Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Hóa thân thành nhân vật ông Hai kể về câu chuyện "Làng"

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Hóa thân thành nhân vật ông Hai kể về câu chuyện "Làng"

b) Khi nghe tin làng theo giặc

- Tôi náo nức bước khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ, tôi ngồi vào một cái quán nước, hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, bao nhiêu ý thích chen chúc trong đầu tôi.

- Tiếng quạt, tiếng thở. tiếng trẻ con khóc cùng tiếng của cánh đi phá đường râm ran cả góc đường

- Dưới chân đồi, những ruộng lúa xanh mượt uốn quanh co dưới trời nắng, lấp lánh như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dập dờn

- Tôi tấp vào quán nước gần đây vừa để nhúp ngụm chè nghỉ mệt vừa lắng tai nghe họ bàn tán chuyện gì

- tôi rít từng hói thuốc lào vừa hỏi chuyện của bà con vùng ấy, mấy hôm nay giặc qua làng tôi khủng bố, bắn súng nghe rát cả tai

- tôi chắc mẩm làng chợ dầu của tôi chắc cũng phải giết được mấy thằng Tây đấy

 

pptx 11 trang hapham91 21651
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Hóa thân thành nhân vật ông Hai kể về câu chuyện "Làng"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ta về nương gió đồng xanhNghe hồn cây cỏ dệt thành hồn quê.- Ôi cái làng Dầu của tôi! Vẫn cái phong vị ngọt ngào của lúa non đồng nội. - Tôi đã yêu và yêu biết nhường nào cái mảnh đất này, nơi tôi sinh ra và lớn lên.- Bọn giặc đáng khinh kia đã tàn nơi đây. Làng Dầu không còn như ngày tôi phải rời làng đi tản cư nữa. - Nhưng giờ trở lại, lòng tôi vẫn thế, vẫn vẹn nguyên không hề thay đổi. Trong tôi có cái gì nao nao rất lạ. Một cảm giác nhớ nhớ, xen một chút thương, pha đôi sự tự hào. - Tôi như vỡ òa trong niềm hạnh phúc. Hạnh phúc vì thực sự cái đau khổ của một ngày xa xôi kia chỉ còn là hồi ức, hồi ức không đẹp nhưng lại làm cho con người ta nhớ mãi chẳng thể quên.a) Trước khi nghe tin làng theo giặcNghe theo chính sách của Đảng, gia đình tôi phải đi tản cư, phải xa ngôi làng thân yêu, xa quê tôi tích cực lao động vỡ vạt đất rậm ngoài suối để trồng thêm vài gốc sắn với 1 vợ và 3 đứa con thơ.Nằm giường tôi nghĩ về cái làng và nghĩ về những ngày cùng làm việc với anh em, ồ sao độ ấy vui thế, tôi thấy mình như trẻ ra và cảm thấy náo nức vô cùng, tôi lại muốn về làng, muốn được cùng anh em đào đường đăp u, xẻ hào, khuôn đá Tôi tự hỏi lòng mình ” không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? những đường hầm bí mật chắc còn khướt lắm! Chao ôi! tôi nhớ làng nhớ cái làng quá. Tôi cứ thường đi khắp nới khoe với bà con về ngôi làng đáng tự hào của mình.Hằng ngày, theo thói quen tôi thường lên phòng thông tin đọc báo. - Tưởng như 1 em nhỏ cắm cờ quốc kì ở hồ hoàn kiếm hay làng Chợ Dầu của tôi đã giết và bắt được bao nhiêu thằng Tây thì ruột gan của tôi cứ như múa cả lên.b) Khi nghe tin làng theo giặc- Tôi náo nức bước khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ, tôi ngồi vào một cái quán nước, hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, bao nhiêu ý thích chen chúc trong đầu tôi.- Tiếng quạt, tiếng thở. tiếng trẻ con khóc cùng tiếng của cánh đi phá đường râm ran cả góc đường- Dưới chân đồi, những ruộng lúa xanh mượt uốn quanh co dưới trời nắng, lấp lánh như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dập dờn- Tôi tấp vào quán nước gần đây vừa để nhúp ngụm chè nghỉ mệt vừa lắng tai nghe họ bàn tán chuyện gì- tôi rít từng hói thuốc lào vừa hỏi chuyện của bà con vùng ấy, mấy hôm nay giặc qua làng tôi khủng bố, bắn súng nghe rát cả tai- tôi chắc mẩm làng chợ dầu của tôi chắc cũng phải giết được mấy thằng Tây đấyNgờ đâu có người đàn bà ẵm con cong môi lên , giọng chua chát rằng:”cả làng chúng nó theo Tây mà còn giết gì nữa”-Lúc này, cổ họng tôi như nghẹn ẳng lại, tưởng như rằng không thể nào thở được nữa Sao có thể chứ. Hay chỉ là tai - Có người cùng chuyến đi lên với người đàn bà cũng lên tiếng bảo là cả làng tôi vác cờ ra đón giặc, đến cả thằng Chánh Bệu còn khiên cả đồ đạc, vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh nữa. Từng lời nói của họ như từng nhát dao đâm vào tim tôi.- Làng tôi đổ đến thế ư? Thôi tôi không muốn nghe nữa, càng nghe lại càng thấy xấu hổ them.