Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 117: Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Nguyễn Thị Xuân

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 117: Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Nguyễn Thị Xuân

I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:

1. Đề bài sách giáo khoa - trang 79/80

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau: “nào đâu những đêm vàng nay còn đâu.” (Thế Lữ, Nhớ rừng)

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: “Đêm nay rừng trăng treo.”

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương.

 

ppt 18 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2231
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 117: Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Nguyễn Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ SÔNG CẦU 
 TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ 
Giáo viên: VÕ THỊ LỆ HẰNG 
Tiết 117: 
Tập làm văn 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
Đề 1 . Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau: “nào đâu những đêm vàng nay còn đâu.” (Thế Lữ, Nhớ rừng ) 
Đề 2 . Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: “Đêm nay rừng trăng treo.” 
Đề 3 . Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội. 
Đề 4 . Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. 
Đề 5 . Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những suy nghĩ gì? 
Đề 6 . Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh. 
Đề 7 . Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. 
Đề 8 . Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương. 
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ : 
1. Đề bài sách giáo khoa - trang 79/80 
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ : 
1. Đề bài sách giáo khoa - trang 79/80 
2. Nhận xét : 
Các đề bài được cấu tạo như thế nào? 
- Các đề bài có cấu tạo khác nhau . 
+ Có đề bài không kèm theo lệnh cụ thể: đề 4, 7.., mà chỉ có yêu cầu ngầm. 
+ Có đề bài kèm theo mệnh lệnh cụ thể như các đề còn lại. 
So sánh sự giống và khác nhau giữa các đề bài? 
Phân tích 
Cảm nhận 
Suy nghĩ 
Khác nhau 
yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận 
yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết 
yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết 
Giống nhau 
Các đề bài đều yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 
- Đề bài bao giờ cũng nêu lên vấn đề nghị luận. 
- Có đề bài kèm theo mệnh lệnh, có đề bài không kèm theo mệnh lệnh. 
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ: 
a. Tìm hiểu đề và tìm ý 
* Tìm hiểu đề 
- Vấn đề nghị luận: biểu hiện của tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. 
- Phương pháp: phân tích. 
- Tư liệu: văn bản bài thơ Quê hương của Tế Hanh. 
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
* Đề bài : Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. 
Vấn đề nghị luận là gì? Phương pháp nghị luận? Để nghị luận được vấn đề đó em cần sử dụng tư liệu chủ yếu nào? 
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ: 
a. Tìm hiểu đề và tìm ý 
* Tìm hiểu đề 
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
* Đề bài : Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. 
* Tìm ý : 
- Bài thơ được sáng tác trước cách mạng tháng 8, khi tác giả đi học xa quê hương. 
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian, địa điểm nào? trong tâm trạng như thế nào? 
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ: 
a. Tìm hiểu đề và tìm ý 
* Tìm hiểu đề 
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
* Đề bài : Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. 
* Tìm ý : 
- Bài thơ được sáng tác trước cách mạng tháng 8, khi tác giả đi học xa quê hương. 
- Nhà thơ luôn nhớ về h ình ả nh , màu sắc, mùi vị của quê hương.... 
- Nghệ thuật: cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu... 
- Luận điểm: 
+ Tình yêu quê hương trong hồi ức về quê. 
+Tình yêu quê hương trong nỗi nhớ trực tiếp. 
Trong xa cách nhà thơ luôn nhớ về quê hương như thế nào? Hình ảnh làng quê hiện lên trong nỗi nhơ của nhà thơ có đặc điểm và vẻ đẹp gì ? 
Bài thơ có hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu có gì đặc sắc? 
Từ việc tìm hiểu bài thơ em hãy khái quát thành những luận điểm nào về tình yêu quê hương? 
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ: 
* Đề bài : Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. 
a. Tìm hiểu đề và tìm ý 
b. Lập dàn bài chi tiết. 
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
* Mở bài : Giới thiệu bài thơ quê hương, nêu ý kiến khái quát của mình về tình yêu quê hương trong bài. 
* Thân bài : 
- Phân tích tình yêu quê hương. 
+Khái quát chung về bài thơ: một tình yêu tha thiết, trong sáng, đậm chất lí tưởng, lãng mạn. 
+ Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang. 
+ Cảnh trở về: Đông vui, no đủ, bình yên. 
+ Nỗi nhớ: h/ả đọng lại vẻ đẹp sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương. 
* Kết bài : Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào. Nó là sản phầm của một hồn thơ trẻ trung, tha thiết, đầy thơ mộng. 
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ: 
* Đề bài : Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. 
a. Tìm hiểu đề và tìm ý 
b. Lập dàn bài chi tiết 
c. Viết bài 
d. Đọc và sủa chữa bài viết 
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI T HƠ 
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ: 
