Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Kỹ năng làm bài Nghị Luận văn học - Năm học 2023- 2024

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Kỹ năng làm bài Nghị Luận văn học - Năm học 2023- 2024

II. Dàn ý các dạng bài thường gặp:

1. Dàn ý bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm;

- Nêu nhiệm vụ nghị luận, nhận xét.

b. Thân bài:

* Phân tích/cảm nhận về nhân vật:

- Hoàn cảnh của nhân vật

- Ngoại hình (nếu có)

- Tính cách và phẩm chất nhân vật (chú ý các sự kiện chính, các biến cố, hành động, tâm trạng thái độ nhân vật.)

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật và ý nghĩa của hình tượng nhân vật

c. Kết bài:

- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.

- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó

 

pptx 18 trang Thái Hoàn 04/07/2023 1800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Kỹ năng làm bài Nghị Luận văn học - Năm học 2023- 2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C 
CHIA 
SẺ 
KINH 
NGHIỆM 
KĨ NĂNG LÀM BÀI NLVH 
1. Văn bản 
Văn học trung đại 
Thơ hiện đại Việt Nam sau năm 1945 
Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1945 
I. NỘI DUNG ÔN TẬP 
2. Các dạng đề cơ bản: 
 -Nghị luận về một đoạn trích thơ 
 -Nghị luận về một đoạn trích truyện 
II . Dàn ý các dạng bài thường gặp : 
1. Dàn ý bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): 
a. Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; 
- Nêu nhiệm vụ nghị luận , nhận xét . 
b. Thân bài: 
* Phân tích/cảm nhận về nhân vật: 
- Hoàn cảnh của nhân vật 
- Ngoại hình (nếu có) 
- Tính cách và phẩm chất nhân vật (chú ý các sự kiện chính, các biến cố, hành động, tâm trạng thái độ nhân vật...) 
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật và ý nghĩa của hình tượng nhân vật 
c. Kết bài: 
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc. 
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó 
2.Dàn ý bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: 
* Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ, nêu nhận xét khái quát về đoạn thơ, bài thơ đó. 
* Thân bài: Lần lượt trình bày những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. 
* Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. 
Lưu ý : 
+ Nắm chắc về vị trí, phong cách sáng tác, đề tài sáng tác của tác giả. 
+ Thuộc lòng bài thơ, nắm được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. 
+ Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật: thể thơ, hình ảnh thơ, mạch cảm xúc; Với đoạn thơ, cần nắm được vị trí của đoạn đó trong cả bài thơ. 
+ Kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh, 
+ Thường xuyên trau dồi kiến thức, đọc tài liệu để khi làm có thể mở rộng, đối chiếu với các đoạn thơ, bài thơ có cùng đề tài. 
III. Các lỗi thường gặp của HS khi làm văn nghị luận 
văn học: 
1.Lỗi về kiểu bài: Không phân biệt được kiểu bài dẫn đến bài viết thường giống nhau dù yêu cầu của đề bài rất khác nhau. 
2.Lỗi về bố cục: bố cục nội dung không rõ dẫn đến hình thức trình bày lộn xộn, thiếu mạch lạc. 
3.Lỗi về diễn đạt và lập luận: 
- lỗi diễn đạt chủ yếu là trình bày không rõ ý (tối nghĩa) 
-Lỗi lập luận chủ yếu là do thiếu sự chặt chẽ trong việc xác định ý và vận dụng không thành thạo các thao tác lập luận. 
4.Lỗi về tìm ý và lập dàn ý: đây là loại lỗi rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả làm bài cũng như rèn luyện tư duy của HS. Lỗi thường gặp là: lạc đề, lạc ý, ý nghèo nàn 
IV. Cách khắc phục 
1.HS cần củng cố kiến thức một cách hệ thống (nên thực hiện qua sơ đồ tư duy). Đây cũng là bước đầu tiên giúp HS kiểm tra lại kiến thức đã học, nắm được kiến thức trong tâm, cốt lõi. 
2.Ôn tập tất cả các VB (tác phẩm) trong chương trình ngữ văn 9 theo yêu cầu. Nhưng phải xác định được nội dung ôn luyện theo từng trọng điểm, tránh dàn trải 
