Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề tích hợp: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề tích hợp: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

1. Tìm hiểu các đề bài(SGK. Tr. 22)

Đề 1: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.

Đề 2: Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng niềm Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó.

Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tạp và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.

 

ppt 15 trang Thái Hoàn 01/07/2023 3140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề tích hợp: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 
C. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 
Đề 1: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình. 
Đề 2: Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng niềm Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó. 
Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tạp và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. 
1. Tìm hiểu các đề bài(SGK. Tr. 22) 
Đề 4: Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhận vật. 
 Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh mau hiểu, thầy dạyhco cậu học chữ. Khôngcó giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài.Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo: 
 - Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ? 
 - Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu. 
Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng ngyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên không bổ dụng. 
 Một thời gian sau, vua cóviệc tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều. Nguyễn Hiền bảo: 
 - Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức. 
Vua đành cho các quan mang võng lọng rước quan trạng tí hon về kinh. 
2. Nhận xét: 
 Mỗi đề bài đều có cấu tạo hai phần 
ĐỀ 
SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG 
YÊU CẦU LÀM BÀI 
ĐỀ 1 
ĐỀ 2 
ĐỀ 3 
ĐỀ 4 
Nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó học giỏi . 
Trình bày một số tấm gương và nêu suy nghĩ. 
Lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam. 
Nêu suy nghĩ về các sự kiện đó. 
Trò chơi điện tử hấp dẫn nhưng cũng có nhiều tác hại. 
Nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. 
Câu chuyện Nguyễn Hiền nhà nghèo, chịu khó học tập, đỗ Trạng Nguyên. 
Nêu nhận xét suy nghĩ về nhận vật trong truyện. 
Đề 
So sánh 
ĐIỂM 
CHUNG 
ĐIỂM 
KHÁC 
ĐỀ 1 
ĐỀ 4 
ĐỀ 3 
ĐỀ 2 
Cả bốn đề đều có hai phần: Nêu hiện tượng đời sống và yêu cầu làm bài. Sự việc hiện tượng đời sống là vấn đề để người làm bài nêu suy nghĩ, ý kiến của mình 
Đề 1,2,3 thì sự vật hiện tượng chỉ được gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó. 
Sự việc hiện tượng được kể bằng một câu chuyện, người làm bài phải căn cứ vào đó để nhận xét. 
- So sánh bốn đề bài đã cho 
ĐỀ 4 
ĐỀ 3 
ĐỀ 2 
1. Tìm hiểu các đề bài (SGK. Tr. 22) 
- Mỗi đề bài đều có cấu tạo hai phần 
2. Nhận xét: 
- So sánh bốn đề bài đã cho 
- Tự ra đề bài: 
1. Nhà trường với vấn đề an toàn giao thông. 
2. Nhà trường với vấn đề môi trường. 
3. Nhà trường với các tệ nạn xã hội. 
Đề bài 1: Hiện nay trên các tuyến đường giao thông có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách đánh võng, phóngnhanh vượt ẩu và gây ra nhiều tai nạ đáng tiếc. Bạn có suy nghĩ gì về hiện tượng trên 
Đề bài 2: Bạn có suy nghĩ gì về hiện tượng rác thải ở địa phương mình hiện nay. 
TIẾT 100: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. 
2.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. 
Đề bài : (SGK): Báo đưa tin: Bạn Phạm văn Nghĩa, học sinh lớp 7 trường THCS Bắc Sơn, quận Gò Vấp, nhà ở Hóc môn. Nghĩa thường ra đồng giúp mẹ trồng trọt . 
 Một hôm,mẹ thấy Nghĩa cầm tờ giấy hứng cái gì, mẹ hỏi: “ Con làm gì đấy?” Nghĩa trả lời: “ Con thụ phấn cho bắp”. Vụ ấy rụông bắp nhà Nghĩa năng suất cao hơn mọi năm. 
 Ở nhà nghĩa còn nuôi gà nuôi heo. Em còn làm một cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt. 
 Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “ Học tập Phạm Văn Nghĩa”. Phong trào ấy được các bạn học sinh nhiệt liệt hưởng ứng”. 
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy. 
Tìm hiểu đề. 
 - Thể loại: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. 
 - Nội dung: Nêu hiện tượng người tốt, việc tốt cụ thể là tấmgương bạn Phạm Văn Nghĩa biết vận dụng sáng tạo khoa học vào thực tế cuộc sống. 
Nêu suy nghĩ của người viết về hiện tượng ấy . 
Đề bài : (SGK): 
2. Tìm ý. 
Nghĩa là một người con biết thương mẹ. 
Những việc làm tốt của Nghĩa: Nghĩa là một học sinh biết kết hợp học và hành một cách sáng tạo: thụ phấn cho bắp để có năng suất, làm tời cho mẹ kéo nước 
Vì sao thành đoàn TP phát động phong trào học tập và làm theo bạn nghĩa. 
 Mọi người làm được như Nghĩa thì cuộc sống sẽ tốt đẹp . 
3. Lập dàn ý: 
 a. Mở bài:- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. 
 - Nêu tóm tắt ý nghĩa của tấm gương đó. 
 b. Thân bài: 
	- Phân tích ý nghĩa về những việc làm của Phạm Văn Nghĩa. 
 - Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa. 
 - Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa. 
 c. Kết bài: 
 - Nêu ý nghĩa giáo dục của tấm gương Phạm Văn Nghĩa. 
 - Rút ra bài học cho bản thân. 
- Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiên tượng 
 đời sống, phải tìm hiểu kỹ đề bài, phân tíhc sự việc, hiện tượng đó để 
tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết. 
Dàn bài chung: 
 + Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. 
 + Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. 
 + Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. 
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết 
DÀN Ý CHUNG 
1.Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề (Khen, chê ) 
2. Thân bài: 
 - Phân tích biểu hiện của các sự việc, hiện tượng. 
 - Phân tích nguyên nhân cuả các sự việc,hiện tượng 
 - Đánh giá vấn đề (đáng biểu dương học tậphay phê bình lên án) 
3. Kết bài: 
 - Có thể rút ra bài học cho bản thân 
3. LUYỆN TẬP 
LẬP DÀN Ý CHO ĐỀ 4 MỤC I 
a. Mở bài : - Giới thiệu hiện tượng Trạng Hiền. Đó là một tấm gương vượt khó học giỏi, đỗ Trạng Nguyên năm 12 tuổi. 
b. Thân bài : - Nhận xét về nhân vật: 
+ Nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa nhưng rất thông minh và ham học 
 + Vượt khó, chủ động, sáng tạo trong học tập, tự tin, dám thi thố với thiên hạ. 
 + Có ý thức tự trọng, không để mọi người coi thường thực lực của mình mặc dù mới 12 tuổi. 
Suy nghĩ về nhân vật: là một tấm gương sáng ngời trong vượt khó để học giỏi, đỗ đạt cao; Là một hiện tượng xuất chúng hiếm có, làm rạng danh cho thiếu nhi Việt Nam. 
c. Kết bài: - Khẳng địn tấm gương Trạng Hiền trong truyền thống học tập của DT- Rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: biết vượt khó, có ý chí vươn lên trong học tập, biết chủ động sáng tạo và tự tin trong việc học của mình. 
Về nhà 
Học kỹ lý thuyết 
Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng mà em được học hay đã đọc về hiện tượng, sự việc đời sống 
Soạn bài “ Tiết 95: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống (tiếp theo)”. 
Làm phần bài tập 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC EM HỌC SINH 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_chu_de_tich_hop_cach_lam_bai_nghi_lu.ppt