Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Lưu Hoàng Sinh

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Lưu Hoàng Sinh

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra

một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng

lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát:

“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”

 Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy

bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi

đã lên bờ, anh lấy miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của

 tôi đã cứu sống tôi”.

 Người kia hỏi: “Tại sao tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại

khắ lên đá”.

 Người kia trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian,

nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đẫ được ghi tạc trên đá và

trong lòng người”.

 Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc

 ghi những ân nghĩa lên đá.

 

ppt 20 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2300
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Lưu Hoàng Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH&THCS CỬA DƯƠNG 
NGỮ VĂN 9 
GV: LƯU HOÀNG SINH 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Thế nào là nghị luận trong văn tự sự? 
 Nghị luận trong văn tự sự thực chất là các cuộc đối thoại (đối thoại với người hoặc với chính mình). Trong đó người viết nêu lên các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc người nghe (có khi thuyết phục chính mình) về một vấn đề, một quan điểm, tư tưởng nào đó. 
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN 
 I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự. 
1. V í dụ: Lỗi lầm và sự biết ơn. 
 Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra 
một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng 
lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: 
“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.” 
 Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy 
bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi 
đã lên bờ, anh lấy miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của 
 tôi đã cứu sống tôi”. 
 Người kia hỏi: “Tại sao tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại 
khắ lên đá”. 
 Người kia trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, 
nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đẫ được ghi tạc trên đá và 
trong lòng người”. 
 Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc 
 ghi những ân nghĩa lên đá. 
2. Nhận xét. 
- Phương thức biểu đạt: Tự sự. 
- Nội dung: Kể về hai người bạn cùng đi trên sa mạc. 
 * Ý nghĩa của câu chuyện : Nhắc nhở con người cách 
 ứng xử trong cuộc sống. 
 ? Yếu tố nghị luận được thể hiện rõ ở những câu văn nào? Hãy nêu vai trò của nó trong việc làm nổi bật nội dung đoạn văn? 
 Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra 
một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng 
lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: 
“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. 
 Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy 
bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi 
đã lên bờ, anh lấy miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của 
 tôi đã cứu sống tôi”. 
 Người kia hỏi: “Tại sao tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại 
khắ lên đá”? 
 Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, 
nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá và 
trong lòng người”. 
 Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc 
 ghi những ân nghĩa lên đá. 
 - Yếu tố nghị luận: Được thể hiện trong câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản. 
+ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người. 
+ Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. 
2. Nhận xét. 
2. Nhận xét. 
Vai trò của yếu tố nghị luận: 
 + Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. 
 + Giúp người nghe (người đọc) có cách ứng xử có văn hoá trong cuộc sống vốn rất phức tạp. 
 * Bài học rút ra từ câu chuyện: Mỗi người cần có sự bao dung, độ lượng, có lòng nhân ái, biết tha thứ và phải ghi nhớ ân nghĩa, ân tình. 
II. Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận. 
 Bài tập 1: Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn tốt. 
GỢI Ý : 
 - Buổi sinh hoạt lớp diễn ra thế nào? (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao?) 
 - Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? 
 - Em đã phát biểu vấn đề gì? 
 - Tại sao lại phát biểu vấn đề đó? 
 - Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào? (lí lẽ, dẫn chứng, lập luận) 
 * Yêu cầu: Viết trong vòng 10 phút 
 Ví dụ: a) Thứ b ả y vừa qua, chi đội (lớp) tôi tổ chức buổi sinh hoạt tại phòng học của lớp như thường lệ. 
 Mai Anh - lớp trưởng bé nhỏ điều khiển chương trình buổi sinh hoạt. 