3.Học văn theo từng ý, sử dụng các từ khóa một cách ngắn gọn, đơn giản sẽ giúp HS nhanh hiểu bài nhất, tránh học thuộc lòng và học vẹt. Hệ thống ý của mỗi bài, mỗi vấn đề càng rành mạch, sắp xếp càng hệ thống và nổi bật thì càng dễ nhớ 
Cách khắc phục 
4.Khi luyện đề, cần cho HS thực hiện dưới cả hai hình thức: lập dàn ý chi tiết và viết thành bài hoàn chỉnh, luyện càng nhiều càng tốt. Đây là hình thức củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phương pháp làm bài tốt nhất. 
5.Khi ôn thi môn ngữ văn, HS nên liên hệ giữa kiến thức trong SGK với thực tế đời sống, kiến thức sẽ trở nên sinh động, gần gũi và hấp dẫn hơn. 
6.Khi làm bài, HS cần đảm bảo đúng cấu trúc của một bài văn, gồm có: MB (là một đoạn văn khoảng 6-10 dòng), TB (gồm nhiều đoạn văn nhỏ, mỗi ý viết thành một đoạn văn hòan chỉnh), KB (là một đoạn văn khoảng 6-10 dòng). Đây là phần có khả năng phân hóa thí sinh cao nên cần viết sâu sắc, tinh tế, toàn diện. 
V. Các lỗi có thể gặp của GV 
khi hướng dẫn HS làm văn phần nghị luận văn học: 
1.GV quá cẩn thận, quá lo lắng nên hướng dẫn HS học phần phân tích văn bản quá dài, quá chi tiết khiến HS khó nhớ và thiếu tính chủ động, sáng tạo 
2.GV quá chú trọng vào phần phân tích mà quên đi các yêu cầu căn bản khác trong chuỗi yêu cầu của một bài làm văn 
V I. Những yêu cầu cơ bản về kĩ năng của một bài làm NLVH theo cấu trúc của Sở GD: 
Đề tuyển sinh năm 2022-2023 
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
Thuyền ta lái gió với buồm trăng  Lướt giữa mây cao với biển bằng,  Ra đậu dặm xa dò bụng biển,  Dàn đan thế trận lưới vây giăng.  Cá nhụ cá chim cùng cá đé,  Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,  Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.  Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.  Ta hát bài ca gọi cá vào,  Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.  Biển cho ta cá như lòng mẹ  Nuôi lớn đời ta tự buổi nào . 
(Trích Đoàn thuyền đánh cá , Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGDVN, tr.140) 
Nội dung 
Điểm 
Cảm nhận đoạn thơ: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” 
5,0 
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 
MB nêu được vấn đề, TB triển khai được vấn đề, KB khái quát được vấn đề 
0,25 
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 
Cảm nhận về đoạn thơ “Thuyền ta lái gió tự buổi nào” 
-Thí sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm 
-Thí sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm 
0,5 
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: 
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau 
*Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá, đoạn thơ 
0,5 
*Cảm nhận về đoạn thơ 
-Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 2,25-2,5đ 
-Cảm nhận đầy đủ nhưng chưa sâu hoặc sâu nhưng chưa đầy đủ: 1,5-2,0đ 
-Cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chung chung, chưa rõ: 0,75-1,25đ 
-Cảm nhận sơ lược, lan man, thiếu trọng tâm: 0,25-0,5đ 
2,5 
*Đánh giá 
0,5 
d.Chính tả, ngữ pháp 
0,25 
e.Sáng tạo: 
0,5 
IV. Cách triển khai phần luận điểm để HS tự học, tự rèn 
1. Triển khai bài học dưới dạng khung cột kết hợp với sơ đồ tư duy (chi tiết khoảng 2 bài) 
2.Khi triển khai kiến thức cần chia nghệ thuật, nội dung thật rành mạch 
Lưu ý: Muốn làm được điều đó, chúng ta phải dạy thật kĩ về các BPTT (Điều này cũng giúp ích rất nhiều cho HS làm phần đọc-hiểu), áp dụng trực tiếp vào các tiết dạy trên lớp học (HS phải tìm ra các BPTT để cảm nhận, phân tích bài thơ) 
3.Phần kiến thức cần nhớ của HS phải đầy đủ nhưng ngắn gọn dưới dạng sơ đồ tư duy 
4. Đầu tư thời gian, tâm huyết để hướng dẫn các em viết thành bài dựa trên cơ sở của sơ đồ tư duy, chấm chữa chi tiết, nhận xét cụ thể và hướng dẫn các em cách khắc phục 
