Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài 10: Đồng chí (Chính Hữu)

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài 10: Đồng chí (Chính Hữu)

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Aó anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

 

ppt 25 trang hapham91 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài 10: Đồng chí (Chính Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒNG CHÍChính HữuI.Tìm hiểu chung: 1/Tác giả:-Là người lính Trung đoàn Thủ đô,là nhà thơ quân đội.-Thơ ông chỉ viết về người lính và 2 cuộc kháng chiến.Chính Hữu kể lại:Vào cuối 1947, tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc. Địch nhảy dù ở Việt Bắc và hành quân từ Bắc Cạn lên Thái Nguyên. Chúng tôi phục kích từng chặng đánh. Khi đó tôi là chính trị viên đại đội. Chiến dịch vô cùng gian khổ . Bản thân tôi cũng chỉ phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ nhiều khi phải rải lá cây khô để nằm, không có chăn màn,ăên uống rất kham khổ vì đang trên đường hành quân truy kích địch.Tôi cũng phải có trách nhiệm chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau trận đó tôi ốm, phải nằm lại điều trị. Đơn vị cử một đồng chí ở lại săn sóc tôi.Trong khi ốm, nằm ở nhà sàn heo hút, tôi làm bài thơ “Đồng chí”. Đó là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội, tặng người bạn nông dân của mình..2/Tác phẩm:-Sáng tác 1948- In trong tập “Đầu súng trăng treo”.3/Đọc – Chú thích văn bản: (xem SGK)II. Tìm hiểu bài thơQuê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng, đầu sát bên đầuĐêm rét chung chăn thành đôi tri kỉĐồng chí!1/Cơ sở hình thành tình đồng chí: - Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ nghèo khó. quê nghèo - Cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau. súng bên súng, đầu sát bên đầu - Chan hòa chia sẻ mọi gian lao thiếu thốn cũng như niềm vui. Đêm rét chung chăn Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không, mặc kệ gió lung layGiếng nước gốc đa nhớ người ra línhAnh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôiAó anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay.2/Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí: - Cảm thông sâu sa những tâm tư nỗi lòng của nhau.- Cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của đời lính.- Gắn bó sâu nặng tạo nên sức mạnh vượt qua gian khổ, thiếu thốn. Biện pháp nghệ thuật : nhân hóa, ẩn dụĐêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treoNhững câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu?Hình ảnh “Đầu súng trăng treo”: + Biểu tượng của tình đồng chí, đồng đội. + Nhiệm vụ cao cả thiên liêng của người lính. + sử dụng bút pháp hiện thực lảng mạn.III.Tổng kết:Ghi nhớ SGK .Câu hỏi trắc nghiệmBài thơ “Đồng chí”thuộc phương thức biểu đạt nào?	A.Biểu cảm.	B.Tự sự. C.Miêu tả.	D.Nghị luận.oVì sao em chọn phương thức biểu đạt đó? A.Vì bài thơ trình bày diễn biến sự việc. B.Vì bài thơ tái hiện trạng thái sự vật,con người. C.Vì bài thơ bày tỏ tình cảm,cảm xúc. D.Vì bài thơ nêu ý kiến đánh giá,bàn luận.1oGiá trị nghệ thuật của bài thơ “Đồng chí” được tạo nên từ những điểm nào? A. Hình ảnh chân thực,giản dị mà gợi cảm và cô đúc,giàu ý nghĩa biểu tượng. B. Sử dụng khéo léo các biện pháp tu từ:ẩn dụ,nhân hóa  C. Bức tranh đặc sắc ở cuối bài thơ kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí. D. Tất cả đều đúng.oHình ảnh súng-trăng (trong câu thơ:Đầu súng trăng treo) mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra những liên tưởng gì? A.Gần và xa,thực tại và mơ mộng. B. Chiến tranh và hòa bình. C. Chiến sĩ và thi sĩ. D. Tất cả đều đúng.o

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_9_bai_10_dong_chi_chinh_huu.ppt