Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36: Thuật ngữ - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36: Thuật ngữ - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức : - Nắm được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.

- Nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Khái niệm thuật ngữ.

- Những đặc điểm của thuật ngữ.

2. Kĩ năng : - Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển

- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.

- KNS : Tự nhận thức, làm chủ bản thân, giao tiếp.

3. Thái độ : Có ý thức đọc - hiểu và sử dụng tốt thuật ngữ trong văn bản.

4. Nội dung trọng tâm của bài : Hiểu được thuật ngữ, tìm được các thuật ngữ trong các bộ môn đang học

5. Định hướng phát triển năng lực :

- Năng lực chung : Tự học, giải quyết vấn đề, quản lý bản thân, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt : Giao tiếp Tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ.

6. Phương pháp, kĩ thuật dạy học::

- Phương pháp giải quyết vấn đề, gợi mở, dạy học nhóm.

- Kĩ thuật phân tích tình huống.

- Kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày một phút.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của GV :

-Thiết bị dạy học: bảng chiếu, một số ví dụ.

-Học liệu: SGK, tư liệu tham khảo

 2. Chuẩn bị của học sinh: - soạn bài, tìm một số thuật ngữ.

 III. Hoạt động dạy và học

1. Bài cũ :

 

doc 5 trang maihoap55 7120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36: Thuật ngữ - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 28/10/2020
ND: 31/10/2020 
Tiết 36: THUẬT NGỮ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : - Nắm được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.
- Nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Khái niệm thuật ngữ.
- Những đặc điểm của thuật ngữ.
2. Kĩ năng : - Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
- KNS : Tự nhận thức, làm chủ bản thân, giao tiếp.
3. Thái độ : Có ý thức đọc - hiểu và sử dụng tốt thuật ngữ trong văn bản.
4. Nội dung trọng tâm của bài : Hiểu được thuật ngữ, tìm được các thuật ngữ trong các bộ môn đang học
5. Định hướng phát triển năng lực :
- Năng lực chung : Tự học, giải quyết vấn đề, quản lý bản thân, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt : Giao tiếp Tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ.
6. Phương pháp, kĩ thuật dạy học::
- Phương pháp giải quyết vấn đề, gợi mở, dạy học nhóm.
- Kĩ thuật phân tích tình huống.
- Kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày một phút.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của GV : 
-Thiết bị dạy học: bảng chiếu, một số ví dụ.
-Học liệu: SGK, tư liệu tham khảo
 2. Chuẩn bị của học sinh: - soạn bài, tìm một số thuật ngữ.
 III. Hoạt động dạy và học 
1. Bài cũ : 
2. Bài mới : 
A/ Khởi động 
1.Mục tiêu: Học sinh cảm nhận và hào hứng theo dõi nội dung bài học.
2.Phương pháp / kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề , gợi mở
3.Hình thức tổ chức hoạt động: Giới thiệu, gợi mở, dẫn dắt vấn đề
4.Phương tiện dạy học: ngôn ngữ
5.Sản phẩm: Học sinh cảm thụ nội dung có vấn đề để tiếp tục vào bài mới .
Nội dung
?Hãy giải thích nghĩa của các từ in đậm trong câu sau:
	a. Bạn đừng nên phản ứng như vậy.
	b. Đó là một phản ứng hóa học.
- GV nhận xét và nhấn mạnh từ phản ứng ở câu b là một thuật ngữ. Vậy thuật ngữ là gì ?
B/ Hình thành kiến thức mới:
(1)Mục tiêu: 
- Nắm được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.
- Nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Khái niệm thuật ngữ.
- Những đặc điểm của thuật ngữ.
(2)Phương pháp/Kĩ thuật: Nêu vấn đề , gợi mở, vấn đáp, động não, sáng tạo, trình bày cá nhân.
(3)Hình thức tổ chức hoạt động: GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức từng phần của nội dung bài học.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, bảng chiếu.
(5) Sản phẩm: - Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
Nội Dung:
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: HDHS tìm hiểu khái niệm thuật ngữ.
- Yêu cầu 1 HS ví dụ SGK/87 trên bảng chiếu
? Cho biết hai cách giải thích trên có gì khác nhau không. Cách giải thích nào khó hiểu hơn, vì sao?
Yêu cầu sinh thảo luận nhóm trong 3p
HS: Thảo luận và trình bày, các nhóm thay phiên nhau nhận xét. GV yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu và nếu kết quả so sánh
- GV:Yêu cầu HS đọc các định nghĩa trên bảng chiếu
? Các định nghĩa trên em đã học ở những bộ môn nào.
- Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu dùng trong loại văn bản nào.
- GV: Đôi khi các từ này được dùng trong một số văn bản tin, phóng sự hay bài bình luận có liên quan.
- Các từ in đậm gọi là thuật ngữ.
? Vậy thuật ngữ là gì.
? Nêu một số thuật ngữ mà em biết.
- Nhận xét và đưa ra một số ví dụ :
+ Ngày 21/2/2009 Nga vừa phóng thành công tên lửa MX vào vũ trụ.
+ Phi thuyền, không gian, vệ tinh...
GV? Văn bản khoa học, công nghệ là ái gì?
