Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 104+105: Luyện tập phân tích và tổng hợp - Võ Thị Lệ Hằng

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 104+105: Luyện tập phân tích và tổng hợp - Võ Thị Lệ Hằng

/ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài [ .] không thể tóm tắt được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ: không phải chỉ giỏi về tử vận hiểm hóc mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ đến một cách thoải mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay. Cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3,4 Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Đối với: Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Thật tài tình; nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá: vèo, để tương xứng với mức đô gợn của sóng : tí.

 (Toàn tập Xuân Diệu)

 

ppt 14 trang Thái Hoàn 01/07/2023 2060
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 104+105: Luyện tập phân tích và tổng hợp - Võ Thị Lệ Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ 
Bài giảng điện tử 
Môn Ngữ Văn 9 
Giáo viên: Võ Thị Lệ Hằng 
Tiết 104, 105: LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
TIẾT 104, 105- TLV-LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC: 
Nêu sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp ? 
* Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật,hiện tượng. 
 * Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích 
Nêu đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp ? 
+ Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng,người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu, và cả phép lập luận g/thích, chứng minh. 
 + Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối bài hay phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản. 
TIẾT 104, 105- TLV-LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC: 
Nêu công dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận ? 
+ Trong vaên baûn nghò luaän, phaân tích laø thao taùc baét buoäc mang tính taát yeáu vì khoâng phaân tích thì khoâng laøm saùng toû ñöôïc luaän ñieåm vaø khoâng thuyeát phuïc ñöôïc ngöôøi nghe ngöôøi ñoïc. 
 + Muïc ñích cuûa phaân tích vaø toång hôïp laø giuùp cho ngöôøi nghe ngöôøi ñoïc nhaän thöùc ñuùng, hieåu ñuùng vaán ñeà neân ñaõ coù phaân tích thì phaûi coù toång hôïp vaø ngöôïc laïi. Noùi toùm laïi, phaân tích vaø toång hôïp coù moái quan heä bieän chöùng taïo caùi hoàn cho vaên baûn nghò luaän. 
II. LUYỆN TẬP: 
a/ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài [ .] không thể tóm tắt được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ: không phải chỉ giỏi về tử vận hiểm hóc mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ đến một cách thoải mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay. Cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3,4 Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, 
Đối với: Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. 
Thật tài tình; nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá: vèo, để tương xứng với mức đô gợn của sóng : tí. 
 (Toàn tập Xuân Diệu) 
Thu điếu 
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, 
Lá vàng trước gió khẽ đ ưa vèo. 
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, 
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. 
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được, 
Cá đâu đóp động dưới chân bèo . 
 Nguyễn Khuyến 
Luận điểm: Thơ hay là hay cả hồn lẫn 
xác, hay cả bài. 
- Trình tự phân tích: 
+ Các điệu xanh 
+ Những cử động 
+ Các vần thơ 
+ ở các chữ không non ép 
b / Mấu chốt của sự thành đạt là ở đâu ? Có người nói thành đạt là do gặp thời , có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách , có người cho là do có điều kiện học tập , có người cho là có tài năng trời cho . Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại lài nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người. 
 Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may , có cơ hội , nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi . Hoàn cảnh ấy có người bi quan thất vọng, chán nản, thối chí ; có người gồng mình vượt qua . Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho một điều kiện thuận lợi , nhưng mải chơi , ăn diện , kết quả học tập rất bình thường . Nói tới tài năng thì ai cũng có chút tài nhưng đó là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột . Rút cuộc mấu chốt của sự thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi ngườ i, ở tinh thần kiên trì phấn đấu , học tập không mệt mỏi , lại phải trau dồi đạo đ ức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận. (Nguyên Hương - T rò chuyện với bạn trẻ) 
b. Đoạn văn b 
- Luận điểm: Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? 
- Trình tự phân tích: 
+ Gặp thời, hoàn cảnh điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú. 
+ Kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức. 
2. Phân tích bản chất của lối học qua loa đối phó để nêu lên những tác hại của nó 
a. Bản chất của lối học đối phó: 
- Học mà không lấy việc học là mục đích, xem việc học chỉ là phụ. 
- Học không có sự chủ động mà luôn bị động, học cốt đối phó với yêu cầu của thầy cô, đối phó với việc kiểm tra, thi cử. 
- Học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học, không nắm được bản chất của kiến thức, chỉ học gạo, học lệch, học thuộc lòng một cách máy móc. 
- Qua loa, đại khái đầu óc không tập trung 
b. Tác hại của học đối phó : 
- Do bị động, không có hứng thú, chán học, kết quả học tập thấp. 
- Học đối phó mất thời gian một cách vô bổ, dù có bằng cấp nhưng không có kiến thức, không thể vận dụng làm việc. 
- Làm cho con người mệt mỏi, thui chột tài năng, khả năng tự giác, tư duy mất dần tạo cho con người nhân cách xấu. 
- Người học đối phó không bao giờ tạo được sự tôn trọng, nể phục, yêu mến của bạn bè và mọi người xung quanh. 
3. Phân tích lý do khiến mọi người phải đọc sách 
- Sách có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với con người: 
+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn. 
+ Sách vở đã đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ, tìm tòi từ xưa đến nay. 
+ Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. 
+ Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng, hưởng thụ những kiến thức, lời dạy của cha ông trong quá khứ. 
+ Đọc sách mới có tri thức, mới tiến bộ, mới phát triển toàn diện về mọi mặt cho mỗi con người (tri thức, sức khoẻ, tâm hồn ). 
+ Tạo sự hiểu biết sâu rông, thông thái mọi lĩnh vực, nắm chắc bất cứ học vấn nào, vận dụng những điều sách đã dạy vào thực tế. 
+ Biết đúng- sai, biết yêu- ghét, đẹp- xấu, giáo dục con người hình thành nhân cách 
=> Sách không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đó là món ăn tinh thần; là người bạn tốt giúp đỡ con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Mọi người cần phải đọc sách . 
4. Ngạn ngữ phương Đông có câu Hãy để lại cho con cái một ngôi nhà, một cái nghề và một quyển sách! Một ngôi nhà vừa là tài sản vật chất, vừa là nơi để ở theo tinh thần an cư lập nghiệp . Một cái nghề vừa là phương tiện kiếm sống, vừa là phần đóng góp nhỏ bé của 1 công dân cho XH. Còn một quyển sách là tài sản tinh thần vô giá. Trong quyển sách ấy có tri thức, có kinh nghiệm sống, có hoài bão, có ước mơ của tiền nhân truyền đạt và gửi gắm cho muôn đời con cháu. Trong rất nhiều lời răn dạy của tiền nhân, chắc chắn có rất nhiều lời răn bổ ích, thấm thía về học hành. Như vậy việc học tập có vai trò quyết định trong việc lập thân của mỗi con người. Vì vậy muốn thành tài phải khổ công tập luyện; phải học có đầu, có đuôi, học đến nơi đến chốn, tuyệt đối không được học qua loa, đối phó theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa cốt chỉ kiếm lấy bằng mà thực chất chỉ là hành vi lừa người, dối mình. Trong quá trình học tập, tất nhiên phải đọc sách, cho nên phải biết chọn sách mà đọc và phải biết cách đọc để tiếp thu hiệu quả những tri thức và kinh nghiệm của tiền nhân. Đó chính là hành trang quan trọng để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn của mỗi người. 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
1- Bài vừa học: 
2- Bài sắp học : CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP / sgk/ 18 
 - Nắm nội dung bài vừa học. 
- Biết thực hiện phép phân tích và tổng hợp trong những văn cảnh cụ thể. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_104105_luyen_tap_phan_tich_va_t.ppt