Giáo án Kỹ năng sống Lớp 6 - Tuần 7: Kỹ năng phòng chống bắt nạt học đường (Tiết 1)

Giáo án Kỹ năng sống Lớp 6 - Tuần 7: Kỹ năng phòng chống bắt nạt học đường (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

+ HS nêu được khái niệm bắt nạt học đường.

+ Trình bày được các dấu hiệu nhận biết bắt nạt học đường.

- Về kỹ năng:

+ Đưa ra được cách xử lý phòng chống bắt nạt trong một số tình huống.

- Về thái độ:

+ Học sinh có thái độ cương quyết phòng chống bắt nạt học đường.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

- Photo các tình huống cho các nhóm.

- Phim tư liệu:

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp: (1 phút)

 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

GV mời HS lên thực hành về:

- Cách lấy dị vật khỏi đường thở của nạn nhân đuối nước.

- Kỹ năng thổi ngạt và ép tim.

 

doc 8 trang maihoap55 17050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Lớp 6 - Tuần 7: Kỹ năng phòng chống bắt nạt học đường (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 7
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ HS nêu được khái niệm bắt nạt học đường.
+ Trình bày được các dấu hiệu nhận biết bắt nạt học đường.
- Về kỹ năng:
+ Đưa ra được cách xử lý phòng chống bắt nạt trong một số tình huống.
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ cương quyết phòng chống bắt nạt học đường.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Photo các tình huống cho các nhóm.
- Phim tư liệu: 
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
GV mời HS lên thực hành về: 
- Cách lấy dị vật khỏi đường thở của nạn nhân đuối nước.
- Kỹ năng thổi ngạt và ép tim.
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút.
- Phương pháp: Xem tranh, hỏi đáp.
- Chuẩn bị: Một số tranh ảnh về bắt nạt học đường.
GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh và đưa ra câu hỏi:
- Nhìn vào những hình ảnh trên, các bạn hãy dự đoán xem hôm nay chúng ta sẽ học bài gì?
- HS trả lời, GV chốt: Hôm nay chúng ta sẽ học về Kỹ năng phòng chống bắt nạt học đường. Bài này có 2 buổi. Buổi hôm nay chúng ta sẽ học về thế nào là bắt nạt học đường? Các dấu hiệu của bắt nạt học đường và một số cách phòng chống.
à GV ghi tên bài lên bảng: Kỹ năng phòng chống bắt nạt học đường (1)
- HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới. 
HĐ2: Trực quan qua phim
 - Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Tìm hiểu khái niệm bắt nạt học đường.
- Phương pháp và KTDH: Chiếu phim, thảo luận cặp đôi, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: phim.
- GV chiếu phim cho HS xem theo link:
 (lưu ý xem từ đầu đến 5 phút 30 giây thì dừng lại).
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi với người ngồi cạnh mình theo câu hỏi: Bắt nạt học đường là gì?
- Sau 3 phút, HS gọi một số HS phát biểu; mời 1 HS ghi vắn tắt ý kiến của các bạn lên góc bảng.
- GV chốt: Bắt nạt học đường là hành vi tiêu cực, thể hiện sức mạnh (sức mạnh về thể chất và tinh thần), được lặp đi lặp lại của một hoặc nhiều học sinh để đe doạ hoặc thực hiện hành vi làm tổn thương người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân nhằm mục đích kiểm soát và duy trì quyền lực với người bị bắt nạt.
- GV mời một số HS giải thích các từ in nghiêng đậm ở trên, sau đó chốt từng từ khóa để HS hiểu rõ khái niệm:
+ Hành vi tiêu cực: Là hành động không tốt.
+ Lặp đi lặp lại: Diễn ra nhiều lần.
+ Làm tổn thương: Làm cho nạn nhân cảm thấy buồn, đau khổ, lo lắng, sợ hãi hoặc bị đau đớn về thể xác.
+ Kiểm soát và duy trì quyền lực: Tạo ra áp lực để nạn nhân phải phục tùng theo.
- HS nêu được khái niệm bắt nạt học đường.
HĐ3: Nghiên cứu tình huống
- Thời gian: 25 phút
- Nội dung trọng tâm: Các dấu hiệu nhận biết bắt nạt học đường.
- Phương pháp và KTDH: Nghiên cứu tình huống, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Photo các tình huống cho các nhóm.
- GV yêu cầu HS nhớ và căn cứ vào 4 từ khóa “hành vi tiêu cực”, “lặp đi lặp lại”, “làm tổn thương”, “kiểm soát và duy trì quyền lực” để xác định các tình huống sau có hành vi bạo lực không.
- GV phát tờ in tất cả các tình huống và giao cho các nhóm. Yêu cầu các em thảo luận nhóm:
