Bài giảng Ngữ văn Lớp - 90 Đề đọc hiểu ngoài chương trình – Tài liệu ôn thi vào Lớp 10

Bài giảng Ngữ văn Lớp - 90 Đề đọc hiểu ngoài chương trình – Tài liệu ôn thi vào Lớp 10

ĐỀ SỐ 1:   Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Hai biển hồ 

     Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

     Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Quà tặng cuộc sống (Nhà xuất bản Trẻ, 2007) 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. 

Câu 2. Theo tác giả, vì sao Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.”

Câu 4. Em rút ra được bài học gì từ văn bản trên? 

Câu 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cho và nhận trong cuộc sống. nhất là trong những ngày cả nước tập trung phòng, chống dịch Covid-19.

 

ppt 18 trang hapham91 30632
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp - 90 Đề đọc hiểu ngoài chương trình – Tài liệu ôn thi vào Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90 ĐỀĐỌC HIỂU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH – TÀI LIỆU ÔN THI VÀO 10ĐỀ SỐ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Hai biển hồ Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này. Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người... Quà tặng cuộc sống (Nhà xuất bản Trẻ, 2007) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, vì sao Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết?Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.”Câu 4. Em rút ra được bài học gì từ văn bản trên? Câu 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cho và nhận trong cuộc sống. nhất là trong những ngày cả nước tập trung phòng, chống dịch Covid-19.Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luậnCâu 2: Theo tác giả, Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết bởi không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó.Câu 3: trong câu: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.”- Biện pháp tu từ: Nhân hóa. (hoặc điệp)- Tác dụng: Làm nổi bật đặc điểm của Biển Chết.Câu 4 : Bài học rút ra được từ văn bản trên:- Về sự cho và nhận trong cuộc sống;- Không nên có lối sống ích kỉ, lối sống chỉ giữ lại cho riêng mình.Câu 5*Giới thiệu về cho và nhận trong cuộc sống*Giải thích- Cho: Ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác mà không đổi lấy thứ gì.- Nhận: Lấy về cái được cho, được ban tặng.-> Cho và nhận là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.-> Cho và nhận có mối quan hệ mật thiết với nhau.*Biểu hiện- Chúng ta có thể cho đi những thứ vật chất, tiền bạc thông qua các hành động từ thiện, quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.- Đó cũng có thể là những hành động giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn, nỗi mất mát với những người xung quanh mình.- Cho và nhận là hành động xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người.- Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân.- Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng.*Ý nghĩa của cho và nhận- Cho và nhận gắn kết con người lại với nhau nhiều hơn.- Giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha hơn.- Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến.*Bài học- Không sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi.- Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết nhận mà không biết cho đi.*Kết thúc vấn đề- Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của cho và nhận trong cuộc sống.