Yêu cầu: Chỉ ra và gọi tên chính xác các đối tượng theo những yêu cầu cụ thể của câu hỏi đọc hiểu.Mức độVí dụMục đích yêu cầuThông hiểu- Nêu chủ đề/thông điệp/nội dung chính của văn bản?- Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ?- Chỉ ra tác dụng của phép liên kết?- Nêu ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh?- Mục đích: Kiểm tra đánh giá kĩ năng tổng hợp các kiến thức để nắm bắt đúng thông tin, thông điệp của văn bản và để đánh giá văn bản một cách sơ bộ.- Yêu cầu: Trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm.Mức độVí dụMục đích yêu cầuVận dụng- Bài học rút ra? - Em có suy nghĩ gì ?- Mục đích: Kiểm tra đánh giá kĩ năng chủ động tạo nên mối liên kết giữa văn bản đọc hiểu với cuộc đời rộng lớn, vận dụng những điều thu nhận được từ văn bản vào việc điều chỉnh quan niệm, nhận thức, thái độ, hành vi của bản thân.- Yêu cầu: Liên hệ và bày tỏ quan điểm cá nhân ở mức độ chung nhấtPHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠTMỤC ĐÍCH GIAO TIẾP Tự sựChủ yếu là kể người kể việc Miêu tảTái hiện đặc điểm, tính chất, trạng thái của con người, sự vật Biểu cảmBộc lộ cảm xúc tình cảm Nghị luậnBàn luận vấn đề, bày tỏ ý kiến quan điểm Thuyết minhGiới thiệu, cung cấp thông tin về đối tượngBiện pháp tu từKhái niệmTác dụngVí dụSo sánhLà đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồngLàm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạtCông cha như núi Thái SơnNhân hóaLà cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt+ Thổi hồn vào đối tượng làm cho đối tượng trở nên sinh động, có linh hồn, suy nghĩ như con người, gần gũi với con ngườiHàng bưởiĐu đưaBế lũ conĐầu trònTrọc lóc.Điệp ngữLà lặp lại từ ngữ, kiểu câu một cách có ý thức+ Nhấn mạnh, khắc sâu đối tượng.+ Diễn tả cảm xúc của tác giả+ Tạo nhịp điệu (nhịp nhàng, hào hùng )Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Câu hỏiCách làm1. Chỉ ra/xác đinh/gọi tên biện pháp tu từ?/Đoạn thơ/đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ nào?+ Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng+ Chỉ rõ từ ngữ/câu thơ/câu văn chứa biện pháp tu từ đó2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ+ Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng+ Chỉ rõ từ ngữ/câu thơ/câu văn chứa biện pháp tu từ đó+ Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ+ Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng+ Chỉ rõ từ ngữ/câu thơ/câu văn chứa biện pháp tu từ đó+ Phân tích tác dụng của biện pháp tu từChỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong các đoạn thơ sau:a) 	 Và tôi như hạt thóc vàng bé nhỏ	Mẹ đã gieo hi vọng ở trên đồng	Chợt lo sợ ngày cuối mùa, hết vụ	Hạnh phúc mẹ chờ chẳng kịp trổ bông.	(Mẹ và cánh đồng, Trần Văn Lợi)b) 	Nào ngủ đi!	Con chuồn chuồn không còn chơi đuổi bắt	Đã mơ màng trên vạt cỏ xanh non	Con cào cào đã nồng nàn say giấc	Sau một ngày giã gạo bên sông!	Cánh cò của mẹ cũng đã về tổ	Hàng tre đêm ru giấc ngủ ngoan lành	Gió lặng im – phập phồng từng hơi thở 	Nghe rất êm mùa thu đã cựa mình!	(Ru em, Lương Đình Khoa)NHÓM 1a) Và tôi như hạt thóc vàng bé nhỏMẹ đã gieo hi vọng ở trên đồngChợt lo sợ ngày cuối mùa, hết vụHạnh phúc mẹ chờ chẳng kịp trổ bông.	(Mẹ và cánh đồng, Trần Văn Lợi)+ Biện pháp tu từ: So sánh “tôi như hạt thóc vàng bé nhỏ”+ Tác dụng của biện pháp tu từ: Làm cho câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm.	- Gợi hình ảnh đứa con bé bỏng yêu quý vô ngần; con là tất cả niềm hi vọng của cuộc đời mẹ.	- Cảm xúc rưng rưng xúc động của người con khi được mẹ gửi trọn yêu thương, niềm hi vọng.NHÓM 2	Cánh cò của mẹ cũng đã về tổHàng tre đêm ru giấc ngủ ngoan lànhGió lặng im – phập phồng từng hơi thở Nghe rất êm mùa thu đã cựa mình!	(Ru em, Lương Đình Khoa)Nào ngủ đi!Con chuồn chuồn không còn chơi đuổi bắtĐã mơ màng trên vạt cỏ xanh nonCon cào cào đã nồng nàn say giấcSau một ngày giã gạo bên sông!+ Biện pháp: Nhân hóa - Con chuồn chuồn chơi đuổi bắt, mơ màngCon cào cào đã nồng nàn say giấc, Sau một ngày giã gạo bên sông- Hàng tre ru giấc ngủ, gió lặng im phập phồng từng hơi thở - Mùa thu đã cựa mình.