HS: trả lời, giáo viên yêu cầu quan sát bảng chiếu khái quát nội dung văn văn khoa học công nghệ.
GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ 1 trên bảng chiếu
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1câu 1,3,5,7
* Hình thành và phát triển NL : Năng lực giải quyết vấn đề ; hợp tác ; giao tiếp tiếng Việt .
HĐ2: HDHS tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ.
- Yêu cầu HS quan sát trên bảng chiếu, xem lại các thuật ngữ trong mục I.2
? Các thuật ngữ trên còn có nghĩa nào khác không.
- Liên hệ một số từ và giúp HS hiểu các từ không phải thuật ngữ thường có nhiều nghĩa.
- Yêu cầu HS đọc 2 ví dụ SGK.
? Trong hai ví dụ trên, ở ví dụ nào, từ “muối” có sắc thái biểu cảm.
- Muối trong ví dụ (b) có sắc thái biểu cảm, thể hiện tình cảm sâu đậm của con người.
? Qua các ví dụ, cho biết thuật ngữ có những đặc điểm gì.
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ 2 trên bảng chiếu
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 5
5. Hiện tượng đồng âm....
-> Không vi phạm vì hai thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng.
GV: Yêu cầu học sinh khái quát trên bảng chiếu bằng bản đồ tư duy
* Hình thành và phát triển NL : Năng lực giải quyết vấn đề ; hợp tác ; giao tiếp tiếng Việt .
I. Thuật ngữ là gì ?
1. Ví dụ
VD1: So sánh hai...
- Cách 1: dựa vào đặc tính bên ngoài -> giải thích thông thường.
- Cách 2: dựa vào đặc tính bên trong, dựa vào khoa học.
VD2: Những định nghĩa:
- thạch nhũ : Môn Địa
- bazơ : Môn Hóa
- ẩn dụ : Môn Văn
- phân số thập phân: Môn Toán
→ Được dùng chủ yếu trong loại văn bản về khoa học, công nghệ.
2. Ghi nhớ 1: SGK/88
II. Đặc điểm của thuật ngữ
1. Ví dụ 
VD1: Những thuật ngữ ở mục I.2 -> Không có nghĩa nào khác.
VD2 : Cho biết...
a. Muối là một hợp chất...
→ Là một thuật ngữ
b. Gừng cay muối mặn....
 → Có sắc thái biểu cảm
2. Ghi nhớ 2: SGK/89
C/ Hoạt động luyện tập :
1. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập.
2. Phương pháp / Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, động não, trình bày cá nhân
3. Hình thức tổ chức hoạt động: GV hướng dẫn HS làm các bài tập
4. Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, phiếu học tập.
5. Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các bài tập
 Nội dung 
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và đại diện trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV chỉ định 2 học sinh thay phiên nhau lên bảng đặt câu, lớp đặt câu vào vở, sau đó nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 5.
- HS thảo luận cặp và trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hình thành và phát triển NL : Năng lực giải quyết vấn đề ; hợp tác ; giao tiếp tiếng Việt 
III. Luyện tập
2. Trong đoạn trích, điểm tựa không được dùng như một thuật ngữ vật lí. Nó có nghĩa là “chỗ dựa chính”.
3. Phân biệt thuật ngữ với từ ngữ được sử dụng theo nghĩa thông thường
a. Được dùng như một thuật ngữ.
b. Được dùng như một từ thông thường.
-> Đặt câu :
D/ Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:
(1) Mục tiêu: Củng cố khắc sâu kiến thức bài học, vận dụng làm các câu hỏi củng cố nội dung bài học.
(2) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Câu hỏi trắc nghiệm, vấn đáp gợi tìm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Phát vấn
(4) Phương tiện dạy học: Bảng chiếu có ghi câu hỏi
(5) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết các yêu cầu bài tập
Nội dung:
1.Bảng mô tả
 Mức độ
Nội dung
 Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
 Vận dụng cao
Thuật ngữ
Thuật ngữ
Đặc điểm của TN
Tìm thuật ngữ
Sưu tầm các thuật ngữ
2.Câu hỏi và bài tập củng cố. 
Câu 1(MĐ 1)
- Thuật ngữ là gì? (là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.)
- Chọn nhận định không đúng về đặc điểm của TN:
A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm nhất định và ngược lại. 
B. Thuật ngữ có tính biểu cảm.
C. Thuật ngữ có tính chính xác cao.
D. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học.
Câu 2(MĐ 2)
- Trong các câu sau, từ sông nào là thuật ngữ, từ sông nào có giá trị biểu cảm?
 	A. Sông là dòng chảy cố định trên bề mặt trái đất.
 	B. “Tôi dang tay ôm nước vào lòng
 Sông mở nước ôm tôi vào dạ”.
	C. “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
	 Nước bao vây cách bể nửa ngày sông”
Câu 3(MĐ 3)- Trò chơi ai nhanh hơn
Tìm các thuật ngữ về môi trường mà em biết?(VD: suy thái mt, ô nhiễm mt, sức ép mt, tuyệt chủng...)
- tìm 5 thuật ngữ trong bộ môn sinh học. ( Gen, di truyền, AND, nhiễm sắc thể, giao tử)
- Mỗi môn học (trừ môn sinh học) tìm ba thuật ngữ và nêu khái niệm.
Câu 4: Xem phim hoạt hình “Những hiệp sĩ xanh” tìm thuật ngữ mà em nhìn thấy trong đoạn phim. Sau đó giáo viên giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
E. Hướng dẫn học ở nhà: 
Học thuộc 2 ghi nhớ để nắm vững khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ 
Hoàn thiện các bài tập.
Viết đoạn văn có sử dụng thuật ngữ.
Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_36_thuat_ngu_nam_hoc_2020_2021.doc