Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 3: Phiên mã và dịch mã - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Xuyên

Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 3: Phiên mã và dịch mã - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Xuyên

I. Mục tiêu của bài

1. Kiến thức:

- Trình bày được các diễn biến chính của quá trình phiên mã và dịch mã.

- Nêu được sơ đồ tóm tắt cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, mô tả hiện tượng biểu hiện trên hình.

- Phát triển được kỹ năng so sánh, suy luận trên cơ sở hiểu biết về mã di truyền.

- Từ kiến thức: " Hoạt động của các cấu trúc vật chất trong tế bào là nhịp nhàng và thống nhất, bố mẹ truyền cho con không phải là các tính trạng có sẵn mà là các ADN- cơ sở vật chất của các tính trạng" từ đó có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền.

3. Thái độ:

- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền.

- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu

4. Đinh hướng phát triển năng lực.

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. GV :

- Phim( hoặc ảnh động, tranh ảnh phóng to) quá trình phiên mã và dịch mã và máy chiếu, máy tính( nếu dạy ƯDCNTT).

- Phiếu học tập.

2. HS:

- Học bài cũ và xem trước bài mới để trả lời các câu hỏi sau:

+ Phiên mã là gì? Diễn biến quá trình phiên mã?

+ Dịch mã là gì? Diễn biến quá trình dịch mã?

 

