Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 42: Đồng chí (Chính Hữu)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 42: Đồng chí (Chính Hữu)

Chính Hữu tâm sự: “Tôi bị ốm, sốt rét ác tính nhưng không có thuốc men gì cả. Đơn vị vẫn hành quân và để lại một đồng chí chăm sóc tôi. Không có đồng chí đó, có lẽ tôi đã bỏ mạng. Sự ân cần của đồng chí đó khiến tôi nhớ những lần đau ốm được mẹ, được chị chăm sóc. Đấy là những gợi ý đầu tiên của bài thơ Đồng chí”

 

pptx 37 trang hapham91 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 42: Đồng chí (Chính Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài hát: Đoàn vệ quốc quânTiết 42ĐỒNG CHÍ -CHÍNH HỮU-I.Tìm hiểu chung1. Tác giả: CHÍNH HỮU (1926- 2007)Tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở Hà Tĩnh.- Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông bắt đầu làm thơ năm 1947, thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.2. Tác phẩm:a) Hoàn cảnh sáng tác:2. Tác phẩm:a) Hoàn cảnh sáng tác:Sáng tác đầu năm 1948 (Sau chiến dịch Việt Bắc), in trong tập “Đầu súng trăng treo”Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947Chính Hữu tâm sự: “Tôi bị ốm, sốt rét ác tính nhưng không có thuốc men gì cả. Đơn vị vẫn hành quân và để lại một đồng chí chăm sóc tôi. Không có đồng chí đó, có lẽ tôi đã bỏ mạng. Sự ân cần của đồng chí đó khiến tôi nhớ những lần đau ốm được mẹ, được chị chăm sóc. Đấy là những gợi ý đầu tiên của bài thơ Đồng chí”TÁC PHẨM CỦA CHÍNH HỮU b) Đọc - Từ khó:* Đồng chí: Người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thể chính trị, hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”d) Phương thức biểu đạtTự sựMiêu tảBiểu cảmc) Thể loạiThơ tự do7 câu thơ đầu: Cơ sở của tình đồng chí.10 câu thơ tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí3 câu thơ cuối: Bức tranh đẹp về người línhe) BỐ CỤCII. Đọc hiểu văn bản1. Cơ sở của tình đồng chíQuê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng, đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí !Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.Nước mặn đồng chua: Nhiễm phèn, nhiễm mặnQuê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Thành ngữ sóng đôi Những người lính nông dân ra đi từ những miền quê nghèo khó Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân“Lũ chúng tôiBọn người tứ xứ,Gặp nhau hồi chưa biết chữQuen nhau từ buổi “Một hai”Súng bắn chưa quen,Quân sự mươi bàiLòng vẫn cười vui kháng chiếnLột sắt đường tàu,Rèn thêm đao kiếm,Áo vải chân không,Đi lùng giặc đánh.Ba năm rồi gửi lại quê hương ” (Nhớ - Hồng Nguyên )Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng, đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉNhiệm vụ: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ở hai câu thơ trên? Những nghệ thuật đó có tác dụng thể hiện cơ sở tiếp theo hình thành nên tình đồng chí của những người lính là gì? THẢO LUẬN CẶP ĐÔIThời gian: 3 phútSúng bên súng, đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.* Biện pháp nghệ thuật:- Hình ảnh tượng trưng:+ “súng”- tượng trưng cho chiến đấu, + “đầu” - tượng trưng cho lí tưởng cách mạng chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc- Điệp từ: “súng”, “đầu”, “bên” nhấn mạnh lí tưởng, nhiệm vụ của người lính. Quan hệ từ “bên” lặp lại nhấn mạnh sự gắn bó khăng khít giữa những người lính. sát cánh bên nhau để cùng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc- Sử dụng phép đối chia làm hai vế sóng đôi cho thấy sự sát cánh bên chiến sĩ.- Sử dụng từ ngữ gợi tả (chung chăn), gợi cảm (tri kỉ).* Tác dụng: Thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính. Đó là:- Cùng chung lí tưởng, chung nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.- Cùng chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui.Cơ sở tình đồng chí:Chung hoàn cảnh xuất thân: từ miền quê nghèo khóChung lí tưởng, mục đích: lên đường vì Tổ quốc Chung hoàn cảnh chiến đấu gian khổNhiệm vụ: Dòng thơ thứ bảy “Đồng chí!” Là một dòng thơ đặc biệt. Em hãy chỉ ra nét đặc biệt ấy? (Hình thức, ý nghĩa)THẢO LUẬN NHÓM(Làm vào bảng phụ)Thời gian: 5 phútĐồng chí!Tiến trình hình thànhXa lạChung lí tưởngTri kỉĐồng chí Sự kết tinh cao độ của tình bạn, tình người, tình đồng đội để hình thành tình “Đồng chí !”1. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời trong hoàn cảnh nào?A. Viết đầu năm 1946, trước khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947).B. Viết đầu năm 1947, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947).C. Viết đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947).D. Viết đầu năm 1949, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947).2. Theo Chính Hữu những yếu tố nào là cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng?A. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung sở thích; sự chan hoà, chia sẻ niềm vui và mọi gian lao khó khăn.B. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích, lý tưởng; sự chan hoà, chia sẻ niềm vui; cùng nhau vượt qua mọi gian lao khó khăn.C. Sự tương đồng về cảnh ngộ và xuất thân; cùng chung mục đích và cùng nhau trải qua cơn sốt rét rừng.3. Câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” có ý nghĩa gì?A. Hình ảnh thơ tả thực nhưng lại mang ý nghĩa tượng trưng: cùng chung nhiệm vụ (súng bên súng); cùng chung chí hướng, lý tưởng (đầu bên đầu).B. Hình ảnh thơ tả thực: Hai người lính đứng canh gác bên nhau - cùng chung nhiệm vụ.C. Câu thơ tiểu đối diễn tả hai hành động diễn ra đồng thời của những người lính nơi chiến trường.Bài hát Đồng chíHƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 1. Học thuộc lòng bài thơ. 2. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ “Đồng chí”. 3. Sưu tầm những bài thơ viết về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.4. Chuẩn bị tiết 2 bài Đồng chí.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_42_dong_chi_chinh_huu.pptx