 Không k hí của buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Cả lớp tranh luận xem Nam có phải là người bạn tốt. Nam vốn là người ít nói lại không chịu thanh minh cho mình. Một lần Nam mách cô giáo về việc các bạn tự ý bỏ học đi chơi đá bóng. M ộ t số bạn đã hiểu lầm và cho rằng Nam là người bạn xấu. Tôi thiết nghĩ bạn Nam nói với cô giáo là một việc nên l à m. Có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm. Vì vậy, tôi đã đứng lên phân tích rõ ý nghĩa hành động đó của Nam: Đó là biểu hiện của tính trung thực, sự thẳng thắn và long mong muốn các bạn có hành động đúng, chăm chỉ học tập vì tương lai của các bạn. Đó cũng là sự nhắc nhở về ý thức kỉ luật của người học sinh. Thực hiện kỉ luật tốt là thực hiện lời dạy của Bác Hồ, là con ngoan, là người học trò gương mẫu. Có như vậy, bố mẹ và thầy cô mới vui lòng. 
Nhiều bạn vỗ tay hưởng ứng, cô giáo cũng khen ngợi tôi có suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc. 
BUỔI SINH HOẠT LỚP 
 b) Em vẫn còn nhớ như in buổi sinh hoạt lớp ngày hôm đó. Không khí lớp học căng thẳng, mọi người có nhiều lời bàn tán về sự việc vừa xảy ra trong giờ ra chơi. 
 Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Thành đã cãi vã, đánh nhau vì Thành cho rằng Nam là người lấy cắp tiền trong cặp sách của mình. Đầu giờ sáng, Thành mang tiền đến lớp để đóng học và có nói chuyện với Nam về khoản tiền bố mẹ đưa cho đó. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía Nam, thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội: một người, hai người, rồi ba người,... cứ thế, Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xét mà không tìm được lí do minh oan. 
 Trước tình hình lớp học như vậy, cô giáo đã yêu cầu cả lớp trật tự và hỏi Nam về chuyện vừa xảy ra. Nam khẳng định mình không làm việc đó, ánh mắt Nam thật tội nghiệp. Em đã đứng dậy và nói với cô giáo: “Nam là người bạn tốt, em đã học cùng Nam suốt 9 năm học và khẳng định Nam không thể làm chuyện đó”. Em đã đưa ra các lí do để chứng minh Nam không phải là người có lỗi. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, em tự trấn an mình: “Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ”. Em bắt đầu lập luận: 
 Thứ nhất : Nam là người bạn rất tốt bụng. Thậm chí, Nam còn dành dụm tiền ăn sáng của mình để đóng góp cho quỹ từ thiện của trường. Nam luôn sẵn lòng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. 
 Thứ hai: Thành vội vàng kết tội bạn Nam chỉ vì nghĩ rằng Nam biết về khoản tiền đó của mình mà không có bằng chứng. Điều đó đã khiến mọi người trong lớp hiểu lầm Nam. 
 Thứ ba: Thành nên tìm kĩ lại khoản tiền đó, xem có sơ suất làm rơi hoặc có thể hỏi mọi người trong lớp xem có ai nhìn thấy người lạ vào lớp không. 
 Sau những ý kiến của em, mọi người yêu cầu Thành cẩn thận tìm lại trong cặp sách và khoản tiền đóng học của Thành đã rơi ra từ một cuốn sách. 
 Cả lớp thở phào nhẹ nhõm, Nam nhìn em với ánh mắt biết ơn đầy xúc động. Câu chuyện dù đã xảy ra rất lâu nhưng nhắc nhở em rằng, khi phán xét một ai chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc để tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc. 
 Văn bản tham khảo: Bµ néi 
 “... Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai. 
 Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được... 
 Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không bíêt gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm, hàng nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo u tôi: 
Dạy con từ thuở còn thơ 
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. 
Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy”. 
Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng 
=> Tác giả lồng ghép các yếu tố nghị luận như sau: 
 - Từ một lời dạy: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, tác giả bàn về tấm gương và hiệu quả giáo dục của bà trong gia đình: “Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được”... 
 - Từ cuộc đời và lời răn dạy của bà, tác giả bàn về một nguyên tắc giáo dục: “Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy” 
* Đây là yếu tố nghị luận khái quát hoá. 
 Các yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên là những “suy ngẫm” của tác giả về nguyên tắc giáo dục và đức hi sinh của người làm công tác giáo dục. 
2. Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận. 
 Bài tập 2: Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động (có sử dụng yếu tố nghị luận) 
2. Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận. 
- Xác định người em kể là ai? 
- Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ như thế nào? Diễn ra trong hoàn cảnh nào? 
- Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc cảm động như thế nào? 
- Những suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên. 
LỜI DẠY CỦA BÀ 
 Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy. 
 Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học. 
 Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà. 
 Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người. 
 Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” 
DẶN DÒ : 
 Về nhà: 
 - Các em cần học lại nội dung bài học (lí thuyết). Thực hành viết đoạn văn kể về người thân yêu nhất của em, trong đó có sử dụng y ếu tố ng hị luận. 
(Gợi ý: + Có thể viết về bố, mẹ hoặc ông, bà; anh, chị, em,... 
 + Có thể sử dụng hình thức đối thoại giữa mình với người đó để đưa ra ý kiến. 
- Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... từ nhiều nghĩa) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_luyen_tap_viet_doan_van_tu_su_co.ppt