ĐỀ SỐ 2: Đọc kĩ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ý tưởng bắt đầu từ bạn trẻ Hoàng Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh) và anh em trong Công ty sản xuất khóa vân tay PHGLock, cây “ATM gạo” đầu tiên đã được đặt tại Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay lập tức “ATM gạo” đã phát huy tác dụng, dòng yêu thương đã lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng. Với “ATM gạo” này, người dân chỉ cần giẫm chân vào nút bấm sẽ nhận được khoảng 1,5 - 3kg gạo, tùy nơi. Số gạo người nghèo nhận được từ chiếc máy phát giúp họ bớt đi nỗi lo về từng bữa ăn hàng ngày giữa mùa dịch Covid-19 đầy khó khăn. “ATM gạo” cũng là địa chỉ để những người có tấm lòng, lặng lẽ đến, sẻ chia với người khó khăn hơn mình. Như chị tiểu thương chở dăm ba ký gạo sau chiếc xe đạp, chờ lúc vắng người trút vào thùng “ATM gạo”. Lại có những nhà hảo tâm, trong một ngày, vài lần đến nơi đặt “ATM gạo”. Họ muốn duy trì “dòng gạo yêu thương” chảy suốt 24/24 giờ. Không ai muốn có người cơ nhỡ thất vọng ra về, không ai bị đứt bữa ăn trong những ngày cách ly xã hội. Cây “ATM gạo” đã nhanh chóng có mặt tại nhiều địa phương trong cả nước, như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế,... và An Giang cũng mới hình thành tại Thành phố Long Xuyên. Đến các hãng tin lớn trên thế giới như Reuters, CNN, SCMP, NHK... đều dành những vị trí trang trọng, thời lượng đáng kể để nói về Rice ATM Vietnam. “ATM gạo” chính là nơi Chia sẻ yêu thương - Để không ai bị bỏ lại phía sau. (Theo An Thanh, baomoi.com, ngày 18/4/2020) Câu 1. Các từ cộng đồng, khó khăn, lặng lẽ, tiểu thương, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? Câu 2. Xác định khởi ngữ và cho biết dấu hiệu nhận biết đó là khởi ngữ trong câu: “Với “ATM gạo” này, người dân chỉ cần giẫm chân vào nút bấm sẽ nhận được khoảng 1,5 - 3kg gạo, tùy nơi.” Câu 3. Từ hảo tâm trong văn bản có nghĩa là gì? Câu 4. Nội dung chính của văn bản? Câu 5. Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về hiện tượng máy ATM gạo hiện nay.Câu 1: .- Từ ghép: cộng đồng, tiểu thương.- Từ láy: khó khăn, lặng lẽ.Câu 2: .- Khởi ngữ: Với “ATM gạo” này- Dấu hiệu nhận biết đó là khởi ngữ trong câu đó làcó thêm các quan hệ từ “Với" Câu 3. Từ hảo tâm trong văn bản có nghĩa là có lòng tốt, sẵn sàng giúp đỡ người khác.Câu 4. Nội dung chính của văn bản: Sự chia sẻ yêu thương của người với người trong hoàn cảnh khó khăn thông qua “ATM gạo”Câu 5. Đoạn văn tham khảo Những ngày gần đây, có thể nhận thấy rằng các máy ATM gạo xuất hiện ngày trở nên phổ biến hơn và mang đến rất nhiều ý nghĩa. Bắt đầu xuất hiện từ Thành phố Hồ Chí Minh, cây ATM gạo đang dần phủ sóng trên khắp các tỉnh thành của đất nước Việt Nam ta. Và thực sự,nó mang đến ý nghĩa rất lớn cho con người khi mà tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp. Có biết bao những người nghèo, mất công ăn việc làm vì dịch bệnh đã được cứu giúp nhờ vào chiếc máy này. Nó đã trở thành nguồn cứu trợ cho họ. Đồng thời cây ATM gạo còn thể hiện tình yêu thương, lòng nhân ái, đùm bọc nhau giữa hoạn nạn, khó khăn giữa những người anh em trong cùng một dân tộc. Có người đến để lấy gạo mang về, có người chở gạo đến. Hành động ấy thật đẹp bởi sự tương trợ lẫn nhau. Cũng có biết bao người tình nguyện, sẵn sàng đứng đó suốt mấy tiếng đồng hồ để giúp đỡ bà con trong việc nhận gạo. Cây ATM gạo chính là nơi để tình người lan tỏa, để người ta nhận ra rằng dịch Covid19 cũng là một phép thử. Và cây ATM ấy cũng là một phép thử. Phép thử liệu rằng có những người nào tham lam, ích kỉ không? Nếu không co thì hãy đến lấy, nếu có đủ rồi xin nhường cơ hội lại cho người sau. Thực sự mô hình ATM gạo ý nghĩa này nên được nhân rộng để mang yêu thương, ấm no san sẻ với mọi nhà. ĐỀ SỐ 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[1] Hôm qua, mình share (chia sẻ) cái clip về tình cảm của động vật hoang dã với người giải cứu nó trên mạng và viết: “Tới một cô tinh tinh bị bỏ rơi, khi được cứu và thả cho trở về rừng, cô còn biết ôm chầm lấy người từng cứu mình”. Mọi người cảm thán quá chừng. Hầu hết nghiêng về hướng “Cứu vật vật trả ơn – cứu nhân nhân trả oán”. Còn mình, thú thật, khi ngắm mãi cái ôm đó của con tinh tinh với người phụ nữ của trạm cứu hộ, khi viết những dòng đó, mình đã nghĩ nhiều hơn đến ý: Đến con vật mà còn biết ôm choàng lấy con người để biểu lộ tình cảm, còn giữa con người chúng ta, vì sao hà tiện làm chi những cái ôm?