+ Tác dụng của biện pháp nhân hóa: - Gợi hình dung cụ thể, sinh động hình ảnh con chuồn chuồn, cào cào, hàng tre sau một ngày vui chơi hoạt động đã đi vào giấc ngủ êm đềm. - Thổi hồn vào chuồn chuồn, cào cào, hàng tre khiến chúng có linh hồn cảm xúc như con người; gần gũi thân thiết với trẻ thơ. - Lời ru êm đềm đưa em thơ vào giấc ngủ say nồng trong tình cảm yêu thương dịu dàng.+ Khi nêu ý nghĩa của hình ảnh thơ: Hình ảnh thơ gợi lên đối tượng trữ tình như thế nào? Thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình? Có ý nghĩa góp phần thể hiện nội dung của đoạn thơ, bài thơ ra sao?+ Khi nêu ý nghĩa của chi tiết truyện: Chi tiết truyện có ý nghĩa như thế nào trong việc phát triển câu chuyện, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của câu chuyện ra sao?Với văn bản miêu tả: Văn bản tái hiện một cách sinh động, cụ thể đối tượng nào (bức tranh thiên nhiên/bức tranh sinh hoạt/con người)? Đối tượng hiện lên như thế nào? Sau khi khái quát nội dung, nêu thêm một câu đánh giá ngắn gọn về tấm lòng, tình cảm của tác giả.Bài tập: Khái quát nội dung đoạn văn sau: “xế chiều, mây trên đỉnh Ba Vì mỏng dần đi. Mặt trời tròn xoay, đỏ màu da cam ló ra, dải xuống mặt đất ánh nắng ấm áp màu đào lạt – khiến lá cây xanh nõn càng tươi lên mơn mởn – rồi từ từ lặn xuống biển sương trắng bồng bềnh. Tối, bọ vừng kéo đàn về ăn lá cây, bay ù ù như xay lúa. Chim gọi, vịt kêu. Đom đóm lạc vào nhà những hạt mưa rào đầu mùa rơi lộp độp, lưa thưa, con bìm bịp kêu “thiêng” thật- nó gọi sấm về”Khái quát nội dung: Đoạn văn đã tái hiện một cách sinh động cụ thể cảnh chiều xuân thật đẹp ngập tràn sức sống Đánh giá: Từ đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu mùa xuân của tác giảBài tập: Nêu nội dung chính của văn bản? Thông điệp nào của câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với em? Câu chuyện Cây bút chì Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:– Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cày bút chì tốt nhất.Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình. 	 (Truyện Ngụ ngôn, Theo Internet)Với văn tự sự: Nội dung kể về ai? Kể về điều gì? Qua đó nói lên điều gì? Từ nội dung này em rút ra được bài học/bức thông điệp gì?Đáp án:+ Nội dung câu chuyện kể về cuộc trò chuyện giữa cây bút chì và người thợ làm bút, người thợ làm bút đưa ra lời khuyên với cây bút chì về cách sống.- Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc. Thông điệp về sự cống hiến- Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình. Thông điệp về nghị lực sống: vượt qua đau đớn thử thách để sống tốt hơn.- Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được. Thông điệp về sai lâm và sửa chữa sai lầm.- Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy. Thông điệp về khảng định giá trị bên trong của bản thânBài tập: Khái quát nội dung của đoạn thơ sau:	 Thời gian chạy qua tóc mẹ	 Một màu trắng đến nôn nao	 Lưng mẹ cứ còng dần xuống	 Cho con ngày một lên cao.	 ( Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương)Với văn bản biểu cảm: Nội dung là cảm xúc của nhân vật trữ tình trước đối tượng trữ tình.Cách 1: Nêu ngắn gọn bằng một câu văn: Nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc gì trước đối tượng trữ tình?Cách 2: Đối tường trữ tình hiện lên như thế nào và qua đó nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc tình cảm gì?	Đáp án:Cách 1: Tác giả bày tỏ tấm lòng xót xa, yêu thương, kính trọng, biết ơn đối với người mẹ chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn, hi sinh thầm lặng để nuôi con khôn lớn trưởng thành.Cách 2: + Những vất vả, nhọc nhăn, gian truân, hi sinh lặng thầm của mẹ in dấu trên mái tóc bạc, tấm lưng còng theo thời gian để nuôi con khôn lớn thành người.+ Qua đó, tác giả bày tỏ tấm lòng xót xa, yêu thương, kính trọng và biết ơn đối với người mẹ của mình.Văn bản nghị luận: Nội dung của văn bản ấy bàn về vấn đề gì? Bày tỏ quan điểm gì của người viết? Từ nội dung đó, các em sẽ rút ra được bài học hoặc thông điệp mà người viết muốn gửi tới chúng ta. Văn bản thuyết minh: Văn bản thuyết minh về đối tượng nào? Trên những phương diện cụ thể nào?Bài tập 1: Đọc bài thơ sau và trả lời những yêu cầu ở dưới.Lặng rồi cả tiếng con ve,Con ve cũng mệt vì hè nắng oiNhà em vẫn tiếng ạ ời,Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.Lời ru có gió mùa thu,Bàn tay mẹ quạt, mẹ đưa gió về.Những ngôi sao thức ngoài kia,Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.