Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 102+103: Văn bản:Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 102+103: Văn bản:Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Căn cứ vào nội dung của văn bản, chúng ta nên chia văn bản thành mấy phần? Nêu nội dung (luận điểm) chính của mỗi phần?

Chia làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu -> tâm hồn.(Trình bày nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ).

+ Phần 2: từ chúng ta -> Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.(Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người).

+ Phần 3: Còn lại -> (con đường của văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó).

 

ppt 14 trang Thái Hoàn 01/07/2023 2750
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 102+103: Văn bản:Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG THẦY CÔ VỀ VỚI BUỔI DỰ GIỜ TIẾT DẠY 
 GV: .. 
TR Ư ỜNG THCS: 
Tiết 102, 103 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 
I. ĐỌC- CHÚ THÍCH . 
1. Đọc 
Em hãy nêu cách đọc văn bản: Tiếng nói của văn nghệ? 
Giọng đọc: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm, thể hiện rõ thái độ, sự chân thành, thể hiện quan điểm, quan niệm về văn nghệ 
Thứ .. ngày tháng năm . . 
(Các em theo dõi vào sách giáo khoa để cùng đọc thầm theo) 
Tiết 102, 103 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 
I. ĐỌC- CHÚ THÍCH. 
1. Đọc 
2. Chú thích 
Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi? 
a. Tác giả. 
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003) quê ở Hà Nội tham gia cách mạng từ sớm và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và hội văn học nghệ thuật. 
- Ông hoạt động văn nghệ khá đa dạng: Văn, thơ, nhạc, kịch...(các tác phẩm tiểu biểu trong SGK đã nêu) 
- Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 
b. Văn bản (Tiểu phẩm): Tiếng nói văn nghệ được viết năm 1948 in trong (mấy vấn đề văn học). 
Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản: Tiếng nói văn nghệ ? 
Từ “văn nghệ” được hiểu như thế nào? 
Từ “văn nghệ” được hiểu theo nghĩa rộng. Văn nghệ bao gồm văn học (thơ ca, hò, vè, văn xuôi ), ca hát, múa, âm nhạc, kịch . 
(1924- 2003) 
Tiết 102, 103 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 
I. ĐỌC- CHÚ THÍCH. 
1. Đọc 
2. Chú thích 
a. Tác giả 
Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? 
b. Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ 
c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 
d. Bố cục 
Căn cứ vào nội dung của văn bản, chúng ta nên chia văn bản thành mấy phần? Nêu nội dung (luận điểm) chính của mỗi phần? 
Chia làm 3 phần: 
+ Phần 1: Từ đầu -> tâm hồn.(Trình bày nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ). 
+ Phần 2: từ chúng ta -> Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.(Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người). 
+ Phần 3: Còn lại -> (con đường của văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó). 
I. ĐỌC- HIỂU CHÚ THÍCH. 
1. Đọc 
2. Chú thích 
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN. 
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ. 
Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì? (Các tác phẩm của văn nghệ phản ánh điều gì? Sự việc, nhân vật lấy ở đâu để đưa vào trong tác phẩm? 
- Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan. 
 Người nghệ sĩ gửi vào tác phẩm cách nhìn, lời nhắn nhủ(thông điệp) của mình. 
I. ĐỌC- CHÚ THÍCH. 
1. Đọc 
2. Chú thích 
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ. 
2. Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người. 
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN. 
- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình. 
- Giúp chúng ta nhận thức tiến bộ về cuộc sống, tư tưởng, tinh thần thoải mái, vui tươi, lạc quan, tin tưởng, yêu đời 
Em hãy nêu sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống của chúng ta? 
- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình . 
 Dẫn chứng: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.” 
- Văn nghệ là sợi dây buộc chặt con người với cuộc sống bên ngoài. (với những người tù nhân đọc sách, báo, nghe ca nhạc ) 
- Giả sử không có văn nghệ (không có thơ ca, hò vè, văn xuôi, phim truyện, ca-múa-nhạc thì đời sống tinh thần sẽ như thế nào? 
I. ĐỌC- CHÚ THÍCH. 
1. Đọc 
2. Chú thích 
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ. 
2. Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người. 
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN. 
3. Con dường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kỳ diệu của nó. 
Văn nghệ đến với người đọc (người nghe, người xem) bằng cách nào? Khả năng kỳ diệu của văn nghệ là gì? 
-Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, niềm vui buồn của con người trong cuộc sống thường ngày. 
- Tư tưởng nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm vào những cảm xúc, nỗi niềm. 
- Tác phẩm nghệ thuật lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. 
- Khi tác động bằng cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự hoàn thiện mình. 
- Tác phẩm nghệ thuật lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. 
- Khi tác động bằng cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp mọi người tự nhận thức mình, tự hoàn thiện mình. 
Tâm trạng của em thế nào khi nghe bài hát (video) này? 
I. ĐỌC- CHÚ THÍCH. 
1. Đọc 
2. Chú thích 
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ. 
2. Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người. 
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN. 
3. Con dường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kỳ diệu của nó. 
Yếu tố nghệ thuật nào tạo nên sự hấp dẫn của văn bản “ Tiếng nói văn nghệ”? 
* Nghệ thuật 
- Bố cục: Chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. 
- Cách viết giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng về thơ văn, đời sống thực tế. 
 Tăng tính thuyết phục, tính hấp dẫn cho tác phẩm. 
I. ĐỌC- CHÚ THÍCH. 
1. Đọc 
2. Chú thích 
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ. 
2. Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người. 
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN. 
3. Con dường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kỳ diệu của nó. 
Em hãy tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản? 
* Nghệ thuật 
1. Nội dung 
Văn bản khẳng định văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua nhũng rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. 
2. Nghệ thuật 
+ Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí. 
+ Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ, văn, về đời sống thực tế. 
+ Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng 
* Tổng kết nội dung và nghệ thuật 
I. ĐỌC- CHÚ THÍCH. 
1. Đọc 
2. Chú thích 
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ. 
2. Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người. 
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN. 
3. Con dường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kỳ diệu của nó. 
Em hãy tổng kết về nội dung và nghệ thuật của văn bản? 
* Nghệ thuật 
* Tổng kết nội dung và nghệ thuật 
II. LUYỆN TẬP. 
 Gợi ý: 
 Những tác phẩm nghệ thuật có giá trị bao giờ cũng có những khả năng kỳ diệu đối với cuộc sống con người. Thông qua những vấn đề của thực tại được phản ánh, các tác phẩm đó tác động mạnh mẽ đến tâm tự tình cảm của con người, giúp con người nhận thức đúng về thế giới khách quan và nhận thức đúng về ban thân mình, từ nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng của con người, đối với em, “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một tác phẩm như vậy 
 Qua tác phẩm, nhà văn đã giới thiệu với bạn đọc những bức chân dung tuyệt đẹp về con người lao động mới. Trong đó nhân vật anh thanh niên là một hình tượng nổi bật nhất. Vẻ đẹp của anh toát ra từ cách sống, cách nghĩ và từ những việc anh làm. Anh sống một mình ở đỉnh cao Yên Sơn “quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Thế nhưng anh đã vượt qua tất cả để làm tốt công việc của mình. Sống một 
mình nhưng anh không cảm thấy cô độc, vì anh quan niệm rằng “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc, công việc là niềm vui sống của anh. Anh tâm sự “Công việc của cháu gian khổ thế đấy. Nếu cất nó đi cháu buồn chết mất”. Vẻ đẹp của anh còn thể hiện ở cách sống chan hòa, cở mở của anh đối với mọi người. Anh quan tâm đến một cách chân thành đến người khác, từ bác lái xe đến vợ bác ấy, từ những đống nghiệp của anh đến 2 người khách mới quan là ông họa sĩ và cô kỹ sư nông nghiệp. Chính vì thế mà bác lái xe đã bảo anh là “thèm người lắm” 
 Đọc truyện, em thấy thật sự cảm mến và khâm phục anh thanh niên. Những suy nghĩ của anh đã trở thành những điều em suy nghĩ “Mình sinh ra là vì ai? Mình lớn lên từ đâu? Mình vì ai mà làm việc? Chính những điều trăn trở này sẽ giúp em cố gắng hơn trong học tập và trong mọi hoạt động để hoàn thiện mình. 
Bài tập (SGK/ 17) Nêu một tác phẩm nghệ thuật mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình. 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ 
1. Làm bài tập ở phần luyện tập( thầy đã hướng dẫn, gợi ý ở trên). 
2. Soạn bài: Các thành phần biệt lập. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_102103_van_bantieng_noi_cua_van.ppt