Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

- “Bài thơ”:

+ Thể hiện cách nhìn, cách khai thác đề tài chiến tranh của tác giả: vẻ đẹp từ gian khổ, hy sinh.

+ Chất thơ bừng lên từ đời sống chiến đấu gian khổ, sáng lên từ tâm hồn trẻ trung của người lính cách mạng.

- “tiểu đội xe không kính”:

+ Khác lạ, độc đáo

+ Sự gắn bó, am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh.

 Tôi phải thêm “ Bài thơ về ”, để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ, chứ không phải một khúc văn xuôi. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung.

 (Tác giả nói về tác phẩm)

 

ppt 27 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Nghệ thuật luôn thể hiện một cách cao đẹp về con người và thời đại . Em có biết: con người và thời đại được thể hiện trong đoạn clips vừa xem là ai? Thời đại nào? 
 2 . Chiến tranh đã lùi xa, nhưng họ cùng với những “vết xe lăn trên dãy Trường Sơn” vẫn còn đẹp mãi. Em biết con đường đã gắn với “ huyền tích Trường Sơn ” có tên là gì? 
 3. Trên cơn đường ra trận nối dài đất nước, có “ những trái tim cầm lái ”. Một thi phẩm đã viết về họ với tất cả sự ngưỡng mộ chân thành. Đó là tác phẩm nào? của ai? 
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN- ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH 
“BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” 
CỦA PHẠM TIẾN DUẬT 
MẬT MÃ LỊCH SỬ 
NGƯỜI LÍNH CÁCH MẠNG - THỜI CHỐNG MĨ 
HỎI CHUYÊN GIA 
Tác giả: Phạm Tiến Duật 
Tác phẩm: 
Hoàn cảnh sáng tác: 
Xuất xứ: 
Thể thơ: 
Phương thức biểu đạt: 
Đề tài: 
Nhà thơ Phạm Tiến Duật 
Phạm Tiến Duật 
( 1941-2007) 
 Quê : Thanh Ba, Phú Thọ 
 Ông là gương mặt tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mĩ . 
 Thơ ông thường viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ với giọng điệu trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch, sâu sắc. 
CÁC TÁC PHẨM CHÍNH 
HCST 
Xuất xứ 
Đề tài 
Thể thơ 
PTBĐ 
- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969, kháng chiến chống Mĩ 
- Trích tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” 
- Thể thơ: tự do 
- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả 
Người lính và chiến tranh 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
Bài thơ được viết vào năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”. 
Đường Hồ Chí Minh trên biển – Tàu không số 
 Đường Hồ Chí Minh ngày nay tổng chiều dài hơn 3000 km, có qui mô từ 2 đến 8 làn xe, qua địa phận 28 tỉnh, thành phố. Đây vẫn là con đường huyết mạch nối dài đất nước. 
 “Năm tháng sẽ đi qua nhưng đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh mãi mãi được đi vào lịch sử dân tộc ta như một con đường huyền thoại , một kỳ tích của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong thế kỷ XX”. 
 ( Đại tướng Võ Nguyên Giáp) 
Bếp Hoàng Cầm 
 Bếp Hoàng Cầm ra đời từ chiến dịch Hoà Bình ( 1951 - 1952 ) và rất phổ biến trong chiến dịch Điện Biên Phủ . Đây là một loại bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao. Bếp mang tên người chế tạo ra nó, một anh nuôi tên là Hoàng Cầm . 
 Sau này trong Chiến tranh chống Mĩ, do sự hoạt động ráo riết của không quân Mỹ bếp Hoàng Cầm được áp dụng đại trà và bắt buộc trong các đơn vị bộ đội. 
BỐ CỤC 
Phần 1: khổ 1+2 
 Tư thế hiên ngang của người lính 
Phần 2: khổ 3+4 
 Tinh thần lạc quan. Bất chấp gian khổ, khó khăn 
Phần 3: khổ 5+6 
 Tinh thần đồng chí, đồng đội của người lính 
Phần 4: khổ 7 
 Lòng yêu nước và ý chí giải phóng 
 Có bạn cho rằng: nhan đề thừa hai chữ “ bài thơ”? 
Ý kiến của em như thế nào? 
- “tiểu đội xe không kính”: 
- “Bài thơ”: 
+ Khác lạ, độc đáo 
+ Sự gắn bó, am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh. 
+ Chất thơ bừng lên từ đời sống chiến đấu gian khổ, sáng lên từ tâm hồn trẻ trung của người lính cách mạng. 
+ Thể hiện cách nhìn, cách khai thác đề tài chiến tranh của tác giả: vẻ đẹp từ gian khổ, hy sinh... 
 Tôi phải thêm “ Bài thơ về ”, để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ, chứ không phải một khúc văn xuôi. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung. 
 (Tác giả nói về tác phẩm) 
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 
Ý nghĩa nhan đề 
Nhan đề lạ, độc đáo. 
Làm nổi bật hình ảnh của toàn bài: xe không kính. 
Thể hiện cách nhìn, cách khai thác chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm. 
“ Không có kính không phải vì xe không có kính 
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” 
“Không có kính, rồi xe không có đèn, 
 Không có mui xe, thùng xe có xước” 
- Hai câu đầu khổ thơ 1: 
Không có kính không phải vì xe không có kính 
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi 
- Hai câu đầu khổ thơ cuối: 
- Không có kính ,...không có đèn 
- Không có mui xe , thùng xe có xước 
 “Mĩ thua Việt Nam vì Mĩ không hiểu Việt Nam. Sức mạnh quyết định chiến thắng ở Việt Nam không phải là vật chất, là vũ khí, là công cụ mà là tinh thần, là niềm tin, là ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ”. 
 ( Đại tướng Võ Nguyên Giáp) 
3.2. Vẻ đẹp của 
người lính 
lái xe 
Trường Sơn. 
c. Tình cảm. 
d. Ý chí. 
b. Tinh thần. 
a. Tư thế. 
(?) Tìm những câu thơ miêu tả tư thế của người chiến sĩ và nêu nghệ thuật của khổ thơ đó. 
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 
Như sa như ùa vào buồng lái. 
Ung dung buồng lái ta ngồi, 
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. 
Ung dung buồng lái ta ngồi, 
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. 
 - T ư thế : thoải mái, ung dung, đ ư ờng hoàng 
 - Tầm nhìn phóng khoáng, rộng mở: đất, trời 
Nghệ thuật: đảo ngữ, điệp ngữ, cách ngắt nhịp 
Tư thế hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu của một dân tộc anh hùng 
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 
Như sa như ùa vào buồng lái. 
 Cảm giác : 
 Cảm nhận : 
- Nghệ thuật : 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
a. Tìm những câu thơ miêu tả tư thế của người chiến sĩ và nêu nghệ thuật của khổ thơ đó. 
b. Tìm những câu thơ miêu tả tinh thần, thái độ của những người chiến sĩ và nêu nghệ thuật. 
d. Tìm những câu thơ miêu tả ý chí chiến đấu của những người chiến sĩ và nêu nghệ thuật. 
c. Tìm 
những câu 
thơ miêu tả tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ và nêu nghệ thuật. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_van_ban_bai_tho_ve_tieu_doi_xe_khong_kin.ppt