-Vì thế, tôi vội vàng trả tiền nước rồi vươn vai, vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng. Nhưng tiếng người đàn bà chua lanh lảnh kia vẫn đong đưa bên tai tôi mãi, từng lời nói như bàn chân to lớn chà đạp lên lòng tự hào về làng của tôi bấy lâu nay- Suốt dọc đường , tôi cứ cúi gầm mặt xuống đất mà đi, gặp ai tôi cũng lãng tránh. Câu chuyện “Làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây” cứ ám ảnh tôi mãi cả quãng đường.-Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường,mấy đứa trẻ thấy bố chúng nó như vậy, chúng bèn lẻn ra sân chơi để không làm phiền tôi-Nhìn thấy chúng nó, tôi lại càng thấy tủi thân. Tôi tự hỏi rằng: “Chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian bán nước đấy ư?Chúng sẽ bị người ta hắt hủi đấy ư?-“Khoan đã, chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Không mà, toàn là những người yêu nước, có tinh thần cả mà. Họ đã cùng nhau thề thốt rằng sẽ sống chết với giặc cơ mà, không đời nào lại làm điều nhục nhã ấy..” –Tôi đã tự an ủi mình như thế-Nhưng nghĩ đi thì cũng phải nghĩ lại, không có lửa thì làm sao có khói. Vả lại, đâu ai rảnh rang lại đi bày ra tiếng ác như thế làm gì.- Chao ôi, nhục nhã chưa , rồi bây giờ mà lấy mặt đâu mà nhìn người ta. Người ta lại ghét, được đi rồi biết làm ăn, buôn bán làm sao.- Vợ tôi hôm nay cũng có vẻ khác, nét mặt bà lặng đi, chịu đựng và nhẫn nhục.-Lại thêm mụ chủ nhà từ hôm ấy cứ liên tục đá xéo nhà tôi-Mấy ngày nay, tôi cứ ru rú ở nhà, những lúc không có việc gì làm, tôi lại thủ thỉ với con mình rằng chúng tôi phải ủng hộ Cụ Hồ, ủng hộ cho kháng chiến -Và cứ mỗi lần như thế, tôi lại nhớ về làng mình, vừa tủi nhục , vừa thật đau khổ làm sao-Tôi nói như ngỏ lòng mình và minh oan cho mình nữa - Rồi cũng chính thức đến ngày mụ đuổi gia đình tôi đi, thật là tuyệt đường sinh sống. Chắc hẳn bây giờ ở đâu có người chợ Dầu cũng bị người ta đuổi đi như gia đình tôi đấy thôi- Chợt, câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại văng vẳng bên tai tôi “Cả làng chúng nó Việt Gian”-Tôi lại tự đối thoại với chính mình rằng : “Hay là quay về làng? Không, không thể được, chúng nó theo Tây cả rồi, về làm gì nữa. Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”- Trong óc tôi lại hiện ra hình ảnh của bọn kì lí hóng hách qua lại khắp nơi. Chúng nó ức hiếp những người vô tội và chúng tôi, chỉ lại có thể đè nén, kiềm lùi mà chịu đựng-Nghĩ đến đây, tôi rợn cả người. Tôi không thể về cái làng ấy được, làng thì yêu thật nhưng làng theo tây rồi thì phải thù.- Tôi nghe mà cứ tưởng như nói mình vậy, chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi, tôi chợt nghĩ đến mụ chủ nhà, rồi mụ chủ có để yên cho gia đình lão già này hay không? Về đến nhà tôi nằm vật ra giường, nhìn lũ con tủi thân nước mắt tôi cứ giàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian ư? chúng nó cũng bị người ta rẻ rúm hắt hủi đấy ư? khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu .c) khi nghe tin làng cải chính:- Nhưng có một chuyện đã xảy ra khiến tảng đá trong lòng tôi biến mất hoàn toàn: ông chủ tịch đã cho hay tin làng tôi được cải chính. - Tôi chọn ngay ra bộ quần áo sạch sẽ, tươm tất nhất mà cho dù là lễ Tết tôi cũng không nỡ diện để mặc vào, chỉnh gọn gàng lại đầu tóc rồi cùng đi với ngài ấy. - Mãi đến sẩm tối tôi mới về đến nhà. - Vừa chia quà cho các con xong, tôi sang ngay nhà bác Thứ và nhà chủ nhà khoe rằng ông chủ tịch vừa lên cải chính cái tin làng tôi theo giặc là “sai sự mục đích”, thậm chí khoe cả cái tin nhà tôi bị Tây đốt mất rồ. - Mặc dù đối với người nông dân chúng tôi cái nhà là quan trọng nhất nhưng tôi không ức chế nổi sự sung sướng của mình. - Chỉ là một căn nhà thôi, sau này chiến tranh kết thúc quay về xây dựng lại cũng được, chứ nếu danh dự của làng bị mất thì đó sẽ là một vết nhơ mà kể cả qua bao nhiêu năm cũng không xóa nhòa đi nổi.3. Kết bài:Tôi tưởng câu chuyện nhỏ này chỉ có gia đình tôi và vài người xung quanh biết nhưng không thể ngờ được nó lại được nhà văn Kim Lân – một nhà văn cùng quê với tôi – viết thành một truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ và còn được đánh giá rất cao. Nhà văn đã mượn truyện của tôi để khái quát thành tình cảm của người nông dân của khắp mọi nơi trên mọi miền của Tổ quốc. Là người nông dân ai chẳng yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình, đất nước có giặc người nông dân khắp nơi đều đứng lên tham gia kháng chiến. Đó là sự tin tưởng tuyệt đối vào Cách mạng.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_hoa_than_thanh_nhan_vat_ong_hai_ke_v.pptx