VII. BÀI MINH HỌA 
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của những câu thơ sau: 
 “Bỗng nhận ra hương ổi 
 Phả vào trong gió se 
 Sương chùng chình qua ngõ 
 Hình như thu đã về” 
Nghệ thuật 
Nội dung 
-Hình ảnh thơ giản dị, nhà thơ như mở rộng mọi giác quan để cảm nhận mùa thu: hương ổi- khứu giác, gió se- xúc giác, sương chùng chình- thị giác 
-”Bỗng nhận ra” 
-Cảm xúc đến bất ngờ, tự nhiên như không hề báo trước 
-Tín hiệu: “gió se”, “hương ổi” 
-mùi hương đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ 
-Động từ “phả” 
-Hương ổi không bị động mà chủ động phả vào làn gió chớm lạnh của mùa thu, ngỡ ngàng, bâng khuâng 
-Thể hiện sự rung cảm, đồng điệu của nhà thơ với cảnh vật 
-Nó đến nhẹ nhàng, bay bổng, thật khẽ, thật êm 
-Nhấn mạnh sự hòa quyện, bay bổng, nhẹ nhàng 
-Hương ổi phải thật sánh, thật đậm đặc, làn gió heo may se lạnh của mùa thu mang hương sắc tràn ngập không gian 
-Hương ổi thanh khiết, quánh lại, nồng nàn, nhẹ lan trong gió- 
-Nhân hóa “sương chùng chình” 
-Chất chứa bao tâm trạng, như chờ đợi ai, lưu luyến ai mà ngập ngừng chưa muốn bước qua cửa ngõ của thời gian 
- “ Hình như thu đã về ” 
-Phải chăng nhà thơ đang lảng tránh “mùa thu” của chính mình? 
- Tạo nên nét rất duyên của mùa thu 
-Làn sương mỏng manh như khói đang ngập ngừng giăng mắc khắp đương thôn, ngõ xóm 
-Diễn tả bước đi chầm chậm, nhẹ nhàng mang thần thái của mùa thu 
-Một chút hoài nghi, bâng khuâng 
-Là tiếng reo vui đầy ngỡ ngàng 
-Thu đến bất ngờ làm con người ngất ngây như đã chờ đợi từ rất lâu mà vẫn vấn vương, bịn rịn 
Nghệ thuật 
Nội dung 
-Hình ảnh thơ giản dị, nhà thơ như mở rộng mọi giác quan để cảm nhận mùa thu: hương ổi- khứu giác, gió se- xúc giác, sương chùng chình- thị giác 
-”Bỗng nhận ra” 
-Cảm xúc đến bất ngờ, tự nhiên như không hề báo trước 
-Tín hiệu: “gió se”, “hương ổi” 
-mùi hương đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ 
-Động từ “phả” 
-Hương ổi không bị động mà chủ động phả vào làn gió chớm lạnh của mùa thu, ngỡ ngàng, bâng khuâng 
-Thể hiện sự rung cảm, đồng điệu của nhà thơ với cảnh vật 
-Nó đến nhẹ nhàng, bay bổng, thật khẽ, thật êm 
-Nhấn mạnh sự hòa quyện, bay bổng, nhẹ nhàng 
-Hương ổi phải thật sánh, thật đậm đặc, làn gió heo may se lạnh của mùa thu mang hương sắc tràn ngập không gian 
-Hương ổi thanh khiết, quánh lại, nồng nàn, nhẹ lan trong gió- 
-Nhân hóa “sương chùng chình” 
-Chất chứa bao tâm trạng, như chờ đợi ai, lưu luyến ai mà ngập ngừng chưa muốn bước qua cửa ngõ của thời gian 
- “ Hình như thu đã về ” 
-Phải chăng nhà thơ đang lảng tránh “mùa thu” của chính mình? 
- Tạo nên nét rất duyên của mùa thu 
-Làn sương mỏng manh như khói đang ngập ngừng giăng mắc khắp đương thôn, ngõ xóm 
-Diễn tả bước đi chầm chậm, nhẹ nhàng mang thần thái của mùa thu 
-Một chút hoài nghi, bâng khuâng 
-Là tiếng reo vui đầy ngỡ ngàng 
-Thu đến bất ngờ làm con người ngất ngây như đã chờ đợi từ rất lâu mà vẫn vấn vương, bịn rịn 
Nghệ thuật 
Nội dung 
-Hình ảnh thơ giản dị, nhà thơ như mở rộng mọi giác quan để cảm nhận mùa thu:hương ổi- khứu giác, gió se- xúc giác, sương chùng chình- thị giác 
-”Bỗng nhận ra” 
-Cảm xúc đến bất ngờ, tự nhiên như không hề báo trước 
-Tín hiệu: “gió se”, “hương ổi” 
-mùi hương đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ 
-Động từ “phả” 
-Hương ổi không bị động mà chủ động phả vào làn gió chớm lạnh của mùa thu, ngỡ ngàng, bâng khuâng 
-Nhân hóa “sương chùng chình” 
-Chất chứa bao tâm trạng, như chờ đợi ai, lưu luyến ai mà ngập ngừng chưa muốn bước qua cửa ngõ của thời gian 
“ Hình như thu đã về ” 
-Phải chăng nhà thơ đang lảng tránh “mùa thu” của chính mình? 
CHÚC CÁC ĐỒNG CHÍ 
ÔN TẬP ĐẠT 
CHẤT LƯỢNG CAO 
TRONG KỲ THI 
VÀO THPT 
NĂM HỌC 2023- 2024 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_ky_nang_lam_bai_nghi_luan_van_hoc_na.pptx