Tình huống đó có phải bắt nạt học đường không? Vì sao?
(GV có thể lấy ý kiến từng HS sau đó hỏi ý kiến biểu quyết của cả lớp: Ai đồng ý tình huống trên là bắt nạt học đường thì giơ tay)
+ Tình huống 1. Đi học về, Nam bị một anh lớp trên chặn đường, anh ấy bắt Nam phải nộp đồ dùng học tập. Nếu Nam không nộp thì sẽ bị đánh.
(Gợi ý: Có bắt nạt học đường, vì làm Nam tổn thương (sợ, lo lắng, mất đồ dùng học tập, hoặc bị đánh)).
+ Tình huống 2. Trong giờ ra chơi, Hương đang đứng ở hành lang nhìn ra sân trường các bạn đang chơi. Bỗng nhiên, Tuấn đến ập vào lưng làm Hương giật mình. 
(Gợi ý: Không phải bắt nạt học đường vì đó chỉ là hành động trêu đùa).
+ Tình huống 3. Hôm nào Nga cũng bị một ai đó trong lớp trêu chọc. Hôm thì bạn ấy dấu dép sau xó cửa, hôm thì dấu bút cuối lớp để Nga không bài được. Hôm nay, Nga lại bị dấu mất sách in và Nga tìm mãi mới thấy cuốn sách đó ở ô cửa sổ. Nga không vui. Nga đã hỏi nhiều người mà không ai nhận, các bạn chỉ cười khúc khích.
(Gợi ý: Có bắt nạt học đường vì hành động trêu đùa đó khiến Nga khó chịu và quan trọng là lặp đi lặp lại).
+ Tình huống 4. Đức học rất giỏi. Cô phân công cho Đức kèm cho Trung để làm đôi bạn cùng tiến. Mới đầu, Đức hướng dẫn cho Trung làm bài. Về sau, Trung không làm mà bắt Đức phải làm các bài tập về nhà cho Trung, nếu không, Trung sẽ bảo các bạn trong nhóm tẩy chay Đức. Vậy là, hang ngày Đức phải làm bài tập cho Trung.
(Gợi ý: Có bắt nạt học đường, vì Trung đang kiểm soát và kiểm soát và duy trì quyền lực, bắt ép Đức làm việc mà Đức không muốn)
+ Tình huống 5. K là một học sinh khuyết tật. Hồi nhỏ, vì bị sốt cao co giật nên một bên tay của K đã bị co quắp. Vì vậy, các bạn trên lớp đã tẩy chay K, họ gọi K là “thằng què”, “kẻ một tay rưỡi”. Càng ngày K càng buồn và tự ti.
(Gợi ý: Có bắt nạt học đường vì đã gây tổn thương cho K, làm K buồn và tự ti).
+ Tình huống 6. Tùng đang chơi ở hành lang thì Quang chạy nhảy, va vào Tùng làm Tùng ngã đập đầu vào lan can. Đầu Tùng bị chảy máu.
(Gợi ý: Không phải bắt nạt, vì Quang chỉ vô tình làm Tùng bị ngã).
à Lưu ý: Giáo viên có thể lấy thêm các ví dụ về hành động đánh nhau, đe dọa tinh thần, tẩy chay để HS phân biệt có phải tình huống bắt nạt hay không. GV có thể mời một số HS chia sẻ về tình huống bắt nạt học đường mà em đã chứng kiến.
- Trình bày được các dấu hiệu nhận biết bắt nạt học đường.
HĐ4: Thực hành. 
- Thời gian: 25 phút
- Nội dung trọng tâm: Thực hành xử lý tình huống phòng chống bắt nạt học đường.
- Phương pháp và KTDH: Nghiên cứu tình huống, làm việc nhóm.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Các tình huống.
- GV chia lớp thành 5 nhóm và đặt tên nhóm theo thứ tự từ 1 đến 5.
- GV giao cho các nhóm đọc tình huống. Nhóm có tên số nào thì thảo luận tình huống số đó (nhóm 1 – tình huống 1, nhóm 2 – tình huống 2 ) theo câu hỏi: Nếu là nạn nhân trong tình huống đó, bạn sẽ làm gì? (Khuyến khích HS đóng kịch để xử lý tình huống).
- Thời gian thảo luận: 5 phút.
- Hết thời gian thảo luận, GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và mời HS cả lớp bổ sung ý kiến.
- Tùy vào từng tình huống, GV chốt cách xử lý. Gợi ý một số hoạt động của nạn nhân trong các tình huống:
+ Bỏ đi nơi khác.
+ Báo lại cho bố mẹ, thầy cô.
+ Không đánh lại, không gây tổn thương người khác.
+ Các hành động tích cực khác: suy nghĩ tích cực, bỏ qua 
- Đưa ra được cách xử lý phòng chống bắt nạt trong một số tình huống. 
4. Tổng kết buổi học (4 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Hôm nay chúng ta nghiên cứu về Kĩ năng phòng chống bắt nạt học đường, các em đã hiểu thế nào là bắt nạt học đường và 4 từ khóa để xác định tình huống bắt nạt học đường đó là: Hành vi tiêu cực, lặp đi lặp lại, làm tổn thương, kiểm soát và duy trì quyền lực.
5. Bài tập về nhà (1 phút)
- Thực hiện chia sẻ những hiểu biết cho người thân.
- Buổi sau chúng ta sẽ thực hành tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường, các em chuẩn bị mang bút màu đi để vẽ tranh và các băng rôn.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 NCS. ThS. Nguyễn Văn Vệ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ky_nang_song_lop_6_tuan_7_ky_nang_phong_chong_bat_na.doc