Đêm nay con ngủ giấc tròn,Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.	 (Mẹ, Trần QuốC Minh)Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ in đậm?Câu 3: Khái quát nội dung bài thơ.Đáp án:Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảmCâu 2: * Biện pháp tư từ: so sánh+ “Những ngôi sao thức ngoài kia,Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.”+ “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”* Tác dụng: Biện pháp so sánh làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho đoạn thơ:+ Gợi hình ảnh người mẹ thao thức suốt đêm hè để quạt mát cho con ngủ. Qua đó ta cảm nhận được tình yêu thương con tha thiết, những hi sinh lặng thầm của mẹ cho con được tròn giấc. Tình yêu thương ấy sẽ theo con suốt cuộc đời.+ Từ đó thấy được tình cảm xúc động, biết ơn sâu nặng của tác giả dành cho mẹ của mình.Câu 3: Khái quát nội dung: Bài thơ thể hiện niềm xúc động tấm lòng biết ơn sâu nặng của đưa con dành cho mẹ - cả cuộc đời thầm lặng hi sinh, chăm lo cho con bằng tất cả yêu thương.Bài tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ 1 đến 4: MỘT LY SỮACó một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Hôm đó, cậu lục túi chỉ còn chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi mà bụng đang rất đói. Cậu quyết định xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Cậu hốt hoảng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu ta đành xin một ly nước uống. Cô bé nghĩ rằng cậu ta trông đang đói nên đem ra một ly sữa lớn.Cậu uống từ từ, rồi hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu?”Cô bé đáp: “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt.”Cậu ta nói: “Vậy thì tôi cảm ơn bạn nhiều lắm.”Khi Howard Kelly rời căn nhà đó, cậu ta không những cảm thấy trong người khoẻ khoắn, mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ.Sau bao năm, cô gái đó bị ốm nghiêm trọng. Các bác sĩ trong vùng bó tay và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa trị căn bệnh hiểm nghèo này. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên gia. Khi nghe tên nơi ở của bệnh nhân, một tia sáng lạ loé lên trong mắt anh ta. Anh đứng bật dậy và đi đến phòng cô gái. Anh nhận ra cô gái ngay lập tức. Anh quay trở lại phòng chuyên gia và quyết tâm phải gắng hết sức để cứu được cô gái. Anh đã quan tâm đặc biệt. Sau thời gian đấu tranh lâu dài, căn bệnh của cô gái đã qua khỏi. Anh cầm tờ hoá đơn thanh toán viện phí, viết gì đó bên lề và cho chuyển lên phòng cô gái.Cô gái lo sợ không dám mở tờ hoá đơn viện phí ra, bởi vì cô chắc chắn rằng đến suốt đời thì cô cũng khó mà thanh toán hết số tiền này.Cuối cùng cô can đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hoá đơn: “Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa.” (Ký tên) Tiến sĩ Howard Kelly.Mắt đẫm lệ, cô gái xúc động thốt lên: “Lạy chúa, tình yêu thương bao la của người đã lan rộng trong trái tim và bàn tay con người.”Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.Câu 2: Vì sao cậu bé Howard Kelly khi rời khỏi căn nhà “không những cảm thấy trong người khỏe khoắn mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuôc sống rất mạnh mẽ”?Câu 3: Em hiểu thế nào về lời nói của cô bé: “Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt.”Câu 4: Bài học mà em nhân được từ câu chuyện trên.Đáp án:Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sựCâu 2: Cậu bé khi rời khỏi căn nhà “không những cảm thấy trong người khỏe khoắn mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống mạnh mẽ” vì: cậu bé đã nhận được tình yêu thương, sự quan tâm rất đỗi chân thành, tự nhiên từ một cô gái nhỏ mà cậu gặp khi định xin đồ ăn.Câu 3: Câu nói là lời dạy của mẹ với con: khi làm điều tốt, giúp đỡ một ai đó không phải vì để được trả ơn mà phải xuất phát từ tình yêu thương chân thành.Câu 4: Bài học: Khi cho đi bằng tình yêu thương chân thành, ta sẽ nhận lại được sự chân thành, tình yêu thương gấp bội.Bài tập 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. 	 (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, 	Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.Câu 2: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.GỢI Ý Bài tập 3: 1/ Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả2/ Chi tiết tả cánh diều:Học sinh trả lời đúng 1 trong ba ý sau thì đạt - Mềm mại như cách bướm- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. - Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.3/ Biện pháp tu từ: So sánh giúp diễn tả hình ảnh bầu trời đẹp mềm mại, mịn màng tựa như một thảm nhung.Bài tập 4 : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70-71)Câu 1. Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiện như nào?Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?1 Người có tính khiêm tốn có biểu hiện: -Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.- Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa2 - Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm - Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn.3 Tài nghệ của mỗi người quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức của loài người lại mênh mông như đại dương bao la. Vì thế cần khiêm tốn để học hỏi.4-Đồng tình với quan điểm trên-Vì:+ Tài năng là cái vốn có, nó chỉ thực sự phát huy khi ta có kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.+ Kiến thức là đại dương, không chỉ vậy mỗi ngày lượng kiến thức mới lại có thêm. Bởi vậy chúng ta cần liên tục trau dồi để làm phong phú tri thức của bản thân.GỢI Ý:Bài tập 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Âm nhạc là một trong những món quà kì diệu khiến đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó - một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. Chúng khiến tâm trí bạn trở nên thư thái, đưa lại cho bạn cảm giác bình yên sau những giờ làm việc mệt mỏi. Nhưng bạn có biết rằng, ngoài những thanh âm vang vọng từ thế giới bên ngoài kia còn có một thứ âm thanh khác kì diệu hơn cất lên từ chính tâm hồn bạn. Mỗi người trong chúng ta đều ẩn chứa một khúc nhạc huyền bí. Khúc nhạc ấy được tạo nên bởi một chuỗi suy nghĩ nối tiếp nhau. Nó được kết tinh từ những kí ức đã qua. Khi bạn mãi ám ảnh về một điều gì, điều đó sẽ được lưu lại trong khúc nhạc tâm hồn và trở đi, trở lại trong tâm trí bạn. (Theo Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016, tr.88) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. (0,5 điểm) “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là gì? Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra thành phần phụ chú, thành phần tình thái trong câu văn: Chắc hẳn không ít lần bạn say sưa, đắm mình trong một giai điệu nào đó - một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. Câu 4. (1,0 điểm) Điều kì diệu mà âm nhạc mang đến cho em là gì? (viết 3 đến 5 dòng) 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 2 “Một thứ âm thanh khác kì diệu” mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là: âm thanh cất lên từ chính tâm hồn con người. 3 - Thành phần phụ chú: một bản nhạc êm dịu, sâu lắng hoặc náo nức, vui tươi. - Thành phần tình thái: chắc hẳn. 4 Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể tự do bày tỏ suy nghĩ nhưng cần diễn đạt rõ ràng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Ví dụ: âm nhạc giúp giải tỏa những áp lực trong cuộc sống, mang lại niềm vui, xoa dịu nỗi buồn... GỢI Ý:Bài tập 6: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4. Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.(Theo âu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? 1Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn2- Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do để biện minh - Không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình.3Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó- Bản chất của sự việc xảy đến rất đa dạng, bất ngờ, không thể lường trước được.- Con người cần chọn cách ứng phó phù hợp với hoàn cảnh để vượt qua, mới là điều quan trọng. (Chấp nhận những cách diễn đạt tương đồng)4Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi- Đồng tình hoặc không đồng tình- Lí giải- Chính tả, dùng từ, ngữ phápGỢI Ý

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_huong_dan_lam_bai_doc_hieu.pptx