Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 6+7+8: Chủ đề "Quan hệ hữu nghị và hợp tác"

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 6+7+8: Chủ đề "Quan hệ hữu nghị và hợp tác"

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là quan hệ hữu nghị và hợp tác

- Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị, hợp tác

- Hiểu được vì sao phải mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác.

- Nêu được các nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.

2.Kĩ năng:

 Biết thể hiện quan hệ hữu nghị và tham gia các hoạt động hợp tác phù hợp với khả năng của bản thân.

3.Thái độ:

Tôn trọng thân thiện với người nước ngoài. Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.

4.Năng lực:

 Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo

Tự nhận thức và điều chỉnh hành vi theo các chuẩn mực đã học

II. Chuẩn bị:

GV: sgk, sgv gdcd 9, thông tin, tư liệu mới về nội dung bài học

HS: sgk, vở ghi, những câu chuyện về quan hệ hữu nghị và hợp tác

 

docx 7 trang Hoàng Giang 30/05/2022 8501
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 6+7+8: Chủ đề "Quan hệ hữu nghị và hợp tác"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6, 7, 8
CHỦ ĐỀ: QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là quan hệ hữu nghị và hợp tác 
- Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị, hợp tác 
- Hiểu được vì sao phải mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác.
- Nêu được các nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
2.Kĩ năng:
 Biết thể hiện quan hệ hữu nghị và tham gia các hoạt động hợp tác phù hợp với khả năng của bản thân.
3.Thái độ: 
Tôn trọng thân thiện với người nước ngoài. Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.
4.Năng lực:
 Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo 
Tự nhận thức và điều chỉnh hành vi theo các chuẩn mực đã học
II. Chuẩn bị:
GV: sgk, sgv gdcd 9, thông tin, tư liệu mới về nội dung bài học
HS: sgk, vở ghi, những câu chuyện về quan hệ hữu nghị và hợp tác
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là bảo vệ hòa bình? Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Những việc làm của em thể hiện lòng yêu hòa bình?
3. Bài mới.
3.1. Tình huống xuất phát: Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể giải quyết. Thì vấn đề xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc để cùng nhau hợp tác giải quyết vấn đề chung là một yêu cầu cấp thiết.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
+Mục tiêu: Qua hoạt động giúp hs hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, thế nào là hợp tác cùng phát triển. Biết biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hữu nghị và hợp tác. Có nhu cầu xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác.
+Cách thực hiện: Gv.hướng dẫn, gợi mở qua các hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khai thác thông tin mục đặt vấn đề.
Gv. Gọi hs đọc thông tin và quan sát tranh.
Hs. Đọc thông tin, quan sát và thảo luận theo nhóm các câu hỏi:
N1- Em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới?
N2- Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào?
N3- Em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước trong khu vực bà trên thế giới?
N4- Sự hợp tác đã mang lại lợi ích gì cho các nước?
HS. Thảo luận theo nhóm
Hết thời gian nhóm cử đại diện trình bày
Nhóm khác theo dõi, nhận xét
GV. Nhận xét, kết luận lại.
? Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình hữu nghị giữa dân tộc ta với các dân tộc khác.
?Tìm những câu nói về tinh thần hợp tác
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Gv. Phát vấn câu hỏi:
- Em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
- Em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển?
Hs trả lời
Lớp nx
Quan hệ hữu nghịvà hợp tác có những lợi ích gì?
Hs trả lời cá nhân
- Theo em quan hệ hữu nghị hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào?
HS. Trả lời
Lớp nx, bổ sung
Gv. Kl lại ý đúng
Hoạt động 3. Liên hệ thực tế
? bản thân em đã có những việc làm nào thể hiện tinh thần hữu nghị và hợp tác?
Hs Tự liên hệ
Lớp nx, bổ sung
- Công dân có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chủ trương hợp tác, hữu nghị của Đảng, nhà nước ta?
- Bản thân em sẽ rèn luyện tinh thần hữu nghị, hợp tác như thế nào?
Hs. Trả lời cá nhân
Lớp nx, bổ sung
GV. Kết luận lại ý đúng
+Sản phẩm mong đợi: Hs có ý thức rèn luyện quan hệ hữu nghị và hợp tác. Biết cư xử đúng thể hiện tình hữu nghị và hợp tác.
I. Đặt vấn đề
Thông tin:
- Đến nay VN có quan hệ ngoại giao với 187 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với 224 thị trường nước ngoài là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế như: Cộng đồng Pháp ngữ(1970). Liên hiệp quốc(1977)Phong trào không liên kết(1976)
Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ ASEAN; diễn đàn hợp tác Á –Âu(ASEM); tổ chức thương mại thế giới (WTO); diễn dàn kinh tế khu vự châu Á- thái bình dương(APEC).
- +Hợp tác giữa VN-Nhật trong lĩnh vực môi trường: Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật bản(je tro) đã phối hợp với Hội môi trường đô thị Vn(Vu rea)thực hiện chương trình hợp tác đề cử chuyên gia kĩ thuật sang hướng dẫn, đào tạo cho các công ti thành viên của Hội thu gom, vận chuyển, quản lí và xử lí chất thải.
+Vn-Lào hợp tác nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Vn-Lào tọa đàm nhằm thúc đẩy các chươn trình hợp tác trong công tác xóa đói, giảm nghèo của hai nước.
+Việt- Mĩ trao đỏi hợp tác trong an ninh quân sự. Mĩ chủ trương tăng cường sự trợ giúp chpo quân đội và công an VN về khả năng cứu trợ nhân đạo và đối phó với thảm họa. Hai nước cũng hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và phổ biến vũ khí hạt nhân.
- Quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giớ ngày càng được mở rộng, uy tín của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
-Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển. Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn tới nguy cơ chiến tranh.
- Việt nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: thương mại, y tế, nông nghiệp với nhiều quốc gia, nhiều khu vự trên thế giới.
- Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề có tính bức xúc toàn cầu; Giúp đỡ tạo điều kiện để các nước nghèo phát triển; để đạt được mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại.
“Mối tình hữu nghị Viêt-Hoa
Vừa là đồng chí vừa là anh em”
“Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt- lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà- CửuLong”
“Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em”
“ Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức”
“Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
“ Giỏi một người không được
Chăm một người không xong”
I. Nội dung bài học
1. Khái niệm.
a. Tình hữu nghi giữa các dân tộc trên thế giới.
Là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
b. Hợp tác cùng phát triển
Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhautrong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
2. Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị và hợp tác 
- Tạo điều kiện để các nước, các dân tộc phát triển về nhiều mặt
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn tới nguy cơ chiến tranh
- Cùng nhau giải quyết những vấn đề chung có tính toàn cầu.
3. Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và nhà nước ta.
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.
- Bình đẳng cùng có lợi
- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng, hòa bình
- Phản đối âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền
4. Trách nhiệm của công dân, học sinh
a. Trách nhiệm của công dân
Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị và tinh thần hợp tác với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hàng ngày.
b. Trách nhiệm của hs
Cần rèn luyện tinh thần hữu nghị và hợp tác với bạn bè và người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
3. 3 Hoạt động luyện tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Gv. Hướng dẫn hs làm các bài tập
Bài tập 1.
Bài tập 2.
Hs. Làm việc cá nhân
Hs. Trả lời và giải thích về cách làm của bản thân.
Bài tập 3. 
Hs. Tự liên hệ
* Xử lí tình huống, rèn luyện kĩ năng
T. H. 1: Trường của mai tổ chức đêm văn hóa các dân tộc trên thế giới, nhưng mai không tham dự. Các bạn hỏi vì sao không tham gia thì Mai nói rằng Mai không thích, tham dự mất thời gian, ảnh hưởng tới học tập.
-Em có tán thành với ý kiến của Mai không? Vì sao?
Hs. Xử lí tình huống và giải thích sự lựa chọn
T.H.2:Trong giờ kiểm tra toán ở lớp, Bình và Tú thỏa thuận với nhau để làm bài được nhanh: Bình làm một số bài, Tú làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau chép vào bài làm?
-Hành vi của hai bạn có phải là sự hợp tác hay không? Vì sao?
- hành vi đó có lợi hay hại ntn?
Hs. Bày tỏ quan điểm
Lớp theo dõi, nx, bổ sung nếu cần
GV. Nx, Kl Lại ý đúng/
T.H.3:Lan là hsg của lớp trong các giờ thảo luận nhóm. Lan thường im lặng và lơ đãng với ý kiến của mọi người. Có bạn hỏi vì sao Lan nói ý kiến của các bạn không có gì mới.
- Em có nhận xét gì về việc làm của Lan?
-Theo em người học giỏi có cần hợp tác với người khác không? Vì sao?
Hs. Xử lí tình huống
 Hs Nx 
Gv. Kết luận. 
Xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác là một xu thế, là nhu cầu tất yếu của tất cả các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Nó là cơ hội là điều kiện để tất cả các quốc gia dân tộc có sự hiểu biết lẫn nhau, cùng hợp tác với nhau giải quyết những vấn đề chung và cùng nhau phát triển thịnh vượng.
III. Luyện tập
BT1. Sgk tr19
Hs tự làm
BT2. 
a. em sẽ góp ý với bạn: Phải có thái độ vui vẻ , lịch sự với người nước ngoài thể hiện sự mến khách. Giúp họ tận tình nếu họ có yêu cầu =>Phát huy được tình hữu nghị với các nước.
b. Vui vẻ ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị, giới thiệu về đất nước, con người VN; làm quen và tìm hiểu những nét văn hóa, phong tục tập quán của nước bạn.
T.H.1.
Em không tán thành vì biểu hiện của bạn là không góp phần xây dựng tình hữu nghị giữa nước ta và các nước trên thế giới.
T.H.2.
 - Hành vi của hai bạn không phải là biểu hiện của sự hợp tác, vì không mang lại sự phát triển cho hai bạn.
- Hành vi này có tác hại là không mang lại sự tiến bộ cho hai bạn, đó chỉ là điểm số mang tính thành tích, là sự thiếu trung thực.
T.H.3
-Việc làm của bạn Lan không được cần phải thảo luận với các bạn để tìm ra pp học tập đạt hiệu quả cao nhất
-Thảo luận nhóm là pp học tập tốt nhất để hs rèn kĩ năng hợp tác, trong đó hs trao đổi, thảo luận để tìm ra kết quả chung cho cả nhóm. Hs giỏi cũng cần hợp tác với bạn khác để giúp đỡ bạn kém hơn, đồng thời có thể tiếp thu những ý kiến bổ ích của các bạn khác.
3.4. Vận dụng, mở rộng
- Qua nội dung bài hôm nay, em thấy mình cần phải làm gì để góp phần xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước trên thế giới?
- Em sẽ vận dụng bài học hôm nay trong xây dựng mqh bạn bè và hợp tác trong học tập ntn?
- Hoàn thiên các bt sgk bài 5 và bài 6
- Học nội dung bài học hôm nay
-Ôn tập lại nội dung các bài đã học và liên hệ bản thân với mỗi chuẩn mực đã học để giờ sau kiểm tra 1 tiết giữa kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_9_chu_de_1_quan_he_huu_nghi_va.docx