[2] Mình cứ xem đi xem lại cái ôm thắm thiết, đầy tình cảm thương yêu của cô tinh tinh và cái vỗ vỗ lưng đầy động viên an ủi của người phụ nữ. Mấy lần như một, cứ xem tới đoạn đấy, là nước mắt lại trào ra. Và bạn nghiệm lại đi, đâu phải chỉ có mỗi trường hợp này.[3] Có phải một trăm lần như một, mỗi lần bạn được ngắm cảnh hai người (hoặc mở rộng ra, chúng sanh nói chung) ôm choàng lấy nhau - dẫu đó là vợ chồng, cha con mẹ con, anh chị em, hay bạn bè, người thân, đồng nghiệp, thậm chí những người xa lạ vì thương cảm hoặc cảm kích nhau mà ôm choàng lấy nhau, trái tim bạn lại trào dâng một dòng cảm xúc ấm áp, tựa như dòng nước chảy xuôi?[4] Đó, tác động của những cái ôm đó. Không chỉ làm rung cảm những người trong cuộc, mà còn làm những người xung quanh ấm áp lây.(Lê Đỗ Quỳnh Hương, Trích Thương còn không hết - ghét nhau chi, Nxb Trẻ, 2017, tr.57 - 58)Câu 1. Xác định thành phần khởi ngữ trong đoạn văn số 1.Câu 2. Khi xem cái clip về tình cảm của động vật hoang dã với người giải cứu nó, tác giả bài viết đã nghĩ về điều gì?Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn số 3.Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến của tác giả về tác động của những cái ôm là “Không chỉ làm rung cảm những người trong cuộc, mà còn làm những người xung quanh ấm áp lây.” không? Vì sao?Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những cái ôm trong cuộc sống.Câu 1: Thành phần khởi ngữ trong đoạn văn số 1: "Còn mình"Câu 2: Khi xem cái clip về tình cảm của động vật hoang dã với người giải cứu nó, tác giả bài viết đã nghĩ nhiều hơn đến ý: Đến con vật mà còn biết ôm choàng lấy con người để biểu lộ tình cảm, còn giữa con người chúng ta, vì sao hà tiện làm chi những cái ôm?Câu 3: Phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn số 3: liệt kê, so sánh. (Các em chỉ cần nêu 1 trong 2)- Liệt kê: "vợ chồng, cha con mẹ con, ... , thậm chí những người xa lạ: để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những chủ thể muốn nói tới trong lời văn.- So sánh: So sánh "trái tim bạn lại trào dâng một dòng cảm xúc ấm áp, tựa như dòng nước chảy xuôi" giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. khiến cho cái ôm dù là "thương cảm hoặc cảm kích nhau" đều khiến ta cảm thấy thật ấm áp và hạnh phúc biết bao.Câu 4:Đồng tình với quan điểm của tác giảVì:+ Cái ôm mang lại sự ấm áp, lạc quan và hạnh phúc đối với người trao và cả người nhận.+ Những cái ôm không chỉ là lời chào thân mật khi gặp mặt, là tình cảm ta gửi gắm đến những người yêu thương, mà còn là động lực, là sự sẻ chia giữa cả những người xa lạ.+ Khi ta trao tặng mọi người những cái ôm thật chặt, có nghĩa là tình yêu thương luôn hiện diện ở quanh chúng ta"...Câu 5: Đoạn văn tham khảo Tôi vẫn còn ấn tượng mãi bởi câu nói "Là con người, hà tiện làm chi những cái ôm". Tại sao lại có lời khẳng định như vây? Bởi lẽ không chỉ là hành động, cái ôm nói lên nhiều ý nghĩa khác nữa. Cái ôm trước hết thể hiện tình cảm , sự sẻ chia, yêu thương. Tại sao những người xa nhau, sau bao nhiêu ngày gặp lại, hành động đầu tiên của họ không phải là cái bắt tay, mà lại là cái ôm hôn thăm thiết. Bởi cái ôm nó nói lên nhiều