2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm: 
Bài văn: Quê hương trong tình thương nỗi nhớ. 
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
- Mở bài : từ đầu đến quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ 
- Phần thân bài : từ nhà thơ đã viết đến tâm hồn thành thực của Tế Hanh. 
- Kết bài : phần còn lại 
Nhận xét khái quát về quê hương, cảm xúc... 
triển khai luận điểm 
Khái quát giá trị của bài thơ 
? Xác định phần Mở bài, thân bài, kết bài ? 
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ: 
2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm: 
Bài văn: Quê hương trong tình thương nỗi nhớ. 
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
? P hần thân bài người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương ? 
Thân bài : n hận xét về tình yêu quê hương. 
 - Nhà thơ đã viết Quê hương bằng cả tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình. Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong buổi sáng đẹp trời... 
 - Tế Hanh như khắc tạc bức tượng đài người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với hình khối màu sắc và hương vị không thể lẫn... Dân chài lưới làn da ngăm... 
 - Nỗi nhớ quê hương đã đọng lại thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi Tôi thấy cái mùi. 
1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ: 
2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm: 
Bài văn: Quê hương trong tình thương nỗi nhớ. 
II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
? Những suy nghĩ, ý kiến đó được dẫn dắt khẳng định bằng cách nào? Được liên kết với phần Mở bài, và kết bài ra sao? 
Thân bài : n hận xét về tình yêu quê hương. 
- Những suy nghĩ, ý kiến được gắn với sự phân tích, bình giảng cụ thể qua hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ. 
- Liên kết với phần mở bài, kết bài một cách chặt chẽ tự nhiên. 
? VB có sức thuyết phục , sức hấp dẫn không? Vì sao? 
- Văn bản hấp dẫn, thuyết phục bởi: 
+ Bố cục mạch lạc rõ ràng. 
+ VB tập trung trình bày nhận xét, đánh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ, người viết phân tích những đặc sắc vê h/ả và ngôn từ... 
+ Qua VB thấy người viết trình bày cảm nghĩ bằng cả sự rung cảm thiết tha đối với quê hương. 
Ghi nhớ : (sgk – trang 83) 
* Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần: 
- Mở bài : Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó. 
- Thân bài : lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. 
- Kết bài : Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. 
* Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,...của tác phẩm. 
III. LUYỆN TẬP 
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. 
Gợị ý : 
 * Mở bài : Giới thiệu về tác giả và đánh giá, nhận xét nội dung khái quát của khổ thơ. 
 * Thân bài : 
 a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: 
+ Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ. 
+ Từ “phả”: Động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam. 
+ Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn 
b. Cảm xúc của nhà thơ: 
+ Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng 
 * Kết bài : Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ 
Bài tham khảo 
 Mùa thu là một trong những đề tài được nhiều thi nhân viết đến. Tuy nhiên, mỗi bài thơ thu lại có những nét độc đáo và thi vị riêng. “Sang thu” của Hữu Thỉnh cũng là một bài thơ thu như thế. Bài thơ đã phác họa thành công sự chuyển mùa tinh tế của đất trời và của lòng người lúc sang thu. 
 Mở đầu bài thơ, người đọc đã có thể nhận ra ngay cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh khi tiết trời sang thu: 
 Bỗng nhận ra hương ổi 
 Phả vào trong gió se 
Từ “bỗng” thể hiện sự đột ngột, bất chợt trong cảm nhận. Ở đây đó chính là bất chợt nhận ra đất trời đã chớm sang thu. Cái hay và tinh tế nữa đó là, tác giả nhận thấy mùa thu không phải vì bầu trời cao xanh hơn hay hoa cúc nở vàng như trong các bài thơ ta thường thấy mà ở đây là vì “hương ổi phả vào trong gió se”. Sự tinh tế của tác giả chính là ở việc không tả mà chỉ gợi. Hương ổi thơm lừng trong gió se gợi cho người đọc màu vàng ươm của những trái ổi nơi vườn quê trong một buổi chiều cuối hạ, đầu thu. Và vì có gió thu “se” lạnh nên hương ổi mới thêm nồng nàn, phả vào đất trời và hồn người để cho tác giả “bỗng” phát hiện ra thu đã về. 
 Không chỉ có “hương ổi” trong “gió se”, nhà thơ còn nhận thấy: 
 Sương chùng chình qua ngõ 
 Hình như thu đã về 
Với cách nhân hóa, từ láy “chùng chình” gợi tả sự chậm rãi, nhẹ nhàng của màn sương giống như một nàng Thu yêu kiều đang bước tới. Sương bay qua ngõ, giăng mắc vào những giậu rào, trên những cành cây khô đầu ngõ cuối thôn. Thế nhưng, dù đã cảm nhận được mùa thu qua ba giác quan khứu giác (hương ổi – vị giác, gió se – xúc giác, sương chùng chình – thị giác) nhưng tác giả vẫn chưa hết sững sờ, vẫn chưa dám tin là thu đã về nên mới mơ hồ: “Hình như thu đã về”. “Hình như” là chưa chắc chắn, không chắn chắn nhưng kì thực là tác giả đã tự khẳng định rằng: mùa thu về thật rồi. 
 Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khác giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam. 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
1- Bài vừa học : 
2- Bài sắp học : 
Học thuộc ghi nhớ (sgk – trang 83). 
Hoàn thiện bài tập viết đoạn 
LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ 
TẠM BIỆT CÁC EM 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_117_tap_lam_van_cach_lam_bai_ng.ppt