Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)

SANG THU

 HỮU THỈNH

1. Kiến thức

- Cảm nhận được sự tinh tế của tác giả Hữu Thỉnh trong giây phút giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu.

- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.

- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

 

ppt 22 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sang thu 
Hữu Thỉnh 
KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP TÁC PHẨM 
 SANG THU 
 HỮU THỈNH 
1. Kiến thức 
- Cảm nhận được sự tinh tế của tác giả Hữu Thỉnh trong giây phút giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu. 
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. 
2. Kỹ năng: 
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình. 
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ. 
 Viết về vẻ đẹp tĩnh lặng, thanh bình của thiên nhiên và cuộc sống. 
- Hữu Thỉnh ( 1942), quê Vĩnh Phúc. 
- Năm 1963 ông vào quân đội và sáng tác thơ. 
Tác giả 
- Thơ ông trong sáng, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc. 
Một số tập thơ nổi tiếng 
Sang thu 
Bỗng nhận ra hương ổi 
Phả vào trong gió se 
Sương chùng chình qua ngõ 
Hình như thu đã về 
	Sông được lúc dềnh dàng 
	Chim bắt đầu vội vã 
	Có đám mây mùa hạ 
	Vắt nửa mình sang thu 
	Vẫn còn bao nhiêu nắng 
	Đã vơi dần cơn mưa 
	Sấm cũng bớt bất ngờ 
	Trên hàng cây đứng tuổi. 
Hữu Thỉnh 
Hoàn cảnh sáng tác: 
 “ Năm 1977, tôi tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội ( nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội) . Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Không có gì đặc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng nhuốm trong cái nắng vàng của mùa thu. Không gian cao vút, sâu thẳm, yên tĩnh ” 
 ( Lời tự bạch của Hữu Thỉnh ) 
- Năm 1977, sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, thiên nhiên đang bước sang thu. 
Xuất xứ: 
- In trong tập “Từ chiến hào đến thành phố” 
Thể thơ: 5 chữ 
Phương thức biểu đạt: biểu cảm + miêu tả 
 Nhan đề sử dụng phép đảo ngữ. Tác giả đảo động từ “sang” lên trước danh từ “thu” để nhằm nhấn mạnh sự vận động, chuyển biến của đất trời cũng như sự vận động trong cảm xúc của con người trong giây phút giao mùa từ hạ sang thu. 
Ý nghĩa nhan đề: 
Mạch cảm xúc: 
- Vận động theo bước đi của mùa thu: bắt đầu từ những tín hiệu mong manh, mơ hồ đến hữu hình, rõ nét; vận động trong cảm xúc của con người từ ngỡ ngàng đến đắm say, chiêm nghiệm . 
Những tín hiệu sang thu: 
Bỗng nhận ra hương ổi 
Phả vào trong gió se 
Sương chùng chình qua ngõ 
Hình như thu đã về 
“ giữa cái khoảnh khắc giao mùa kì lạ thì điều khiến tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra, đó chính là hương ổi. Với tôi, thậm chí với nhiều người khác thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sông Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta.” 
 (Lời tự bạch) 
 Sự chuyển biến của đất trời lúc sang thu . 
Sông được lúc dềnh dàng 
Chim bắt đầu vội vã 
Có đám mây mùa hạ 
Vắt nửa mình sang thu 
" Mây mùa hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí là giông bão, tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ...Tuy nhiên, giữa ước mơ và thực tại là hai thế giới luôn đối lập nhau và chẳng phải ước mơ nào cũng thành hiện thực...Sự dang dở, sự mất mát là một hiện thực buộc chúng ta phải chấp nhận trong cuộc sống của mình. Ngay cả người lính cũng vậy. Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở tuổi còn rất trẻ, ở ngưỡng của mùa đẹp nhất của cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ấy chỉ "vắt nửa mình sang thu" thôi, nửa còn lại đã trở thành kí ức » 
 (Lời tự bạch) 
Vẫn còn bao nhiêu nắng 
Đã vơi dần cơn mưa 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi 
Những chuyển biến của tạo vật và suy ngẫm về đời người lúc sang thu . 
 Hạ nhạt dần , thu đậm nét hơn . 
Vẫn còn bao nhiêu nắng 
Đã vơi dần cơn mưa 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi 
“ Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, tôi muốn gửi gắm suy ngẫm của mình – khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.” 
 (Lời tâm sự của nhà thơ Hữu Thỉnh) 
TỔNG KẾT 
Với thể thơ 5 chữ phù hợp để diễn tả dòng cảm xúc miên man; giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng; nhiều hình ảnh thơ đẹp, giàu sức biểu cảm; sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ, cùng với những cảm nhận tinh tế, tác giả Hữu Thỉnh đã diển tả những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. 
NHẬN ĐỊNH HAY VỀ TÁC PHẨM 
1. Chỉ mười hai câu thơ năm chữ mà anh đã vẽ nên một bức tranh sang thu vừa đúng, vừa đẹp, vừa có tình vừa có chiều sâu suy nghĩ. 
2. Hai khổ thơ trên rất đẹp về tạo hình, rất tinh trong cảm nhận, như hai cành biếc của một cây thơ lạ. Nhưng khổ thơ thứ ba mới là cái gốc của cây thơ đó, mang lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý sang thu của hồn người thấp thoáng ở trên. 
3. Thiên nhiên và con người đều cùng một nhịp sang thu. Nhan đề sang thu vừa bao trùm vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật. Hương quả sang thu. Ngọn gió sang thu. Màn sương sang thu. Dòng sông, bầy chim, đám mây, bầu trời sang thu. Nắng sang thu. Mưa sang thu. Sấm chớp, giông bão, cây cối sang thu. Nhưng trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên, đất trời, tạo vật là lồng lộng hồn người sang thu." 
BÀI TẬP 
Câu 1. Hãy giải thích từ “chùng chình” và nêu cách hiểu của mình về hình ảnh “sương chùng chình” trong khổ thơ thứ nhất của bài “Sang thu”. 
Câu 2: Khi diễn tả những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu, tác giả Hữu Thỉnh đã viết: 
 “ Sông được lúc dềnh dàng 
 Chim bắt đầu vội vã ” 
Nêu và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong cặp câu thơ trên ? 
BÀI TẬP 
Câu 3 : Cho đoạn thơ sau trích trong tác phẩm “Sang thu” của Hữu Thỉnh 
 “ Vẫn còn bao nhiêu nắng 
 Đã vơi dần cơn mưa 
 Nắng đã bớt bất ngờ 
 Trên hàng cây đứng tuổi.” 
a. Tìm và nêu tác dụng của những từ chỉ mức độ trong những câu thơ trên? 
b. Hãy chỉ rõ những lớp nghĩa trong 2 câu thơ kết thúc bài thơ? 
c. Từ bài thơ “Sang thu” cùng những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một bài nghị luận khoảng 01 trang giấy thi với nội dung: “Biết lắng nghe và trân trọng thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người”. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_van_ban_sang_thu_huu_thinh.ppt