cung bậc cảm xúc. Đó là sự xúc động, là nỗi nhớ thương hay hơn cả thế? Và thật lạ lùng rằng, đến cả động vật, chúng cũng biết trao cái ôm để thay cho lời cảm ơn. Con người cứ tưởng rằng động vật là những thứ vô tri vô giác, không có suy nghĩ. Âý vậy mà nó lại có cả tình cảm, cả sự tình nghĩa, và còn biết cách thể hiện nó bằng cái ôm. Vậy hà cớ gì, là con người, luôn vỗ ngực tụ hào là đỉnh cao của động vật, khác động vật ở chỗ có nhận thức lại không dành được cho nhau những cái ôm. Ôm để san sẻ gánh nặng, để thấu hiểu, để đồng cảm. Đôi khi, những hành động còn nói lên nhiều ý nghĩa, có sức truyền tải nhiều hơn lời nói gấp nhiều lần. ĐỀ SỐ 4: Sẻ chia từng chiếc khẩu trang Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh CSGT phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang. Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí. (Trích Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch từ virus Corona) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trênCâu 2. Tìm và gọi tên một phép liên kết có trong đoạn văn thứ nhất?Câu 3. Những việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng chống dịch bệnh?Câu 4. Theo em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên có cần được ca ngợi không? Vì sao? Bản thân em cần phải làm gì để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh?Câu 5. Suy nghĩ của em về ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống, nhất là trong những ngày cả nước đang đương đầu với đại dịch COVID-19.Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự.Câu 2: - Một phép liên kết: lặp từ “khẩu trang” ở câu (4) và câu (5).Câu 3: - Việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng phát khẩu trang miễn phí có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của mọi người và phòng chống dịch bệnh. Hành động đó cũng là biểu tượng đẹp của sự sẻ chia trong cuộc sống.Câu 4: - Theo em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên cần được ca ngợi vì đó là những nghĩa cử cao đẹp vì những hành động ấy thể hiện sự tương thân tương ái của đồng bào trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước.- Để chung tay đẩy lùi dịch, bản thân em:+ Chấp hành quy định cách li của Nhà nước.+ Tuyên truyền nâng cao ý thức cách li đối với mỗi người.+ Chung tay giúp đỡ người khó khăn trong điều kiện bản thân có thể làm được.Câu 5: Đoạn văn tham khảo Chiến trường nào cũng biết bao gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát hy sinh. Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay đã đọng lại trong em thật nhiều suy nghĩ của những công việc thầm lặng trong cuộc sống. Cuộc chiến chống dịch bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong 4 tháng qua, với lời kêu gọi "Chống dịch như chống giặc": toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đồng tâm, đồng sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chống lại đại dịch COVID-19. Phát huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào hùng, với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng của dân ta đã đưa Việt Nam trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh các chiến sĩ "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” đã làm lay động hàng triệu trái tim. Họ tạm gác lại cuộc sống thường nhật, phải xa gia đình, người thân yêu để "chiến đấu" ở tuyến đầu. Họ còn được gọi là "những anh hùng thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng", những người mà chúng ta không thể chỉ dùng từ "cảm ơn" là đủ. Và những việc làm thầm lặng trong cuộc sống trong thời đại công nghệ số lại càng được lan tỏa 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_90_de_doc_hieu_ngoai_chuong_trinh_tai.ppt