doc 8 trang maihoap55 5170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 3: Phiên mã và dịch mã - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT 3: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
Ngày soạn: 11/9/2019
Ngày dạy: 16/9/2019
GV: Đinh Thị Xuyên
I. Mục tiêu của bài 
1. Kiến thức:
- Trình bày được các diễn biến chính của quá trình phiên mã và dịch mã.
- Nêu được sơ đồ tóm tắt cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, mô tả hiện tượng biểu hiện trên hình.
- Phát triển được kỹ năng so sánh, suy luận trên cơ sở hiểu biết về mã di truyền.
- Từ kiến thức: " Hoạt động của các cấu trúc vật chất trong tế bào là nhịp nhàng và thống nhất, bố mẹ truyền cho con không phải là các tính trạng có sẵn mà là các ADN- cơ sở vật chất của các tính trạng" từ đó có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền.
3. Thái độ:
- Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về gen và mã di truyền. 
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu
4. Đinh hướng phát triển năng lực.
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. GV :
- Phim( hoặc ảnh động, tranh ảnh phóng to) quá trình phiên mã và dịch mã và máy chiếu, máy tính( nếu dạy ƯDCNTT).
- Phiếu học tập.
2. HS:
- Học bài cũ và xem trước bài mới để trả lời các câu hỏi sau:
+ Phiên mã là gì? Diễn biến quá trình phiên mã? 
+ Dịch mã là gì? Diễn biến quá trình dịch mã?
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giới thiệu hình ảnh hai cha con khi cùng một độ tuổi.
Con
Cha
Yêu cầu HS nhận xét về khuôn mặt của người cha và người con? 
GV: Vì sao có sự giống nhau như vậy?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV nhận xét và vào bài mới. (Người cha truyền cho con các gen quy định tính trạng, các gen phải qua quá trình phiên mã và dịch mã mới biểu hiện kiểu hình).
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem tranh
- Giống nhau.
- Trả lời.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: phiên mã và dịch mã
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 8 HS, phát phiếu học tập.
- Giới thiệu ảnh (phim) phiên mã và dịch mã.
-Yêu cầu: Nhóm 1 và 2 hoàn thành nội dung I trong phiếu học tập; nhóm 3 và 4 hoàn thành nội dung II trong phiếu học tập. Thời gian 10 phút.
- Chia 4 nhóm lớn thành 8 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ đều có thành viên của nhóm lớn. Các nhóm nhỏ hoàn thành hết nội dung I và II của phiếu học tập. (5 phút)
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
I. PHIÊN MÃ
(Đáp án ở phiếu học tập phần I).
II. DỊCH MÃ
(Đáp án ở phiếu học tập phần II).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu các nhóm hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? 
A. ADN polymerase B. ARN polymeraza
C. Ligaza	 D. Heliaza
Câu 2 Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: 
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mARN. 
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribosome kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribosome hòan chỉnh. 
(3) Tiểu đơn vị bé của ribosome gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
 (4) Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: acid amine gắn liền sau acid amine mở đầu). 
(5) Ribosome dịch đi một codon trên mARN theo chiều 5’ ® 3’.
 (6) Hình thành liên kết peptide giữa acid amine mở đầu và aa1.
 Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polypeptid là: 
A. (1) ® (3) ® (2) ® (4) ® (6) ® (5). 
B. (3) ® (1) ® (2) ® (4) ® (6) ® (5). 
C. (2) ® (1) ® (3) ® (4) ® (6) ® (5). 
D. (5) ® (2) ® (1) ® (4) ® (6) ® (3).
 Câu 3: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực mà không có ở phiên mã của sinh vật nhân sơ?
A. Chỉ có một mạch gốc của gen được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN.
B. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C. Chịu sự điều khiển của hệ thống điều hòa phiên mã.
D. Sau khi phiên mã phân tử mARN được cắt bỏ đoạn intron.
Câu 4: Vai trò của pôliribôxôm trong dịch mã là gì?
A. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin khác loại..
B. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục.
C. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác.
D. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại..
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
Đáp án: 1B; 2B; 3D; 4 D
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Các nhóm hoàn thành nội dung III trong phiếu học tập
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
Đáp án III ở phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
I/ Phiên mã:
1. Khái niệm phiên mã: .........................................................................................................................
................................................................................................................................................................
2. Kể tên các loại ARN: ........................................................................................................................
3. Cơ chế phiên mã:
- Mạch được dùng làm khuôn quá trình phiên mã: ...............................................................................
- Enzim tham gia: .................................................................................................................................
- Nguyên tắc phiên mã: .........................................................................................................................
- Kết quả: ...............................................................................................................................................
- Sự khác nhau trong phiên mã của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: ............................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
- Tóm tắt cơ chế phiên mã: 
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
II/ Dịch mã: 
-. Khái niệm: .........................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
- Các giai đoạn:
a. Hoạt hoá axit amin: ...........................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................ b. Tổng hợp chuỗi polypeptit: ................. giai đoạn
Giai đoạn 1: .......................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Giai đoạn 2: .......................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Giai đoạn 3: .......................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
-Pôlyribôxôm: ................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
- Sơ đồ cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử:
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
III. Ví dụ: Một gen có 3000 nu khi gen này tham gia phiên mã và dịch mã ta có những vấn đề lưu ý sau:
a. Số bộ 3 trên mARN được tạo thành sau dịch mã là: bộ 3. 
b. Số a.a trong môi trường cung cấp = axit amin .
c. Số a.a trong chuỗi pôipeptit hoàn chỉnh = axit amin.
d. Số liên kết peptit trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh = 
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
I/ Phiên mã:
1. Khái niệm phiên mã: là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.
2. Kể tên các loại ARN: ARN thông tin, ARN vận chuyển và ARN ribôxôm.
3. Cơ chế phiên mã:
- Mạch được dùng làm khuôn quá trình phiên mã: 3’ – 5’
- Enzim tham gia: ARN pôlimeraza.
- Nguyên tắc phiên mã: nguyên tắc bổ sung (A – U, T – A, G – X, X – G)
- Kết quả: tổng hợp phân tử ARN có chiều 5’ – 3’.
- Sự khác nhau trong phiên mã của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. Còn ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhân ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp prôtêin.
- Tóm tắt cơ chế phiên mã
+ Mở đầu : Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động làm gen tháo xoắn, mạch 3’-> 5’ lộ ra để khởi đầu tổng hợp mARN.
+ Kéo dài :Enzim trượt dọc theo gen,tổng hợp mạch ARN bổ sung với mạch mã gốc theo NTBS( A-U, G-X) theo chiều 5’ -> 3’).
+ Kết thúc : Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng lại.
II/ Dịch mã: 
-. Khái niệm: là quá trình tổng hợp prôtêin.
- Các giai đoạn:
a. Hoạt hoá axit amin: Trong tế bào chất, nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, aa kết hợp với tARN tạo phức hợp aa-tARN
(aa + tARN à phức hợp aa-tARN).
b. Tổng hợp chuỗi polypeptit: 3 giai đoạn:
+ Mở đầu
Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
tARN mang axit amin mở đầu (fMet – tARN) tiến vào bộ ba mở đầu.
Tiểu đoan vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
+ Kéo dài chuỗi pôlypeptit
tARN mang axit amin thứ nhất (aa1 – tARN) tiến vào bộ ba thứ nhất.
Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất.
Ribôxôm dịch chuyển một bộ ba trên mARN đồng thời tARN được giải phóng khỏi ribôsôme
Tiếp theo aa2-tARN lại tiến vào ribôsôme, quá trình cũng diễn ra như đối với aa1.
+ Kết thúc : khi ribôxôm tiếp xúc với 1 trong 3 bộ 3 kết thúc (UAA, UAG, UGA) thì quá trình dừng lại. Ribôsôme tách khỏi mARN, giải phóng chuỗi polipeptit. Sau đó Met cũng được cắt bỏ khỏi chuỗi polipetit, chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được hình thành.
- Pôlyribôxôm: Trên mỗi phân tử mARN, thường có nhiều ribôxôm hoạt động cùng lúc tạo thành poliribôxôm. Như vậy mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp nhiều chuỗi polipeptit cùng lúc.
- Sơ đồ cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử:
Nhân đôi
III. Một gen có 3000 nu khi gen này tham gia phiên mã và dịch mã 1 lần ta có những vấn đề lưu ý sau:
a. Số bộ 3 trên mARN được tạo thành sau dịch mã là: 500 bộ 3 vì mARN chỉ có 1 mạch
b. Số a.a môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã = 499 axit amin (bộ 3 kết thúc không mã hóa a.a)
c. Số a.a trong chuỗi pôipeptit hoàn chỉnh = 498 axit amin (trừ Met bị cắt bỏ sau khi tổng hợp xong)
d. Số liên kết peptit trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh = 497 (số axit amin – 1).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_3_phien_ma_va_dich_ma_nam_hoc_20.doc